Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 19 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 19 - Trường TH Trần Quốc Toản

Môn: Toán:

BÀI: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I. Mục tiêu:

- Nhận biết tổng của nhiều số và biết cách tính tổng của nhiều số.

* Giải quyết vấn đề.Tư duy phát triển.

II. Chuẩn bị : Bảng phụ; hình vẽ bài tập 3 SGK.

 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 19 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
CHÀO CỜ
----------------------------------------------------
Môn: Toán:
BÀI: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số và biết cách tính tổng của nhiều số.
* Giải quyết vấn đề.Tư duy phát triển.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ; hình vẽ bài tập 3 SGK. 
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn Toán 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
a. Ghi bảng: 2 + 3 + 4 
- Đây là tổng các số 2 , 3 , 4. Đọc là tổng của
 “ 2 , 3 , 4” hay “ Hai cộng ba cộng bốn”.
- Yêu cầu HS đọc tổng 
- Vậy 2 cộng 3 cộng 4 bằng mấy?
- Tổng của 2, 3, 4 bằng mấy?
- Ngoài cách tính trên ta còn có cách tíng nào?
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
b. Giới thiệu cách tính viết theo cột dọc của 12 + 34 + 40 , rồi hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và cách tính 
c. Giới thiệu cách tính viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 , rồi hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và cách tính 
3.Hoạt động 2: Thực hành
BÀI 1: Tính .
* Lưu ý HS nhận biết về tổng
- Ta thực hiện dãy tính theo thứ tự nào?
- YC HS tự làm bài. 
- YC HS nhận xét 6+6+6+6 nhận xét về các số hạng trong phép tính.
BÀI 2: Tính 
* Lưu ý HS thứ tự thực hiện 
- Ta thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
- Gọi 4 học sinh lên bảng. 
BÀI 3 : Số? 
* Lưu ý HS ghi tên đơn vị
- Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số còn thiếu vào chỗ chấm.
- Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và tính tổng của nhiều số 
- Dặn: Xem trước bài: “ Phép nhân”.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 2 cộng 3 cộng 4
- 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9
- Tổng của 2, 3, 4 bằng 9
- Đọc kết quả: Hai cộng ba cộng bốn bằng chín.
- Đặt tính rồi tính
- HS nêu.
- Vài HS nhắc lại.
- HS nêu 
- Vài HS nhắc lại cách tính.
- Vài HS nhắc lại cách tính.
- Từ trái sang phải.
- Học sinh làm bài và trả lời.
- cả lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh làm bài nhận xét bài bạn.
----------------------------------------------------
Môn: Tập đọc:
BÀI: CHUYỆN BỐN MÙA.
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài . Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Trả lời được câu hỏi 1,2,4 SGK.
* Tự nhận thức.Lắng nghe tích cực .
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn học kì II.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài Giới thiệu trực tiếp.
 Ghi đề bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
Rút từ : vườn bưởi, tựu trường, sung sướng, rước, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn đọc đúng các câu:
+ Có em,/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.//
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: đâm chồi, nảy 
lộc,đơm, bập bùng, tựu trường, thiếu nhi.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Một HS đọc toàn bài.
3. Nhận xét tiết học:
- Lắng nghe.
- Học sinh theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Luyện đọc từ khó .
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
 - Luyện ngắt nhịp câu dài .
-
- - Đọc từ ngữ phần chú giải
- Thiếu nhi: trẻ em dưới 16 tuỏi
- Đọc cặp đôi.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bài: Chuyện bốn mùa
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
 Ghi đề bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa nào trong năm ? 
- GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát tranh và tìm ra các nàng tiên trong bài.
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông ? 
- Vì sao xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc ? 
- Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất ? 
- Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
- Tìm những câu văn trong bài nói về mùa hạ? 
- Mùa hạ có gì hay theo lời của nàng Xuân? 
- Mùa hạ có gì hay theo lời của bà Đất? 
- Mùa nào làm cho trời xanh cao, cho HS nhớ ngày tựu trường? 
- Mùa thu còn có nét đẹp nào nữa? 
- Nàng tiên thứ tư có tên là gì? 
- Nàng Thu nói về nàng Đông như thế nào? 
- Theo lời bà Đất mùa Đông như thế nào? 
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
- Bài văn ca ngợi ai và ca ngợi điều gì ? 
3.Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc phân vai
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. 
4. Củng cố – Dặn dò : 
- Ở địa phương mình có mấy mùa rõ rệt? 
- Dặn:Xem bài: “ Thư Trung thu”.
- Nhận xét tiết học.
 HS đọc bài
+ Cả lớp đọc thầm.
-  xuân, hạ, thu, đông.
 - HS chỉ từng nàng tiên
- Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc.
- Vào xuân tiết trời ấm áp, có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
 - Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Không khác nhau, vì cả hai đều nói lời hay của mùa xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- HS đọc câu văn của nàng Xuân và Bà Đất nói về nàng Hạ.
- Mùa Hạ có nắng,cây trong vườn đơm trái ngọt, HS được nghỉ hè.
- Mùa hạ cho trái ngọt hoa thơm.
+ Mùa thu
+ Mùa thu làm cho bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn phá cổ.
+ Nàng Đông, đội mũ, quàng khăn dài để chống rét
+ Nàng Đông là người đem lại ánh lửa nhà sàn bập bùng, đem giấc ngủ ấm trong chăn.
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ HS thảo luận cặp đôi và trả lời .
+ Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có 
ích cho cuộc sống.
- Phân vai đọc trong nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên thi đọc toàn truyện.
- HS liên hệ
----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2011
Môn: Toán
BÀI: PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tæng cña nhiÒu sè h¹ng b»ng nhau.
- BiÕt chuyÓn tæng cña nhiÒu sè h¹ng b»ng nhau thµnh phÐp nh©n .
- BiÕt ®äc viÕt kÝ hiÖu cña phÐp nh©n . BiÕt c¸ch tÝnh kÕt qu¶ cña phÐp nh©n 
* Tư duy phát triển. Giải quyết vấn đề. Hợp tác.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ; tranh ảnh, mô hình các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK.
 III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
a. Yêu cầu HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn.
- Tấm bìa có mấy chấm tròn ?
- YC HS lấy 5 tấm bìa như thế.
- Có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Gợi ý HS trả lời, chẳng hạn: Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn phải tính tổng.
- Phép cộng trên là tổng của mấy số hạng? Các số hạng như thế nào ?
- Giáo viên giới thiệu: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 nhân 5 viết là 2 x 5. Kết quả của tổng chính là kết quả của phép tính nhân. Nên ta có 2 x 5 = 10.
- YC học sinh đọc phép tính .
- Chỉ dấu nhân và nói đây là dấu nhân.
- YC học sinh viết phép tính vào bảng con.
- 2 là gì trong tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2?
- 5 là gì của tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2?
3.Hoạt động2:Thực hành
BÀI 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu.
- Vì sao từ phép tính cộng 4 + 4 = 8 ta lại chuyển được thành phép nhân 4 x 2= 8?
- Câu b,c làm tương tự như câu a.
* Lưu ý HS cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
 BÀI 2 : 
 Viết phép nhân (theo mẫu).
- Viết bảng 4 + 4 + 4 + 4+ 4 = 20
- YC HS đọc.
- YC HS chuyển thành phép nhân
- Tại sao ta chuyển được tổng 4 + 4 + 4 + 4+ 4 = 20 thành phép nhân 4 x 5 = 20
- Tương tự câu b, c gọi 2 HS lên bảng làm thi đua.
* Rèn kỹ năng chuyển tổng thành phép nhân
BÀI 3: 
Gọi HS nêu YC của bài.
- gợi ý học sinh nêu bài toán sau đó viết phép tính.
- Vì sao em viết được phép nhân 5 x 2 = 10?
* Rèn kỹ năng viết phép nhân
4. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà xem bài Thừa số - Tích.
- 12 + 35 + 45 =
- 56 + 13 + 27 + 9 =
- Lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo YC
 - Có 2 chấm tròn
+ 10 chấm tròn.
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10.
- Tổng của 5 số hạng bằng nhau.
- HS nối niếp nhau đọc phép tính .
- HS viết vào bảng con.
- 2 là số hạng của tổng.
- 5 là số các số hạng của tổng
- Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- HS đọc
- Vì tổng 4 + 4 là tổng của 2 số hạng, các số hạng đều là 4, như vậy 4 được lấy 2 lần nên ta có phép nhân 4 x 2 = 8
- HS tự làm ý b, c
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS đọc
- Phép nhân 4 x 5 = 20
- Vì tổng 4 + 4 + 4 + 4+ 4 = 20 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng là 4 ( hay 4 được lấy 5 lần)
- Viết phép nhân.
- 2 Học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở
- HS trả lời
----------------------------------------------------
Môn: Chính tả( Tập chép)
BÀI: CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU: 
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2) a/b, (3) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
-Viết sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.Bảng con, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
3.Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
- GV đọc đoạn chép.
+ Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa?
+ Bà Đất nói gì?
+ Đoạn chép có những tên riêng nào?
+ Những tên riêng ấy phải viết thế nào?
+ Hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con.
* Hướng dẫn HS chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Chấm, sửa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2a:
- GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu.
- Chọn 2 dãy HS thi ... BÀI: THƯ TRUNG THU
I. MỤC TIÊU: 
-Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
-Làm được bài tập (2) a/b, (3) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
* Lắng nghe tích cực. Thể hiện sự tự tin. Hợp tác.
II CHUẨN BỊ Bảng con, bút + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Ổn định:
2. Bài cũ 
- GV kiểm tra 2, 3 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào bảng con 
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc 12 dòng thơ của Bác. 
- 2, 3 HS đọc lại.
- GV hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì? 
- Hướng dẫn HS nhận xét.
- HS viết bảng con những tiếng dễ viết sai 
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết – mỗi dòng đọc hai lần.
- GV chấm 5, 7 bài. HS đổi chéo bài, soát lỗi cho nhau.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập ch. tả.
+ Bài tập 2 (lựa chọn)
- GV chọn cho HS làm bài tập 2a 
- Y/c HS làm bảng con
- GV nxét, sửa
+ Bài tập 3 (lựa chọn) 
Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- GV chọn cho lớp làm bài tập 3a 
- Cả lớp làm bài vào vở hoặc Vở bài tập.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
4. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2 và bài tập 3. Sửa lỗi sai nếu có.
- Chuẩn bị: Gió.
- GV nhận xét tiết học
- Hát
- HS thực hành.
- HS nghe.
- HS đọc lại
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong thiếu nhi cố gắng học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ 
- HS viết bài.
- HS sửa bài.
 3 HS lên bảng thi viết đúng, lớp làm bảng con. HS đọc.
a) 1 chiếc lá; 2 quả na; 3 cuộn len ; 4 cái nón
- HS nxét, sửa bài
- 3, 4 HS thi làm bài đúng, nhanh.
a) – (nặng, lặng): lặng lẽ, nặng nề
 - (no, lo): lo lắng, đói no
- HS nxét, sửa bài
- HS nghe.
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------------
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
I. MỤC TIÊU 
-Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2) 
-Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào (BT3) 
* Giải quyết vấn đề. Tư duy phát triển. Hợp tác.
II. CHUẨN BỊ: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Ôn tập học kì I.
3. Bài mới 
Giới thiệu bài
+ Bài 1.
- GV hd HS làm bài
- Sau ý kiến của mỗi em, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV ghi tên tháng trên bảng lớp theo 4 cột dọc.
Tháng giêng Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10
Tháng 2 Tháng 5 Tháng 8 Tháng 11
Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12
 Chú ý: Không gọi tháng giêng là tháng 1 vì tháng 1 là tháng 11 âm lịch. Không gọi tháng tư là tháng bốn. Không gọi tháng bảy là tháng bẩy. Tháng 12 còn gọi là tháng chạp.
- GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng.
- GV che bảng HS sẽ đọc lại.
- GV nxét, sửa bài
+ Bài 2:
- GV nhắc HS: Mỗi ý a, b, c, d, e nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất.
- GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết nội dung bài tập cho 3, 4 HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 3:
- GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp: 1 em nêu câu hỏi – em kia trả lời.
- GV khuyến khích HS trả lời chính xác, theo nhiều cách khác nhau.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv tổng kết bài, gdhs, liên hệ thực tế
- Chuẩn bị: từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?	Dấu chấm, dấu chấm than
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu các bài đã học.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập.
- Đại diện các nhóm nói trước lớp tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm. 
- Đại diện các nhóm nói trước lớp tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm, lần lượt đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
- 1, 2 HS nhìn bảng nói tên các tháng và tháng bắt đầu, kết thúc từng mùa.
- HS xung phong nói lại.
- 1 HS đọc thành tiếng bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên giấy khổ to dán kết qủa lên bảng lớp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi
- HS 1: Khi nào HS được nghỉ hè?
- HS 2: Đầu tháng sáu, HS được nghỉ hè.
- HS nghe.
----------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2012
	MÔN: TOÁN
	BÀI: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
-Thuộc bảng nhân 2.
-Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
-Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 2)
-Biết thừa số, tích.
* Tư duy phát triển. Giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Bảng nhân 2. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: HD HS làm bài
+ Bài 1 : 
HS nêu cách làm : 2 x 3 = 6 
- GV nhận xét.
+ Bài 2 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu:
 2cm x 3 = 6cm 
- GV nhận xét 
+ Bài 3 : 
- Đề bài cho gì?
- Đề bài hỏi gì?
- GV chấm, chữa bài
+ Bài 5 : Điền số ( tích ) vào ô trống 
- GV cho 2 dãy thi đua
- GV nxét, sửa
4. Củng cố - Dặn dò: 
- GVtổng kết bài, gdhs
 - Chuẩn bị: Bảng nhân 3. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đọc thuộc long bảng nhân 2
- Bạn nhận xét.
- HS nêu : Viết 6 vào ô trống vì 2 x 3 = 6 , ta có : 2 x 3 
- HS làm phiếu
- HS đọc.
- HS viết vào vở rồi tính theo mẫu 
2cm x 5 = 10cm 2kg x 4 = 8kg
2dm x 8 = 16dm 2kg x 6 = 12kg...
- HS đọc thầm đề toán , nêu tóm tắt bằng lời rồi giải bài toán 
 Bài giải 
 Số bánh xe của 8 xe đạp là : 
 2 x 8 = 16 ( bánh xe ) 
 Đáp số : 16 bánh xe 
- HS thi đua thực hiện 
Thừa số 
 2
 2
 2
Thừa số
 5
 7
 9
tích
10
14
18
 - HS nghe.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU 
-Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2)
-Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3)
 * Tư duy phát triển. Hợp tác.
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. 
 Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Kiểm tra HKI
- GV nxét bài thi của HS
3. Bài mới 
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: HD HS làm bài
Bài tập 1 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu . cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh. cả lớp và GV nhận xét.
- Cuối cùng bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất.
 Bài tập 2 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra.
- GV hd làm bài
- Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng.
Bài tập 3 (viết)
- GV nêu yêu cầu .
- GV nhận xét, chọn những lời đáp đúng và hay. 
4. Củng cố – Dặn dò 
- GV nhắc HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu.
- Chuẩn bị: Tả ngắn về bốn mùa.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- HS nghe.
- 1 HS đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh 1); lời tự giới thiệu của chị (trong tranh 2).
- Mỗi nhóm làm bài thực hành, bạn nhận xét.
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu – đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống.
- HS điền lời đáp của Nam vào vở 
- Nhiều HS đọc bài viết.
- HS nghe.
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------------
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 -Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
-Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể cắt, gấp thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay : Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng . Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp
* Tư duy phát triển. Lắng nghe tích cực. 
II. CHUẨN BỊ 1 số mẫu thiệp, qui trình cắt gấp Giấy thủ công, giấy trắng, kéo, bút 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ, vật liệu để thực hành
 - GV nhận xét, tuyên dương
Bài mới: “Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng (tiết 1)”
Hoạt động 1: HD HS quan sát và nxét.
- GV gt hình mẫu và hỏi
+ Thiếp chúc mừng có hình gì?
+ Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung ngày gì?
+ Em hãy kể những loại thiếp chúc mừng mà em biết? 
- GV gt: Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
 Hoạt động 2: HD mẫu
+ Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
Hướng dẫn HS cắt hình chữ nhật 15 ô x 20 ô mầu trắng hoặc giấy thủ công.
Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng rộng 10 ô, dàu 15 ô.
+ Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
- Tuỳ vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà trang trí khác nhau...
- Trang trí có thể vẽ, xé dán, cắt dán hình lên mắt ngoài thiếpvà viết chữ chúc mừng...
 Hoạt động 3:
- Tổ chức cho HS tập cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. (Làm nháp)
- GV theo dõi, uốn nắn HS làm còn kém
Củng cố – Dặn dò: 
Chuẩn bị giấy vở, bút chì, thước kẻ để “Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng (tiết 2)”
Về nhà: Tập thực hành nhiều mẫu thiệp
- Nhận xét tiết học
- Hát
 - Để dụng cụ lên bàn học
 - HS nhắc lại
- HS quan sát và nxét.
- HS theo dõi
- 2 HS thực hành làm thiếp chúc mừng
- HS nxét.
- Cả lớp tập làm thiếp chúc mừng.
- HS nxét.
- HS nghe.
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
1. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- HS yếu tiến bộ chậm, 
- Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra chưa dứt điểm. 
2. Kế hoạch tuần 20:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt .
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2 Tuan 19 chuan KTKN KNS.doc