Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 13 năm 2008

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 13 năm 2008

BÔNG HOA NIỀM VUI

 TIẾT 1

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Đọc.

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó : sáng, lộng lẫy, dịu cơn đau, chần chừ.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc đúng giọng của nhân vật : Người dẫn chuyện, Chi, cô giáo

- Hiểu : Nghĩa các từ mới : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu. Hiểu nội dung bài : Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.

2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3.Thái độ : Giáo dục HS biết phải hiếu thảo với cha mẹ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên : Tranh : Bông hoa niềm vui.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 13 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 13
MÔN
THỨ NGÀY
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ND ĐC
ĐỒ DÙNG
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Tập viết
Hai
17/11/08 
13
37
38
61
13 
Tuần 13
Bông hoa niềm vui
Bông hoa niềm vui
14 trừ đi một số:14-8
Chữ hoa L
Xem ĐC
BT1cột 3
Xem ĐC
Tranh
Que tính
Chữ mẫu
Toán
Kểchuyện
Chính tả
Âm nhạc
TNXH
Ba
18/11/08 
 62
13
25
13
13
34-8
Bông hoa niềm vui
Tập – chép: Bông hoa niềm vui
Học bài hát:Chiến sĩ tí hon
Giữ sạch môi trường xung quanh ở nhà
BT 1,BT 2
Xem ĐC
Xem ĐC
Que tính
Tranh
B phụ
Nhạc cụ
Tranh
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Thể dục
Tư 
19/11/08
 39
13
63
25
Quà của bố
54-18
Quan tâm,giúp đỡ bạn (T2)
Trò chơi:Bỏ khăn;nhóm 3,nhóm 7
Xem ĐC
BT 1 b
Tranh
Que tính
Tranh
Còi,khăn
Toán
L.từ vàcâu
Thủ công
Mĩ thuật
Năm
20/11/08 
64
13
13
13
Luyện tập
Từ ngữ về công việc gia đình.Câu kiểu
Ôn tập chương I:Kĩ thuật gấp hình
VT : Đề tài vườn hoa hoặc công viên
BT 2
Xem ĐC
Phiếu BT
Tranh
Quy trình
Tranh
Toán
Chính tả
Tập l. văn
SHCN
Thể dục
sáu
21/11/08
65
26
13
13
26
15,16,17,18 trừ đi một số
Nghe viết : Quà của bố
Kể về gia đình
Tuần 13
Điểm số 1-2;1-2 theop đội hình vòng tròn
Xem ĐC
Xem ĐC
Que tính B phụ 
Tranh
Còi
NS : 16/11	Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008
Tiết 37	 Tập đọc 
BÔNG HOA NIỀM VUI 
 TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó : sáng, lộng lẫy, dịu cơn đau, chần chừ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc đúng giọng của nhân vật : Người dẫn chuyện, Chi, cô giáo
- Hiểu : Nghĩa các từ mới : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu. Hiểu nội dung bài : Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS biết phải hiếu thảo với cha mẹ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên : Tranh : Bông hoa niềm vui.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em đọc bài “Mẹ” và TLCH :
-Hình ảnh nào cho biết mẹ vất vả vì con?
-Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
-Trong bài thơ em thích nhất câu thơ nào? Vì sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 1-2.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 1-2, giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : lộng lẫy, chần chừ/ tr 105
-Giảng thêm: Cúc đại đóa- loại hoa cúc to gần bằng 
cái bát ăn cơm (Trực quan : vật thật hoặc tranh vẽ)
-Sáng tinh mơ: Sáng sớm nhìn mọi vật còn chưa rõ hẳn.
-Dịu cơn đau: giảm cơn đau thấy dễ chịu hơn.
-Xoà cành : xoè rộng cành để bao bọc.
Đọc từng đoạn :
-Chia nhóm đọc trong nhóm.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1-2.
-Đoạn 1-2 kể về bạn nào ?
-Mới sáng tinh mơ Chi vào vườn hoa để làm gì ?
-Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì ?
-Vì sao bông cúc màu xanh gọi là bông hoa Niềm Vui ?
-Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào ?
-Bông hoa Niềm Vui đẹp ở chỗ nào ?
-Vì sao Chi chần chừ khi ngắt hoa ?
-Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa ?
-3 em HTL và TLCH.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :sáng, lộng lẫy, dịu cơn đau, chần chừ.
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-Em muốn đem tặng bố/ một bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.//
-Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
-2 em đọc chú giải.
-Vài em nhắc lại nghĩa các từ.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm. Đồng thanh.
-Bạn Chi.
-Tìm bông hoa cúc màu xanh, cả lớp gọi là bông hoa Niềm Vui.
-Tặng bố làm dịu cơn đau của bố.
-Màu xanh là màu hi vọng vào điều tốt lành.
-Bạn rất thương bố mong bố mau khỏi bệnh.
-Lộng lẫy.
-Vì nhà trường có nội quy không ngắt hoa .
-Biết bảo vệ của công.
-Đoạn 1-2 bài “bông hoa Niềm Vui”
-Đọc bài và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
TIẾT 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 3-4.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 3-4.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn/ tr 105
Đọc từng đoạn :
-Chia nhóm đọc trong nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3-4.
-Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì ?
-Khi biết lí do vì sao Chi cần bông hoa cô giáo đã làm gì ?
-Thái độ của cô giáo ra sao?
-Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh ?
-Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý ?
-Thi đọc truyện theo vai. Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố : Tập đọc bài gì ?
- Giáo dục tư tưởng : Lòng hiếu thảo với cha mẹ.
- Đọc bài
4. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau
-NX tiết học
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ : hai bông nữa, cánh cửa kẹt mở, đẹp mê hồn.
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
-3 em đọc chú giải.
-1 em nhắc lại nghĩa .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm. Đồng thanh.
-Đọc thầm đoạn 3-4
-Xin cô cho em .. Bố em đang ốm nặng.
-Oâm Chi vào lòng và nói : Em hãy ..
-Trìu mến cảm động.
-Đến trường cám ơn cô và tặng nhà trường khóm hoa cúc màu tím.
-Thương bố, thật thà.
-3 em đóng vai.
-1 em đọc cả bài .
-Đọc bài.
Toán
 Tiết 61 : 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 - 8
I/ MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Học sinh :
- Biết tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải bài toán..
2. Kĩ năng : Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên : 1 bó1 chục que tính và 4 que rời.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Bài cũ : Luyện tập tìm số bị trừ.
-Ghi : 33 – 5 63 - 7 x + 25 = 53 
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ 14 - 8
Mục tiêu : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8. Tự lập và thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số.
a/ Nêu vấn đề : Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
-Giáo viên viết bảng : 14 – 8.
b/ Tìm kết quả.
-Còn lại bao nhiêu que tính ?
-Em làm như thế nào ?
-Vậy còn lại mấy que tính ?
- Vậy 14 - 8 = ? Viết bảng : 14 – 8 = 6
c/ Đặt tính và tính.
-Em tính như thế nào ?
-Bảng công thức 14 trừ đi một số .
-Ghi bảng.
-Xoá dần công thức 14 trừ đi một số cho học sinh HTL
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Mục tiêu : Aùp dụng phép tính trừ có nhớ dạng 
14 - 8 để giải các bài toán có liên quan.
Bài 1 :ĐC
-Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không, vì sao ?
-Khi biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả 14 – 9 và 14 – 5 không, vì sao ?
-So sánh 4 + 2 và 6 ?
-So sánh 14 – 4 – 2 và 14 – 6.
-Kết luận : Vì 4 + 2 = 6 nên 14 – 4 – 2 = 14 – 6 (khi trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng)
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : 
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :
-Muốn tìm hiệu khi biết số bị trừ, số trừ ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : 
-Bán đi nghĩa là thế nào ?
-Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố : Đọc bảng trừ 14 trừ đi một số.
4. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học.
-2 em đặt tính và tính .Lớp bảng con.
-2 em đặt tính và tính. 
-14 trừ đi một số 14 – 8.
-Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 14 - 8
-HS thao tác trên que tính, lấy 14 que tính bớt 8 que, còn lại 6 que..
-2 em ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt.
-Còn lại 6 que tính.
-Trả lời : Đầu tiên bớt 4 que tính. Sau đó tháo bó que tính và bớt đi 4 que nữa (4 + 4 = 8). Vậy còn lại 6 que tính.
* 14 - 8 = 6.
 14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới
 -8 thẳng cột với 4. Viết dấu –
 06 kẻ gạch ngang.
-Trừ từ phải sang trái, 4 không trừ được 8, lấy14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0.
-Nhiều em nhắc lại.
-HS thao tác trên que tính tìm kết quả ghi vào bài học.
-Nhiều em nối tiếp nhau nêu kết quả.
-HTL bảng công thức.
-3 em lên bảng làm, mỗi em 1 cột.
-Không cần vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi.
-Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia .
-Làm tiếp phần b.
-Ta có 4 + 2 = 6
-Có cùng kết quả là 8.
-Làm bài. 
-Nêu cách tính 14 – 9, 14 – 8.
-1 em nêu. Nêu cách đặt tính và tính.
-3 em lên bảng. Lớp làm bài.
-1 em đọc đề
-Bán đi nghĩa là bớt đi.
-Giải và trình bày lời giải.
-1 em HTL.
-Học bài.
 Tiết 13	 TẬP VIẾT 
CHỮ L HOA
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
- Viết đúng, viết đẹp chữ L hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Lá lành đùm lá rách theo cơ ... sinh : Vở vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra một số bài : vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-Giới thiệu một số tranh. Gợi ý cho HS nhận biết.
-Vẽ về vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh với nhiều màu sắc khác nhau.
-Ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với 
nhiều loại hoa đẹp.
-Em kể tên các vườn hoa mà em biết ?
-Trong vườn hoa ngoài hoa ra còn có hình ảnh gì ?
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh vườn hoa hoặc công viên.
Trực quan : Tranh vườn hoa hoặc công viên.
- Hướng dẫn vẽ.
-Vẽ vườn hoa hay công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác.
-Vẽ thêm hình ảnh phụ.
- Vẽ màu tươi sáng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách vẽ màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
Củng cố :
Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ.
-Nhận xét tiết học
-Nộp bài của tiết trước.
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát.
-Công viên Lê-nin, công viên Đầm Sen, Suối Tiên, 
-Chuồng nuôi chim, thú quý hiếm, đu quay, cầu trượt.
-Quan sát.
-Theo dõi.
-Cả lớp thực hành vẽ. Tô màu.
-Hoàn thành bài vẽ.
-Tiếp tục làm bài ở nhà.
NS : 18/11	Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
 Toán 
 Tiết 65 : 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết cách thực hiện các phép trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Lập và học thuộc lòng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
2.Kĩ năng : Rèn thuộc nhanh bảng trừ, giải toán đúng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên : Que tính.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Ghi : 34 - 18 53 - 5 83 - 25
-Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 :Luyện tập.
Bước 1: 15 - 6
-Nêu bài toán : Có 15 que tính bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
-Làm thế nào để tính được số que tính còn lại ?
-Hỏi : 15 que tính bớt 6 que tính còn lại bao nhiêu 
que tính ?
-Vậy 15 – 6 = ?
-Viết bảng ; 15 – 6 = 9
Bước 2 :
-Hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính còn mấy que tính ?
-Vậy 15 – 7 = ?
-Viết bảng15 – 7 = 8
-Thực hiện với que tính để tìm kết quả: 15 – 8, 15 - 9
Bước 3 : 16 trừ đi một số.
-Nêu : Có 16 que tính bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
-Hỏi : 16 bớt 9 bằng mấy ?
-Vậy 16 – 9 = ?
-Em tìm kết quả của 16 – 8, 16 – 7 ?
-Gọi HS đọc bài.
Bước 4 : 17, 18 trừ đi một số.
-Tìm kết quả của 17 – 8, 17 – 9, 18 – 9.
-Gọi 1 em điền kết quả trên bảng công thức. 
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : Nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả.
-Khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 
7 – 1 và ghi kết quả là 6.
-Nhận xét cho điểm.
3.Củng cố : Trò chơi “Nhanh mắt, khéo tay”
-Nêu luật chơi (STK/ tr 176)
-Đọc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
4.Dặn dò: 
-HTL bảng trừ .
-Nhận xét tiết học
-3 em lên bảng đặt tính và tính.
-Bảng con.
-2 em HTL.
-15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Nghe và phân tích.
-Thực hiện : 15 - 6
-Cả lớp thao tác trên que tính.
-Còn 6 que tính.
-15 – 6 = 9
-Cả lớp thao tác trên que tính tiếp và nêu : 15 que tính bớt 7 que tính còn 8 que tính.
15 – 7 = 8
15 – 8 = 7
15 – 9 = 6
-Đọc bảng công thức .
-Đồng thanh.
-Thao tác trên que và trả lời: còn lại 7 que tính.
-16 bớt 9 còn 7 
-Đọc bài, đồng thanh
-Thảo luận theo cặp sử dụng que để tìm kết quả.
-1 em lên bảng điền kết quả.
-Nhận xét, đọc lại bảng công thức.
-Ghi kết quả các phép tính.
-Nhiều em trả lời.
-Vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 – 8 – 1 hay 7 – 1.
-Nhiều em tập giải thích các bài khác.
-Thi đua giữa các tổ. 
-Đọc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Tiết 26	 Chính tả
Nghe - viết : QUÀ CỦA BỐ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Quà của bố”. 
Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê/ yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn d/ gi, thanh hỏi/ thanh ngã.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết tình thương của cha mẹ dành cho con rất dạt dào.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn tập chép “Quà của bố”
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
a/ Nội dung đoạn viết
-Trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc mẫu bài tập chép .
-Đoạn trích nói về những gì ?
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn trích có mấy câu ?
-Chữ đầu câu viết thế nào ?
-Trong đoạn trích có những loại dấu câu nào ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Bảng phụ :
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 234)
3.Củng cố : tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
 4.Dặn dò :
 -Chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học
-Bông hoa Niềm Vui.
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết : yếu ớt, múa rối, mở cửa, thịt mỡ, khuyên bảo.
-Viết bảng con.
-Chính tả (nghe viết) : Quà của bố.
-Theo dõi.
-Những món quà của bố khi đi câu về.
-4 câu.
-Viết hoa.
-Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ba chấm.
-Đọc câu văn thứ hai
-HS nêu từ khó : niềng niễng, quẩy, thao láo, nhộn nhạo, toé nước.
-Viết bảng .
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền iê/ yê vào chỗ trống.
-Cho 3-4 em lên bảng. Lớp làm vở.
-Cả lớp đọc lại.
-Điền d/ gi.
-3-4 em lên bảng . Lớp làm vở BT.
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
Tiết 13	 Tập làm văn 
KỂ VỀ GIA ĐÌNH.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
- Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
2.Kĩ năng : Nghe, nói, viết được một đoạn kể về gia đình. Viết rõ ý dùng từ đặt câu đúng.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn gợi ý Bài tập 1.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : 
-Gọi 1 em nhắc lại thứ tự các việc làm khi gọi điện ?
-Nêu ý nghĩa của các tín hiệu “tút” ngắn liên tục, “tút” dài ngắt quãng.
-2 em đọc đoạn viết lời trao đổi qua điện thoại .
-Nhận xét , cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý. Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
-GV nhắc nhở HS : bài tập yêu cầu kể 5 câu hoặc hơn 5 câu về gia đình chứ không phải TLCH.
-GV tổ chức cho HS kể theo cặp.
-Nhận xét.
Bài 2 : Viết : Em nêu yêu cầu của bài ?
-GV nhắc nhở: Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
-Nhận xét góp ý, cho điểm.
3.Củng cố : Nhắc lại một số việc khi làm bài viết về gia đình?
4.Dặn dò :
- Tập viết bài
-Nhận xét tiết học.
-Gọi điện.
-1 em nhắc lại.
-1 em nêu.
-2 em đọc đoạn viết.
-Nhận xét.
-Kể về gia đình.
-1 em nêu yêu cầu và các gợi ý trong BT.
-Đọc thầm các câu hỏi, kể theo gợi ý.
-HS tập kể theo từng cặp ( xưng tôi khi kể)
-Nhiều cặp đứng lên kể.
-Lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
-Viết lại từ 3-5 câu những điều vừa 
nói khi làm BT 1
-Cả lớp làm bài viết vào vở BT.
-Nhiều em đọc bài trước lớp. Nhận xét
- Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
-Hoàn thành bài viết.
Tiết 13 	 SINH HOẠT LỚP
I MỤC TIÊU:
-Cán sự lớp nêu những viêc học tập trong tuần vừa qua .
-HS thấy được những ưu điểm cần phát huy trong tuần tới, nhìn thấy khuyết điểm để sữa chữa 
-HS nắm được kế hoạch học tập , sinh hoạt trong tuần .
II/ NỘI DỤNG :
1/ Cán sự lớp nhận xét nề nếp tuần qua:
- Ưu điểm :
* HS tham gia lao động đầy đủ .
* Ổn định giờ giấc ra vào lớp .
* Sinh hoạt Đội đầy đủ.	
* Lao động vệ sinh trường lớp .
* Nhiều bạn tích cực phát biểu xây dựng bài .
* Tổng kết hoa điểm 10 trong tuần .
2/ GVCN nhận xét và nêu phương hướng tuần tới:	
* Học bài ở nhà và làm bài tập đầy đủ.
* Tham gia sinh hoạt Đội .
* Duy trì nề ,phát huy nếp săn có .
* Đồng phục , khăn quàng , mặc đồ thể dục những ngày có tiết TD.
* Rèn luyện chữ viết ở nhà.
* Lao động vệ sinh trường lớp 
3 / Sinh hoạt văn nghệ :
Tiết 26 	Thể dục.
ĐIỂM SỐ 1-2, 1-2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN.
 TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
KÍ DUYỆT HKỐI

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc