Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2009

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2009

TUẦN 5 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Yêu cầu cần đạt A . Tập đọc:

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật khác

- Hiểu cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi, sửa lỗi là người dũng cảm.

B . Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK để kể lại được câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Tập đọc: (50- 55phút)

1, Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

- 2 HS đọc tiếp nối nhau bài “Ông ngoại”

2, Dạy học bài mới: ( 45 – 50 phút)

a , Luyện đọc:- GV đọc mẫu toàn bài :

- Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ :

+ Đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó .

+ Luyện đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó ( Chú giải ). Tập đặt câu vời từ : thủ lĩnh, quả quyết

+ Luyện đọc theo nhóm 4 - Đại diện đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

+ 1 HS đọc lại toàn bài.

b , Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 16 – 17 phút )

Đọc đoạn 1:

H : Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu ?

Đọc đoạn 2:

H : Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

H : Việc leo trèo của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?

Đoạn 3 :

H : Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp ?

H : Vì sao chú lính nhỏ “ run lên” khi nghe thầy giáo hỏi

Đoạn 4:H : Phản ửng của chú lính thuỷ như thế nào khi nnghe lệnh “ về thôi” của viên tướng?

H : Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?.

H : Ai là người dũng cảm trong câu chuyện này? Vì sao ?

H : Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ ?

 

doc 14 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc-Kể chuyện:	 người lính dũng cảm
I. Yêu cầu cần đạt A . Tập đọc: 
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật khác 
Hiểu cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi, sửa lỗi là người dũng cảm.
B .	Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK để kể lại được câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc: (50- 55phút)
1, Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- 2 HS đọc tiếp nối nhau bài “Ông ngoại”
2, Dạy học bài mới: ( 45 – 50 phút)
a , Luyện đọc:- GV đọc mẫu toàn bài : 
- Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó .
+ Luyện đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó ( Chú giải ). Tập đặt câu vời từ : thủ lĩnh, quả quyết 
+ Luyện đọc theo nhóm 4 - Đại diện đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
+ 1 HS đọc lại toàn bài.
b , Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 16 – 17 phút )
Đọc đoạn 1: 
H : Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu ?
Đọc đoạn 2: 
H : Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
H : Việc leo trèo của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?
Đoạn 3 : 
H : Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp ?
H : Vì sao chú lính nhỏ “ run lên” khi nghe thầy giáo hỏi 
Đoạn 4:H : Phản ửng của chú lính thuỷ như thế nào khi nnghe lệnh “ về thôi” của viên tướng?
H : Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?.
H : Ai là người dũng cảm trong câu chuyện này? Vì sao ?
H : Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ ? 
C, Luyện đọc lại: ( 9 – 10 phút )
+ Hướng dẫn học sinh đọc đúng, hay đoạn 4: 
 + HS luyện đọc nhóm 4 theo phân vai.
+ Học sinh thi đọc phân vai trước lớp.
B. Kể chuyện ( 15 – 20 phút)
1, Xác định yêu cầu: Dựa vào trí nhớ và 4 bức tranh minh hoạ 4 đoạn của câu truyện trong SGK , tập kể lại câu chuyện “ Người lính dũng cảm”
2 , Hướng dẫn kể chuyện theo tranh:
- Học sinh quan sát lần lượt 4 bức tranh minh hoạ trong SGK và nhận ra màu áo của các nhân vật: Chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt – Viên tướng mặc áo xanh sẫm .
- Mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
 1-2 học sinh xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện - Các nhóm nhận xét.
C. Củng cố , dặn dò:
Câu chuyện trên giúp em hiểu ta điều gì?
Về nhà kể câu chuyện cho mọi người nghe và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------
Toán : nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
I . Yêu cầu cần đạt 	Giúp học sinh:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ).
- Củng cố về giải bài toán có lời văn 
II .Các hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số:
- Giáo viên nêu và viết phép tính : 	26 x 3 = ?
- Gọi học sinh lên bảng đặt tính dọc , lưu ý học sinh cách đặt dấu x
- GV hướng dẫn HS tính ( nhân từ phải qua trái).
- Gv nêu và viết : Vậy 26 x 3 = 78
- 2 HS nhắc lại cách nhân.
- Làm tương tự với phép nhân 54 x 6 = ? 
2,Luyện tập:
Bài 1: ( cột 1, 2, 4 )1HS đọc yêu cầu : Đặt tính rồi tính.
- Học sinh làm 3 phép tính ( 1, 2 , 4)
- GV chữa bài : 
 47	 25	 16	
x 2	x 3	 x 6	 
	 94	 75	 96	 	
Bài 2: HS đọc đề bài.
Học sinh làm vào vở, 1 học sinh làm bảng phụ, GV chấm, chữa.
Bài giải :
2 cuộn như thế dài là : 35 x 2 = 70 ( m)
	Đáp số : 70 m.
KL: Trong hình chữ nhật có 2 cặp cạnh bằng nhau.
Bài 3: Tìm x:
Gọi 2 HS lên bảng làm – GV chữa.
a, 	x : 6 = 12	b, 	x : 4 = 32
x = 12 x 6	x = 32 : 4
 x = 72	 x = 8
3, Củng cố ,dặn dò:
- GV nhắc các nội dung cần ghi nhớ , nhận xét giờ học.
 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Tập đọc :	 cuộc họp của chữ viết
I. Yêu cầu cần đạt: 
Biết ngắt nghỉ câu đúng các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm)
- Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật .
Hiểu nội dung bài : Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung .
II. Đồ dùng dạy học:
8 tờ phiếu khổ A4 kẻ bảng, bút dạ để HS thực hiện yêu cầu 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 , Luyện đọc:
- GV đọc mẫu – HS đọc nối tiếp .
- Đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc đúng các kiểu câu: câu hỏi, câu cảm, ngắt nghỉ câu đúng.
- đọc từng đoạn trong nhóm ,4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Một học sinh đọc toàn bài.
2 , Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 16 – 17 phút )
- Một HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi.
H: Các chữ cái và dấu câu họp bàn về việc gì ?
Cả lớp đọc thầm đoạn còn lại:
 H: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?
- 1 HS đọc yêu cầu 3, giáo viên chia lớp thành nhóm 4 phát cho mỗi nhóm 1 tờ A4. Yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn, trao đổi bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
3, Luyện đọc lại:
- Học sinh luyện đọc theo nhóm 4, đọc phân vai.
- Đại diện 4 nhóm đọc theo phân vai.
4,Củng cố , dặn dò :
Giáo viên nhấn mạnh vai trò của dấu chấm.
chính tả : 	Nghe – viết : người lính dũng cảm
II .yêu cầucần đạt :
 Nghe – viết chính xác đoạn văn trong bài: Người lính dũng cảm. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ 
II. Đồ dùng dạy học:
Viết hai lần bài tập 2a lên bảng.
- Bảng phụ kẻ ô bảng chữ ở BT3.
III. Hoạt động trên lớp :
A, Bài cũ : GV đọc cho HS viết các từ : loay hoay, gió xoáy, nâng niu
B, Bài mới :
1, Giới thiệu bài ; GV nêu mục đích , yêu cầu của bài.
2, Hướng dẫn học sinh nghe – viết :
 - GV đọc đoạn viết .
	H : Đoạn văn này kể chuyện gì? 
H : Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào trong câu được viết hoa ? 
H : Lời nhân vật được đánh bằng những dấu gì?
	- GV hướng dẫn HS cách viết chính tả .
	- HS viết bảng con những từ hay sai : quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.
 - GV đọc cho HS chép bài vào vở- Chấm , chữa bài.
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: b, Điền vào chỗ trống n/l
HS điền vào vở bài tập – Hai em lên bảng làm thi.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giả đúng
Bài tập 3 :
- HDHS nắm vững yêu cầu của bài tập
- Làm mẫu : gh- giê hát - HS làm tiếp
- HS nêu – GV ghi vào bảng lớp- Cho HS đọc thuộc.
Toán : luyện tập
I . Yêu cầu cần đạt 	Giúp học sinh:
- biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ).
- biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút 
II .Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Tính : 
- HS làm vào bảng con.
- HS nhắc lại cách nhân,- giáo viên chữa bài.
Bài 2: ( a,b) đặt tính rồi tính.
HS làm vào bảng con . GV chữa bài trên bảng con 
Bài 3 1 HS đọc đề bài
H: Mỗi ngày có bao nhiêu giờ? ( 24 giờ )
Học sinh giải vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm.
( 6 ngày có số giờ là : 24 x 6 = 144 ( giờ)	)
Bài 4: 	HS thực hành trên đồng hồ.
- HS nêu nhiệm vụ rồi giáo viên nêu từng mục để học sinh quay đồng hồ theo.
3, Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét giờ học
Luyện toán: Luyện phép nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số 
I : Yêu cầu cần đạt : 
- Luyện kỹ năng đặt tính và thực hiện tính số có hai chữ số nhân với số có 1 chứ số.
II: Hoạt động dạy – học:
Bài tập 1: Tính :
a, 23	12	34	32	34
 x3	x4	x2	x6	x4
 b, 6 x 6 + 182	 64 x 3 - 70
 6 x 8 - 19	 58 x 2 - 16
Gợi ý : + HS nhắc lại cách thực hiện.	
+ HS tự làm vào vở – 2 em lên bảng làm
+ Gọi 1 số em nêu cách làm.
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính :
37 x 2	45 x 3	92 x 5	34 x 4
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách tính.
- HS lên làm mẫu 1 phép tính.
- HS làm vào vở, 3 em lên bảng làm.
Bài tập 3 : Mỗi đội bóng chuyền có 6 vận động viên, Một bảng thi đấu có 4 đội . Hỏi bảng thi đấu đó có bao nhiêu vận động viên?
	- GV gợi ý và tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
	- HS giải bài tập vào vở, 1 em giải bảng phụ.
Bài dành Hs khá giỏi : a, số 23 thay đổi như thế nào nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó ?
b, Số 23 thay đổi như thế nào nếu viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó ?
HDHS: khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải một số thì số đó gấp lên 10 lần . Khi viết thêm chữ số 3 vào bên phải một số thf số đó gấp lên 10 lần và 5 đơn vị ?
 Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu : 	 So sánh 
yêu cầu cần đạt 
Nắm được một kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém.Nêu được các từ so sánh 
Biết cách thêm các so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết 3 khổ thơ bài tập 1.
Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết nội dung đoạn văn của BT3
Các hoạt động dạy học
Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: HS làm ở vở bài tập ( HS yếu chỉ yêu cầu làm bài 1a, 1b )
- Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm và làm nháp. 
 - Lần lượt 3 HS lên bảng làm: Gạch chân dưới những hình ảnh so sánh .
- GV giúp học sinh phân biệt 2 loại so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
 a, Bế cháu ông thủ thỉ:
	- Cháu khoẻ hơn ông nhiều! ( so sánh hơn kém)
	Ông là buổi trời chiều 	 ( so sánh ngang bằng)
	Cháu là ngày rạng sáng.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
HS nêu miệng các từ so sánh trong khổ thơ ( GV dùng phấn màu gạch chân)
HS ghi vào vở bài tập.
a, hơn – là - là.	b, hơn.	c, chẳng bằng - là.
Bài tập 3 : GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 – HS đọc yêu cầu.
	- Cả lớp làm vào vở bài tập – 1 em lên làm ở bảng phụ.
	- GV chữa bài 
H : ( dành cho học sinh khá giỏi) vì sao lại so sánh như vậy.?
 Bài tập 4 : Điền các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
 - Gọi học sinh nêu miệng : như - như là - tựa - như thể
3. Củng cố , dặn dò:
- 1HS nhắc lại nội dung bài vừa học .
Luyện tiếng việt
I . yêu cầu cần đạt 
- Luyện viết : HS viết đúng chính tả, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ.
- Rèn luyện cách sử dụng các hình ảnh so sánh trong các câu văn.
II . Nội dung ôn luyện:
 Bài tập 1 : Luyện viết bài “ Mẹ vắng nhà ngày bão” ( 2 khổ thơ đầu )
- Giáo viên đọc – học sinh nghe viết chính tả.
- Học sinh đổi bài cho nhau rà soát lỗi và nhận xét.
Bài tập 2 : điền vào chỗ trống : 
	a, rào hay dào : hàng ..; dồi ..; mưa; dạt 
	b, rang hay dang: lạc ..; ..tay; rảnh ..; cánh.
Bài tập 3 : Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
	a, mặt trời mới mọc 
	b, Con sông quê em quanh co, uốn khúc
	C, Mặt biển phẳng lặng , rộng mênh mông.
	d, Tiếng mưa rơi ầm ầm
Gợi ý : các em liên tưởng , tưởng tượng để tìm hình ảnh so sánh tương đồng ...  xét, chốt lời giải đúng.
a, oàm oạp; b, ngoạm ; c, nhoàm.
Bài tập 3 : Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.
- Yêu cầu học sinh trình bày miệng.
- Nhận xét , chốt lời giải đúng.
a, nắm, lắm, gạo nếp.
b, kèn, kẻng, chén.
4, Củng cố , dặn dò:
- Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại .
HS viết vào bảng con
2 HS đọc.
Thơ 4 chữ.
Viết giữa trang vở.
Các chữ đầu dòng, tên riêng.
Viết lùi vào 2 ô.
- HS viết bảng con từ : luống rau, trải chiếu. 
- GV cho HS nhìn bài ở bảng chép bài vào vở
1 HS lên bảng làm.
Đọc và xác định yêu cầu đề bài.
Làm bài cá nhân.
Trình bày miệng.
Nhận xét.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2008
tập làm văn : tập tổ chức cuộc họp
I .Yêu cầucần đạt :
- Bước đầu biết xác định được rõ nội dung cuộc họp.Tổ chức cuộc họp theo gợi ý 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp ghi : 
Gợi ý về nội dung họp ( SGK)
Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ( theo yêu cầu 3 bài cuộc họp của chữ viết)
III. Hoạt động trên lớp :
1, Hướng dẫn HS làm bài tập:
 a, Giúp học sinh xác định yêu cầu của bài tập:
1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp. Cả lớp đọc thầm .
H : bài “ Cuộc họp của chữ viết” đã cho biết : Để tổ chức tốt một cuộc họp em phải chú ý những gì?
GV chốt lại : - Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gi?
- Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp.
b, Từng tổ làm việc: 
Yêu cầu học sinh ngồi theo đơn vị tổ . Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung họp.
GV theo dõi, giúp đỡ.
c, Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV làm ban giám khảo.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn tổ có hiệu quả nhất.
2. Củng cố – dặn dò:
HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
Gv khen những cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành 
Nhắc nhở Hs cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp.
 ________________________________________
luyện tiếng việt :	ôn về so sánh
Yêu cầu cần đạt : 
Luyện tập cách tìm từ so sánh và các hình ảnh so sánh.
Hoạt động trên lớp:
Bài tập 1: Gạch chân dưới hai sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ sau:
	Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
 Bố mẹ già đi ông bà già nữa
	năm tháng bay như cánh chim qua cửa
	Vội vàng lên con đừng để vội điều gì.
 	- HS thảo luận để tìm hai sự vật so sánh, gọi Hs nêu miệng.
	H : Từ so sánh được dùng ở đây là từ nào? ( như)
Bài tập2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng cây dưới đây:
	a, Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như
	b, Những lá bàng mùa đông đỏ như.
	c, Tán bàng xoà ra giống như.
	- HS làm bài vào vở. 
	- GV gọi một số em nêu miệng, khen nhứng em có hình ánh so sánh hay.
Toán: tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I . Yêu cầu cần đạt :	Giúp học sinh:
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có lời văn 
II .Chuẩn bị đồ dùng:
 - Giáo viên và học sinh chuẩn bị 12 cái kẹo.
III . Các hoạt động trên lớp :
1, Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
 GVnêu bài toán như SGK, 1 HS nêu lại.
H: Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo ? ( 12 cái )
H : Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo? ( Gv kết hợp cùng sơ đồ minh hoạ)
	12 kẹo
 ? kẹo
Học sinh nêu cách làm : Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4
GV : 4 cái kẹo chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
HS tự nêu bài giải của bài toán.
H : muốn tìm 1/3 của 12 ta làm thế nào?
2. Luyện tập: 
Bài 1: HS tự làm vào vở bài tập theo mẫu phần a,b,c.
- 3 HS lên bảng làm và nêu cách làm.
- Một số em trình bày miệng.
Bài 2: - 1 HS đọc đề bài toán và tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng.
40 m vải
 ? m vải
Một học sinh nêu cách tính .
Cả lớp làm vào vở bài tập.
Gv chấm và chữa bài.
3, Củng cố , dặn dò: 
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
- Về nhà làm bài tập trong VBT.
Luyện toán : Tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
I: Yêu cầu cần đạt : Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
 Giải toán liêm quan đến tìm một trong các phần bămg nhau của một số 
II: Lên lớp :
Bài 1: Tính ( GV HD mẫu một bài Muốn tìm 1 phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần )
 1 của 10 kg là : 10 : 2 = 5 (kg )
 2 
1 của 24 giờ là : .................
2
 1 của 30 lít là : .... .....
 5
 1 của 42 m là ....................
 6
Bài 2: Lớp em có 36 học sinh Số học sinh giỏi bằng 1/ 4 số học sinh cả lớp . Hỏi có bao nhiêu học sinh giỏi ?
 HS giải vào vở. Một em lên bảng làm bài 
Bài 3: giải bài toán theo tóm tắt sau :
 Có : 66 Con gà
 Gà trống : 1/6 
 Gà trống : .....? con 
HS nhìn vào tóm tắt và nêu miệng bài toán rồi tự giải vào vở 
Bài dành HS khá giỏi : Điền dấu > < = 
1 / 3 ngày ...............1 / 4 ngày 1 / 2 km ,,........1 / 5 km 1/3 giờ ........1/2 giờ 
HĐH: phải đổi ngày ra giờ, đổi km ra m, đổi giờ ra phút từ đó tính một phần mấy ngày, giờ , km để so sánh 
VD: 1/2 ngày > 1/4 ngày 
 8 giờ	6 giờ 
 Chiều thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Luyện tiếng việt
I . yêu cầu cần đạt 
- Luyện viết : HS biết sửa lỗi chính tả trong các một số từ ngữ.
- Ôn về dấu chấm.
II . Nội dung ôn luyện:
Bài tập 1: Gạch chân những từ ngữ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:
Quả xài ( xoài), Ngắc ngải ( ngoải), Khai lang ( khoai), thai thải ( thoai thoải) , mệt nhài ( nhoài).
Nước xáy ( xoáy), ngáy trầu( ngoáy), hí háy( hoáy), ngọ ngạy( ngoạy).
Bài tập 2 : Tách đoạn văn sau thành 6 câu rồi chép lại cho đúng:
	“ Cô bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào cô mỉm cười vui sướng nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền tiết học đầu tiên là tiết tập đọc giọng cô ấm áp khiến cả lớp lắng nghe cô giảng thật dễ hiểu những cánh tay nhỏ bé cứ rào rào đưa lên phát biểu”
- GV gợi ý để HS tách được các câu đó là : 
	“ Cô bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào. Cô mỉm cười vui sướng nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền. Tiết học đầu tiên là tiết tập đọc. Giọng cô ấm áp khiến cả lớp lắng nghe. Cô giảng thật dễ hiểu. Những cánh tay nhỏ bé cứ rào rào đưa lên phát biểu.”
Bài 3: Chép đoạn văn sau và gạch chân dưới những câu văn có hình ảnh so sánh 
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi . Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh , lung linh trong nắng –
III: dặn dò : vềnhà ôn bài 
Luyện toán
I .Yêu cầu cần đạt :	
- Củng cố về bảng nhân , chia 6 . Vận dụng và nâng cao bảng nhân 6, chia 6 vào giải toán.
- Tiếp tục luyện kỹ năng đặt tính , thực hiện tính số có hai chữ số nhân với số có một chữ số.
II .nội dung ôn luyện:
 Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính:
 	42 x 2	11 x 6 	
	82 x 5	36 x 4
Bài tập 2 : Tính :
6 x 9 + 6	80 : 2 - 13
	6 x 6 + 6	54 : 6 + 8
Lưu ý : GV yêu cầu HS trình bày theo hai bước . Chẳng hạn :
6 x 9 + 6 = 54 + 6
 = 60
Bài tập 3 :	Có 42 học sinh xếp đều vào 6 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ?
Hướng dẫn:
Học sinh tóm tắt và giải bài toán.
1 học sinh lên bảng làm.
Bài 4 : ( Dành cho HS giỏi ) Điền số còn thiếu vào dấu ?
a , 35	b, ?6	
	 X?	 x 7	 
	 ? 0	 2??	_____________________________________________
Phụ đạo và bồi dưỡng : môn tiếng việt ( 2tiết)
I . Yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nhận biết hình ảnh so sánh trong các đoạn văn.
- Luyện nói, viết về gia đính.
II .Lên lớp:
 Bài tập 1 : Viết lại những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn sau:
	“ Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng.”
“ A Cháng đã cởi trần. áo xao khoả của anh khoác trên cành cây mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của anh đỏ lừng như đồng nấu chảy”
GV gọi HS nêu miệng mẫu 1 hình ảnh.
HS tự làm vào vở.
Gọi HS nêu bài làm của mình: 
( các hình ảnh đó là : + Da đỏ như lim.
	+ Người đứng thẳng như cột đá trời trồng.
	+ áo xao khoả của anh khoác trên cành cây mua như con bướm ngủ.
	+ Tấm lưng trần của anh đỏ lừng như đồng nấu chảy.
Bài tập 2 : Ghi tên các sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ sau . Chỉ ra từ chỉ sự so sánh được dùng trong các câu sau 
a, Bão đến ầm ầm 
 Như đoàn tàu hoả ( bão- đoàn tàu hoả. Từchỉ sự so sánh : như)
 Bão đi thong thả 
 Như con bò gầy ( bão- con bò gầy. Từ dùng để chỉ sự sánh : như)
b, Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện
( những chiếc lá - những cái quạt mo. Từ dùng để chỉ sự so sánh : như )
C, Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp )
( giàn hoa mướp - đàn bướm. Từ dùng chỉ sự so sánh đó là từ như )
Bài dành Hs khá giỏi : Điền tiếp các từ ngữ vào chỗ chấm để dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh . 
Tiếng suối ngân nga như...........(như tiếng hát ) 
Mặt trang tròn vành vạnh như ..........(Cái mâm ngọc khổng lồ )
Trường học là .........................( ngôi nhà thứ hai của em )
Mặt nước hồ trong tựa.................( gương soi )
Sinh hoạt lớp: 	đánh giá hoạt động tuần qua
 I. Mục đích , yêu cầu :
Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn.
Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. Nội dung sinh hoạt:
1, Đánh giá , nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
- Lớp trưởng nhận xét chung 
– GV tổng hợp ý kiến : Nhìn chung các em rất ngoan , biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Về nhà các em đã có ý thức học bài và làm tập. Đã có ý thức trong học tập và biết vệ sinh lớp học. Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. Thực hiện tốt các hoạt động của đội và của lớp. Tình trạng nói chuyện trong lớp đã có phần giảm rõ rệt.
 *Tồn tại:
	 - Một số em các giờ ra chơi còn chơi bẩn
 - Vào các sinh hoạt đội các em còn xếp hàng hơi chậm.
 - Một số em nghỉ học chưa xin phép
2, Đề ra nhiệm vụ tuần sau:
- Phân công trực tuần cho tổ- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt : ăn mặc , học tập, vệ sinh , nền nếp, ( Nhật sách vở bẩn, Dũng còn haynói chuyện riêng, Minh hay quên đồng phục )

Tài liệu đính kèm:

  • docchie but muc.doc