TUẦN 4
Thứ hai ngày 27 tháng 09 năm 2010
Tập đọc
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó : loạng choạng, ngã phịch, ngượng nghịu, xin lỗi,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người kể chuyện, cô giáo, các bạn gái, Tuấn, Hà)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK : bím tóc đuôi sam, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình,.
- Hiểu nội dung : Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học cần đối xử tốt với các bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK, bảng phụ.
Tuần 4 Thứ hai ngày 27 tháng 09 năm 2010 Tập đọc bím tóc đuôi sam Mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó : loạng choạng, ngã phịch, ngượng nghịu, xin lỗi,... Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Biết đọc đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người kể chuyện, cô giáo, các bạn gái, Tuấn, Hà) Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK : bím tóc đuôi sam, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình,... Hiểu nội dung : Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học cần đối xử tốt với các bạn gái. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK, bảng phụ. Các hoạt động dạy – học Tiết 1 Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc bài : Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A và trả lời câu hỏi về nội dung. Bài mới : Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài đọc. GV cho HS quan sát tranh : Tranh vẽ những ai ? Bạn trai đang làm gì ? GVghi bảng tên bài. Luyện đọc. GVđọc mẫu toàn bài : GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu lần 1. HS đọc từ khó (loạng choạng, lúc nãy, ngượng nghịu,)- Đọc CN,ĐT HS đọc nối tiếp câu lần 2. Đọc từng đoạn trước lớp. Bài đọc được chia làm mấy đoạn ? (4 đoạn) HS luyện đọc từng đoạn trong bài. HS tìm câu văn dài cần luyện đọc. GV hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ hơi đối với câu văn dài và đọc nhấn giọng : Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên :// “ái chà chà !//Bím tóc đẹp quá!”// Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng/ và cuối cùng ngã phịch xuống đất.// HS đọc các từ chú giải SGK. HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn : 4 đoạn Đọc từng đoạn trong nhóm.(nhóm 4) Thi đọc giữa các nhóm. (2 nhóm) Tiết 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài. Cả lớp đọc thầm Đ1, Đ2 để trả lời câu 1: ? Các bạn gái khen Hà thế nào ? (ái chà chà! Bím tóc đẹp quá !) ? Vì sao Hà khóc ? (Hà khóc vì Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn đùa dai, nắm bím tóc của Hà mà kéo.) ? Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ? (Không biết cách chơi/ THiếu tôn trọng bạn/ Nghịch ác không tốt với bạn) HS đọc to đoạn 3 và trả lời câu 3 : ? Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ? (Thầy khen bím tóc của Hà rất đẹp.) ? Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay ? (Vì nghe thầy khen Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn về sự trêu trọc của Tuấn nữa). 1 HS đọc câu hỏi 4 và 1 HS đọc to đoạn 4 : ? Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì ? (Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn) Luyện đọc lại : GV tổ chức HS thi đọc lại truyện. 2nhóm tự phân vai thi đọc truyện. Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay. Củng cố dặn dò : Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê, điểm nào đáng khen ? (Đáng chê vì đùa nghịch quá trớn làm bạn gái phát khóc. Đáng khen vì khi bị thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành xin lỗi bạn.) GV chốt lại : Khi trêu đùa bạn, nhất là các bạn gái, các em không được nghịch ác. Khi biết mình sai là phải chân thành nhận lỗi. Là học sinh ngay từ nhỏ các em phải học cách cư xử đúng. GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện giờ sau. _______________________________ Toán 29 + 5 Mục tiêu Giúp HS : Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, nhận dạng hình vuông. Đồ dùng dạy học 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 14 que tính rời ; bảng gài. Các hoạt động dạy- học Kiểm tra : 2 HS đọc lại bảng cộng 9. Dạy bài mới : Giới thiệu phép cộng 29 + 5. * Bước 1 : GV nêu bài toán để dẫn ra phép cộng : 29 + 5 = ? Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả có bao nhiêu que tính ? GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả của phép cộng 29 + 5 HS trình bày các cách thao tác. GV thống nhất và chốt lại : Có 2 bó 1 chục que tính và 9 que tính, thêm 5 que tính ta làm như sau : Tách 1 que tính (ở 5 que) gộp với 9 que tính ta được 10 que tính (bó thành một bó 1 chục que tính) ; 2 bó thêm 1 bó thành 3 bó hay 3 chục que tính thêm 4 que tính thành 34 que tính. Như vậy 29 que tính thêm 5 que tính thành 34 que tính. Vậy 29 + 5 = ? (34) * Bước 2 : GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK. + 29 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4, nhớ 1 5 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 34 Luyện tập : Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu : Tính + + + + 59 79 69 19 5 2 3 8 HS lần lượt lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. GV củng cách tính : cộng theo thứ tự từ phải sang trái, tổng các chữ số hàng đơn vị lớn hơn 10 thì nhớ 1 sang cột chục. Bài 2 : HS nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là : a) 59 và 6 b) 19 và 7 c) 69 và 8 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài. HS đổi chéo vở kiểm tra. Cho HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng. GV củng cố cách đặt tính và tính tổng. Bài 3 : HS đọc và nêu yêu cầu : Nối các điểm để có hình vuông : GV chấm các điểm như SGK lên bảng. GV hướng dẫn HS chấm các điểm vào vở. GV hướng dẫn : Dùng thước và bút nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng. Từ đó nối thành hình vuông. HS lên bảng nối các điểm để tạo thành các hình vuông. Cho HS nêu tên từng hình vuông. GV củng cố cách nối các điểm để tạo thành hình vuông. Củng cố dặn dò : GV cho HS nhắc lại nội dung bài học. GV nhận xét tiết học.Dặn HS làm bài trong vở bài tập. Đạo đức Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2) Mục tiêu HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc các bạn nhận và sửa lỗi. HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tài liệu và phương tiện : Dụng cụ phục vụ cho trò chơi đóng vai ở HĐ2. Các hoạt động dạy- học Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động . Hoạt động 1 : Đóng vai theo tình huống : GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc. GV đọc lần lượt từng tình huống. Các nhóm chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của nhóm mình qua tiểu phẩm . Nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV chốt lại các cách ứng xử đúng : Tình huống 1 : Tuấn cần xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ lí do. Tình huống 2 : Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa. Tình huống 3 : Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn. Tình huống 4 : Xuân nhận lỗi với cô giáo và các bạn. GVKL : Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm và đáng khen. Hoạt động 2 : Thảo luận : BT4 GV chia HS thành 4 nhóm và phát phiếu giao việc cho các nhóm : Tình huống 1 : Theo em Vân nên làm gì ? Đề nghị, yêu cầu người khác giúp đỡ, hiểu và thông cảm có phải việc nên làm không ? Tại sao ? Lúc nào nên nhờ giúp đỡ, lúc nào không nên ? Tình huống 2 : Việc đó đúng hay sai ? Dương nên làm gì ? Các nhóm thảo luận. Từng nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp và GV nhận xét và bổ sung. GV kết luận : Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu lầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác , không trách lỗi nhầm cho bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mới là bạn tốt. c. Hoạt động 3 : Tự liên hệ : GV gọi một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi. GV và HS phân tích tìm cách giải quyết đúng. GV khen HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. GV kết luận : Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. HS đọc phần ghi nhớ trong VBT. Củng cố và dặn dò : Cho HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. GV nhắc HS khi có lỗi cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. _________________________________________________________________ Thứ ba ngày 28 tháng 09 năm 2010 Toán 49 + 25 Mục tiêu : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 (dưới dạng tính viết) Củng cố phép cộng dạng 9 + 5 và 29 + 5 đã học. Củng cố tìm tổng của hai số hạng đã biết. Đồ dùng dạy học : 7 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời ; bảng gài. Các hoạt động dạy học Bài cũ : HS lên bảng đặt tính rồi tính : 39 + 6 ; 49 + 7 Dạy bài mới : Giới thiệu phép cộng dạng 49 + 25. * Bước 1 : GV nêu bài toán để dẫn ra phép cộng : 49 + 25 Có 49 que tính, lấy thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính GV tổ chức cho HS thao tác trên que tính để tìm kết quả. HS trình bày các cách thao tác. GV thống nhất và chốt lại : Tách 1 que tính (ở 5 que tính, gộp với 9 que tính được 10 que tính (bó thành 1 chục que tính) ; 4 bó 1 chục que tính với 2 bó 1 chục que tính là 6 bó 1 chục que tính, thêm 1 bó 1 chục que tính là 7 bó 1 chục que tính với 4 que tính là 74 que tính. Vậy 49 que tính thêm 25 que tính bằng 74 que tính. * Bước 2 : GV hướng dẫn HS đặt tính và tính : HS nêu cách đặt tính và tính như đối với phép cộng 29 + 5. GV ghi bảng như SGK : + 49 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1. 25 * 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng7, viết 7. 74 Vậy 49 + 25 = ? (74) – GV viết bảng. Cho HS nhắc lại. Thực hành : Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu : Tính : + + + + 39 69 19 29 22 24 53 56 HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. GV cho HS nhắc lại cách tính và viết kết quả tính. GV củng cố : Cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số có nhớ. Bài 2 : HS nêu yêu cầu : Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu : Số hạng 9 29 9 49 59 Số hạng 6 34 34 27 29 Tổng 15 GV hướng dẫn HS làm mẫu. HS lần lượt lên bảng làm tiếp các cột còn lại – Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Đâu là số hạng ? Đâu là tổng trong từng phép tính ? GV củng cố : Muốn tính tổng ta làm thế nào ? (Lấy số hạng cộng với số hạng) Bài 3 : 2HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng lời. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Số học sinh cả hai lớp có là : 29 + 25 = 54 (học sinh) Đáp số 54 học sinh. GV củng cố : Muốn biết cả hai lớp có bao nhiêu học sinh ta làm thế nào ? 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Chính tả (tập chép) bím tóc đuôi sam Mục đích, yêu cầu Chép lại chính xác trình bày đúng một đoạn đối thoại trong bài : “Bím tóc đuôi sam” Viết đúng và nhớ cách viết quy tắc chính tả iê/ yê (iên, yên) Làm đúng các bài tập phân bi ... lượt lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. HS nhận xét từng cặp phép tính và rút ra KL : Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. GV củng cố cách cộng nhẩm : 8 cộng với một số. Bài 2 : HS đọc và nêu yêu cầu : Tính + + + + 8 8 8 4 3 7 9 8 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách cộng 8 cộng với một số (dưới dạng tính viết). Bài 3 : Tính nhẩm : 8 + 5 = 8 + 6 = 8 + 9 = 8 + 2 + 3 = 8 + 2 + 4 = 8 + 2 + 7 = HS đọc và nêu yêu cầu. HS làm bài vào vở - Từng HS lên bảng làm - Nhận xét và chữa bài. HS nhận xét và rút ra KL : Khi cộng 8 với một số ta có thể tách 2 ở số sau rồi cộng tiếp với số còn lại của số sau. Bài 4 : HS đọc bài toán Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. HS tự làm bài vào vở. GV giúp HS làm bài - Chữa bài. Bài giải Số tem cả hai bạn có là : 8 + 7 = 15 (tem) Đáp số : 15 tem. GV củng cố : Muốn biết cả hai bạn bao nhiêu tem làm thế nào ? 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thiện các bài tập. ___________________________ Thể dục Giáo viên bộ môn dạy Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2010 Toán 28 + 5 Mục tiêu Giúp HS : Biết thực hiện phép cộng dạng 28 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Thực hành thành thạo. Đồ dùng dạy học : 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính ; bảng gài. Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc bảng cộng 8 cộng với 1 số. Dạy bài mới : Giới thiệu phép cộng 28 + 5 GV nêu bài toán để dẫn ra phép tính : Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? HS tìm kết quả phép tính qua các thao tác trên que tính. HS trình bày các cách thao tác. GV thống nhất và chốt lại : Gộp 8 que tính với 2 que tính(ở 5 que tính) được 1 chục que tính (bó lại thành 1 bó) và còn 3 que tính rời ; 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính với 3 que tính rời là 33 que tính. Vậy 28 + 5 = ? (33) GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK : + 28 * 8 cộng 5 bằng 13, viết 3, nhớ 1. 5 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 33 Thực hành : Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu : Tính + + + + 18 38 58 48 3 4 5 8 HS lên bảng lần lượt làm từng phép tính. Cả lớp làm từng phép tính vào bảng con. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cho HS nhắc lại cách tính : Cộng theo thứ tự từ phải sang trái, nhớ 1 sang tổng các chục. Bài 2 :Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của phép tính nào ? 38 + 5 28 + 9 18 + 7 47 43 25 51 48 + 3 39 + 8 78 + 7 HS nêu yêu cầu : HS nhẩm kết quả từng phép tính trong mỗi hình chữ nhật rồi nối với kết quả thích hợp ở trong mỗi hình vuông. HS lần lượt lên bảng làm.- Dưới lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa. Bài 3 : 2 HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. 1 HS lên bảng giải bài toán. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Số con cả gà và vịt có là : 18 + 5 = 23 (con) Đáp số : 23 con. GV củng cố : Muốn biết cả gà và vịt có bao nhiêu con ta làm thế nào ? Bài 4 : HS đọc và nêu yêu cầu : Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm. HS tự đặt thước, tìm trên vạch chia cm để vẽ đoạn thẳng dài 5 cm. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài : HS trình bày cách vẽ. GV củng cố cách vẽ : Đặt thước đánh dấu điểm ở vạch 0 và điểm ở vạch 5.Dựa vào thước dùng bút nối 2 điểm đó ta được đoạn thẳng 5cm. Củng cố, dặn dò : GV cho HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau Tập làm văn Cảm ơn, xin lôi Mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng nghe và nói : Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó có dùng lời cảm ơn xin lỗi thích hợp. Rèn kĩ năng viết : Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ : bài tập 3 tuần 3. Dạy bài mới Giới thiệu bài và ghi bảng Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 : Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau : HS đọc và nêu yêu cầu. HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu theo nhóm đôi. HS trình bày trước lớp – Nhận xét và bổ sung. GV nhắc HS khi nói lời cảm ơn cần phù hợp với tình huống giao tiếp. VD : Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. Em nói : Cảm ơn bạn. / May quá, không có bạn thì mình ướt hết. (Thái độ chân thành, thân mật) Cô giáo cho mượn quyển sách. - Em nói : Em cảm ơn cô ạ !/ Em xin cảm ơn cô. (Thái độ lễ phép, kính trọng) Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. Em nói : Chị cảm ơn em./ Em ngoan quá ! Chị cảm ơn em. (thân ái) GVcủng cố : Khi nói lời cảm ơn cần nói với thái độ như thế nào ? Bài 2 : Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau : HS đọc và nêu yêu cầu. HS đọc các tình huống. HS thảo luận theo nhóm đôi. HS trình bày – Nhận xét và chốt lại lời đáp phù hợp nhất. Xin lỗi, tớ vô ý quá ! Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ không như thế nữa. Ôi, cháu vô ý quá ! Cháu xin lỗi cụ. Bài 3 : HS đọc và nêu yêu cầu : Nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó có sử dụng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp : HS quan sát 2 bức tranh và nói lại nội dung mỗi bức tranh. Nhiều HS kể lại nội dung tranh 1 có dùng lời cảm ơn ; kể lại nội dung tranh 2 có dùng lời xin lỗi. GV theo dõi và uốn nắn. GV chốt lại : VD : Tranh 1 : Nhân ngày sinh nhật của Tâm, mẹ tặng Tâm một con gấu bông rất đẹp. Tâm thích lắm, em lễ phép đưa hai tay ra nhận món quà của mẹ và nói : “Con gấu bông đẹp quá ! Con cảm ơn mẹ ạ !” Tranh 2 : Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn. Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ. Cậu nói : “Con xin lỗi mẹ ạ !” Củng cố dặn dò: GV nhận xét chung về tiết học. Dặn HS thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi cho phù hợp với tình huống. Tự nhiên và xã hội Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ? Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể : Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác quá nặng. Biết nhấc (nâng) một vật đúng cách. HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ SGK. Hoạt động dạy học : Bài cũ : Dạy bài mới Giới thiệu và ghi bảng : Khởi động : Trò chơi : Xem ai khéo GV phổ biến cách chơi : HS xếp thành 2 hàng dọc, mỗi em đôi trên đầu và 1 quyển sách đi quanh lớp rồi về chỗ sao cho quyển vở không bị rơi. HS chơi – GV nhận xét.GV giới thiệu và ghi bảng. Hoạt động 1: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ? Bước 1 : Làm việc theo cặp : HS làm việc theo cặp và nói với nhau về nội dung từng bức tranh 1, 2, 3, 4, 5 tr10, 11. Hình 1 :Cần ăn các món ăn : cua, cá, tôm, thịt hầm và các loại rau quả tươi hàng ngày để xương và cơ phát triển. Hình 2 : Bạn ở trong hình 2 ngồi học sai tư thế, để đèn ở phía tay trái, ánh sáng đèn hắt sang tay phải sẽ không bị lấp bóng khi viết, tránh bị vẹo người. Lưng bạn khi ngồi học không thẳng. Hình 3 : 1 bạn đang bơi. Bơi là môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển xương và cơ, giúp chúng ta cao lên thân hình cân đối hơn. Hình 4, 5 : 1 bạn đang xách vật nặng : cong vẹo cột sống. Bước 2 : Làm việc cả lớp : HS lên bảng trình bày . - HS thảo luận câu hỏi : Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt ? HS trình bày - Nhận xét. GVKL : Nên ăn uống vừa đủ, lao động vừa sức, tập luyện thể dục thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ, giúp cho xương và cơ phát triển tốt. Không nên ngồi học sai tư thế, mang vác vật nặng,... Hoạt động 2 : Trò chơi nhấc một vật : Bước 1 : GV làm mẫu như H6 SGK và phổ biến luật chơi. Bước 2 : GV tổ chức cho HS chơi : Vài HS làm mẫu : nhấc một vật nặng là dùng sức của cả hai chân và tay không dùng sức của cột sống. GV chia lớp thành 2 đội có số người bằng nhau xếp thành 2 hàng dọc đứng cách hai vật nặng và đứng dưới vạch. GV hô bắt đầu thì 2 HS đầu hàng bắt đầu nhấc vật sau đó chạy về chỗ cũ rồi bạn khác lại lên lần lượt nhấc cho đến hết. Đội nào làm xong trước là thắng. GV nhận xét tư thế và đội nào làm đúng và nhanh nhất. Các em đã học được điều gì qua trò chơi này ? (Khi nhấc vật lưng phải thẳng,...) Củng cố dặn dò : - Để xương và cơ phát triển tốt cần phải làm gì ? GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau. Chính tả (nghe viết) Trên chiếc bè Mục đích, yêu cầu Rèn kĩ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác một đoạn trong bài : Trên chiếc bè. Biết trình bày bài : viết hoa chữ đầu câu, đầu bài, đầu đoạn, tên nhân vật. Củng cố quy tắc chính tả với yê/ iê ; làm đúng các bài tập phân biệt phụ âm đầu hoặc vần (d/r/gi ; ân/âng) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết quy tắc iê/ yê. Các hoạt động dạy học Bài cũ : Bài mới : 1. Giới thiệu bài :GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. Hướng dẫn HS nghe viết : Hướng dẫn HS chuẩn bị GV đọc bài chính tả - 2HS lại. HS nêu nội dung bài chính tả : Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu ? Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào ? Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Sau dấu chấm xuống dòng chữ đầu câu viết thế nào ? HS viết vào bảng con : rủ nhau, ngao du, trôi, GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV đọc laị cho HS soát bài . Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 2 : HS đọc và nêu yêu cầu : Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê : HS tiếp nối nhau tìm và nêu. Nhận xét và chữa bài : hiền, biếu, nhiều, chiếu ; chuyển, truyện, yến,... GV treo bảng phụ quy tắc viết iê/yê : Viết iê đi với âm đầu. Viết yê đi với âm đâu + âm đệm hoặc không có âm đầu. Bài 3 : Phân biệt cách viết các chữ có in đậm trong câu. HS đọc và nêu yêu cầu. GV giúp HS nắm vững yêu cầu. HS đọc các câu cần phân biệt các tiếng có âm đầu d/r/gi hoặc các tiếng có vần ân/ âng. HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào VBT.Nhận xét và chữa bài : +dỗ : dỗ dành, anh dỗ em ,... viết d. +giỗ : giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ,... viết gi. +dòng : dòng nước, dòng sông, dòng thơ, dòng kẻ,...viết d. + ròng : ròng rã, khóc ròng, mưa ròng,... viết r +vần : đánh vần, vần thơ, vần nồi cơm,... viết vần. + vầng : vầng trăng, vầng mặt trời, vầng trán,... viết vầng + dân : nhân dân, nông dân, dân dã, dân lành,... viết dân +dâng :dâng hiến, hiến dâng, kính dâng, nước dâng lên, trào dâng,...viết dâng. Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại quy tắc viết iê/yê.GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: