Chào cờ:
Toán:
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 – 8
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14- 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14- 8
BTCL : Bài 1(a) ; Bài 2 ; Bài 4.
II. Đồ dùng :
Que tính
III. Hoạt động dạy học :
Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012 Chào cờ: Toán: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 – 8 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14- 8, lập được bảng 14 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14- 8 BTCL : Bài 1(a) ; Bài 2 ; Bài 4. II. Đồ dùng : Que tính III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài : 63- 35 ; 73- 29 33- 8 43 - 14 Nêu cách thực hiện phép tính Nhận xét 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn thực hiện phép trừ 14- 8 * GV đưa ra bài toán : Có 13 que tính. Bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? Yêu cầu học sinh nhắc lại - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? Viết lên bảng 14- 8 - Yêu cầu học sinh lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt đi 8 que, sau đó yêu cầu trả lời. Có bao nhiêu que tính ? - Đầu tiên bớt 4 que tính rời trước. Còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? - Để bớt được 4 que tính tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que. - Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que ? - Vậy 14 trừ 8bằng mấy ? - Viết lên bảng 14- 8 = 6 * Đặt tính - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm * Lập bảng trừ - Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả của phép trừ. - Yêu cầu học thuộc lòng Thực hành : Bài 1 : Tính nhẩm(cột a). - Yêu cầu học sinh tự nhẩm và ghi ngay kết quả - Nhận xét bài làm Bài 2 : Tính - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Làm bài vào bảng con - GV nhận xét Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài - GV nhận xét Củng cố- dặn dò : Nhận xét tiết học Đọc bảng trừ Xem lại bài - 4 em lên bảng làm bài - HS nhắc lại - Thực hiện phép trừ 14- 8 - HS thao tác trên que tính - Có 14 que tính(có 1bó que tính và 4 que tính rời) - 4 que - Còn 6 que tính - 14 trừ 8 bằng 6 14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới - 8 thẳng cột với 1(đơn vị). Viết dấu 6 trừ và kẻ vạch ngang. - Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. - Nhắc lại cách trừ - Thao tác trên que tính tìm kết quả - Nối tiếp nhau đọc kết quả 14- 5 = 9 14- 8= 6 14- 6 = 8 14- 9 = 5 14- 7 = 7 14- 10 = 4 Học thuộc lòng bảng trừ - 4 HS lên bảng làm bài - Nhận xét bài làm - HS nêu - Làm bài - Nêu cách tính 13 13 13 13 13 - 6 - 9 - 7 - 4 - 5 - HS đọc - HS tự giải vào vở - Lên bảng làm bài Bài giải : Số xe đạp cửa hàng còn lại là : 13 – 6 = 7(xe đạp) Đáp số : 7 xe đạp .............................................. Tập đọc : BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhận vật trong bài. - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.(TLCCH trong SGK) - GDMT: GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình. - GDKNS + Thể hiện sự cảm thông( cảm nhận và biết bày tỏ sự cảm thông với nhân vật trong câu chuyện) + Xác định giá trị(nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện) + Tự nhận thức về bản thân(tự liên hệ bản thân biết hiếu thảo với cha mẹ) + Tìm kiếm sự hỗ trợ II. Đồ dùng: - Tranh SGK III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ: Mẹ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: Giới thiệu: - Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?. - Chỉ lên bức tranh và nói: Đây là cô giáo, cô đang trao cho bạn nhỏ 1 bó hoa cúc. Hoa trong vườn trường không được hái nhưng cuối cùng bạn lại được nhận hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao bạn nhỏ lại được hái hoa trong vườn trường qua bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui. - Viết tên bài lên bảng. v Hoạt động 1: Luyện đọc * Đọc mẫu. - GV đọc mẫu: Lời người kể thong thả, lời Chi cầu khẩn, lời cô giáo dịu dàng, trìu mến. * Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ. - Đọc theo đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. Luyện đọc một số câu: Luyện đọc chú giải - Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - Nhận xét, cho điểm. - Cả lớp đọc đồng thanh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? - Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì? - Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa? - Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa? - Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? - Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý? Luyện đọc lại: - Các nhóm, HS tự phân vai thi đọc Củng cố- dặn dò: - Gọi 2 HS đọc đoạn con thích và nói rõ vì sao? - GV kết luận - Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Quà của bố. - Hát - 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi - Cô giáo đưa cho bạn nhỏ 3 bông hoa cúc. - Theo dõi SGK và đọc thầm theo. - HS nối tiếp nhau đọc - Luyện đọc các từ: bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, khỏi bệnh, đẹp mê hồn,... - HS luyện đọc các câu. Em muốn đem tặng bố / 1 bông hoa Niềm Vui / để bố dịu cơn đau. // Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. // Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em. // Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ / dó dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.// - HS đọc SGK - Nối tiếp nhau đọc - Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung. - Thi đoïc. - Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niềm Vui. - Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố. - Theo nội quy của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn. - Biết bảo vệ của công -- Em hãy hái thêm hai bông nữa.... - - Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà. - - HS luyện đọc - Nhận xét - Đoạn 1: Tấm lòng hiếu thảo của Chi. - Đoạn 2: ý thức về nội qui của Chi - Đoạn 3: Tình cảm thân thiết của cô và trò. - Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đối với cô giáo và nhà trường. ........................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012 Toán: 34 - 8 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trng phạm vi 100, dạng 34-8. - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ. - Biết giải bài toán về ít hơn. (làm BT1 cột 1,2,3; BT3; BT4) II. Đồ dùng : Que tính, bảng con. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ 14 trừ đi một số: 14 - 8 - Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng công thức 14 trừ đi một số. - Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 14 – 8. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: - Tiết học hôm nay chúng ta học bài: 34 - 8 v Hoạt động 1: Phép trừ 34 – 8 - Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Viết lên bảng 34 – 8. - Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, tìm cách để bớt đi 8 que rồi thông báo lại kết quả. - 34 que tính, bớt đi 8 que, còn lại bao nhiêu que? - Vậy 34 – 8 bằng bao nhiêu? - Viết lên bảng 34 – 8 = 26 - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. - Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính. v Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính? - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hỏi: Bài toán thuộc dạng gì? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng, cách tìm số bị trừ trong một hiệu và làm bài tập. - Nhận xét, cho điểm. Củng cố – Dặn dò - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 – 8. - Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em chưa chú ý, chưa cố gắng trong học tập. - Chuẩn bị: 54 - 18 - Hát - HS đọc - HS thực hiện. - Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán. - Thực hiện phép trừ 34 – 8. - Thao tác trên que tính. - 34 que, bớt đi 8 que, còn lại 26 que tính. - 34 trừ 8 bằng 26. Viết 34 rồi viết 8 xuống dưới - 8 thẳng cột với 4. Viết dấu – và kẻ 26 vạch ngang. - 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8, 14 trừ 8 được 6, viết 6 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. - Nghe và nhắc lại. - Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính. - Đọc và tự phân tích đề bài. - Bài toán về ít hơn Tóm tắt Nhà Hà nuôi : 34 con gà. Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà: 9 con gà. Nhà Ly nuôi : con gà? Bài giải Số con gà nhà bạn Ly nuôi là: 34 – 9 = 25 (con gà) Đáp số: 25 con gà. a. x + 7 = 34 x = 36 + 14 x = 27 - HS nêu. .............................................. Luyện viết: CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I. Mục tiêu: - Luyện viết lại bài chính tả Cây xoài của ông em của tuần 11 - Viết đúng các chữ dễ mắc lỗi trong bài chính tả. II. Đồ dùng: - Bảng con III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Nhận xét cơ bản về lỗi trong bài viết chính tả Cây xoài của ông em của tuần 11 - Yêu cầu viết lại các chữ: lẫm chẫm, lúc lỉu, từng chùm, chín vàng, bày,.... - Nhắc nhở khắc phục các lỗi cơ bản 2. Hướng dẫn luyện viết Hoạt động 1: Luyện viết bài - GV viết bài lên bảng - Nêu cách trình bày cách viết đoạn văn ? - GV đọc lại bài viết - Yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài Hoạt động 2: Kiểm tra và chữa lỗi: - Yêu cầu học sinh trong cùng một bàn đổi vở để kiểm tra chéo nhau. - Chữa lỗi vào cuối bài - GV chấm bài - Nhận xét về chữ viết và cách trình bày Dặn dò: Nhận xét tiết học Về nhà viết lại bài - Một số em tự nhận xét bài viết của mình. - Viết bảng con - Gọi HS đọc lại bài viết - Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu của mỗi câu viết hoa và lùi vào 1ô. - HS chép bài vào vở - Kiểm tra bài của bạn - HS chữa lỗi - Lắng nghe ......................................................... Anh văn: GV CHUYÊN DẠY ........................................................ Chính tả( Tập chép): BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn lời nói của nhận vật. - Làm được BT2; BT3a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùn ... d/ Em làm 3 bài tập toán. - Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu. - Nhận thẻ từ và ghép. - HS dưới lớp viết vào nháp. - Em giặt quần áo. - Chị em xếp sách vở. - Linh rửa bát đũa / xếp sách vở. - Cậu bé giặt quần áo / rửa bát đũa. - Em và Linh quét dọn nhà cửa. - Mẫu câu Ai làm gì? và các từ ngữ chỉ hoạt động. - HS đặt câu ...................................... HDTH: - GV nêu yêu cầu - HS đưa vở in của Toán và Tiếng Việt ra làm bài - GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài tập - Quan sát, uốn nắn học sinh Y - Học sinh hoàn thiện bài tập ............................................................................................................................................. Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2012 Tập làm văn : KỂ VỀ GIA ĐÌNH I. Mục tiêu : - Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1). - Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo nội dung BT1. - GDKNS: + Xác định giá trị + Tự nhận thức bản thân + Tư duy sáng tạo + Thể hiện sự cảm thông II. Đồ dùng - Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, có mẹ, và 2 con. Bảng chép sẵn gợi ý ở bài tập 1. phiếu bài tập cho HS. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ - Gọi 4 HS lên bảng. - Nhận xét cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: - Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai? - Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình. - Chia lớp thành nhóm nhỏ. - Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Phát phiếu học tập cho HS. - Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em - Thu phiếu và chấm. - Nhận xét Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở. - Chuẩn bị: Viết tin nhắn - Hát - HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung. - HS dưới lớp nghe và nhận xét. - Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. - Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh. - 3 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe và ghi nhớ. - HS tập nói trong nhóm trong 5 phút. - HS chỉnh sửa cho nhau. - VD về lời giải. - Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Hành. Em rất yêu qúy gia đình của mình. - Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn - Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em. - Nhận phiếu và làm bài. - 3 đến 5 HS đọc. ............................................................. Chính tả( Nghe viết): QUÀ CỦA BỐ I.Mục tiêu: - Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu. - Làm được BT2; BT3a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng: Bảng có ghi sẵn nội dung các bài tập. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết các từ: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối,.. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Hướng dẫn viết chính tả: Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết. - GV đọc đoạn đầu bài Quà của bố. - Đoạn trích nói về những gì? - Quà của bố khi đi câu về có những gì? Hướng dẫn cách trình bày. - Đoạn trích có mấy câu? - Chữ đầu câu viết thế nào? - Trong đoạn trích có những loại dấu nào? - Đọc câu văn thứ 2. Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS đọc các từ khó. - Yêu cầu HS viết các từ khó. Viết chính tả. Soát lỗi. Chấm bài. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét. - Cả lớp đọc lại. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - HD HS nắm yêu cầu, HS tự làm bài - Nhận xét sửa sai Đáp án: Làng tôi có lũy tre xanh, Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng. Trên bờ, vải, nhãn hai hàng, Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. - Chuẩn bị: tiết sau - HS lên bảng viết - Theo dõi bài. - Những món quà của bố khi đi câu về. - Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối. - 4 câu - Viết hoa. - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu 3 chấm. - Mở sách đọc câu văn thứ 2. - Cà cuống, nhộn nhạo, toả, toé nước - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài. - Điền vào chỗ trống iê hay yê. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. - Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập. - HS đọc - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT ..................................................... Toán: 15,16,17,18 TRỪ ĐI MỘT SỐ I.Mục tiêu: - Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ: 15,16,17,18 trừ đi một số. Làm BT1 II. Đồ dùng - Que tính. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ Luyện tập. - Đặt tính rồi tính 84 – 47 30 – 6 74 – 49 62 – 28 - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: - GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. v Hoạt động 1: 15 trừ đi một số Bước 1: 15 – 6 - Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại? - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. - Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính? - Vậy 15 trừ 6 bằng mấy? - Viết lên bảng: 15 – 6 = 9 Bước 2: - Nêu: tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? - Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng. - Viết lên bảng: 15 – 7 = 8 - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8; 15 – 9. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số. v Hoạt động 2: 16 trừ đi một số - Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy? - Vậy 16 trừ 9 bằng mấy? - Viết lên bảng: 16 – 9 = 7. - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. v Hoạt động 3: 17, 18 trừ đi một số - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 - Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức. - Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. v Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 –1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? - Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. 16- 9; 16 -7; 16- 8; 17- 8; 17- 9. 18- 9; 13- 7; 12- 8; 14- 6; 20- 8 Củng cố – Dặn dò - Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên. - Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 - Hát - HS thực hiện. - Nghe và phân tích bài toán. - Thực hiện phép trừ 15 – 6 - Thao tác trên que tính. - Còn 9 que tính. - 15 – 6 bằng 9. - Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính. - 15 trừ 7 bằng 8. - 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 - HS đọc bài - Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính. - 16 bớt 9 còn 7 - 16 trừ 9 bằng 7 - Trả lời: 16 – 8 = 8 16 – 7 = 9 - HS đọc bài - Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả. - Điền số để có: 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 - Đọc bài và ghi nhớ. 15 – 6 = 9 16 – 8 = 8 15 – 7 = 8 16 - 9 = 7 15 – 8 = 7 17 – 8 = 9 15 – 9 = 6 17 – 9 = 8 16 – 7 = 9 18 – 9 = 9 - Ghi kết quả các phép tính. - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính. - Cho nhiều HS trả lời. Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 –8 –1 hay 7 – 1 (7 là kết quả bước tính 15 – 8) - HS đọc. ....................................................... Sinh hoạt lớp: TỔNG KẾT TUẦN 13 I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 13 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì tốt sĩ số của lớp. - Nề nếp lớp ra vào lớp thực hiện nghiêm túc. - GV đã tiến hành triển khai tổ chức cho học sinh về nội dung HĐNGLL chơi 2 trò chơi dân gian Chi chi dành dành và cướp cờ và phát động phong trào TDTT, văn nghệ, nhảy Erôpích vào giờ ra chơi của các ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Tồn tại : - Một số em ngồi học còn hay nói chuyện riêng chưa tập trung vào bài như Vi, Hoà, Ánh, ... * Học tập: - Dạy- học đúng PPCT và TKB, Học sinh có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Sách vở, đồ dùng đầy đủ. - Một số em tiến bộ rõ rệt trong học tập như Dịu, Lan, . - Nhiều em có nhiều hoa điểm mười trong tuần như Hiền, ,.. Tồn tại : - Một số em về nhà chưa làm bài tập, đến trường còn hay quên sách vở như Nhi, Hoà, Kiên,... *VS: - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học tương đối sạch sẽ. - Một số em còn chây lười trong vệ sinh như Vi,Thanh, Hoà.. III. Kế hoạch tuần 14 * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 14 - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. - Về nhà học bài và làm bài đầy đủ * Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Tiếp tục chăm sóc bồn hoa hằng ngày. - Nhắc nhở học sinh về trang trí trong phòng học
Tài liệu đính kèm: