TIẾT Thủ công
LÀM VÒNG ĐEO TAY (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy
Kỹ năng: Làm được vòng đeo tay
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mẫu vòng đeo tay. Qui trình làm vòng đeo tay. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT Thủ công LÀM VÒNG ĐEO TAY (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy Kỹ năng: Làm được vòng đeo tay Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công. II. CHUẨN BỊ: GV: Mẫu vòng đeo tay. Qui trình làm vòng đeo tay. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ HS: Giấy thủ công, keo, bút màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Hát Kiểm tra bài cũ: (4’) Làm vòng đeo tay (tiết 1) GV kiểm tra dụng cụ của HS Nêu lại qui trình làm vòng đeo tay Nhận xét Bài mới: Làm vòng đeo tay (tiết 2) Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thực hành làm vòng đeo tay và tập trang trí sản phẩm đã hoàn chỉnh Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn thực hành Phương pháp: Quan sát,vấn đáp + Bước 1: HS làm mẫu Cho HS thực hành thao tác làm vòng đeo tay GV nhận xét + Bước 2: Thực hành GV tổ chức cho HS thực hành làm vòng đeo tay Yêu cầu mỗi HS đều làm GV nhắc nhở: Nếp gấp phải sát, miết nhẹ tay, kéo và nối 2 đầu lại với nhau thì chúng ta cần nhẹ nhàng và dán thật khéo. Hoạt động 2: (5’) Trưng bày sản phẩm Phương pháp: Thực hành + Bước 1: GV hướng dẫn gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: Vẽ hình người có đeo vòng tay, vòng cổ. + Bước 2: Cho HS trưng bày sản phẩm GV chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương Lưu ý HS còn lúng túng, giúp đỡ các em hoàn thành sản phẩm Đánh giá sản phẩm của HS Nhận xét, GDTT. Tổng kết – Dặn dò: (1’) Thực hành nhiều lần cho thành thạo. Chuẩn bị: “Làm con bướm (tiết 1)” Nhận xét tiết học HS để trên bàn HS nêu HS nhắc lại Lớp nhận xét bổ sung HS thực hiện theo HS thực hiện các bước HS quan sát theo dõi HS thực hiện Đánh giá sản phẩm RÚT KINH NGHIỆM TIẾT Tập đọc NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt, Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: (3’) Cây dừa Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Cây dừa. Nhận xét và ghi điểm HS. 3. Bài mới : Những quả đào Hỏi: Nếu bây giờ mỗi con được nhận một quả đào, các con sẽ làm gì với quả đào đó? Ba bạn nhỏ Xuân, Vân, Việt cũng được ông cho mỗi bạn một quả đào. Các bạn đã làm gì với quả đào của mình? Để biết được điều này chúng ta cùng học bài hôm nay Những quả đào. Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài. Chú ý giọng đọc: + Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. + Lời của ông, đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng. + Lời của Xuân, đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu. + Lời của Vân, đọc với giọng ngây thơ. + Lời của Việt, đọc với giọng rụt rè, lúng túng. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Hỏi: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai? Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn? Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Nêu giọng đọc và tổ chức cho HS luyện đọc 2 câu nói của ông. Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân. Chú ý đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu. Gọi HS đọc mẫu câu nói của ông. Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự như trên. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. 4. Củng cố – Dặn dò (1’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết 2 Hát 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Cây dừa và trả lời câu hỏi cuối bài. HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn. Một số HS trả lời theo suy nghĩ riêng. 1 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV. + Các từ đó là: quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, chẳng, thốt lên, 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. Chúng ta phải đọc với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt. Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: Sau một chuyến có ngon không? + Đoạn 2: Cậu bé Xuân nói .. ông hài lòng nhận xét. + Đoạn 3: Cô bé Vân nói còn thơ dại quá! + Đoạn 4: Phần còn lại. 1 HS đọc bài. 1 HS đọc bài. 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. 2 HS đọc bài. 1 HS đọc bài. 1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại. 1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại. HS đọc đoạn 2. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đọan trong bài. HS đọc đồng thanh. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT Tập đọc NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Đọc trơn được cả bài. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. 2.Kỹ năng: . Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. 3.Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ: GV: SGK HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS ĐDDH 1’ 1’ 16’ 15’ 3’ 1. Khởi động 2. Bài mới Sang tiết 2, chúng ta sẽ tìm hiểu và ý nghĩa của bài Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - GV đọc mẫu toàn bài lần 2 và đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - Người ông dành những quả đào cho ai? - Xuân đã làm gì với quả đào ông cho? - Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào ? - Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy? - Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho? - Ông đã nhận xét về Vân như thế nào ? - Chi tiết nào trong chuyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại? - Việt đã làm gì với quả đào ông cho? - Ông nhận xét về Việt như thế nào ? - Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy? - Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài. -Yêu cầu HS nối nhau đọc lại bài. - Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài Chuẩn bị : Cây đa quê hương Nhận xét tiết học. - Hát - Theo dõi bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - Người ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ. - Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò. Em hi vọng hạt đào sẽ lớn thành 1 cây đào to. - Người ông sẽ rằng sau này Xuân sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi. - Ông nhận xét về Xuân như vậy vì khi ăn đào, thấy ngon Xuân đã biết lấy hạt đem trồng để sau này có 1 cây đào thơm ngon như thế. Việc Xuân đem hạt đào đi trồng cũng cho thấy cậu rất thích trồng cây. - Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nổi cô bé ăn xong rồi vẫn còn thèm mãi. - Ông nhận xét: Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá. - Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì ăn xong rồi vứt hạt đào đi luôn. - Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào lên gườn bạn rồi trốn về. - Ông nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu. - Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. + Con thích Xuân vì cậu có ý thức giữ lại giống đào ngon. + Con thích Vân vì Vân ngây thơ. + Con thích Việt vì cậu là người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương bạn bè, biết san sẻ quả ngon với người khác. + Con thích người ông vì ông rất yêu thích các cháu, đã giúp các cháu mình bọc lộ tính cách 1 cách thoải mái, 1 cách tự nhiên. - ... g Trời _ Ôn Tâng cầu. 2. Kỹ năng : _ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động. _ Yêu cầu thực hiện động tác và đạt số lần tăng cầu liên tục nhiều hơn giờ trước. 3. Thái độ: _ Trật tự không xô đẩy. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN. _ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn. _ Còi, vòng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Định lượng Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu : _ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. _ Xoay cổ tay, xoay vai, xoay đầu gối, xoay hông. _ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. _ Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu. _ Ôn bài bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản : _ Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời” _ Tâng cầu 3. Phần kết thúc : _ Đi đều theo 4 hàng dọc. _ Tập một số động tác thả lỏng. _ GV và HS hệ thống bài. _ GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. 8’ 1’ 2’ 2’ 1’ 2’ 20’ 10’ 10’ 5’ 1’ 1’ 2’ 1’ _ Theo đội hình hàng ngang. _ Theo đội hình hàng dọc. _ Theo đội hình vòng tròn. _ Theo đội hình hàng dọc. GV nêu tên trò chơi, cách chơi. Sau đó choi trò chơi có kết hợp vần điệu à Nhận xét, tuyên dương. _ GV nêu tên trò chơi, làm mẫu cách tâng cầu, chia tổ để HS chơi theo sự quản lý của tổ trưởng. Từng em tâng cầu bằng vợt gỗ hoặc bảng nhỏ. _ Theo đội hình hàng dọc. _ Về tập chơi cho quen. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT Tập làm văn ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Biết đáp lời chia vui của người khác bắng lời của mình. 2.Kỹ năng: Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương. 3.Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn. II. CHUẨN BỊ GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối. Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời chia vui. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Đáp lời chia vui, nghe và trả lời câu hỏi * Hôm nay, chúng ta sẽ Đáp lời chia vui, nghe và trả lời câu hỏi về nội dung truyện Sự tích hoa dạ lan hương Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (20’) Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải, thực hành * Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài. Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1. Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói như thế nào ? Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao? Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài. Nhận xét và cho điểm tiết học. * Bài 2 GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần: Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào? Về sau, cây hoa xin Trời điều gì? Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm? -Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên. Gọi 1 HS kể lại câu chuyện. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe. Chuẩn bị: Nghe – Trả lời câu hỏi. Hát 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại: 1 em nói lời chia vui (chúc mừng), em kia đáp lại lời chúc. Lớp theo dõi và nhận xét bài của các bạn. 1 HS nhắc lại. Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau. 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em. Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./ Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./ 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. Ví dụ: * Tình huống b Năm mới, bác sang chúc Tết gia đình. Chúc bố mẹ cháu luôn mạnh khoẻ, công tác tốt. Chúc cháu học giỏi, chăm ngoan để bố mẹ luôn vui. Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc. * Tình huống c Cô rất vui vì trong năm học này, lớp ta con nào cũng tiến bộ hơn, học giỏi hơn, lớp lại đoạt được danh hiệu lớp tiên tiến. Cô chúc các con giữ vững và phát huy những thành tích ấy trong năm sắp tới. Chúng con xin cảm ơn cô vì cô đã tận tình dạy bảo chúng con trong năm học vừa qua. Chúng con xin hứa với cô sẽ luôn cố gắng làm theo lời cô dạy. - Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó. Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão. Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão. Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa. Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT Toán MÉT I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp HS: Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m). Làm quen với thước mét. Hiểu được mối liên quan giữa m với dm, với cm. 2.Kỹ năng: Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét. Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét. 3.Thái độ: Ham thích học toán. II. CHUẨN BỊ GV: Thước mét, phấn màu. HS: Vở, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Sửa bài 4 GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: Mét * Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về 1 đơn vị đo mới là Mét Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Giới thiệu mét (m) (10’) Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. Vẽ độ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m. Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”. Viết “m” lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. Đoạn thẳng trên dài mấy dm? Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng 1 m = 10 dm Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm? Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 1 m = 100 cm Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (15’) Phương pháp: Thực hành * Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Viết lên bảng 1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống? Vì sao? Yêu cầu HS tự làm bài. * Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt? Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện như thế nào ? Yêu cầu HS tự làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. * Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. Cây dừa cao mấy mét? Cây thông cao ntn so với cây dừa? Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông? Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài, nhận xét và tuyên dương. * Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần. Hãy đọc phần a. Yêu cầu HS hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m và 10 cm, sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu? Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a? Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhận xét và tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học. Yêu cầu HS nêu lại quan hệ giữa mét với đêximet, xăngtimet. Chuẩn bị: Kilômet. Hát 2 HS lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở nháp. HS lắng nghe. Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài. Dài 10 dm. HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet. 1 mét bằng 100 xăngtimet. HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. Điền số thích hợp vào chỗ trống. Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăngtimet. Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét. Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu m? Cây dừa cao 8m Cây thông cao hơn cây dừa 5m. Tìm chiều cao của cây thông. Thực hiện phép cộng 8m và 5m 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tóm tắt Cây dừa : 5m. Cây thông cao hơn : 8m Cây thông cao . . . : m? Giải Cây thông cao là: 5 + 8 = 13 (m) Đáp số: 13m Bài tập yêu cầu chúng ta điền cm hoặc m vào chỗ trống. Cột cờ trong sân trường cao 10 Cột cờ cao khoảng 10m. Điền m Làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp. b) Bút chì dài 19cm. c) Cây cau cao 6m. d) Chú Tư cao 165cm. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: