Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 25

Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 25

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

HỘI VẬT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A. TẬP ĐỌC:

 - Luyện đọc đúng các từ : khôn lường, giục giã, Quắm Đen , thoắt biến, loay hoay, nhễ nhại. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài,bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ : tứ xứ, sới vật, keo vật.

 + Hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi

 - Học sinh yêu thích thể thao.

B. KỂ CHUYỆN:

 -Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện Hội vật. Kể lại một cách tự nhiên, kết hợp với cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 -Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .

-HS: Sách giáo khoa.

 

doc 34 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25	 Ngày soạn :4/3/2007
 	 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 5 /3 /2007 	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. TẬP ĐỌC:
 - Luyện đọc đúng các từ : khôn lường, giục giã, Quắm Đen , thoắt biến, loay hoay, nhễ nhại. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài,bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 + Hiểu nghĩa các từ ngữ : tứ xứ, sới vật, keo vật.
 + Hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi 
 - Học sinh yêu thích thể thao.
B. KỂ CHUYỆN:
 -Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện Hội vật. Kể lại một cách tự nhiên, kết hợp với cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 -Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
-HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định: Hát
 2. Bài cũ: Gọi 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi bài :Tiếng đàn.( 5 phút)
H: Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? (Thảo) 
H: Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn? (Hạnh)
H: Nêu nội dung chính của bài. (Hồng Ngọc)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc . ( 10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1.
- Gọi 1 HS đọc bài và chú giải.
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
- GV nhận xét - Tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 10 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Những chi nào cho thấy cảnh hội vật rất sôi động ?
- Giảng từ : tứ xứ :Bốn phương, khắp nơi.
sới vật: khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật.
Ý1: Cảnh mọi người đi xem hội vật. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3 .
H: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ?
H: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? 
- Giảng từ : keo vật : một hiệp đấu vật .	
Ý2: Cuộc đấu vật bắt đầu .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và 5.
H: Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng Quắm Đen như thế nào?
H: Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
Ý3: Kết thúc keo vật .
- Yêu cầu HS thảo luận và rút ra nội dung chính. 
- GV chốt nội dung chính - Ghi bảng.
Nội dung chính: Nhờ mưu trí và giàu kinh nghiệm mà ông Cản Ngũ đã thắng trong keo vật. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 10 phút)
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc bài.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* Chuyển tiết : Cho HS hát tập thể.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 10 phút)
-Gọi 1 HS đọc mẫu đoạn 2,3,4
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm 5. 
-Yêu cầu các nhóm thi đọc trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện. ( 20phút)
-Gọi HS đọc gợi ý phần kể chuyện . 
-Yêu cầu 5 HS kể mẫu 5 đoạn.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS kể theo nhóm.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kể nối tiếp, mỗi em một đoạn.
- Mời HS nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- GV nhận xét, bình chọn HS kể hay.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
- HS đọc nối tiếp theo dãy dọc.
- HS phát âm từ khó.
- HS nối tiếp đọc mỗi em một đoạn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Tiếng trống nổi lên dồn dập, người từ khắp nơi đổ về xem hội đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, họ chen lấn nhau , quây kín quanh sới vật, có người trèo lên cả cây cao để xem cho rõ.
- 3 HS nhắc ý 1.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Quắm Đen : nhanh nhẹn vừa vào sới vật đã lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. 
-Ông Cản Ngũ bước hụt chân, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc . 
- 3 HS nhắc ý 2.
-1 HS đọc – Lớp đọc thầm theo.
-Quắm Đen gò lưng nhưng không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng . 
-Vì Quắm Đen là người khỏe mạnh nhưng xốc nổi, thiếu kinh nghiệm .Còn ông Cản Ngũ lại là người điềm đạm, giàu kinh nghiệm.
- 3 HS nhắc ý 3.
- HS thảo luận nhóm cặp và trình bày trước lớp.
- 3 HS nhắc lại.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
-Một số HS luyện đọc theo đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét.
-Lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp hát.
-1 HS khá đọc - Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc trong nhóm, mỗi HS đọc một đoạn . 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét bình chọn bạn và nhóm đọc hay.
- 2 HS đọc phần gợi gợi ý.
-HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tập kể theo nhóm.
- Mỗi nhóm 5 em, HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
- 5 HS xung phong nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn - Lớp theo dõi.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét.
 4. Củng cố – dặn dò: ( 5 phút)
- Gọi 1 HS đọc cả bài - Nêu nội dung chính.
H: Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Hội vật? ( Hội vật thật vui./ Hội vật rất tưng bừng./ Hội vật thật hấp dẫn./)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
_____________________________
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU :
 - Giúp học sinh ôn tập lại một số hành vi và kĩ năng đạo đức mà các em đã học ở các bài :9,10,11.
 - Học sinh biết đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế, tôn trọng khách nước ngoài và tôn trọng đám tang.
 - Giáo dục học sinh ý thức với bản thân và với mọi người.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Phiếu bài tập.
 - HS: Chuẩn bị nội dung bài hùng biện về nội dung : Tôn trọng khách nước ngoài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định : Hát
 2. Kiểm tra: ( 5 phút)
 H:Vì sao ta phải tôn trọng đám tang?( Chi)
 H: Khi em gặp đám tang, em phải làm gì?(Nga)
 3. Bài mới :Giới thiệu bài - Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Những việc cần làm. ( 10 phút)
1)Mục tiêu :HS nắm được các việc cần làm để thể hiện được tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
2) Cách tiến hành :Treo bảng phụ ghi sẵn phiếu bài tập.Gọi HS đọc phiếu bài tập.
-Phát phiếu bài tập. Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
 Điền chữ Đ vào trước hành động em cho là đúng, chữ S vào trước hành động em cho là sai.
 Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
 Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo Cu ba.
 Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
 Giới thiệu về đất nước với những bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
 Các bạn nhỏ ở nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
 Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến 
Việt Nam, giúp chỉ đường nói chuyện.
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận :
Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài . Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
Hoạt động 2: Phiếu bài tập. ( 5 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận xét và đánh giá các hành vi nên làm hoặc không nên làm khi gặp đám tang.
* Cách tiến hành: Treo bảng phụ, gọi HS đọc phiếu bài tập.
- Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập, gọi1 HS lên bảng.
- Gọi học sinh nhận xét.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
Hoạt động 3: Thi hùng biện giỏi.(10phút)
* Mục tiêu : Thông qua cuộc thi HS nắm được cần phải làm gì để tôn trọng khách nước ngoài.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận để viết một bài hùng biện theo nội dung gợi ý :
 + Tại sao lại phải tôn trọng khách nước ngoài? Chúng ta phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài ?
- Gọi đại diện các nhóm thi hùng biện trước lớp.
- GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá và bình chọn người hùng biện hay nhất.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương người hùng biện hay nhất, khuyến khích các em còn lại.
- HS quan sát, 1 HS đọc phiếu bài tập.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- 1 HS lên bảng.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát, 1 HS đọc phiếu bài tập.
- Nhận phiếu và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Đổi chéo phiếu bài tập để sửa bài.
- Chia nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Địa diện 4 nhóm lên tham gia thi hùng biện giỏi.
- Cùng với GV nhận xét, đánh giá, bình chọn người hùng biện hay nhất.
 4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
__________________________ ... nhận xét kết quả.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 Đáp án: 
a)  Chiều chiều em đứng nơi này em trông 
 Cánh có chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
b)  Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
  Giờ đừng làm đứt dây tơ.
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc lại - Lớp đọc thầm theo.
- Khi trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy , cả bầy hăng máu phóng như bay , bụi cuốn mù mịt .
- Đoạn văn có 5 câu.
-Những chữ cái đầu câu: Đến , Cái , Cả , Bụi , Các .
-Cả lớp đọc thầm và tìm từ khó.
- HS nêu .
-HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - 2 HS viết bảng lớp. 
- HS đọc bài .
- HS lắng nghe viết bài vào vở .
- HS tự soát bài . Đổi chéo bài - sửa sai 
- Theo dõi - sửa bài .
-1 HS đọc bài tập - lớp đọc thầm theo.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp cử 2 bạn lên thi. Cả lớp theo dõi, cổ vũ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài vào vở .
 4.Củng cố – Dặn dò : ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS học tốt.
- Về viết lại những lỗi sai và rèn thêm chữ viết.
___________________________________
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn kĩ năng nói: Quan sát ảnh minh hoạ hai lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) hình dung và kể lại một cách tự nhiên, sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội .
 - HS kể sáng tạo, rõ ràng, mạch lạc .
 - Qua bài học, bồi dưỡng cho các em tính mạnh dạn, tự tin , tìm hiểu thêm về các lễ hội có ở nước ta.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Hai bức tranh minh họa trong SGK phóng to .Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
 -HS : Vở , SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Nề nếp. 
 2. Bài cũ : Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn ( M.Trang) ( 5 phút)
H: Bà bán quạt phàn nàn điều gì ? ( Hương)
H: Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? ( Uyên)
-GV nhận xét, chấm điểm .
 3.Bài mới : Giới thiệu bài : (Treo tranh minh hoạ và giới thiệu) - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh chơi đu . ( 15 phút)
- Yêu cầu quan sát ảnh .
- GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi gợi ý, yêu cầu HS đọc câu hỏi.
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi gợi ý .
- Gọi 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- GV nêu từng câu hỏi yêu cầu HS trả lời .
H: Hãy quan sát kĩ mái đình , cây đu và đoán xem đây là cảnh gì ?
H: Trước cổng đình có treo gì ? Có băng chữ gì ?
Giảng: lá cờ ngũ sắc : lá cờ hình vuông , có 5 màu, xung quanh cờ có tua, được treo vào dịp hội vui của làng .
H: Mọi người đến xem chơi đu có đông không ? Họ ăn mặc ra sao ? Họ xem như thế nào ?
H: Cây đu được làm bằng gì? Có cao không ?
H: Hãy tả hành động , tư thế của hai người chơi đu ?
Họat động 2: Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh đua thuyền . ( 10 phút)
-Yêu cầu quan sát bức ảnh đua thuyền và trả lời các câu hỏi :
H. Ảnh chụp cảnh hội gì ? Diễn ra ở đâu ?
H. Trên sông có thuyền đua không ? Thuyền dài hay ngắn ? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người ? Trông họ như thế nào ?
H. Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền ?
H. Quang cảng hai bên bờ sông như thế nào ?
H. Em có cảm nhận gì về những lễ hội của nhân dân ta qua các bức ảnh ?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tập tả lại quang cảnh một trong hai bức ảnh cho nhau nghe .
- Gọi 5 HS tả trước lớp .
- Giáo viên nhận xét chung .
- HS đọc câu hỏi.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Cảnh chơi đu ở làng quê , trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu năm mới .
-Trước cổng đình là băng chữ đỏ Chúc mừng năm mới và lá cờ ngũ sắc .
- Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông . Họ đứng chen nhau , người nào cũng mặc quần áo đẹp . tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu .
- Cây đu được làm bằng tre và rất cao .
- Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng . Khi đu , một người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau .
- HS quan sát - trả lời .
- Ảnh chụp cảnh hội đua thuyền, diễn ra trên sông .
-Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền được làm khá dài, mỗi thuyền có khoảng gần chục tay đua , những chàng trai rất khoẻ mạnh, trẻ, rắn rỏi .
- Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền .
-Trên bờ sông đông nghịt người đứng xem, một chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay theo gió làm hội đua càng thêm sôi động . Xa xa làng xóm xanh mướt.
- Nhân dân ta có nhiều lễ hội rất phong phú đặc sắc, hấp dẫn .
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- 5 HS tả trước lớp - Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn tả hay nhất .
 4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS tích cực học tập .
- Về nhà tập tả lại chuẩn bị cho bài sau .
__________________________________
 TOÁN
TIỀN VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được tờ giấy bạc 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng .
 - Bước đầu biết đổi tiền ( trong phạm vi 10 000) và biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam . 
- HS biết tiết kiệm tiền trong đời sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ.
 -GV : Bảng phụ.Các tờ giấy bạc 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng
 -HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Ổn định: Hát .
 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. ( 5 phút)
Bài 1: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó : ( Duy Linh)
9860 chia 4 nhân 3
3252chia 3 nhân 9
Bài 2 : 6 bạn có 366 bông hoa. Hỏi 8 bạn có bao nhiêu bông hoa? ( Hạnh)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1: Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng. ( 10 phút)
-GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và và nhận biết giá trị các tờ giấy 
bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc .
Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành. ( 15 phút)
Bài 1 : -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền .
H. Chú lợn a có bao nhiêu tiền ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- Gọi HS nêu trước lớp.
Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu .
- Yêu cầu HS tô màu đáp án vào SGK.
Bài 3 : GV yêu cầu HS xem tranh và nói giá của từng loại đồ vật .
H. Trong các đồ vật ấy , đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ?
H. Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền ?
H. Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là bao nhiêu ?
- Có thể yêu cầu HS so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau .
-HS theo dõi , quan sát và đọc giá trị của từng tờ giấy bạc .
- HS thực hiện theo từng cặp .
- Chú lợn a có 6200 đồng . Vì lấy 5000 
đồng + 1000 đồng +200 đồng = 6200 đồng .
- HS làm bài:
b) Chú lợn b có 8400 đồng.
c) Chú lợn c có 4000 đồng. 
- HS nêu đáp án.
- HS quan sát và nêu cách làm .
- HS tự làm bài:
b) Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng thì được 10000 đồng.
c) Lấy 5 tờ giấy bạc 2000 đồng thì được 10000 đồng.
d) Lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng và 1 tờ 1000 đồng thì được 5000 đồng.
- HS trả lời .
- bóng bay có giá tiền ít nhất, lọ hoa có giá tiền nhiều nhất.
- Hết 2500 đồng.
- Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền 1 cái lược là : 8700 – 4000 = 4700 đồng.
 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương học sinh học tốt.
- Về nhà làm thêm các bài tập trong vở bài tập toán .
_____________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CÁC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU THỰC HÀNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- HS tìm hiểu một số biện pháp để bảo vệ môi trường .
- HS nắm được một số biện pháp để bảo vệ môi trường 
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm biện pháp bảo vệ môi trường. ( 15 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm - yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu theo các câu hỏi sau :
H: Tìm một số biện pháp để bảo vệ môi trường ?
H : Trong nhóm có những thành viên nào đã biết bảo vệ môi trường? Bảo vệ như thế nào?
-Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày trước lớp .
- GV nhận xét, tuyên dương tổ trình bày đầy đủ, chính xác.
- GV chốt ý : Muốn bảo vệ môi trường trong sạch , chúng ta cần giữ gìn bằng cách dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không xả rác bừa bãi , vệ sinh trường lớp hàng ngày , phải chăm sóc cây xanh , không bẻ cành , ngắt hoa 
Hoạt động2: Thực hành bảo vệ môi trường. ( 15 phút)
 -Cho các nhóm thực hành dọn vệ sinh trường lớp.
- GV theo dõi - nhắc nhở HS thực hiện cho tốt .
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu .
- Các nhóm trình bày – Các nhóm khác lắng nghe , nhận xét .
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ để thực hiện.
- HS thực hành dọn vệ sinh theo sự điều khiển lớp trưởng và các tổ trưởng - chia các nhóm : nhặt rác , tưới cây , tỉa cành , bắt sau cho một số cây hoa 
 *  Tổng kết:
- GV nhận xét, tuyên dương những em thực hiện tốt .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông và nội quy trường lớp .
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong T25.doc