Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 20

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 20

TIẾT 2 + 3 : PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I. Mục đích yêu cầu.

-Đọc trơn được cả bài.

-Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

-Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

-Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.

-Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.

 -Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị.

-GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

-HS: SGK.

 

doc 35 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1: CHÀO CỜ.
TIẾT 2 + 3 : PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ 
I. Mục đích yêu cầu.
-Đọc trơn được cả bài.
-Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. 
-Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
-Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.
 -Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
- Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
-GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
-HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A.Ổn định.
B. Bài cũ .Thư Trung thu
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
-Nhận xét và cho điểm HS.
C. Bài mới .
1. Giới thiệu bài.
-Treo tranh và giới thiệu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Oâng Mạnh thắng Thần Gió để biết tại sao một người bình thường như ông Mạnh lại có thể thắng được một vị thần có sức mạnh như Thần Gió.
-Ghi tên bài lên bảng.
2: Luyện đọc .
2.1) Đọc mẫu
-GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
2.2) Đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc câu.
-Yêu cầu HS đọc từng câu.
-GV theo dõi rút từ khó,
-GV theo dõi sửa sai
b.Đọc đoạn trước lớp.
-Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn:
+ Đoạn 1: Ngày xưa  hoành hành.
+ Đoạn 2: Một hôm  ngạo nghễ.
+ Đoạn 3: Từ đó  làm tường.
+ Đoạn 4: Ngôi nhà  xô đổ ngôi nhà.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
-GV hướng dẫn ngắt giọng.
-HD giải nghĩa từ.
c. Đọc đoạn trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc nhóm 5 em.
-GV theo dõi sửa sai.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
-Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
-Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
-GV nhận xét tuyên dương.
 TIẾT 2.
3. Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3.
-Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
-Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì?
-Ngạo nghễ có nghĩa là gì?
-Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể)
-Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn?
-Cả 3 lần ông Mạnh dựng nhà thì cả ba lần Thần Gió đều quật đổ ngôi nhà của ông nên ông mới quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Liệu lần này Thần Gió có quật đổ nhà của ông Mạnh được không? Chúng ta cùng học tiếp phần còn lại của bài để biết được điều này.
-Gọi HS đọc phần còn lại của bài.
-Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
-Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh?
-Aên năn có nghĩa là gì?
-Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
-Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió?
-Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?(nội dung)
4: Luyện đọc lại bài.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
-Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt.
D. Củng cố – Dặn dò .
-Hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
-Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc.
-Chuẩn bị: Mùa xuân đến.
-Hát
-2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
-Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-HS đọc từng câu.
-HS đoc từ khó. loài người, hang núi, lăng quay, lồm cồm, nổi giận, lớn 
nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lành, các loài hoa,: ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi,thỉnh thoảng, biển cả,
-HS đọc đoạn trước lớp.
+ Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.//
+ Cuối cùng,/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.//
-Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả/ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.//
-HS đọc chú giải trong SGK.
-HS đọc nối tiếp nhau.
-Đại diện các tổ thi đọc.
-HS đọc.
-3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
-Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
-Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả.
-ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Oâng dẫn những cây gỗ 
thật lớn làm cột, chọn những viên đá 
thật to làm tường.
-Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay.
-1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp.
-Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
-Thần Gió rất ăn năn.
-Ăn năn là hối hận về lỗi lầm của mình.
-Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
-Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó.
-Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.
-Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên.
-5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện.
-Con thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió
-Con thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh.
TIẾT 4: MÔN : TOÁN.
 BÀI: BẢNG NHÂN 3.
I. Mục đích yêu cầu.- Giúp HS.
-Thành lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, . . . , 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
-Aùp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
-Thực hành đếm thêm 3.
-Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị.
-GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
-HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Ổn định.
B. Bài cũ .Luyện tập.
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
2 cm x 8 = 	; 	2 kg x 6 = 
2 cm x 5 = 	; 	2 kg x 3 = 
-Nhận xét cho điểm HS.
C. Bài mới .
1.Giới thiệu bài.
-Trong giờ toán này, các em sẽ được học bảng nhân 3 và áp dụng bảng nhân này để giải các bài tập có liên quan.
2. Giảng bài.
a: Hướng dẫn lập bảng nhân 3.
-Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
-Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
-Ba được lấy mấy lần?
-3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3x1=3 (ghi lên bảng phép nhân này)
-Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?
-Vậy 3 được lấy mấy lần?
-Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần.
-3 nhân với 2 bằng mấy?
-Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
-Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính đó lên bảng để có 3 bảng nhân 3.
* Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
* Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này.
-Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
-Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Hỏi: Một nhóm có mấy HS?
-Có tất cả mấy nhóm?
-Để biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
-Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét và cho điểm bài làm của HS.
Bài 3:
-Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
-Tiếp sau đó là 3 số nào?
-3 cộng thêm mấy thì bằng 6?
-Tiếp sau số 6 là số nào?
-6 cộng thêm mấy thì bằng 9?
-Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
-Yêu cầu tự làm bài tiếp, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
D. Củng cố – Dặn dò .
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học.
-Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
-Hát
-2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở nháp.
 2 cm x 8 =16 cm; 
 2 kg x 6 = 12 kg
 2 cm x 5 = 10 cm; 2 kg x 3 = 6 kg
- Nghe giới thiệu.
-Quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 3 chấm tròn.
-Ba chấm tròn được lấy 1 lần.
-Ba được lấy 1 lần.
-HS đọc phép nhân 3: 3 nhân 1 bằng 3.
-Quan sát thao tác của GV và trả lời: 3 chấm tròn được lấy 2 lần.
-3 được lấy 2 lần.
-Đó là phép tính 3 x 2.
-3 nhân 2 bằng 6.
-Ba nhân hai bằng sáu.
-Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV.
3x1=3 3x 4=12 3x7=21
3x2=6 3x5=15 3x8=24
3x3=9 3x6=18 3x9=27
 3x10=30
-Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 3 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
-Đọc bảng nhân.
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
-Làm bài và kiểm tra bài củ ... các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
-Tìm trong bài các chữ có vần: ươi, ươt, oang, ay?
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.c) Hướng dẫn cách trình bày.
-Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
-Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
-Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
-Giữa các khổ thơ viết ntn?
d) Viết chính tả.
-GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi.
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
g) Chấm bài.
-Thu chấm 10 bài.
-Nhận xét bài viết.
3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2:
-GV đổi tên bài thành: Nối mỗi từ ở cột A với mỗi từ thích hợp ở cột B.
-GV chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 2 vào 4 tờ giấy to phát cho mỗi nhóm.
-Nhận xét, chữa bài cho từng nhóm.
-Tổng kết cuộc thi.
D. Củng cố – Dặn dò .
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chú ý học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài.
-Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
-Hát
-HS thực hiện yêu cầu của GV.
-Bức tranh vẽ cảnh trời vừa mưa vừa nắng.
-1 HS đọc lại bài.
-Thoáng mưa rồi tạnh ngay.
-Dung dăng cùng đùa vui.
-Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười.
- nào, lạ, làm nũng.hỏi, vở, chẳng, đã.Thoáng, mây, ngay,ướt, cười.
-4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS đọc.
-Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
-Viết hoa.
-Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
-Để cách một dòng.
-HS nghe – viết.
-Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
-Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm và làm. Nhóm nào làm xong trước thì mang dán lên bảng.
Đáp án:
 A	 B	 A	 B
sương ----- mù 	chiết ----- cành
xương ----- rồng	chiếc ----- lá
 đường - - - - xa tiết------- kiệm 
 nhớ - - - - tiếc phù- - - - sa
 thiếu -----sót hiểu ----- biết
 xót ------- xa biếc ----- xanh
 _____________________________________________
TIẾT 2: MÔN : TOÁN .
 BÀI: BẢNG NHÂN 5.
I.Mục đích yêu cầu.-Giúp HS:
-Thành lập bảng nhân 5 (5 nhân với 1, 2, 3, . . ., 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
-Aùp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
-Thực hành đếm thêm 5.
-Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị.
-GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
-HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Ổn định.
B. Bài cũ .Luyện tập.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
-Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
C. Bài mới .
1. Giới thiệu bài.
-Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được học bảng nhân 5 để giải các bài tập có liên quan.
2. Giảng bài.
a. : Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5.
-Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
-năm chấm tròn được lấy mấy lần?
-Năm được lấy mấy lần?
-5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 
(ghi lên bảng phép nhân này).
-Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
-Vậy 5 được lấy mấy lần?
-Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần.
-5 nhân 2 bằng mấy?
-Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
-Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới GV ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5.
-Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
-Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
-Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
3: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
-Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
-Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
-Tiếp sau số 5 là số nào?
-5 cộng thêm mấy thì bằng 10?
-Tiếp sau số 10 là số nào?
-10 cộng thêm mấy thì bằng 15?
-Hỏi: Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị?
-Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
D. Củng cố – Dặn dò .
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học.
-Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
-Hát
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
	3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
	5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 = 20
-Nghe giới thiệu.
-Quan sát hoạt động của GV và trả lời có 5 chấm tròn.
-năm chấm tròn được lấy 1 lần.
-5 được lấy 1 lần.
-HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.
-Quan sát thao tác của GV và trả lời: 5 chấm tròn được lấy 2 lần.
-5 được lấy 2 lần
-đó là phép tính 5 x 2
-5 nhân 2 bằng 8
-năm nhân hai bằng 8
-Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV.
5x1=5 5x6=30
5x2=10 5x7=35
5x3=15 5x8=40
5x4=20 5x9=45
5x5=25 5x10=50
-Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
-Đọc bảng nhân.
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
5x3=15 5x4=20 
5x5=25 5x6=30 
5x2=10 5x10=50 
-Đọc: Mỗi tuần mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần mẹ đi làm mấy ngày?
Tóm tắt.	
1 tuần làm	: 5 ngày
4 tuần : . . . ngày?
 Bài giải.
 Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:
 	 5 x 4 = 20 (ngày)
	 Đáp số: 20 ngày.
-Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô 
trống.
-Số đầu tiên trong dãy số này là số 5.
-Tiếp theo 5 là số 10.
-5 cộng thêm 5 bằng 10.
-Tiếp theo 10 là số 15.
-10 cộng thêm 5 bằng 15.
-Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị.
-Làm bài tập.
5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50.
50; 45; 40; 35; 30; 25; 20; 15; 10; 5.
-Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
 ___________________________________________
 TIẾT 3: PHÂN MÔN THỦ CÔNG.
 BÀI: CẮT, GẤP TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG. (T2)
I. Mục đích yêu cầu.
-HS biết cách cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng.
-HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
-Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị.
-Một số mẫu thiếp chúc mừng.
-Quy trình cắt gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
-HS:giấy màu, kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét .
C. Bài mới :
1-Giới thiệu bài. Ghi đề 
 Cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng
2. Thực hành. 
-Giới thiệu hình mẫu .
+Thiếp chúc mừng có hình gì?
+Mặt thiếp được trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì?
+Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà embiết?
+Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận phải có thêm gì nữa ?
-Gọi HS lên thực hành trước lớp.
-GV theo dõi.
-Nhận xét.
3. Trưng bày sản phẩm.
-GV chọn những sản phẩm đẹp.tuyên dương.
-Đánh giá sản phẩm của HS.
D.Củng cố ,dăn dò.
-Nêu các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng .
-Thiếp chúc mừng dùng để làm gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị gấp phong bì.
-Hát.
-HS lắng nghe. Ghi đề bài.
- Là tờ giấy hình chữ nhật gấp đôi.
- Mặt thiếp được trang trí những bông hoa và chữ “Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11”.
-Thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc nừng 8 – 3, . . .
-Bao giờ cũng được bỏ trong phong bì.
-HS làm bài.
-Theo dõi bước làm mẫu.
-HS chú ý nghe.
 ------------------------------------------------------------
TIẾT 4: MÔN : SINH HOẠT TẬP THỂ.
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
I. Mục đích yêu cầu.
-Nắm được ưu khuyết điểm của mình.
-Phương hướng nhiệm vụ tuần tới. 
-Biện pháp khắc phục. 
II. Nội dung:
1. Cán sự lớp nhận xét khuyết điểmcủa từng HS: 
+Nề nếp :ra vào lớp không đúng giờ.Nghỉ học không có lí do. Nói năng lễ phép.
 + Học tâp.
 -Chưa chú ý học tập , lười học, không làm bài và thuộc bài được giao.
 +Hoạt động khác : không tham gia các hoạt động của lớp.
 2. GV nhận xét chung.
 -Tuyên dương những HS có ý thức chấp hành tốt nội quy của lớp, có ý thức học tập tốt.
 - Phê bình nhắc nhở, động viên những HS chưa có ý thức học tập.
3. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới.
 a. Nề nếp. 
 -Ra vào lớp đúng giờ, nghỉ học phải xin phép,thường xuyên vệ sinh cá nhân, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng trước khi đến lớp.
 b. Học tập .
 -Thực hiện tốt yêu cầu sau.+ học bài , làm bài đầy đủ ở nhà.Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 -Có ý thức trong học tập.
 c. Các hoạt động khác.
 - Tham gia đầy đủ các hoạt động .
 4. Biện pháp khắc phục.
 - Phát huy ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục nhược điểm đẻ cùng tiến bộ.
 _____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 1.doc