Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Hương

I. Mục tiêu

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,.

- Biết cách thự hiện chia số tròn chục, trăm, nghìn,. cho 10, 100, 1000,.

- áp dụng nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,. chia các số tròn chục, trăm, nghìn, . cho 10, 100, 1000,. để tính nhanh.

II. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: 5'

Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu 1 HS không cần đặt tính nêu kết quả của phép tính và giải thích.

123 x 4 x 9 = 4428; 4 x 123 x 9 = ; 9 x 4 x 123 =

1 HS viết công thức và quy tắc tính chất giao hoán của phép nhân.

GV: Nhận xét, ghi điểm.

2. Dạy - học bài mới

GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại.

Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện nhân 1 số tự nhiên với 100, 1000,. Chia số tròn trăm, nghìn,. cho 100, 1000,. (5').

GV ghi VD lên bảng: 350 x 100 = 35 x 1000 =

 3500 : 100 = 35000 : 1000 =

GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên để tìm ra kết quả.

Gọi 3 - 5 HS đứng tại chỗ nêu kết quả - Lớp cùng GV nhận xét.

 

doc 27 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
 Ôn: Nhân với số 10, 100, 1000,... Chia cho số 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,...
- Biết cách thự hiện chia số tròn chục, trăm, nghìn,... cho 10, 100, 1000,...
- áp dụng nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia các số tròn chục, trăm, nghìn, ... cho 10, 100, 1000,... để tính nhanh.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'
Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu 1 HS không cần đặt tính nêu kết quả của phép tính và giải thích.
123 x 4 x 9 = 4428;	4 x 123 x 9 =	; 9 x 4 x 123 =
1 HS viết công thức và quy tắc tính chất giao hoán của phép nhân.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện nhân 1 số tự nhiên với 100, 1000,... Chia số tròn trăm, nghìn,... cho 100, 1000,... (5').
GV ghi VD lên bảng: 	350 x 100 =	35 x 1000 =
	3500 : 100 =	35000 : 1000 = 
GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên để tìm ra kết quả.
Gọi 3 - 5 HS đứng tại chỗ nêu kết quả - Lớp cùng GV nhận xét.
Hoạt động 4: Kết luận (5').
H: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... ta có thể viết ngay kết quả phép nhân như thế nào?
H: Khi chia một số tròn chục, trăm, nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
HS: 4 - 5 em đọc phần nhận xét SGK.
Hoạt động 5: Luyện tập (10').
Bài 1/: HS nêu yêu cầu.
HS: Tự làm bài .
GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
HS làm xong, GV chấm một số , nhận xét.
Bài 2/ Gọi HS nêu yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng làm - Lớp làm bài bài 
HS: Nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thiện bài 
GV: Gọi một số em nêu kết quả.
Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: 5'.
GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về ôn lại bài và làm các bài tập SGK.
Tập đọc
Ôn: Ông trạng thả diều
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu và nắm vững nội dung bài; biết đọc diễn cảm bài, thể hiện giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- HS đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện diễn cảm bài.
- GD HS có ý chí vượt khó trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104/SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Mở đầu: 5'.
GV: Dùng tranh minh hoạ giới thiệu chủ điểm "Có chí thì nên".
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài: 1'
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
b) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: 30'.
* Luyện đọc.
HS: 1 em đọc toàn bài.
GV: Hướng dẫn chia đoạn.
- Đoạn 1: "Vào đời vua . . . làm diều để chơi".
- Đoạn 2: "Lên sáu tuổi . . .chơi diều".
- Đoạn 3: " Sau vì . . . học trò của thầy".
- Đoạn 4: "Thế rồi . . . nước Nam ta".
HS: 4 em tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt).
GVv: Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
GV: Đọc mẫu toàn bài.
* Đọc diễn cảm.
4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
HS luyện đọc đoạn văn theo cặp: "Thầy phải kinh . . . đom đóm vào trong".
HS: Thi đọc diễn cảm đoạn văn trên (3 - 5 em).
GV: Nhận xét giọng đọc và ghi điểm cho từng HS.
3. Củng cố dặn dò: 4'.+
H: Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
H: Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về chăm chỉ học tập, làm việc theo gương trạng nguyên Nguyễn Hiền.
Đạo đức
Ôn tập thực hành kỹ năng giữa kỳ I
I. Mục tiêu
- Rèn cho HS nhận biết được các hành vi trung thực, biết thực hiện hành vi trung thực trong học tập, biết khắc phục mọi khó khăn trong học tập., biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ; biết thực hành tiết kiệm thờ giờ, tiền của; biết thực hành làm việc khoa học, tiết kiệm thời giờ, phê phán, nhắc nhở các bạn biết tiết kiệm thời giờ.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi tình huống - Mỗi phiếu một tình huống
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: 1'
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại 
2. Bốc thăm xử lý các tình huống: 30'
HS lên bốc thăm phiếu, xử lý các tình huống có ghi trong phiếu.
HS dưới lớp nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
GV nhận xét, chốt ý đúng.
Tình huống 1: Em sẽ làm gì nếu em không làm được bài trong giờ kiểm tra?
Tình huống 2: Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi, vậy em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở, đồ dùng học tập, em sẽ làm gì?
Tình huống 4: Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa làm xong bài tập, em sẽ làm gì?
Tình huống 5: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê phán, em sẽ làm gì?
Tình huống 6: Em muốn tham gia vào một hoạt động của trường, của lớp. Em sẽ trình bày ý kiến như thế nào để gia đình đồng tình và ủng hộ?
Tình huống 7: Nam rủ Tuấn xé vở lấy giấy gấp đồ chơi, nếu là Tuấn em sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 8: Trâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ chơi đã có. Em sẽ nói gì với Trâm?
Tình huống 9: Nam đang làm bài tập, Hùng đến rủ Nam đi chơi, bị từ chối, Hùng nói "Cậu lo xa, cuối tuần cô mới kiểm tra". Nam làm như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Tình huống 10: Đến giờ làm bài, Đức rủ Tuấn đi học nhóm. Tuấn bảo "Còn phải xem hết phim đã" mlúc đó Đức sẽ nói gì?
3. Củng cố dặn dò: 4'
HS: Thi đua nhắc lại nội dung cần ghi nhớ từ bài 1 đến bài 5.
GV: Nhận xét, ghi điểm - Tuyên dương HS về học bài tốt.
Dặn HS về chuẩn bị bài tiết sau.
.......................................................
 Thứ 3 ngày 4/11/2008
Tiết 1 
Toán
Ôn: Tính chất kết hợp của phép nhân
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được tính chất kết hợp của phnép nhân.
- HS có kỹ năng sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị biểu của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- GD HS tính cẩn thận trong tính toán.
II. Đồ dùng dạy học
Kẻ sẵn bảng số như SGK trang 60.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'
2 HS nhắc lại cách thực hiện nhân các số tự nhiên với 10, 100, 1000,... và chia các số tròn chục, trăm, nghìn,... cho 10, 100, 1000,...
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
Hoạt động 1: 
Hoạt động 3: Luyện tập (15).
Bài 1/ HS nêu yêu cầu bài.
HS tự làm bài vào vở - Gọi 3 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2/: Gọi HS đọc đề toán.
GV hướng dẫn HS giải theo 2 cách.
Gọi 2 HS lên bảng làm - Lớp làm bài .
Gọi HS nhận xét.
GV kết hợp chấm một số bài dưới lớp.
GV nt bài trên bảng.
Bài 3/: HS đọc yêu cầu bài.
HS tự làm bài vào vở 
GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Gọi 1 số HS nêu kết quả bài làm của mình.
Lớp nhận xét - GV nhận xét sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: 5'
HS nhắc lại công thức và quy tắc tính chất kết hợp của phép nhân
GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về làm các bài tập SGK và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Tiết 2 Chính tả (Nhớ - Viết)
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu
- Nhớ - viết chính xác, đẹp 4 khổ thơ đầu trong bài "Nếu chúng mình có phép lạ".
- HS viết đúng lỗi chính tả theo đơn vị câu, làm đúng bài tập chính tả.
- HS biết giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'
GV đọc 2 HS lên bảng viết: bền bỉ, ngõ nhỏ, ngã ngửa, hỉ hả.
GV nhận xét chữ viết của HS.
2. Dạy - học bài mới
a. Giới thiệu bài: 1'.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
b. Hướng dẫn nhớ - viết chính tả: 20'.
* Trao đổi về nội dung đoạn thơ.
HS: Mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ "Nếu chúng mình có phép lạ".
HS: Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài "Nếu chúng mình có phép lạ".
H: Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước điều gì?
GV: Các bạn nhỏ đã mong ước thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
* Hướng dẫn viết chính tả
HS: Tìm từ khó dẽ lẫn lỗn khi viết và luyện viết.
VD: Hạt giống, đấy biển, đúc thành, trong ruột,...
GV: Nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ.
* HS nhớ - viết chính tả.
* Soát lỗi, chấm bài, nhận xét.
HS viết xong, GV cho HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để soát lỗi.
GV chấm một số vở nhận xét.
c) Hướng dẫn làm bài tập: 10'
Bài 2a. HS đọc yêu cầu
HS đọc thầm yêu cầu bài và tự làm bài vào VBT
GV: Dán 3 - 4 tờ phiếu đã viết nội dung bài tập 2a lên bảng, gọi 3 - 4 HS thi làm bài (mỗi HS làm 1 phiếu) và đọc lại các câu sau khi đã hoàn thiện
Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét
Bài 3: HS nêu yêu cầu
HS tự làm bài vào VBT
Gọi 1 số HS đọc các câu đúng của mình
GV nhận xét, sửa sai
3. Củng cố dặn dò: 4'
GV: Nhận xét tiét học, tuyên dương HS viết đúng, đẹp, và làm đúng bài tập. Về làm các bài tập còn lại.
......................................................
Luyện từ và câu
Ôn: luyện tập về động từ
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Biết sử dụng các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- GD HS có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với văn cảnh.
II. Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Động từ là gì? Cho ví dụ?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài: 1'
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại 
b) Hướng dẫn làm bài tập: 30'
Bài 1/VBT: HS đọc yêu cầu và nội dung
Gọi 2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở
Gạch chân dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa trong từng câu
+ Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
+ Rặng đào đã trút hết lá.
H: Từ "sắp" bổ sung ý nghĩa gì cho động từ "đến"? Nó cho biết điều gì? (Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. Nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra).
H: Từ "đã" bổ sung ý nghĩa gì cho động từ "trút"? Nó gợi cho em biết điều gì? (Bổ sung ý nghĩa thời gian. Nó cho biết sự việc đã hoàn thành rồi).
GV kết luận: Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc đó sắp xảy ra, đang diễn ra hay đã hoàn thành rồi.
Bài 2/: HS đọc yêu cầu, nội dung bài
HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập
GV: Gọi đại diện các nhóm đọc kết quả thảo luận
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Thứ tự từ cần điền: đã, đã, đang, sắp
Bài 3/: HS đọc yêu cầu và nội dung truyện vui.
HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thiện bài tập vào vở..
GV: Gọi 1 số HS đọc các từ mà mình thay đổi hoặc  ... (100).
H: Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu? (100 dm2).
GV: Vậy hình vuông có cạnh dài 1m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm.
GV: Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2, dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
Mét vuông viết tắt là m2.
H: 1 m2 bằng bao niêu dm2?
H: 1 dm2 bằng bao nhiêu cm2?
H: 1 m2 bằng bao nhiêu cm2?
H: Mỗi đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1/VBT: HS đọc yêu cầu.
HS tự làm bài vào VBT.
HS 4 - 5 em đọc bài làm của mình - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2/VBT: HS đọc yêu cầu.
2 HS lên bảng - Lớp làm bài vào VBT.
HS: Đổi chéo vở kiểm tra nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3/SGK: HS đọc yêu cầu đề bài.
GV gợi ý cho HS làm bài.
H: Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng?
H: Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch?
H: Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu?
H: Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
HS: 1 em lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4/SGK: 
GV: Vẽ hình bài toán 4 lên bảng.
GV: Hướng dẫn HS giải theo 2 cách.
HS tự t/ bày bài giải vào vở - 2 HS lên bảng trình bày (mỗi HS giải 1 cách).
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 5'.
GV: Tổng kết giờ học, giao bài tập về nhà, dặn HS chuẩn bị bài sau.
...................................
Tiết 2 Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp trong văn kể chuyện.
- HS biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp.
- Vào bài một cách TN, lời văn sinh động, có thói quen dùng từ trau chuốt.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn 2 đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ.
III. Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5'.
2 HS lên bảng thực hành trao đổi ý kiến với người thân về một người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
HS nhận xét trao đổi.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1'.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
b) Nhận xét: 15'.
GV: treo tranh minh hoạ lên bảng.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi:
H: Em biết gì qua bức tranh này? (Đây là câu chuyện Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trước sự chứng kiến của nhiều muông thú.
Bài 1, 2: 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện - Lớp đọc thầm và thực hiện yêu cầu: Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
HS: Đọc đoạn mở bài mình tìm được.
Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ, trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung - Trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi:
GV: treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài (bài tập 2, bài tập 3).
HS: Phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
GV: Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể.
H: Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp?
c) Ghi nhớ: 5'.
HS: Đọc ghi nhớ SGK - Nhẩm và đọc thuộc lòng.
d) Luyện tập: 10'.
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung, trao đổi nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
H: Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
HS: Trả lời - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
a. Mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện - Ruàn đang tập chạy trên bờ sông.
b, c, d. Là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên kể chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào truyện.
HS: Đọc lại 2 cách mở bài trên.
Bài 2: HS đọc yêu cầu nội dung truyện Hai bàn tay.
H: Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
HS trả lời - GV nhận xét bổ sung: Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu trực tiếp - Kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
H: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời kể của những ai?
HS tự làm bài sau đó 2 bạn ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe và nhận xét.
HS: 5 - 7 em trình bày phần mở bài của mình.
GV: Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
GV: Đưa ra bài cho HS tham khảo.
- Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện.
- Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê.
3/ Củng cố dặn dò: 4'.
H: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
GV: Nx tiết học, dặn HS về viết lại cách MB gián tiếp truyện Hai bàn tay.
Tiết 4 Khoa học
 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
I. Mục tiêu
- HS hiểu được sự hình thành của mây,. Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu ra.
- Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và sự tạo thành tuyết.
- Có ý thức giữ gìn, vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5'.
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Nước tồn tại ở những thể nào? ở mỗi dạng tồn tại, nước có tính chất gì?
H: Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
H: Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
Hoạt động 1: Sự hình thành mây
HS: Làm việc theo cặp. Yêu cầu quan sát các hình vẽ sau đó đọc mục 1, 2, 3 để cùng nhau bàn bạc, trình bày sự hình thành của mây.
Gọi 2 - 3 cặp HS trình bày trước lớp - Lớp nhận xét.
GV nhận xét, kết luận: Nước ở sông, hồ, biển bốc hơi bay vào không khí. Càng lên cao gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ li ti đó kết hợp lại với nhau tạo thành mây.
GV: Như vậy mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí gặp nhiệt độ lạnh.
Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra
HS làm việc theo cặp. Yêu cầu quan sát các hình SGK và đọc mục 4, 5 sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mưa.
Gọi 2 - 3 cặp HS trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận: các đám mây được bay cao lên nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh, các hạt nước nhỏ kết hợp thành các hạt nước lớn hơn trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa rơi xuống sông, hồ, ao, biển, đất liền.
H: Khi nào thì có tuyết rơi?
HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Hiện tượng nước biến thành hơi nước, thành mây rồi thành mưa, hiện tượng đó luôn được lặp đi, lặp lại liên tục tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Hoạt động 3: Trò chơi "Tôi là ai"
GV: Chia lớp thành 5 nhóm. Đặt tên các nhóm là Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, giọt mưa, tuyết.
Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đơ giới thiệu về mình với các tiêu chí sau:
1. Tên mình là gì?
2. Mình ở thể nào?
3. Mình ở đâu?
4. Điều kiện nào mình biến thành người khác?
Gọi các nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, tuyên dương từng nhóm.
3/ Củng cố dặn dò: 5'.
HS đọc mục bạn cần biết SGK.
H: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước xung quanh mình?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị cho tiết sau.
.............................................................................
Tiết 5 Quyền và bổn phận TE 
 Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng 
I.Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức
Học sinh bước đầu hiểu được:
Đất nước và cộng đồng là nơi em sống cùng mọi người và một số hoạt động chính của cộng đồng 
2. Thái độ kĩ năng
 HS có tình cảm yêu thích mảnh đất và cộng đồng nơi em sinh sống 
 II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh về công viên, trường học
Giấy bút vẽ
 III. Các hoạt động dạy học
 Khởi động: Hát bài Bốn phương trời ta về đây đông vui
 Hoạt động 1: Qs tranh và thảo luận
 GV giới thiệu các tranh:
+ Tranh 1: Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé
+ Tranh 2: Em bé đang ngồi cầu bập bênh trong công viên
+ Tranh 3: Các em học sinh đang chơI trong sân trường trước cửa lớp 4A
GV cho hs qs từng tranh, hs tìm xem mỗi bức tranh liên quan đến quyền nào? 
GV: Bức tranh 3 cho thấy TE có quyền được đI học
GV chốt lại: Mọi người sống quanh ta, họ làm việc trong các cơ quan như: bệnh viện, công viên, trường họcTất cả hợp thành cộng đồng một gia đìng lớn. Tất cả các hoạt động của cộng đồng giúp cho các em được chăm sóc, học tập, vui chơi giải trí.
Hoạt động 2: Trò chơi hái hoa dân chủ( Câu hỏi như sau)
Trong cuộc sống khi đói bụng các em cần ăn gì để sống?
Ai là người làm ra lúa gạo?
Ai làm ra bàn ghế sách vở cho các em học?
Các chú bộ độ làm gì?
Thầy cô giáo làm gì?
GV chốt lại: Hằng ngày chúng ta cần phải cần đến những người xung quanh. Mọi người cùng làm việc để tạo cho các em cuộc sống đầy đủ, các em có quyền được hưỡng sự chăm sóc đó để khi lớn lên trở thành người có tài năng, làm việc cho xã hội. 
 Hoạt động 3: Vẽ tranh về HĐ cộng đồng mà em thích
 Hs vẽ tranh sau đó từng hs nói về bức tranh của mình.
 Gv và các bạn khác nhận xét góp ý
IV. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học 
 Chuẩn bị giờ sau
Sinh hoạt tuần 11
I. Mục tiêu
- Nhận xét các hoật động tuần qua.
- Đề ra phương hướng hoạt đông tuần tới. 
-GD các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
II. Nội dung sinh hoạt
 1/ Nhận xét:
 a/ Đạo đức:
 Nhìn chung trong tuần qua các em ngoan hiền lễ phép, vâng lời thầy cô. Đoàn kết bạn bè và cùng nhau tiến bộ.
 b/Học tập:
 Các em có ý thức học tập tương đối tốt, học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Giữ gìn sách vở tương đối cẩn thận.
 c/ Các hoạt động khác:
 Thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp. Thường xuyên chăm sóc cây xanh hàng ngày.
 Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
 2/ Phương hướng hoạt động tuần tới:
 Phân công trực nhật hàng ngày, nhắc nhở các em di học đúng giờ.
Chuẩn bị bài nghiêm túc trước khi đến lớp.Giữ gìn sách vở cẩn thận.
 Nhắc nhở các em nộp tiền quỹ hội theo quy định.
 Tự giác ý thức học tập để cân bằng chất lượng, đưa phong trào lớp ngày càng đi lên. 
 3/ Biện pháp:
 Thường xuyên ra bài và kiểm tra hàng ngày để có biện pháp kèm cặp kịp thời.
Phân công HS khá kèm cặp HS yếu kém để cân bằng chất lượng.
Luôn khuyến khích và động viên kịp thời.
 4/ Dặn dò:
 Nhắc nhở các em thực hiện tốt các biện pháp trên.
Luôn vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
Phấn đấu học tập tốt để đưa phong trào lớp ngày càng tiến bộ. 
....................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan11 buoi 2 lop 4 ngang CKT.doc