Giáo án tổng hợp môn học lớp 2, kì II - Tuần 26

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2, kì II - Tuần 26

Tập đọc

 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON

I. Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Tôm Càng, Cá Con )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : búng càng, ( nhìn ) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo, .

- Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ càng khăng khít.

II. Đồ dùng

 GV : Tranh minh hoạ, tranh ảnh mái chèo, bánh lái của thuyền

 HS : SGK

 

doc 41 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2, kì II - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn 6 /3/2009
Ngày giảng:	Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
 Tôm Càng và Cá Con
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng
- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Tôm Càng, Cá Con )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : búng càng, ( nhìn ) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo, ....
- Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ càng khăng khít.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ, tranh ảnh mái chèo, bánh lái của thuyền
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài thơ : Bé nhìn biển
- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS cách đọc
+ HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ ngữ : óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa, ....
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV HD HS đọc
- Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái nóp đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài, ĐT, CN )
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- HS trả lời
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
- HS luyện đọc
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài
- Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?
- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì ?
- Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ?
- Kể lại việc Tôm Càng cứu cá Con ?
- Em thấy Tôm càng có gì đáng khen ?
d. Luyện đọc lại
- GV nhận xét
- Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân đẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh
- Làm quen bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở
- Vừa là mái chèo, vừa là bánh lái
- Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau
- HS nối tiếp nhau kể lại
- Tôm Càng thông minh, nhanh nhẹn ....
+ HS phân vai thi đọc lại truyện
3.Củng cố, dặn dò
 Em học được ở Tôm Càng điều gì ? ( Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn )
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà học kĩ bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện
 Toán- Tiết 126: 
luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian.
- Rèn KN xem đồng hồ thành thạo.
- GD HS chăm học để liên hệ thực tế.
II- Đồ dùng:
- Mặt đồng hồ quay được
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt độngcủa thầy
Hoạt động của trò
1/ Luyện tập- Thực hành
* Bài 1:
- HS trình bày theo cặp
HS 1: Đọc câu hỏi
HS 2: Đọc giờ ghi trên đồng hồ
- GV nhận xét
* Bài 2: 
- Tương tự bài 1
* Bài 3:
- Nêu câu hỏi
+ Điền giờ hay phút vào câu a? Vì sao?
+ Trong tám phút em làm được gì? Em điền giờ hay phút?
- Nhận xét- Cho điểm
 3/ Củng cố:
* Dặn dò:
- Thực hành xem đồng hồ ở nhà.
- HS 1: Nam đến vườn thú lúc mấy giờ?
- HS 2: 8 giờ 30 phút.
Tương tự voíư các câu hỏi khác
- HS 1: Hà đến trường lúc mấy giờ?
- HS 2: Quay kim đồng hồ đến giờ đúng và đọc số giờ.
- Tương tự với các câu hỏi khác
- Đọc đề
- Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ 8 giờ, không điền phút vì 8 phút thì quá ít mà chúng ta cần ngủ từ đêm đến sáng.
- Điền phút vì 8 phút thì có thể đánh răng, rửa mặt.
- Tương tự với các câu hỏi còn lại
Ngày soạn 7/3/2009
Ngày giảng:	Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009
Toán- Tiết 127
 tìm số bị chia
I- Mục tiêu:
- HS biết cách tìm số bị chia khi biết các thành phần còn lại
- Rèn Kn tìm số bị chia
- GD HS chăm học toán
II- Đồ dùng:
- 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có gắn 3 hình vuông
- Các thẻ ghi: Số bị chia- Số chia- Thương
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
- Gv vừa nói vừa thao tác: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? Nêu phép chia? Nêu tên gọi các thành phần của phép chia đó?
- GV nêu tiếp: Có một số hình vuông xếp thành 2 hàng. Mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
- Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là gì? 3 và 2 gọi là gì?
- Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 là gì? 3 và2 là gì?
- Vậy trong phép chia, SBC bằng thương nhân với số chia.
b) HĐ 2: Hướng dẫn tìm số bị chia:
- Ghi bảng: x : 2 = 5
- x là SBC chưa biết
- Muốn tìm SBC ta làm ntn?
- Nêu phép tính để tìm x?
* Vậy: Muốn tìm SBC ta lấy thương nhân với số chia.
c) HĐ 3: Luyện tập
* Bài 1:- BT yêu cầu ta làm gì?
* Bài 2: Tìm x
- x là thành phần nào của phép chia?
- Cách tìm SBC?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Đọc đề? 
- Mỗi em nhận mấy chiếc kẹo?
- Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
- Muốn tìm số kẹo của 5 em ta làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Muốn tìm SBC ta làm ntn?
* Dặn dò: Học thuộc qui tắc
- Hát
 6 : 2 = 3
- 6 Là SBC, 2 là SC, 3 là thương
- 3 x 2= 6 hình vuông
- 6 là SBC, 2 là SC, 3 là thuơng
- 6 là tích, 3 và 2 là thừa số
- HS đọc đồng thanh
- Ta lấy thương( 5) nhân với SC( 2)
x = 5 x 2
x = 10
- HS đọc
- Tính nhẩm và nêu KQ
- x là SBC
- Lấy thương nhân số chia
- Làm nháp- 2 HS làm trên bảng
- Mỗi em nhận 5 chiếc kẹo
- Có 3 em nhận kẹo
- Thực hiện phép nhân 3 x 5
 - HS làm vở
Bài giải
Số chiếc kẹo có tất cả là:
5 x 3 = 15( Chiếc)
 Đáp số: 5 chiếc kẹo
- HS nêu
Kể chuyện
Tôm Càng và Cá Con
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Tôm Càng và Cá Con
- Biết cùng các bạn phân vai, dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên
+ Rèn kĩ năng nghe : Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp nối lời bạn
II. Đồ dùng
	GV : 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể chuyện : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. HD kể chuyện
* Kể từng đoạn theo tranh (HS cả lớp kể)
- GV HD HS quan sát 4 tranh trong SGK, nói vắn tắt nội dung 4 tranh
* Phân vài dựng lại câu chuyện (HS khá, giỏi kể)
- Lưu ý thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói từng nhân vật
- 3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn chuyện
+ HS quan sát tranh
- Tập kể từng đoạn chuyện dựa theo nội dung từng tranh
- Đại diện các nhóm kể
+ Mỗi nhóm 3 em, tự phân các vai dựng lại chuyện
- Thi dựng lại câu chuyện trước lớp
3.Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xết tiết học
	- Về nhà ôn bài
Chính tả ( Tập chép )
Vì sao cá không biết nói ?
I. Mục tiêu
	- Chép lại chính xác truyện vui Vì sao cá không biết nói ?
	- Viết đúng một số tiếng có âm đầu r / d hoặc có vần ưt / ưc
II. Đồ dùng 
	GV : Bảng phụ chép mẩu chuyện, ....
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp
- Viết tên các loài cá bắt đầu bằng tr / ch
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ, đọc bài 1 lần
- Việt hỏi anh điều gì ?
- Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?
+ GV chấm, chữa bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
- GV nhận xét bài của HS
- HS viết bảng con
- 2 HS lên bảng viết
+ HS theo dõi
- 2, 3 HS đọc lại bài
- Vì sao cá không biết nói ?
- Lân chê em hỏi ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước. Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật. Nhưng có lẽ cá cũng biết cách trao đổi riêng với bầy đàn.
+ HS chép bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống r hay d
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS làm trên bảng
3.Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về nhà học bài
Đạo đức - tiết 26 
Lịch sự khi đến nhà người khác ( tiết 1 )
I- Mục tiêu:
- HS biết được một số qui tắc ứng xử khi đến nhà người khác. Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè và người thân.
- Rèn thói quen đạo đức cho HS
- GD HS có hành vi đạo đức đúng đắn.
II- Đồ dùng:
- Truyện: Đến chơi nhà bạn
- Tranh minh hoạ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần thể hiện thái độ ntn?
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Thảo luận
- GV kể chuyện.
- Mẹ bạn Toàn đã nhắc Dũng điều gì?
- Sau khi nhắc nhở, bạn Dũng có thái độ , cử chỉ ntn?
- Qua câu chuyện trên em rút ra điều gì?
* GV KL: Cần phải lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà,...
b) HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
- Phát phiếu HT
- Nhận xét, đánh giá
c) HĐ 3: Bày tỏ thái độ
- GV nêu ý kiến.
- Em tán thành hay không tán thành?
3/ Củng cố:
- Đồng thanh bài học
* Dặn dò: 
- Thực hành lịch sự khi đến nhà người khác
- Vài HS trả lời.
- Nhận xét
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- HS đọc
- HS làm phiếu theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày KQ
+ Những việc nên làm là:
- Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
- Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà.
- Nói nămg lễ phép, rõ ràng.
- Xin phép chủ nhà khi muốn hoặc xem các đồ vật trong nhà.
- HS bày tỏ thái độ : 
- Nếu tán thành thì giơ tay
- ý kiến đúng là a và d.
Ngày soạn 7/3/2009
Ngày giảng:	Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009
Toán - Tiết 128: 
luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách tìm SBC, tên gọi các thành phần của phép chia.
- Rèn KN tìm SBC, giải toán
- GD HS chăm học toán
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
Tìm x: x : 4 = 2
 x : 3 = 6
- Chữa bài
2/ Bài mới:
* Bài 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Nhận xét
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- x trong hai phép tính trên có gì khác nhau?
- Nêu cách tìm SBT?
- Nêu cách tìm SBC?
* Bài 4:
- 1 can dầu đựng mấy lít?
- Có tất cả mấy can?
- Muốn tìm tổng số lít dầu ta làm ntn?
- Chấm chữa bài.
3/ Củng cố:
- Nêu cách tìm SBT? Nêu ... - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm, đại lượng thời gian, độ cao... ( xê - côi - a, bao - báp, xăng - ti - mét )
	- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
	- Đọc đúng giọng đọc bản tin : rành mạch, rõ ràng
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK
	- Hiểu nội dung bài : cung cấp thông tin về 5 loại cây trên thế giới ( cây lâu năm nhất, cây to nhất, cây cao nhất, cây gỗ thấp nhất, cây đoàn kết nhất ). Biết về mục Bạn có biết ? từ đó có ý thức tìm đọc
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ cây bao - báp trong SGK, sách báo sưu tầm mục : bạn có biết, bảng phụ viết nội dung trả lời câu hỏi 3
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc 3 đoạn của bài Kho báu
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc
+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ ngữ : xê - côi -a, bao - báp, xăng - ti - mét, lâu năm, nối rễ, chia sẻ, ....
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV HD đọc một số câu :
- Cây to nhất // cây xê - côi - a 6000 tuổi ở Mỹ to đến mức / người ta đặt được cả một tiệm giải khát trong gốc cây. // Cây bao - báp 4000 tuổi ở châu phi cũng to không kém : // cả một lớp 40 HS năm tay nhau / mới ôm được hết thân của nó. //
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Đọc đồng thanh cả lớp ( 1, 2 tin )
c. HD tìm hiểu bài
- Nhờ bài viết trên, em biết được những điều gì mới ?
- Vì sao bài viết được đặt tên là : Bạn có biết ?
- Hãy nói về cây cối ở làng, phố hay trường em : cây cao nhất, cây thấp nhất, cây to nhất
d. Luyện đọc lại
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS đọc câu khó
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét
+ HS đồng thanh
- Em biết thế giới có những cây nào sống lâu năm nhất, cây nào to nhất, cây nào cao nhất, cây gỗ nào thấp nhất, cây nào đoàn kết nhất, các cây đó mọc ở những vùng nào
- Vì đó là những tin lạ mà nhiều người chưa biết
- HS trình bày trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Từng nhóm HS, mỗi nhóm 5 em, mỗi em đọc một tin tiếp nối nhau
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà đọc bài
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
Dấu chấm, dấu phẩy
I Mục tiêu
	- Mở rộng vốn từ về cây cối
	- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ " Để làm gì ? "
	- Ôn luyện cách dùng dấu chấm và dấu phẩy
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND BT3
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD giải các bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
+ Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm
- 2 em lên bảng
- Cả lớp làm VBT
- Nhận xét bạn 
+ Dựa vào kết quả BT1 hỏi đáp theo mẫu 
- 2 HS làm mẫu
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp
+ Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Đổi vở, nhận xét
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn bài
Ngày soạn 21/3/2009
Ngày giảng:	Thứ ngày 24 tháng 3 năm 2009
Tập viết
 Chữ hoa Y
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chữ : 
- Biết viết chữ hoa Y theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết cụm từ ứng dụng Yêu luỹ tre làng cỡ nhỏ, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định
II Đồ dùng
	GV : Mộu chữ Y đặt trong khung chữ, bảng phụ viết Yêu, Yêu luỹ tre
	HS : Vở TV
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết chữ hoa X
- Nhắc lại cụm từ trong bài trước
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ. YC của tiết học
b. HD viết chữ hoa
* HD quan sát mẫu chữ Y hoa
- Chữ Y hoa cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết chữ Y hoa
- GV vừa viết lên bảng vừa nhắc lại quy trình viết chữ Y hoa
* HD HS thực hành viết trên bảng con
c. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- HS đọc cụm từ ứng dụng
- Nghĩa cụm từ : tình cảm yêu làng xóm, quê hương của người Việt Nam ta
* HD quan sát và nhận xét
- Nhận xét độ cao các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
* HS viết vào bảng con chữ Yêu
- GV sửa sai cho HS
d. HD HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết
e. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- HS viết bảng con
- Xuôi chèo mát mái
+ HS quan sát mẫu chữ hoa Y
- Chữ Y cao 5 li
- Được viết bằng 2 nét
- HS theo dõi
- HS viết trên bảng con 2, 3 lượt
+ Yêu luỹ tre làng
+ Y, l, g cao 2,5 li. Các chữ cái còn lại cao 1 li
- các tiếng cách nhau 1 thân chữ
- HS viết 2, 3 lần vào bảng con
+ HS viết bài vào vở TV
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tập viết thêm
Toán
Tiết 139: các số tròn chục từ 110 đến 200
A- Mục tiêu:
- HS biết cấu tạo thập phân của các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, các chục , các đơn vị.. Đọc viết số tròn chục từ 110 đến 200. So sánh số tròn chục từ 110 đến 200
- Rèn KN đọc, viết và so sánh số.
- GD HS chăm học toán
B- Đồ dùng:
- Các hình vuông biểu diễn các trăm, chục
- Bảng kẻ sẵn các cột như SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Viết các số tròn chục mà em biết?
- Nhận xét, cho điểm
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu các số từ 110 đến 200
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm, mấy chục, mấyđơnvị?
- Số này đọc là:Một trăm mười.
- Số 110 có mấy chữ số, là những số nào?
- Một trăm là mấy chục?
- Số 110 có mấy chục? Có lẻ đơn vị nào không?
- Đây là số tròn chục.
* Hướng dẫn tương tự với các số khác để tìm cách đọc và viết.
b) HĐ 2: So sánh các số tròn chục.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông?
- Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông?
- 110 và 120 thì số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
* Tương tự với các số khác.
c) HĐ 3: Luyện tập.
* Bài 1:
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2: 
- Đưa hình đê HS so sánh số.
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 3: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Để điền số đúng ta phải so sánh số sau đó điền dấu ghi lại KQ so sánh đó
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
- Ôn lại cách đọc và viết số, so sánh số.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Vài HS viết
- Nhận xét, bổ xung
- có 1 trăm, 1 chục và 1 đơn vị
- HS đọc
- số 110 có 3 chữ số . Chữ số hàng trăm là chữ số 1, chữ số hàng chục là chữ số1,
chữ số hàng đơn vị là chữ số 0.
- Một trăm là 10 chục
- có 11 chục. Không lẻ đơn vị nào.
- có 110 ô vuông
- có 120 ô vuông
- 120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120
- HS điền dấu: 110 110
- HS đọc, viết và so sánh số
- HS tự làm bài
- Nêu KQ
- HS quan sát hình , nêu KQ
- Điền số thích hợp
- HS làm phiếu hT
Chính tả ( nghe - viết )
Cây dừa
I Mục tiêu : 
	- Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa
	- Viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn : s / x, in / inh
	- Viết đúng các tên riêng Việt Nam
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ kẻ BT2, bảng phụ viết bài thơ mà các tên riêng chưa viết hoa
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : búa liềm, thuở bé, quở trách, no ấm, lúa chiêm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn thơ
- Nêu ND đoạn trích
- Từ ngữ : dang tay, hũ rượu, ....
* GV đọc, HS nghe và viết bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
- GV nhận xét
* Bài tập3
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
- HS viết bảng con
- 2 HS lên bảng viết
+ 2 HS đọc lại bài
- Tả các bộ phận lá, thân, ngọn, của cây dừa, làm cho cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở
+ Hãy kể tên các loại cây bắt đầu bằng s hoặc x
- HS trao đổi theo nhóm
- 2 nhóm lên bảng làm bài theo cách tiếp sức
- 3, 4 HS đọc lại tên cây vừa tìm được
- Cả lớp làm bài vào VBT
+ Hãy giúp bạn sửa lại viết hoa tên riêng
- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ
- Làm bài vào VBT
- 3 HS viết lại những chữ viết sai
- 2, 3 HS đọc lại đoạn thơ đã sửa lỗi
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài
Tự nhiên và xã hội
Một số loài vật sống trên cạn
I Mục tiêu
	- HS biết nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn
	- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả
II Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK, tranh ảnh một số con vật sống trên cạn
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Loài vật có thể sống ở đâu ?
2. Bài mới
a. HĐ1 : Làm việc với SGK
- Loài vật có thể sống khắp nơi 
* Mục tiêu :
	- Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn
	- Phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã
	- Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt những loài vật quý hiếm
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã ?
- Con nào có thể sống ở sa mạc ?
- Con nào đào hang sống dưới mặt đất ?
- Con nào ăn cỏ ?
- Con nào ăn thịt ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
b. HĐ2 : Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm được
* Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
+ Bước 2 : Hoạt động cả lớp
c. HĐ3 : Trò chơi : Đố bạn con gì ?
* Mục tiêu
- HS nhớ lại các đặc điểm chính của con vật đã học
- HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ
* Cách tiến hành
- GV HD HS cáhc chơi
- GV cho HS chơi thử
- HS chơi theo nhóm
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời câu hỏi
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp
+ Các nhóm quan sát tranh ảnh sưu tầm được, phân loại vào giấy khổ to
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình
+ HS chơi trò chơi
IV Hoạt động nối tiếp
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc