Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Đoàn Minh Tâm

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Đoàn Minh Tâm

MÔN: TẬP ĐỌC Thứ . ngày . tháng . năm 200

Lớp: 2

Tuần: 1 Bài dạy:

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Rèn kỹ năng đọc trơn thành tiếng cả bài .

 - Đọc đúng các từ ngữ có âm vần dễ lẫn; dễ sai; nắn nót, mải miết, nguệch ngoạc, ngạc nhiên, quyển sách. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm phẩy. Phân biệt lời kể và lời nhân vật.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, ôn tồn, thành tài. Rút ra được lời khuyên từ câu chuyện: Cần kiên trì và nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK).

- Bảng phụ ghi các câu văn , đoạn cần HD đọc đúng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 117 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Đoàn Minh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200
Lớp: 2
Tuần: 1 	 Bài dạy: 
Có công mài sắt, có ngày nên kim (tiết 1)
I. Mục đích - Yêu cầu:
 - Rèn kỹ năng đọc trơn thành tiếng cả bài .
	- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần dễ lẫn; dễ sai; nắn nót, mải miết, nguệch ngoạc, ngạc nhiên, quyển sách. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm phẩy. Phân biệt lời kể và lời nhân vật.
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, ôn tồn, thành tài. Rút ra được lời khuyên từ câu chuyện: Cần kiên trì và nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
II. Đồ dùng học tập: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK).
- Bảng phụ ghi các câu văn , đoạn cần HD đọc đúng.
III. Hoạt động dạy – học: 	 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
5’
I. Mở đầu: Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt – tập 1
- GV nêu nội dung học T.V2
* 8 chủ điểm: - Em là HS, bạn bè; trường học; thầy cô; ông bà; cha mẹ; anh em; bạn trong nhà
- HS mở mục lục sách T.V2_tập1 - Đọc tên 8 chủ điểm 
30’
II. Bài mới
Giới thiệu bài:
- Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ những ai?Họ đang làm gì?
- Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà nói gì với cậu bé, chúng ta cùng học bài hôm nay: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
- GV nêu
- HS trả lời; mở SGK T.V trang 4
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc đoạn 1; 2
a. Đọc mẫu.
- GV đọc diễn cảm lần 1, chú ý đọc to, rõ ràng, phân biệt lời kể và lời nhân vật.
-Yêu cầu 1 hs giỏi đọc lại đoạn 1,2
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
 - Các từ khó: quyển sách, nguệch ngoạc, nắn nót, tảng đá, mải miết, .
- GV giới thiệu các từ cần luyện phát âm, gọi hs đọc, sửa lỗi cho các em.
- GV yêu cầu hs đọc từng câu, đọc nối tiếp từ đầu đến hết bài.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Câu dài: Mỗi khi cầm quyển sách,/ Cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở.//
- HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau (Đoạn 1 – 1 HS đ1 HS tiếp đọc đoạn 2) 
- GV theo dõi hướng dẫn học ngắt nghỉ hơi, thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Câu hỏi: - Bà ơi, / bà làm gì thế?
- Thỏi sắt to như thế, / làm sao bà mài thành kim được?/
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ trong từng đoạn.
d. Thi đọc giữa các nhóm:
- Đọc từng câu (3 lần)
- 1 nhóm thi đọc tiếp sức trước lớp.
-GV và cả lớp theo dõi để NX.
- Đọc truyền điện từng đoạn, từng câu (3 lần)
- 1 nhóm đọc truyền điện .
- Đọc đồng thanh; cá nhân.
- HS NX, GV NX..
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Đọc đoạn 1: Hỏi:
- 1 HS đọc đoạn 1_ cả lớp đọc thầm.
Câu 1: - Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? “ Mỗi khi cầm . cho xong chuyện. ”
- 1 HS đọc câu hỏi – nhiều HS trả lời .
* Đọc đoạn 2: Hỏi: 
Câu 2: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?(Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá)
- 1 HS đọc .
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
- 2 hs trả lời câu hỏi
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? (Để làm thành một cái kim khâu).
- GV cho hs xem 1 thỏi sắt và 1 cái kim khâu.
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được chiếc kim nhỏ không?
-GV hỏi thêm – HS trả lời.
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin ? (Thỏi sắt to như thế , làm sao bà mài thành kim được?)
- HS NX. GV kết hợp giảng từ.
- 1 HS đọc 2 đoạn (1, 2).
Bài dạy:
Có công mài sắt, có ngày nên kim (tiết 2)
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
12’
4. Luyện đọc các đoạn 3, 4
a. Đọc mẫu .
- GV chỉ 1 HS đọc đoạn 3,4 
b.Hướng dẫn HS đọc câu khó, từ khó.
+ Từ khó: Giảng giải, giống, quay, mài.
- Yêu cầu một số HS đọc nối nhau hết 2 đoạn cuối bài.
+ Câu khó:
- GV ghi bảng từ khó. HS đọc
Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày/ nó thành kim./ Giống như cháu đi học,/ mối ngày cháu học một tí,/ sẽ có ngày/ cháu thành tài./
- Giúp HS đọc đúng câu khó.
- GV và HS NX.
- 3,5 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
- Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ trong từng đoạn: ôn tồn, thành tài.
- NX cách ngắt nghỉ hơi và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS tập trung – 2 HS
1 bạn đọc cho bạn khác nghe
- NX bạn.
d. Thi đọc giữa các nhóm: từng đoạn, cả bài
- Các nhóm đọc cá nhân.
- Đọc theo vai.
- HS NX.
- GV NX đánh giá.
e. Đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. 
8’
5. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 3, 4: Hỏi
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3.
C3: Bà cụ giảng giải như thế nào? (Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tý, sẽ có ngày cháu thành tài).
- GV yêu cầu 1 HS nêu câu hỏi 3
- HS trả lời – NX bạn
- Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? “Cậu bé hiểu ra quay về nhà học bài”
GV hỏi thêm.
- 1 HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
Hỏi: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Biết nhẫn nại và kiên trì không được ngại khó ngại khổ).
3 hs trả lời. 
- GV và hs NX .
- GV chốt lại ý kiến đúng.
* Nói lại câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim bằng lời của em?
- Cho HS nêu ý kiến. GV chốt ý đúng.
+ Ai chăm chỉ chịu khó thì làm việc gì cũng thành công
+ Nhẫn nại kiện trì sẽ thành công
+ Việc khó đến đâu, nếu kiên trì nhãn nại sẽ làm được
10’
6. Luyện đọc lại:
- Đọcđoạn văn mà em yêu thích, thể hiện đúng nội dung bài (tình cảm của các nhân vật).
- GV tổ chức cho HS thi đọc (5 HS).
* Người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ,
- 3 HS lên sắm vai
- NX – khen.
5’
III. Củng cố, dặn dò
- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
- 1 số HS nêu ý kiến.
+ Thích bà vì bà dạy cậu bé tính kiên trì nhẫn nại; vì bà kiên trì nhẫn nại làm một việc đến cùng
- NX tiết học, chuẩn bị bài sau.
 - GV NX khen ngợi HS đọc tốt hiểu bài.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200.
Lớp: 2
Tuần 1 Bài dạy: Tự thuật
I. Mục đích - Yêu cầu: 
 - Đọc đúng các từ có vần khó: huyện Chương Mĩ, Hàn Thuyên 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa các phần yêu cầu trả lời ở mỗi dòng.
Biết đọc một văn bản tự thuật rõ ràng mạch lạc.
Nắm được các từ chỉ đơn vị hành chính (xã, phường, quận, huyện)
Có khái niệm về một bản tự thuật.
II. Đồ dùng học tập: 
Bảng phụ: chép nội dung tự thuật (Câu 3, 4 SGK trang 7) ị cả lớp nhìn tự nói lí lịch về mình.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
5’
I. Kiểm tra bài cũ: “Có công  nên kim”
- Đọc đoạn 1 và 2 của bài.
- 1 HS lên đọc và trả lời câu hỏi.
? Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
- Đoạn 3 – 4.
- 1 HS đọc
? Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- HS NX – GV cho điểm.
32’
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV chỉ cho HS xem bức ảnh và hỏi.
 Đây là ảnh ai? (ảnh 1 bạn HS; ảnh 1 bạn nữ/ ảnh
1 bạn nữ/ ảnh bạn Thành Hà)
- HS trả lời.
- Đây là ảnh 1 bạn HS. Hôm nay chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình. Những lời kể về mình như thế được gọi là “Tự thuật” hay là “lí lịch”
- GV nói, ghi tên bài lên bảng.
- Hs mở SGK trang7.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu toàn bài. (Đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần )
- GV đọc mẫu lần 1.
- Hs theo dõi và đọc thầm theo.
- 1 hs khá đọc mẫu lần 2
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: 1 em đầu bàn đọc dòng 1, sau đó em khác tự đứng lên đến hết.
- HS đọc nối nhau từng câu.
+ Đọc đúng các từ khó: nơi sinh, hiện nay, lớp
- GV HD cách đọc đúng.
+ Giải nghĩa từ mới: tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.
- HS đọc GV kết hợp giải thích từ mới
* Đọc từng đoạn trước lớp: (Bài này không chia đoạn).
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cả lớp đọc đồng thanh.
- GV theo dõi, sửa.
- Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi (GV treo bảng phụ đánh dấu chỗ ngắt nghỉ).
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2 HS trong bàn đọc cho nhau nghe
- Bàn đọc: lần lượt đọc cho nhau nghe.
- Góp ý, GV theo dõi hướng dẫn học 
* Thi đọc giữa các nhóm (từng câu, cả bài).
sinh đọc đúng.
Họ và tên: // Bùi Thanh Hà //
Ngày sinh ://23 – 4 – 1996 (hai mươi ba/ tháng tư/ năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu //)
- Đại diện các nhóm thi đọc
- HS + GV NX, đánh giá.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
*Đọc bài tập đọc : Hỏi
- 1 HS đọc bài tập đọc – cả lớp đọc thầm.
Câu 1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà? (Họ tên, nữ, nơi sinh).
- 3 HS trả lời câu hỏi. 
Câu 2: Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
 - 1 HS trả lời. GV nêu lại ý HS nói.
Câu 3: Hãy cho biết họ và tên em?
- 1 HS đọc câu hỏi.
- GV treo bản phụ.
- 2, 3 HS lên bảng trả lời.
- GV NX.
Câu 4: Hãy cho biết biết địa chỉ nhà em ở?
- 1 HS đọc câu hỏi 4.
(Nhà em ở phố nào, phường nào.)
Chúng ta đã hiểu thế nào là tự thuật. Bây giờ hãy tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết .
- Nhiều HS nối tiếp nhau nêu địa chỉ của mình.
- 1 hs thi tự thuật về mình; 1 hs thi tự thuật về bạn trong nhóm của mình.
4. Luyện đọc lại.
- Đọc toàn bài
- Cho 1 số HS thi đọc bài.
3’
III. Củng cố dặn dò:
- GV nhấn mạnh: Ai cũng cần viết bản tự thuật. 
- GV nêu.
Qua bản tự thuật của em người khác sẽ biết em tên gì, bao nhiều tuổi, nam hay nữ
- Dặn dò về nhà : về nhà viết 1 bản tự thuật về em. Chuẩn bị bài sau: Ngày hôm qua đâu rồi?
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200.
Lớp: 2
Tuần: 1 Bài dạy: Ngày hôm qua đâu rồi?
I. Mục đích - Yêu cầu: 
	- Rèn kỹ năng đọc trơn thành tiếng cả bài: Ngày hôm qua đâu rồi?
	- Đọc đúng các từ ngữ có vần khó (ngoài, xoa, toả, hoa).
	- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, giữa các cụm từ, đảm bảo nhịp thơ 5 chữ(2/3 hoặc 3/2).
	- Nắm được nghĩa của các từ mới, các câu thơ, nắm được ý toàn bài.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng học tập: 
	- 1 quyển lịch, có lốc lịch.
	- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, 
HTTC các HĐH tương ứng
5’
I. Kiểm tra bài cũ: Tự thuật
- Gọi 2 HS đọc bài.
Câu 3: Hãy cho biết họ và tên em ; sinh ngày tháng năm nào?
- Trả lời câu hỏi .
Câu 4: Hãy nêu địa chỉ nhà em ?
- HS NX – GV cho điểm.
32’
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- Đây là quyển lịch để ghi ngày, tháng trong năm. Lịch này gồm có 365 tờ, mỗi tờ ghi một ngày. Mỗi ngày em bóc đi một tờ lịch. Đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua. Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới. Bài “Ngày hôm qua đâu rồi “ sẽ cho chúng ta biết được điều này.
- GV giới th ... I. Đồ dùng học tập: 
	- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và yêu cầu đọc.
	- Tranh minh hoạ bài tập 2 (SGK).
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
2’
I. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích y/c tiết học.
15’
II. Kiểm tra tập đọc:
- 7, 8 HS lên bốc thăm phiếu, chuẩn bị 2’
- Đọc và trả lời câu hỏi. HS, GV NX cho điểm
15’
III. Luyện tập
Bài tập1: Tìm hiểu từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu:
- 1 HS đọc y/c và mẫu ở BT 1
- HS quan sát 5 tranh và chỉ ra 5 hoạt động (tập 
thể dục, vẽ, học bài, cho gà ăn, quét nhà)
- GV gợi ý HS.
- Tìm được các từ xong đ đặt câu
- HS làm bài tập ra vở nháp.
- HS nối tiếp đọc các câu văn vừa đặt. 
- HS, GV NX.
Bài tập 2: Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Lời mời của cô hiệu trưởng cần thể hiện sự trân trọng.
- HS làm bài tập ra vở nháp.
Lời nhờ bạn: nhũn nhặn; lời đời nghị các bạn ở lại họp cần nghiêm túc.
- Lớp NX. GV nêu NX đúng, sai.
Ví dụ: Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng ngày nhà giáo Việt Nam ở lớp chúng em ạ!
+ Bạn làm ơn khênh hộ tớ cái ghế với.
Hoặc: Cậu làm ơn cho tớ đi nhờ một tí
+ Đề nghị tất cả các bạn ở lại họp sao nhi đồng.
3’
IV. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học.
- GV nêu.
Về nhà: Ôn tiếp các bài học thuộc lòng đã học từ đầu năm, trả lời câu hỏi
- Khen một số em học tốt.
- Làm miệng Bài tập 2, 3 tiết – 6 (SGK trang 150)
- HS tự ôn bài.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200.
Lớp: 2
Tuần: 18 Bài dạy: Ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 6)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
	2. Ôn luyện cách tổ chức câu thành bài. 
	3. Ôn luyện về cách viết nhắn tin.
II. Đồ dùng học tập: 
- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng, câu hỏi.
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK – bài tập 2.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
2’
I. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, y/c tiết học.
10’
II. Kiểm tra học thuộc lòng: Ngày hôm qua đâu rồi, thương ông, Tiếng võng kêu; Gọi bạn, Cái trống trường em; Cô gái lớp em, Mẹ, Đàn gà mới nở
- 10 – 12 HS lên bốc thăm.
- Đọc, trả lời câu hỏi.
- HS, GV NX cho điểm.
12’
III. Kể chuyện: Theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện
- GV nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh (3 tranh) 
- Kết hợp nối nội dung 3 tranh thành một câu chuyện.
- Đặt tên cho câu chuyện đó theo sự tác dụng của GV.
- Tranh 1: Một bà cụ chống gậy đứng bên hè phố. Cụ muốn sang đường nhưng đường phố rất đông xe cộ qua lại. Cụ đang lúng túng chưa biết làm thế nào để qua đường được.
- 1 số HS nói miệng.
- HS khác NX.
- HS làm bài tập ra vở nháp.
- Tranh 2: Một bạn HS đi tới, thấy bà cụ, bạn hỏi: Bà ơi, bà muốn sang đường phải không ạ?
- ừ, nhưng đường đông quá, bà không sang được.
+ Bà đừng sợ! Cháu sẽ dắt bà sang đường.
*Đặt tên: Quang đường, cậu bé tốt bụng, giúp đỡ người gìa
8’
IV. Nhắn tin.
-1 HS đọc yêu cầu.
- Lời nhắn cần ngắn gọn, đủ ý, đạt mục đích yêu cầu khi nhắn tin. Ví dụ: 9h, 11 – 12
- HS làm bài tập ra vở nháp.
- 4, 5 HS đọc lời nhắn tin.
Lan! Tớ đến nhà câu, cửa khoá. Cậu thông cảm nhắn giúp tớ bạn Hà trả sách toán để tớ làm bài tập nhé.
- HS, GV NX bình chọn bạn có lời nhắn hay, ngắn gọn đầy đủ nhất.
Chào cậu Trà My.
3’
V. Củng cố – dặn dò
- NX tiết học.
- GV nên NX.
- Về nhà: Tiếp tục ôn các bài học thuộc lòng đã học.
- Làm miệng bài tập 2, 3 (SGK trang 150 – 151) – Tiết 7
- HS tự học bài.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 2006	
Lớp: 2
Tuần: 18 Bài dạy: Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 7)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ.
	2. Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật. 
	3. Ôn luyện về cách viết bưu thiếp.
II. Đồ dùng học tập: 
- Phiếu ghi yêu cầu học thuộc lòng các bài thơ.
- Bảng phụ ghi các câu văn bài tập 2 (SGK), 1 bưu thiếp.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
2’ 
I. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
15’
II. Kiểm tra học thuộc lòng
- 9, 10 HS lên bốc thăm
- Đọc và trả lời câu hỏi bài học thuộc lòng.
- Lớp, GV NX cho điểm.
15
III. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm các từ chỉ điểm người và vật.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
a. Càng về sáng tiết trời càng lạnh giá
b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
- GV treo bảng phụ.
- HS làm bài tập ra vở; 1 HS lên bảng làm phụ
- GV NX và chốt lời giải đúng.
c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp.
- 1 HS đọc lại
Bài tập 2: Viết bưu thiếp chúc mừng thầy cô:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
18 – 11 - 2003
- HS làm bài tập ra vở nháp 
Kính gửi thầy cô: Nhân ngày Nhà giáo VN 20 – 11, em chúc cô mạnh khoẻ và hạnh phúc. Em luôn nhớ và mong được gặp lại cô. 
 HS của cô 
 Vũ Thị Hà My
- 1 số HS đọc miệng
- HS, GV NX bình chọn HS viết bưu thiếp hay, ngắn gọn. 
- GV đưa cho HS xem nội dung của một số bưu thiếp của HS viết tặng cô.
3’
IV. Củng cố – dặn dò
- GV NX tiết học
- Về nhà: Tiếp tục ôn lại các bài học thuộc lòng.
Làm trước bài 2, 3 tiết 8 SGK – 151, 152
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200..
Lớp: 2
Tuần: 18 Bài dạy: Ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 8)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ.
	2. Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý.
	3. Ôn luyện về cách tìm câu thành bài. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng và câu hỏi.
- Vở bài tập, 4 bút dạ, 4 tờ giấy khổ to.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
2’
I. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
15’
II. Kiểm tra học thuộc lòng
- GV gọi 10 HS lên bốc thăm; chuẩn bị 2’.
- GV gọi lần lượt từng em đọc và trả lời câu hỏi.
- HS khác NX. GV cho điểm.
III. Luyện tập
10-12’
Bài tập 1: Nói lời đồng ý, không đồng ý:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Nói lời đồng ý với thái độ sẵn sàng, vui vẻ, nói lời từ chối sao cho khéo léo, không làm mất lòng người nhờ vả anh.
- GV gợi ý.
a. HS 1: Cháu đang làm gì thế, xâu giúp bà cái kim nào.
- HS thảo luận theo cặp từng trường hợp.
HS 2: Vâng ạ! Cháu làm ngay đây ạ!
- HS làm bài tập ra vở.
b. HS 1: Cháu đang làm gì thế, xâu giúp bà cái kim nào?
(1 HS nói TH 1 học nói lời đáp).
HS 2: Chị chờ em một lát, em làm xong nốt bài tập này đã.
c. HS 1: Lan làm giúp mình bài này với!
- HS NX – GV NX 
HS 2: Bạn thông cảm, mình không thể làm hộ bạn được.
d. HS 1: (Gọt hộ mình cái bút chì) cho tớ mượn cục tẩy
HS 2: - Đây câu cầm lấy (tẩy)
- ừ cậu đưa tớ làm cho (chì)
10’
4. Viết khoảng 5 câu nói về 1 bạn lớp em:
- 1 HS nêu yêu cầu.
GV: Các em nên chọn cho mình bạn trong lớp. Khi viết về bạn không cần viết dài, cố gắng viết chân thật, câu văn rõ ràng, sáng sủa.
- HS làm bài tập ra vở.
- 1 số HS nối tiếp nhau đọc bài.
- NX: Nội dung, cách diễn đạt, câu từ.
- HS, GV cho điểm 1 số HS.
2’
III. Củng cố – dặn dò
- GV NX tiết học
- GV NX.
- Về nhà: Làm thử bài tập tiết ôn tập Tiết 9
- HS tự ôn bài ở nhà.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200.
Lớp: 2
Tuần: 18 Bài dạy: Ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 9)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
	1. Ôn tập đọc hiểu.
	2. Ôn cặp từ cùng nghĩa, mẫu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai như thế nào?
	3. Ôn luyện về cách tìm câu thành bài. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
2’
I. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
30’
II. HS đọc bài Cò và Vạc 
- HS đọc bài rồi làm bài tập ra vở.
(1) Cò là 1 HS như thế nào?
- Yêu trường, yêu lớp
- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu.
- Chăm làm.
- Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
(2) Vạc có đặc điểm gì khác Cò?
- Lớp, GV NX.
- Học kém nhất lớp.
- Không chịu học hành.
- Hay đi chơi.
(3) Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?
- Vì lười biếng.
- Vì không muốn học.
- Vì xấu hổ.
(4) Cặp từ cùng nghĩa
- Chăm chỉ – siêng năng.
- Chăm chỉ – ngoan ngoãn.
- Thầy yêu – bạn mến.
(5): Câu: Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu:
M1: Ai là gì/
M2: Ai làm gì?
M3: Ai như thế nào?
( 6) Luyện 3 mẫu câu bài tập (5) 
- Đặt 3 câu với 3 mẫu trên:
- 4 nhóm 3 đại diện 4 tổ lên bảng thì tiếp sức điền giấy khổ to.
Ví dụ: M1: Mẹ em là một công nhân giỏi.
M2: Em đang học bài.
M3: Bạn Lan học giỏi, ngoan ngoãn
- Lớp NX, GV cho điểm.
2’
III. Củng cố – dặn dò
- NX tiết học.
- GV nêu.
- Về nhà làm bài tiết 10 (ra nháp)
- HS tự ôn tập.
- HS chuẩn bị 1 bưu thiếp để tiết sau viết chúc mừng sinh nhật bạn.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.
.
	Môn: TậP ĐọC Thứ .. ngày .. tháng . năm 200.
Lớp: 2
Tuần: 18 Bài dạy: Ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 10)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
	1. Rèn kỹ năng đọc thầm, đọc hiểu. TLND bài đọc.
	2. Ôn luyện viết bưu thiếp.
II. Đồ dùng học tập: 
- 4 tờ giấy khổ to, 4 bút dạ.
- HS chuẩn bị một bưu thiếp để thực hành.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, HTTC các HĐH tương ứng
2’
I. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
30’
II. Đọc thầm bài chính tả rồi trả lời câu hỏi:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1 
(1) Tìm trong bài chính tả và ghi vào chỗ chấm.
- HS làm ra bài tập ra vở.
a. Chữ bắt đầu bằng ch: chạy, chân.
- 4 nhóm 4 lên điền tiếp sức (ch, tr; dấu hỏi; dấu ngã)
- Chữa bắt đầu bằng tr: tròn, trên, trưa.
b. Những chữ có dấu hỏi: nở, nhỏ, cỏ
- HS, GV công bố nhóm thắng
- Những chữ có dấu ngã: những
cuộc.
(2) Dựa vào nội dung bài chính tả trên, trả lời câu hỏi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2
a. Những con gà con trông như thế nào?
- HS viết vào bài tập vở.
(Đẹp như những hòn tỏ nhỏ)
- GV chấm điểm 1 số bưu thiếp.
- Trưng bày – HS quan sát vỗ tay.
3’
II. Củng cố – dặn dò
- NX tiết học.
- GV nêu.
- Về nhà ôn lại các bài đã ôn tập.
- HS tự ôn tập.
Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ I
Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop hai cuc hay(1).doc