Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 30

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 30

Tự học

ÔN: KILÔMÉT

I- Mục tiêu:

- Củng cố về kí hiệu, tên gọi độ lớn của đơn vị đo độ dài km và mối quan hệ giữa km và m. Thực hiện tính cộng , trừ với km.

- Rèn KN tính toán với số đo đọ dài

II- Đồ dùng:

- Bảng phụ

- Phiếu HT

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn 3/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009
Tự học
Ôn: kilômét
I- Mục tiêu:
- Củng cố về kí hiệu, tên gọi độ lớn của đơn vị đo độ dài km và mối quan hệ giữa km và m. Thực hiện tính cộng , trừ với km.
- Rèn KN tính toán với số đo đọ dài
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ
- Phiếu HT
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1: Điền số?
1 km = .....m 6000m = ....km
3 km =.....m 10000m = ....km
- Chữabài
* Bài 2:
Điền dấu >; <; =
267km....267km
324km ... 322km
 278 km...278 km
- Chữa bài
* Bài 4:
- Đọc đề?
- Ta thực hiện tính ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố- Dặn dò:
- 1km = .....m 1000m = ...km
- Hát
- HS làm bảng con
1 km =1000m 6000m = 6km 
3 km =3000m 10000m = 10km
- HS làm nháp:
267km = 267km
324km > 322km
 278 km = 278 km
- Ta tính bình thường sau đó ghi đơn vị vào KQ
 25 km + 75 km = 100km
 67 km - 59 km = 8 km
 .......
Tiếng việt 
Luyện đọc bài : Ai ngoan sẽ được thưởng
I Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện đọc bài : Ai ngoan sẽ được thưởng.
	- Rèn kĩ năng đọc cho HS
	- GD HS có ý thức tự giác
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Ai ngoan sẽ được thưởng
2. Bài mới
+ GV đọc bài 1 lần
- GV HD HS đọc từng câu
- HD HS đọc từng đoạn
- GV treo bảng phụ, HD đọc câu dài
+ Thi đọc phân vai( Dành cho HS khá, giỏi)
- GV HD HS đọc
- GV HD HS trả lời câu hỏi trong SGK
- HS đọc bài
+ HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu
- Tự tìm từ khó - đọc - nhận xét
+ HS đọc - nhận xét
- HS đọc 
- HS tự đọc phân vai - nhận xét
- HS trả lời
3.Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học, về nhà ôn lại bài
Ngày soạn 4/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2009
Tiếng Việt 
Luyện: Đáp lời chia vui. Nghe - Trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu
Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui
Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng nghe - hiểu : 
	- Nghe thầy ( cô ) kể chuyện Sự tích hoa dạ lan hương nhớ và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
	- Hiểu nội dung câu chuyệncâu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ toả hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi câu a, b, c BT1, 1 bó hoa thật hoặc giấy, tranh minh hoạ
	HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
a. Luyện đáp lời chia vui
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
b. Luyện nghe - Trả lời câu hỏi
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kể chuyện
- GV nêu từng câu hỏi
Vì sao cây biết ơn ông lão?
Lúc đầu cây tỏ lòng bằng cách nào?
Về sau cây xin trời điều gì?
Vì sao trời cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
- 2, 3 cặp HS lần lượt đối thoại
+ Nói lời đáp của em
- 2 HS nói lời chia vui - lời đáp
- Nhiều HS thực hành đóng vai theo các tình huống b, c
Rất cảm ơn bạn.
Cháu cảm ơn bác.
Chúng em rất cảm ơn cô.
+ Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ
- HS nghe
Vì ông cứu cây hoa.
Nở bông hoa thật to và đẹp.
Đổi vẻ đẹp thành hương thơm.
Cảm động vì tấm lòng của hoa.
- 1, 2 HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
3.Củng cố, dặn dò
	- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện ( Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó )
	- GV nhận xét tiết học
 Âm nhạc – tiết 30
 Ôn tập bài hát: bắc kim thang
 I. Mục tiêu:
- HS ôn lại bài hát: Chú ếch con
 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ
HS: Nhạc cụ gõ – SGK
III. Hoạt động 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- gv hát mẫu.
- gv bắt nhịp
- gv gõ mẫu
- gv gõ mẫu
- gv nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Hát kết hợp động tác phụ họa
Hoạt động3 :  Củng cố, dặn dò:
gv nhận xét
VN ôn tập
- Nghe hát.
- Hát ôn bài hát theo tập thể từ 4-6 lần
- Hát theo tổ, nhóm kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo phách và theo tiết tấu lời ca.
- Vỗ theo tiết tấu lời ca
- Luyện tập theo từng tổ nhóm cá nhân
- Thi hát và gõ đệm theo nhóm 
- Hát kết hợp động tác phụ họa dưới sự hướng dẫn của gv
- Từng nhóm ôn luyện lại
- Từng đôi biểu diễn trước lớp.
	 Ngày...../4/2009
 Đã duyệt
 HP: Nguyễn Trọng Cương
Ngày soạn 4/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài: Vệ sinh môi trường
I.Mục tiêu:
- HS hiểu về vệ sinh môi trường.
- Biết cách vẽ tranh.
- Vẽ được tranh đề tài môi trường.
II.Chuẩn bị: 1 số tranh, ảnh về vệ sinh môi trường. HS có bút chì, màu vẽ.
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/Bài mới: a/Giới thiệu bài
b/Các hoạt động:
*Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Giới thiệu tranh, ảnh phong cảnh, y/c HS nhận biết vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Sự cần thiết phải giữ gìn môi trường.
- Em cần làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh em?
- Y/C HS nêu cách sắp xếp hình vẽ và màu sắc ở tranh đề tài vệ sinh môi trường.
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Y/C HS nêu ý tưởng vẽ tranh của mình trước lớp.
- Gợi ý HS cách vẽ tranh: Vẽ phác một đề tài và nêu: cần vẽ hình ảnh chính trước, vẽ các hình ảnh phụ sau, vẽ màu tươi, trong sáng.
*Hoạt động3: Thực hành
- Cho HS xem tranh của HS năm trước nhận xét.
- Y/C HS tự vẽ đề tài vào vở.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gọi một số HS dán bài vẽ của mình lên bảng.
- Y/C HS tìm ra một số bài vẽ đẹp.
- GV khen ngợi bài vẽ đẹp.
3/Dặn dò: Làm tiếp bài. Sưu tầm tranh phong cảnh. Xem lại bài vẽ trang trí
- Quan sát tranh và nối tiếp nhau nêu nhận xét.
- Nối tiếp nhau nêu: Lao động vệ sinh ở mọi chỗ, mọi nơi. Trồng cây xanh, nhặt bỏ rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện theo y/c.
- Nối tiếp nhau nêu ý tưởng của bản thân.
- Nghe và quan sát.
- Quan sát tranh và đưa ra lời nhận xét.
- Thực hiện theo y/c trong vòng 15 phút.
- Thực hiện theo y/c là 5 em
 Tự nhiên và xã hội - tiết 30
Thực hành: Nhận biết cây cối và các con vật
I. Mục tiêu
	- HS ôn tập lại được những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật
	- Có kĩ năng nhận biết được có những cây cối và con vật vừa sống được ở dưới nước, vừa sống được ở trên không
	- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật
II. Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK, Tranh, ảnh cây cối và các con vật vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước, giấy Ao, băng dính ...
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ôn tập:
*HĐ 1: Hướng dẫn h/s ôn tập dưới dạng trả lời các câu hỏi:
- Hãy chỉ và nói cây nào sống trên cạn ?
- Cây nào sống dưới nước ?
- Cây nào vừa sống được ở trên cạn vừa sống được ở dưới nước?
- Cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí ?
- Con vật nào sống trên cạn ?
- Con vật nào sống dưới nước ?
- Con vật nào vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn
- Con vật nào bay lượn trên không ?
* HĐ 2: Hoàn thiện VBT
Bài 1: Quan sát hình dưới đây và hoàn thành bảng sau:
- HD h/s q/s những con vật nào sống trên cạn những con vật nào sống dưới nước rồi điền vào bảng thống kê.
Bài 2: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
2.Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố: Hệ thống lại kiến thức
* Dặn dò: VN chuẩn bị sưu tần các tranh ảnh về các cây cối và những con vật trên cạn và đướ nước.
* HS hoạt động nhóm đôi
- Các nhóm thảo luận:
- 1 em hỏi và 1 em trả lời ( ngược lại)
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Thực hiện cá nhân:
+ HS nêu nội dung từng tranh:
- Vài em lên bảng chữa bài miệng.
- Lớp nhận xét, bổ sung( nếu bạn sai)
- Vài em đọc lại bài làm.
- Thực hiện vào VBT
+ HS đọc từng phương án.
- Nêu phương án đúng
- HS thực hiện vào VBT.
- HS cùng g/v củng cố bài
- VN chuẩn bị
Ngày soạn 5/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ bảy ngày 11 tháng 4 năm 2009
Thể dục – tiết 30
Tâng cầu - Trò chơi " tung bóng vào đích"
I. Mục tiêu:
+Ôn tâng cầu. Yêu cầu nâng cao thành tích.
+ Tiếp tục làm quen trò chơi " Tung bóng vào đích !". Yêu cầu biết cách chơi và bớc đầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị mỗi đội 3-10 quả bóng nhỏ và một xô hoặc rổ nhựa làm đích, kẻ vạch giới hạn cho trò chơi " Tung bóng vào đích", mỗi em 1quả cầu để tâng cầu. 
III.Nội dung và phơng pháp lên lớp:
Nội dung
Thời
 Lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
5-6 ph
24-25 ph
4 -5 ph
*Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
* Ôn các ĐT của bài TD phát triển chung:
* Tâng cầu bằng tay hoặc bằng bảng nhỏ:
- HD h/s thực hiện:
*Trò chơi " Tung bóng vào đích" 
- Hướng dẫn h/s thực hiện:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Em nào nhắc lại được cách chơi.
+ Vạch giới hạn cách vạch đích (rổ hoặc xô) 1,5 - 2,5m
- Dùng khẩu lệnh: Chuẩn bị... bắt đầu... tung bóng !
* Cho h/s tập một số ĐT hồi tĩnh rồi kết thúc bài:
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho h/s.
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng 3 vòng quanh sân tập ( 90 -100m)
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu.
* Ôn các ĐT: Vươn thở, tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung:
- Lớp trưởng điều kiển các bạn tập.
* HS chuyển thành đội hình vòng tròn rồi cho h/s điểm số 1 - 2; 1 - 2... sau đó cho những em số 1 bước lên trước thành 2 vòng tròn đồng tâm cho các em quay mặt vào nhau tâng cầu cá nhân ( khoảng 8-10 phút)
* Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình hàng ngang: 
+Từ đội hình đó cho h/s chơi trò chơi " Tung bóngvào đích"
+ Cho h/s chơi thật.
+ Lớp đứng hàng ngang theo dõi cổ vũ cho các bạn .
* Đi đều 2 hàng dọc vừa đi vừa hát.
- Tập một số ĐT hồi tĩnh:
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học và ĐT tâng cầu.
Toán – tiết 30
ôn: viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về phân tích cấu tạo số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- Rè ... ục duy trì sĩ số, đi học đúng giờ.
- Giữ gìn đồ dùng sách vở sạch sẽ.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Thi đua học tập tốt chào 
5. Sinh hoạt theo chủ điểm :
- Kê lại bàn ghế ngay ngắn. Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
Tuần 31
Ngày soạn10/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tự học
ôn phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng số có 3 chữ số trong phạm vi 1000
- Rèn KN cộng không nhớ cho HS
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
- Gọi 4 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu bài tập?
- HS tự tóm tắt rồi giải
- Chấm bài, đánh giá.
3/ Củng cố- Dặn dò:
- hHận xét giờ học
- Ôn bài.
- Hát
- HS nêu
- HS làm VBT / 70
 362 431 283
 + + +
 531 568 414
 893 999 697
 ..
- HS nêu
- HS làm vở
 Bài giải
 Thùng thứ hai đựng số lít dầu là:
 156 + 23 = 179( l)
 Đáp số: 179 lít dầu.
	Tiếng việt 
Luyện đọc: Chiếc rễ đa tròn
I.Mục tiêu:
- HS hiểu kĩ nội dung bài.hiểu được sự quan tâm của Bác Hồ đối với các cháu nhỏ và mọi vật.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Kính trọng Bác.
II.Hoạt động dạy học:
1/GV nêu nội dung y/c tiết học.
2/Bài ôn: a/Luyện đọc:
- Y/C HS luyện đọc bài cá nhân.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
b/Luyện làm bài tập: Y/C HS tự làm bài tập sau đó báo cáo trước lớp, lớp nhận xét và cho điểm.
* Bài 1: Đặt câu với các từ sau: thường lệ, thắc mắc.
*Bài 2: Bác đã trồng chiếc rễ đa theo cách nào?( Hãy khoanh vào chữ trước ý kiến em cho là đúng)
a. Xới đất, vùi rễ xuống.
b. Cuộn rễ thành vòng tròn, trồng xuống đất.
c. Vùi hai đầu rễ xuống dưới đất cuộn thành vòng tròn và buộc tựa cọc.
3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
Ngày soạn11/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
Tiếng việt 
Luyện viết bài : Chiếc rễ đa tròn
I. Mục tiêu
	- HS viết chính xác đoạn 1 trong bài : Chiếc rễ đa tròn
	- Rèn kĩ năng viết cho HS
- GDHS có ý thức học tập
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn chép
	HS : vở luyện
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Chiếc rễ đa tròn
2. Bài mới
+ GV treo bảng phụ
- Đọc mẫu lần 1
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Viết : buổi sớm, Bác, trận gió, ngoằn ngoèo, chiếc rễ, ...
+ GV cho HS chép bài vào vở
- GV chấm một số bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 2 HS đọc bài
+ HS theo dõi bảng phụ
- 2, 3 HS đọc lại
- Đoạn viết có 5 câu
- Chữ đầu câu và tên riêng viết hoa
- HS viết bảng con
+ HS nhìn bảng chép bài vào vở
- Đổi vở chữa bài cho nhau
3.Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Âm nhạc - Tiết 31:
Học bài hát: Hoa thơm dâng Bác.
I.Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng.
- Biết bài hát Hoa thơm dâng Bác của nhạc sĩ 
II. Chuẩn bị: GV hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời của bài hát.
III. Hoạt động dạy học: 
1/Giới thiệu bài.
2/Các hoạt động
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Hoa thơm dâng Bác.
- Giới thiệu bài hát và hát mẫu.
- Y/C HS đọc 2 lần lời bài hát.
- Dạy hát từng câu.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp các động tác phụ họa.
- Y/C HS hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Y/C HS hát kết hợp vỗ tay theo phách
3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
- Nghe .
- Thực hiện theo y/c.
- Học hát từng câu.
- Thực hiện theo y/c.
	Ngày...../4/2009
 Đã duyệt
 HP: Nguyễn Trọng Cương
Ngày soạn12/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật - Tiết 31:
Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông.
I.Mục tiêu:
- HS biết được cách trang trí hình vuông đơn giản.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông.
II.Chuẩn bị: GV: Một số bài trang trí hình vuông, họa tiết rời để sẳp xếp vào hình vuông.
HS: Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ, vở vẽ.
III.Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài.
2/Các hoạt động 
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Y/C HS tìm các đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
- Treo các bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý nhận xét.
+Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì?
+Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
+Màu sắc trong các bài được trang trí như thế nào?
* Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông
- Khi trang trí hình vuông em sẽ chọn họa tiết gì?
- Khi đã có họa tiết, em cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào?
- GVdùng họa tiết rời sắp xếp vào hình vuông để HS quan sát.
- Tóm tắt: Trang trí hình vuông cần lưu ý
+ Chọn họa tiết trang trí thích hợp.
+ Chia hình vuông thành các phần bằng nhau.
+Vẽ họa tiết chính vào hình vuông.
+Vẽ họa tiết phụ vào bốn góc.Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau.
+ Vẽ màu.
*Hoạt động 3: Thực hành
- Y/C H. vẽ trang trí hình vuông.
- Theo dõi H.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Y/C H. chọn ra các bài tốt, trung bình và chưa đạt.
- Nhận xét về giờ học, khen một số bài vẽ đẹp.
3/Dặn dò: Về nhà tự trang trí hình vuông theo ý thích. Sưu tầm ảnh chụp về các loại tượng.
- Nối tiếp nhau nêu các đồ vật dạng hình vuông có trang trí họa tiết: Viên gạch lát nền, 
cái khăn, tấm thảm...
- Quan sát mẫu và rút ra nhận xét.
+ Họa tiết là hoa, lá, các con vật, hình vuông, hình tam giác...
+ Sắp xếp đối xứng.Họa tiết to ở giữa; họa tiết nhỏ ở 4 góc.
+ Đơn giản, ít màu, họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu.
- Hoa, lá, con vật...
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Nghe và quan sát.
-Thực hiện vẽ vào vở theo ý thích.
- Thực hiện theo y/c.
Tự nhiên và xã hội – tiết 31
Ôn bài: Mặt trời
I. Mục tiêu
- HS ôn tập về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất
- HS có ý thức : Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào mặt trời
II. Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK
	HS : Giấy vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Ôn tập:
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức đã học:
HD h/s hệ thống các kiến thức đã học dưới dạng trả lời các câu hỏi:
- Mặt trời có hình gì?
- Mặt trời có màu gì?
- Tại sao ta không nhìn trực tiếp vào mặt trời?
- Tại sao khi đi trời nắng ta phải đội nón mũ hoặc che ô?
- Mặt trời có vai trò gì đối với mặt đất?
+Nhận xét, kết luận:
HĐ2: Hoàn thành VBT
* HĐ 2: Hoàn thiện VBT
- HD h/s thực hiện các bài tập trong VBT:
Bài 1: Vẽ mặt trời và tô màu
Bài 2: Chọn từ trong khung để điền vào chỗ chấm:
3. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố: Hệ thống lại kiến thức
* Dặn dò: VN ôn bài, chuẩn bị bài sau mỗi en chuẩn bị vài tờ giấy khổ A4 , bút chì, bút màu để vẽ tranh.
- Lớp hát.
- HS thực hiện:
+ Suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi một.
+Nhận xét.
+ Bổ sung.
+ Nhắc lại.
*Thực hiện cá nhân:
+ Chuẩn bị bút màu vẽ mặt trời
- Trưng bày sản phẩm:
- Lớp nhận xét chọn ra bạn vẽ đẹp nhất
- Vài em đọc lại bài làm.
+ HS đọc nội dung bài tập
- Chọn từ để điền
- HS thực hiện vào VBT
- HS cùng g/v củng cố bài
- VN chuẩn bị dụng cụ học bài tiết sau.
Ngày soạn 13/4/2009
Ngày giảng:	 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2009
Thể dục – tiết 31
Chuyền cầu - Trò chơi " ném bóng trúng đích"
I. Mục tiêu:
+ Học chuyền cầu theo nhóm hai người. Yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyển cầu cho bạn.
+ Tiếp tục ôn trò chơi " ném bóng trúng đích !". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị bóng, vật đích và quả cầu, bảng gỗ tâng cầu (như bài 61)
III.Nội dung và phơng pháp lên lớp:
Nội dung
Thời
 Lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
5-6 ph
24-25 ph
4 -5 ph
*Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
* Ôn các ĐT của bài TD phát triển chung:
* Chuyền cầu bằng bảng nhỏ theo nhóm 2 người:
- HD h/s thực hiện:
*Trò chơi " Ném bóng trúng đích" 
- Hướng dẫn h/s thực hiện:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Em nào nhắc lại được cách chơi.
+ Vạch giới hạn cách vạch đích (rổ hoặc xô) 1,5 - 2,5m 
- Dùng khẩu lệnh: Chuẩn bị... bắt đầu... tung bóng !
* Cho h/s tập một số ĐT hồi tĩnh rồi kết thúc bài:
- Cho h/s chơi trò chơi:
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho h/s
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng 3 vòng quanh sân tập ( 90 -100m)
- Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
* Ôn các ĐT: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung:
- Lớp trưởng điều kiển các bạn tập.
* HS chuyển thành đội hình vòng tròn rồi cho h/s điểm số 1 - 2; 1 - 2... sau đó cho những em số 1 bước lên trước thành 2 vòng tròn đồng tâm cho các em quay mặt vào nhau chuyền cầu theo nhóm đôi ( khoảng 8-10 phút)
* Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình hàng ngang: 
+Từ đội hình đó cho h/s chơi trò chơi " Ném bóng trúng đích"
+HS nhắc lại cách chơi
+ Cho h/s chơi thử, chơi thật.
+ Lớp đứng hàng ngang theo dõi cổ vũ cho các bạn .
* Đi đều 2 hàng dọc vừa đi vừa hát.
- Tập một số ĐT thả lỏng:
- Chơi trò chơi hồi tĩnh:
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học và ĐT chuyển cầu.
Toán – tiết 31
ôn tập về phép cộng và phép trừ.
I- Mục tiêu:
- Ôn luyện về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000 và giải toán có lời văn.
- Rèn KN tính toán cho HS
- GD HS tự giác học toán
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1: Tính nhẩm
- Nhận xét
* Bài 2:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Có bao nhiêu HS nam?
- Có bao nhiêu HS nữ?
- Làm thế nào để biết trại hè có tất cả bao nhiêu HS?
- Chấm bài, nhận xét.
 3/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Ôn lại bài.
- Hát
- HS tự làm bài vào VBT
- Nêu KQ
- HS nêu
- 4 HS làm trên bảng
- Lớp làm VBT
- Có 475 HS nam
- Có 510 HS nữ
- Thực hiện phép cộng
- Làm vở 
Bài giải
Số học sinh trường đó có là:
475 + 510 = 985 ( học sinh)
 Đáp số: 985 học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc