Giáo án tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 3

Giáo án tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 3

Tập viết – Tiết 3:

Chữ hoa B

I, Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng viết chữ :

 - Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và cỡ nhỏ

 - Biết viết ứng dụng câu Bạn bè sum họp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định

II, Đồ dùng dạy học

GV : Mẫu chữ B đặt trong khung chữ

 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li

HS Vở tập viết

 

doc 48 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp theo tuần 3
Ngày soạn 22/9/2008
Ngày giảng:	Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008
Tập viết – Tiết 3:
Chữ hoa B
I, Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chữ :
	- Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và cỡ nhỏ
	- Biết viết ứng dụng câu Bạn bè sum họp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II, Đồ dùng dạy học
GV : Mẫu chữ B đặt trong khung chữ
 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li
HS Vở tập viết
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết chữ Ă, Â
- Nhắc lại cụm từ đã viết ứng dụng ở bài trước
2 Bài mới 
a) Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b) HD viết chữ hoa
* GV HD HS quan sát và nhận xét chữ B
- Chữ B cao mấy li ? rộng mấy đường kẻ ?
- Chữ B được viết bằng mấy nét ?
+ GV nêu quy trình viết 
- GV viết mẫu lên bảng
* HD HS viết trên bảng con
- GV nhận xét uốn nắn
c) HD viết câu ứng dụng
* Giới thiệu câu ứng dụng
- 1 HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng
* HS quan sát mẫu chữ viết ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét
- Các chữ cái cao mấy li ?
* GV HD HS viết chữ Bạn vào bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
d) GV HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém
e) Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Khen ngợi những HS viết đẹp
- 2 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng con
- HS trả lời 
+ HS quan sát chữ mẫu
- Cao 5 li, 6 đường kẻ
- Viết bằng 2 nét
Nét 1 bắt đầu ở li thứ 4 từ trái sang
Nét 2 từ giữa li thứ 3, vòng qua điểm bắt đầu củ a nét 1.
- HS quan sát
+ HS viết trên bảng con
- Bạn bè sum họp
Chữ b, h cao 2 li rưỡi. Chữ a,n,e,u,m,o cao 1 li. Chữ p cao 2 li. Chữ s cao 1,25 li.
- HS viết bảng con.
- HS nghe 
- HS viết bài
4, Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung về tiết học, khen những HS viết đẹp
	- Về nhà luyện viết tiếp
Thể dục – Tiết 5
Quay phải, quay trái – Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi!”
Mục tiêu:
Tiếp tục ôn một số kĩ năng ĐHĐN. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác, đẹp hơn trước.
Học quay phải quay trái. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng kĩ thuật, phương hướng và không để mất thăng bằng.
Ôn trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơivà tham gia chơi đúng luật.
Địa điểm, phương tiện;
Địa điểm : Trên sân tập sạch sẽ.
Phương tiện: Còi, cờ, kẻ sân cho trò chơi
Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời lượng
HĐ của thầy
HĐ của trò
1.Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
7-8 ph
22-24 ph
4-6ph
*Tập hợp h/s, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
*Yêu cầu h/s tập một số động tác khởi động.
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
* Quay phải, quay trái.
*Ôn một số động tác ĐHĐN
*Trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
HD h/s cách chơi.
*Yêu cầu chuyển đội hình hàng ngang:
Nhận xét giờ học.
Hệ thống toàn bài
- HD ôn cách chào.
*HS tập hợp đội hình hàng dọc, nghe n/d, y/c giờ học.
Ôn cách chào cách báo cáo đầu giờ.
Chạy nhẹ nhàng quanh sân.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Chơi trò chơi “ cò bay”
*Chuyển đội hình về hàng dọc, dóng hàng, điểm số từ 1 đến hết( vài lượt).
Học quay phải, quay trái(6-7 lượt)
Dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ1 đến hết( vài lần theo tổ).
*Trò chơi “ nhanh lên bạn ơi”
HS nghe, chơi thử vài lượt. h/s chơi thật 
*Chuyển về đội hình hàng ngang, đứng vỗ tay và hát.
Chơi trò chơi “ có chúng em”
- Ôn cách chào cuối giờ học.
Toán – Tiết 14
Luyện tập
I- Mục tiêu;
- Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10; Phép cộng dạng: 26 + 4; 36 + 24.
- Giải toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng
-Đơn vị đo độ dài dm, cm.
II, Đồ dùng dạy-học;
GV + HS: sgk
III, Các hoạt động dạy và học;
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Bài 1( tr 13)
3/ Bài mới:
* Bài 1: (14)
* Bài 2: (14)
- GV chấm bài
* Bài 3: (14)
* Bài 4: (14)
- Hát
- HS làm bảng con
- HS nhận xét - chữa bài
- Làm miệng
- Tiếp nối đọc kết quả
- Nhận xét - chữa bài
- 2 HS làm trên bảng
- Lớp làm bảng con
- Nhận xét- chữa bài
- Làm bài theo 3 nhóm
- 3 HS đại diện nhóm chữa bài
- Đọc đề- Tóm tắt
- Làm bài vào vở
Bài giải;
Lớp học có tất cả số học sinh là: 
 14+16=30 (HS)
 Đáp số: 30 HS
* Bài 5: (14)
4/ củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Khen những em làm bài tốt
- Về nhà xem lại bài
Học sinh trả lời miệng	
Chính tả- Tiết 6 ( nghe viết )
Gọi bạn
I Mục tiêu
 - Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn
 - Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng / ngh. Làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( ch / tr ; dấu hỏi / dấu ngã )
II Đồ dùng dạy học
GV : Bảng phụ viết bài chính tả
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ
- HS viết : nghe ngóng, nghỉ ngơi, cây tre, mái che 
2, Bài mới
a Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
+ GV treo bảng phụ
- GV đọc bài viết 
- Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào ?
- Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì ?
- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì ?
- GV viết bảng vài tiếng, từ khó dễ lẫn : Suối cạn, nuôi, lang thang, nẻo
* HS nghe GV đọc, viết bài vào vở
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc lại bài
- GV chấm 5, 7 bài, nhận xét
c HD làm bài tập chính tả
+ Bài tập 2
- GV nhận xét
+ Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu
- GV nhận xét
3, Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc nhở HS phát huy ưu điểm
- 2 HS lên bảng viết
- Cả lớp viết vào bảng con
+ HS theo dõi
- 1, 2 HS đọc lại 2 khổ thơ
- Trời hạn hán, suối cạn hết nước, cây cỏ khô héo, không có gì để nuôi sống đôi bạn
- Chạy khắp nơi tìm bạn
- Viết hoa chữ cái đầu bài, đầu mỗi dòng thơ, đầu câu, viết hoa tên riêng nhân vật
- Được ghi sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép, sau mỗi tiếng gọi có dấu chấm than
- HS viết bài
- HS nhìn vở viết soát lỗi
+ HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm
- 1, 2 HS đọc quy tắc chính tả với ng / ngh
+ HS làm vào VBT
- HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
Tự nhiên và xã hội – Tiết 3
Hệ cơ
I- Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
 - Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể
 - Biết được cơ thể co và duỗi nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được
 -Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ thể săn chắc
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ hệ cơ
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
1- Kiểm tra: Để xương phát triển tốt cần chú ý gì?
Nhận xét
 2- Bài mới: Cho học sinh liên hệ bài 2
 - Hình dạng chúng ta như thế nào nếu như dưới da chỉ có bộ xương?
HĐ1: Quan sát hệ cơ
 + Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên 1 số cơ của cơ thể
+ Cách tiến hành:
 - B1: Làm việc theo cặp
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể?
Theo dõi và hướng dẫn HS trao đổi
 - B2: Hoạt động cả lớp
GV treo hình vẽ hệ cơ
Gọi HS lên chỉ và nói tên các cơ
 - Kết luận: GV nêu KL (SGV-23)
HĐ2:Thực hành co duỗi tay
+ Mục tiêu: HS biết được cơ có thể co duỗi, nhờ đó các bộ phận cơ thể cử động được
+ Cách tiến hành: 
 - B1: Làm việc cá nhân và cặp
 - B2: Thực hiện cả lớp
Tổ chức cho lớp thực hành
KL: Khi co cơ ngắn và chắc. Khi duỗi cơ dài và mềm hơn. Nhờ đó mà các bộ phận cơ thể cử động được
HĐ3: Thảo luận làm gì để cơ thể được săn chắc
+ Mục tiêu: HS biết được vận động và TD thường xuyên sẽ giúp cơ săn chắc
+ Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi
Làm gì để cơ được săn chắc?
 - GV kết luận và nhắc các em luôn thực hiện
3- Củng cố – Dặn dò - Nhờ đâu mà các bộ phận của cơ thể cử động được?
Thường xuyên luyện tập thể dục
Hoạt động của trò
 - 2 học sinh nêu
 - Học sinh trả lời
 - Các cặp làm việc theo nhóm bàn
 - Học sinh trao đổi
 - Học sinh quan sát
- 3 học sinh lên chỉ và nói 
 - Học sinh quan sát H2- SGK và làm động tác như hình vẽ, sờ nắn và mô tẩ khi tay co, duỗi thì cơ thay đổi như thế nào
 - hực hành trao đổi theo cặp
 - Một số nhóm trình diễn trước lớp
 - 1->2 học sinh nêu lại
 - Học sinh nêu ý kiến
 - Học sinh trả lời
Ngày soạn 23/9/2008
Ngày giảng:	Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008
Toán - Tiết 15 
 9 cộng với một số
I- Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép cộng 9 + 5.
- Lập và thuộc các công thức 9 cộng với một số.
- áp dụng phép cộng dạng 9 cộng với một số để giải các bài toán có liên quan.
II- Đồ dùng:
- Que tính
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
Bài 3( tr 14)
3/ Bài mới:
a- HĐ 1: Giới thiệu phép cộng 9 + 5
- HD HS thực hành trên que tính
- HD cách đặt tính và tính theo cột dọc
* Lưu ý: 9 + 5 = 14; 5 + 9 = 14
b- HĐ 2: Lập bảng công thức: 9 cộng với một số.
- HD HS dùng que tính tìm kết quả các phép cộng:
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng công thức.
- Gv xoá dần bảng
c- HĐ 3: Thực hành
- Chấm bài- Nhận xét
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Trò chơi: Thi nhẩm nhanh
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS làm bảng con
- Nhận xét- chữa bài
- HS thực hành trên que tính và tính kết quả 9 + 5 = 14
- HS nêu lại cách tính
9 + 2 = 9 + 6 = 
9 + 3 = 9 + 7 =
9 + 4 = 9 + 8 =
9 + 5 = 9 + 9 =
- 2 HS lên bảng điền kết quả
- Đọc đồng thanh các công thức theo bàn, tổ.
* Bài 1: Làm vở BTT
- Đổi vở - chữa bài
* Bài 2: Làm bảng con
* Bài 4: Làm vở
- Đọc dề- Tóm tắt
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
Tập làm văn – Tiết 3:
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nghe và nói
	- Biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện Gọi bạn. Dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện
	- Biết sắp xếp các câu trong một bài theo đúng trình tự diễn biến
+ Rèn kĩ năng viết : biết vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách mmọt nhóm 3 đến 5 HS trong tổ học tập theo mẫu
II Đồ dùng dạy học
GV : Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1- Kiểm tra
2- Bài mới
a, Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b, HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( miệng )
- GV nhận xét
* Bài tập 2
- GV kiểm tra bài làm của HS
* Bài tập 3 ( viết )
GV nhậ ... ách vở vì để bừa bãi, lung tung. Cần rèn thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh
Chia theo nhóm 4( 2 bàn)
Tranh 1: xếp dép gọn gàng khi ngủ bán trú
Tranh 2:Xung quanh Nga toàn đồ chơi
Tranh 3:Bạn HS xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.
Tranh 4: trong lớp bàn ghế xộc xệch, đồ dùng để lộn xộn.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
HS trả lời theo ý kiến cá nhân
HS nêu hiểu biết của mình qua giờ học.
Ngày soạn 04/10/2008
Ngày giảng: Thứ tư ngày 08 tháng 10 năm 2008
Toán - Tiết 23:
Hình chữ nhật- hình tứ giác
I- Mục tiêu:
- HS nhận dạng được hình chữ nhật và hình tứ giác.
- Bước đầu vẽ được hình chữ nhật và hình tứ giác.
- GD HS ham học toán
II- Đồ dùng:
- Một số miếng bìa có dạng hình chữ nhật và hình tứ giác.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
- Đồ dùng HT
2/ Bài mới:
a- HĐ 1: Giới thiệu hình chữ nhật
- Cho HS quan sát một số HCN và đọc tên HCN
b- HĐ 2: Giới thiệu hình tứ giác
( Tương tự hình chữ nhật)
* Liên hệ: Tìm trong thực tế 1 số đồ vật có dạng HCN và Hình tứ giác?
c- HĐ 3: Thực hành
Yêu cầu HS đọc tên hình a
Yêu cầu HS đọc tên hình b
GV treo bảng phụ có các hình như bài tập 2, gọi HS lên chỉ các hình tứ giác tìm được.
3/ Các hoạt động nối tiếp:
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- GV đưa 1 số hình
* Dặn dò: Ôn lại bài.
1 em đọc bảng cộng 8
1 em đọc thuộc bảng cộng 9
- HS quan sát và đọc tên HCN
- HS tự ghi tên và đọc tên HCN thứ ba.
- HS tự tìm: Cái ê- ke, cánh buồm...
 màn hình phẳng ti- vi, quyển sách, mặt bảng ....
* Bài 1: (23)
- HS vẽ vào vở hoặc SGK
Hình chữ nhật ABDE
Hình tứ giác MNPQ
* Bài 2: ( 23) Làm miệng
- HS quan sát và đếm các hình
a; c là 1 hình tứ giác
b; là 2 hình tứ giác
* Bài 3: (23)
- HS thực hiện vào SGK
 -2 em chữa bài trên bảng
Đoạn thẳng 1 nối BC
Đoạn thẳng 2 nối MN
- HS thi nhận dạng HCN và hình tứ giác
( giải thích cách nhận dạng)
Tập đọc – Tiết 15:
Mục lục sách
I, Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Biết đọc đúng giọng văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên chuyện trong mục lục
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Nắm được nghĩa các từ ngữ mới
	- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu
II, Đồ dùng
GV : Tuyển tập chuyện ngắn hay dành cho thiếu nhi
 Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để HD HS luyện đọc
HS : SGK
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS đọc bài : Chiếc bút mực
trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài
- Nhận xét
2, Bài mới
1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài
2 Luyện đọc
a GV đọc mẫu toàn bộ mục lục sách
( HD HS cách đọc )
b HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng mục
* Đọc từng mục trong nhóm
- GV nhận xét
* Thi đọc giữa các nhóm
3 HD tìm hiểu bài
- Tuyển tập này có những chuyện nào ?
- Truyện " người học trò cũ " ở trang nào ?
- Truyện " Mùa quả cọ " của nhà văn nào ?
- Mục lục sách dùng để làm gì ?
+ GV cho HS mở mục lục sách tuần 5
4 Luyện đọc lại
- GV cho HS đọc lại toàn bài văn
3, Củng cố, dặn dò
	- Thi tra tìm mục lục sách
	- GV nhận xét giờ học
	- Về nhà tập tra mục lục sách
- 3 HS đọc 3 đoạn
- Nhận xét
+ HS theo dõi
+ HS đọc
VD : một / Quang Dũng / Mùa quả cọ / trang 7
- HS nối nhau đọc từng đoạn
+ HS lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm
- Nhận xét
+ HS đọc từng mục, cả bài
- HS nêu tên từng chuyện
- HS thi nêu tên7 tác phẩm trong bài: Mùa quả cọ, Hương đồng cỏ nội, Bây giờ bạn ở đâu, Người học trò cũ, Bốn mùa, ....
Trang 52
- Nhà văn Quang Dũng
- Tìm nhanh được những mục cần đọc
+ Cả lớp thi hỏi đáp nhanh
- HS đọc, nhận xét
Luyện từ và câu – Tiết 5:
Tên riêng. Kiểu câu : Ai là gì ?
I, Mục tiêu
	- Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật
	- Biết viết hoa tên riêng
	- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu
II, Đồ dùng dạy học
GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2
HS : VBT
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2, 3 HS làm lại bài tập 2 tuần 4
- GV nhận xét
2, Bài mới
a Giới thiệu bài
- GV nêu NĐ, YC của tiết học
b HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
- GV nhận xét
Ghi nhớ: Tên riêng của người, sông, núi...phải viết hoa.
* Bài tập 2 ( V )
- GV HD HS nắm yêu cầu của bài
Yêu cầu HS tập miệng trong mhóm
Luyện nói trước lớp
- GV nhận xét, biểu dương HS viết đúng( viết hoa)
Đinh Hà Mai
Bùi Minh Quang
sông Hồng, sông Lô...
* Bài tập 3 ( V )
- GV HD HS nắm yêu cầu của bài
- 2, 3 HS đặt câu hỏi và trả lời
+ HS đọc yêu cầu của bài
- HS phát biểu ý kiến
Sông, núi, thành phố , học sinh là tên chỉ chung của sự vật. Cửu Long, Ba Vì, Huế, Trần Phú Bình là tên riêng của người, sự vật.
5, 6 HS đọc thuộc lòng nội dung ghi nhớ
+ HS đọc yêu cầu
Chia nhóm đôi luyện miệng: 
Hai bạn trong nhóm nói với nhau tên 2 bạn trong lớp, tên 1 con sông của tỉnh Phú Thọ.
Từng nhóm nói trước lớp. Nhóm khác bổ xung.
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn nhận xét
Lần lượt đọc bài làm của mình
+ HS đọc yêu cầu
Luyện nói trong nhóm
hai HS cùng bàn luyện nói với nhau về trường, môn học yêu thích, phố.
Lần lượt nói trước lớp ND đã trao đổi.
+ Cả lớp làm bài vào VBT
- Đổi vở nhận xét
HS lần lượt đọc bài làm
	Ngày/ 10/2008
Ngày soạn 04/10/2008
Ngày giảng: Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2008
Tập viết – Tiết 5
Chữ hoa D
I, Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chữ :
	- Viết chữ hoa D theo cỡ vừa và nhỏ
	- Viết câu ứng dụng Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ 
- Đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định
II, Đồ dùng dạy học
GV : Mẫu chữ D đặt trong khung chữ
 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ Dân, Dân giàu nước mạnh
HS : Vở TV
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng viết ở bài trước
- 1 em lên bảng viết chữ C, Chia
- Cả lớp viết bảng con 
- GV nhận xét
2, Bài mới
a Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và nhận xét chữ D
- Chữ D cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết
- GV viết mẫu vừa viết vừa nói lại quy trình
- Khi HS viết bảng con GV có thể nhắc lại quy trình
c HD viết câu ứng dụng
* GV giới thiệu câu ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu câu ứng dụng
+ Nhận xét độ cao của các chữ cái
+ Nhận xét khoảng cách giữa các tiếng
* GV HD HS viết vở tập viết
- GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu kém
d Chấm, chữa bài
- GV chấm khoảng 5, 7 em
- Nhận xét bài viết của HS
3, Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà luyện viết trong vở tập viết
- Chia ngọt sẻ bùi
- HS viết
+ HS quan sát chữ mẫu
- Cao 5 li
- 1 nét được kết hợp của 2 nét cơ bản
- HS quan sát
+ HS viết chữ D trên không
- HS viết vào bảng con
- Dân giàu nước mạnh
- HS quan sát
- HS nhận xét
+ HS viết chữ Dân vào bảng con
- HS viết vào vở
Thể dục – Tiết 9:
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn 
và ngược lại- ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung
I,Mục tiêu:
+ Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác.
+ Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh và trật tự.
II,Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Trên sân tập, vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III, Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
6-8 phút
24-25 phút
5-6ph
*Tập hợp 2 hàng dọc: Phổ biến ND và yêu cầu giờ học.
+Cho h/s tập các động tác khởi động
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
+HD h/s cách chuyển đội hình, đọc thuộc khẩu lệnh chuyển đội hình.
+Cho h/s thực hiện chuyển đội hình từ hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại.
Ôn 4 ĐT TD đã học:
Chơi trò chơi: Cho h/s chọn 1 trong 4 trò chơi đã học
Củng cố bài: Chuyển đội hình về hàng dọc, yêu cầu h/s tập các động tác thả lỏng.
*Dặn dò: VN ôn tập 4 ĐT TD đã học
Tập hợp, nghe phổ biến n/d, y/c, dóng hàng, điểm số.
+Đứng vỗ tay và hát.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
+ Vài h/s lên tập 4 ĐT đã học.
Nghe g/v h/dẫn cách chuyển đội hình.
+HS Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn , rồi cho h/s quay mặt vào tâm, rồi lại chuyển đội hình về đội hình ban đầu( vài lượt).
+ Sau 4 lượt thực hiện cho h/s đứng quay mặt vào nhau tập bài thể dục phát triển chung.
Ôn 4 ĐT TD vài lượt ( cả lớp, tổ, cá nhân).
Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Cúi người thả lỏng( 4-5 lượt)
+Nhảy thả lỏng, sau đó thu nhỏ vòng tròn.
+Nhắc lại các động tác TD đã học.
+ Đi theo hàng về lớp.
Toán – Tiết 24:
Bài toán về nhiều hơn
I- Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm "nhiều hơn" ; biết cách giải và trình bày bài toán về " nhiều hơn"
( dạng đơn giản)
- Rèn KN giải toán về nhiều hơn
- GD HS chăm học để liên hệ thực tế
II- Đồ dùng:
- Hình các quả cam
III- Các hoạt đông dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
 - Đọc tên các hình tứ giác và HCN ( SGK tr 23)?
3/ Bài mới:
a- HĐ 1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
- Gài 5 quả cam( hàng trên)
- Hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả.
- GV gài tiếp 2 quả( vào bên phải hàng dưới)
? Muốn biết hàng dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
b- HĐ 2: Thực hành
Bài toán cho biết gì?
Yêu cầu tìm gì?
GV nhận xét bài làm của HS
GV hướng dẫn
Bảo và Nam ai nhiều bi hơn?
Tìm số bi của Bảo như thế nào?
( 10 + 5 = 15)
* Lưu ý: Các từ" cao hơn; nặng hơn; dài hơn;" được hiểu như là " nhiều hơn".
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:- Muốn tìm số lớn hơn ta làm thế nào?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
2- 3 HS đọc.
- Nhận xét
- HS nêu lại bài toán
- Nêu phép tính và câu trả lời
5 + 2 = 7 ( quả cam)
- Nhận xét
* Bài 1:- Làm phiếu HT
- Đọc đề- Tóm tắt
- Làm bài
- Chữa bài
Bình có số bông hoa là:
 4 + 2 = 6( bông hoa)
 Đáp số: 6 bông hoa
* Bài 2: Làm vở
- Đọc đề- Tóm tắt
- Làm vào vở- Chữa bài
* Bài 3: Làm vở BT
Bài giải
Đào cao số cm là:
 95 + 3 = 98( cm)
 Đáp số: 98 cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 b.doc