Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 21

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 21

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Thuộc bảng nhân 5 . Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.

 - Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 5).

 - Nhận biết được đặc điểm của một dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.

 - HS làm bài tập :1a, 2, 3.

 - Rèn kĩ năng làm tính và trình bày bài.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng nhân 5 . Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
 - Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 5).
 - Nhận biết được đặc điểm của một dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
 - HS làm bài tập :1a, 2, 3.
 - Rèn kĩ năng làm tính và trình bày bài. 
II. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về bảng nhân 5 
( 3') 
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5.
- Nhận xét, ghi điểm. 
HĐ2: HD luyện tập bảng nhân 5
( 14') 
Bài 1a: (SGK) Tính nhẩm.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài. 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- Củng cố bảng nhân 5.
Bài 2: ( VBT) 
 HD mẫu: 5 x 4 - 9 = 20 - 9
 = 11
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài
- Nhận xét củng cố cách thực hiện từ trái sang phải. 
HĐ3: HD cách giải bài toán có lời văn. ( 10')
Bài 3: ( VBT)
- Cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt,
- Gọi HS chữa bài, nhận xét chốt kết quả đúng .
- Củng cố giải toán có 1 phép nhân. 
HĐ4: Củng cố về đặc điểm của dãy số. ( 5')
Bài 5: (SGK)
- Gọi HS nêu y/c, nêu đặc điểm của dãy số 
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài, nhận xét chốt kết quả đúng .
- Củng cố về cách viết số vào chỗ chấm dựa vào đặc điểm của dãy số.
HĐ nối tiếp: 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng đọc.
- Nhận xét 
- Nêu yêu cầu 
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li. Lần lượt HS nêu miệng kết quả. Lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi mẫu, chú ý cách trình bày. 
- Làm bài cá nhân vào vở BT. 2HS lên bảng chữa bài, giải thích cách làm. Lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc đề bài, nêu tóm tăt.
- Làm bài vào vở BT.
- HS đọc bài làm. Nhận xét 
- HS nêu yêu cầu, 1 HS nêu đặc điểm của mỗi dãy số.
 - HS làm bài, 2 HS chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nhắc ND bài học 
Tập đọc
Chim sơn ca và bông cúc trắng ( 2 tiết )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ng. Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 2. Đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng,...
 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời (HS khá giỏi trả lời câu 3).
 3. GDKNS: - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, lòng yêu thiên nhiên và lòng nhân ái.
 - Giúp HS có kĩ năng xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông và biết phê phán những việc làm không tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học
 Tiết 1
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5') 
- Đọc bài “Mùa nước nổi” và trả câu hỏi 1, 2.
- 2HS đọc và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1') 
- Giới thiệu bài và ghi bảng tên bài: 
1. Hướng dẫn luyện đọc: ( 29') 
- Đọc mẫu toàn bài lần 1.
a) Đọc từng câu.
- Cả lớp nghe đọc
- HS đọc nối tiếp câu 
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và ghi lên bảng
- HS khá, giỏi tự tìm và nêu từ khó
 - Hướng dẫn phát âm từ khó 
- HS đọc các nhân, đồng thanh
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
 b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV treo bảng phụ HD ngắt giọng, nhấn giọng câu dài : 
- HS đọc nối tiếp đọc đoan
- Dùng bảng phụ để giới thiệu và hướng dẫn câu cần luyện ngắt giọng (“Bông cúc muốnlàm gì được” và “Tội nghiệpnắng mặt trời”).
- HS khá, giỏi phát hiện câu dài.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Theo dõi, nx và chỉnh sửa.
c) Đọc trong nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân (giúp đỡ HS yếu)
- Đọc trong nhóm và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, cho điểm.
- Đại diện các nhóm thi đọc 
d) Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Tiết 2
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 18') 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu bài. 
 (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 - Sgk).
- HS đọc thầm thành tiếng và trả lời các câu hỏi Sgk.
- Hỏi thêm:
+ Chim sơn ca nói về bông cúc như thế nào? 
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 3.
+ “Sung sướng khôn tả” nghĩa là gì?
+ Tác giả đã dùng những từ nào để miêu tả tiếng hót của sơn ca?
- Nhận xét, bổ sung.
+ “Véo von” nghĩa là gì?
+ Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết?
+ “Long trọng“ nghĩa là gì?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
- Trả lời câu hỏi.
- Chốt nội dung bài.
- Nêu lại nội dung truyện.
3. Luyện đọc lại: ( 15') 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
- 4HS nối tiếp đọc truyện.
- Thi đọc (theo nhóm).
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại cả bài.
C. Củng cố - dặn dò: ( 2') 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013
Toán
Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc. 
- Nhận biết độ dài ĐGK.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Hình vẽ đường gấp khúc 
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố bảng nhân 5. ( 5')
- Làm bài 1b - Sgk (Trang 102); đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Nhận xét – Ghi điểm .
- 1em lên bảng làm.
- Vài em đọc.
HĐ2: HD nhận biết độ dài đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc. ( 10') 
- Dùng đường gấp khúc đă vẽ sẵn gt cho HS nhận biết đường gấp khúc.
+ Đường gấp khác ABCD gồm những đoạn thẳng nào? Những điểm nào?
+ Những đoạn thẳng nào có chung một điểm đầu? Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD? 
- Giới thiệu: Độ dài đường gấp khúc ABCD chính là độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn thẳng ta làm ntn?
- Chốt lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
- HS tự nêu ý kiến.
- HS tính độ dài tổng các đoạn thẳng rồi nêu kq’.
- Vài em nêu.
HĐ3: Củng cố đường gấp khúc. 
( 4') 
 Bài 2a:( VBT) Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm hai đoạn thẳng. 
- Theo dõi nhận xét củng cố cách vẽ đường gấp khúc.
HĐ3: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. ( 14') 
Bài 3: VBT. 
HD mẫu : Độ dài đường gấp khúc MNPQ là : 3 + 2 + 4 = 9( cm) 
- Cho HS làm bài b , gọi HS chữa bài
- Giúp đỡ HS yếu
-Theo dõi nhận xét củng cố cách tính độ
dài đường gấp khúc. Nhắc HS cách viết phép tính không có đơn vị đo. 
Bài 4: VBT. 
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài.
- Giúp đỡ HS yếu
-Theo dõi nhận xét, Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc
- 1 HS lên bảng vẽ đường gấp khúc.
- Tự làm VBT, đổi vở kiểm tra.
- 1 em nêu y/c.
- 2 em lên bảng làm.
- Lớp làm VBT - N/x bài trên bảng. 
- 1 em nêu y/c.
- 1 em lên bảng giải - Lớp đổi bài kiểm tra kq’.
HĐ nối tiếp: ( 2') 
- Hệ thống lại kiến thức.
- HS ôn lại bài ở nhà.
- Nhận xét tiết học
Tự nhiên xã hội
 Cuộc sống xung quanh
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số nghề nghiệp chính và những hoạt động sinh sống của người dân nơi em sống .
 - Biết môi trường cộng đồng , cảnh quan tự nhiên , các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh. 
 - HS có ý thức bảo vệ môi trường . 
 - Mô tả được 1 số nghề nghiệp và cách sinh hoạt của người dân nông thôn.
 - HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương. 
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3') 
+Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông chúng ta cần phải làm gì? 
GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
B. Bài mới: GTB ( 1') 
HĐ1: Kể tên một số nghề ở vùng nông thôn. ( 5') 
+Bố, mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì ?
+Mỗi người trong gia đình em làm nghề có giống những người xung quanh không ?
KL: Mỗi người trong gia đình em làm những nghề khác nhau. 
3. HĐ2:HD quan sát tranh và nói tên 1 số nghề của người dân ở trong hình.
( 15') 
B1: Cho HS quan sát tranh trang 44, 45 thảo luận nhóm .
- GV gợi ý : Những bức tranh diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết ?
+ Kể tên các ngành nghề của người dân trong hình vẽ ?
 B2: Cho các nhóm trình bày 
- GV nhận xét bổ sung 
* Kết luận: Những bức tranh trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn các vùng miền khác nhau của đất nước .
4.HĐ3. Thi nói về ngành nghề. ( 8') 
- Cho các nhóm nói theo từng bước: Tên nghành nghề tiêu biểu ở địa phương, đặc điểm của nghành nghề ấy, ích lợi của nghành nghề ấy đối với địa phương 
- GV: Các em phải biết được : môi trường cộng đồng, cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh của chúng ta. Vì vậy các em cần có ý thức bảo vệ môi trường . 
5. Củng cố và dặn dò: ( 3') 
- Hệ thống nội dung bài học 
- Nhận xét giờ học
- HS nêu ý kiến 
- Cá nhân nêu ý kiến.
- Nhận xét .
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhận xét bổ sung .
- HS thảo luận nhóm và cho các nhóm thi đua.
- Nhóm nào nói đúng và sinh động, nhóm đó thắng cuộc.
- Nhận xét KL nhóm thắng cuộc
Chính tả
Tiết 1 - Tuần 21
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Chép chính xác đoạn “Bên bờ ràobầu trời xanh thẳm” trong bài chính tả 
“Chim sơn ca và bông cúc trắng”; trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong .
 - Làm được các bài tập 1a, 2b (HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT2a).
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (BT2-b - VBT).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3') 
- Nêu kết quả bài tập 2b - Sgk.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
B Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1') 
- Nêu mục tiêu của bài
1. Hướng dẫn tập chép: ( 23') 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn chép:
- Đọc đoạn chép: “Bên bờ ràobầu trời xanh thẳm”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào? 
- Trả lời câu hỏi.
+ Đoạn trích nói về nội dung gì?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
- HD cách trình bày sao cho đúng, đẹp.
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- Nêu cách trình bày.
- Hướng dẫn phân biệt và viết các từ 
- Nêu chữ khó viết.
khó: rào, dại, trắng, sơn ca, sà, sung sướng, mãi, ... i tên loài chim mà em thích.
- GV hướng dẫn viết bài.
+ Giới thiệu tên loài chim.
+ Tả đặc điểm về hình dáng( bộ lông, đôi cánh, chân, mỏ,..)
 + Tả đặc điểm về hoạt động ( bay, nhảy, bắt sâu, kiếm mồi, tiếng hót,..)
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Y/c HS đọc bài của mình.
- GV nhận xét về cách dùng từ đặt câu, cách viết đoạn văn.
+ Để bảo vệ các loài chim em cần phải làm gì? 
*GV: Để bảo vệ các loài chim chúng ta không nên săn, bắn, phá tổ chim đồng thời phải có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm 
- Nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát, đọc lời các nhân vật.
- 3, 4 cặp HS thực hành đóng vai: HS1 đóng vai bà cụ nói lời cảm ơn cậu bé đã đưa cụ qua đường. HS 2 ( cậu bé) đáp lại lời cảm ơn của bà cụ.
- Nhận xét .
- 2 HS đọc y/c
- HS nêu các câu đáp.
 -HS thảo luận theo cặp và đóng vai đóng vai. 
- 1 số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- HS nêu cách ứng xử có văn hoá.
- 1,2 HS đọc.
- HS nêu câu tả hình dáng của chích bông. 
- Nêu câu tả hoạt động của chích bông.
- Trả lời theo ý thích.
- HS lắng nghe.
- Làm bài VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
- Nêu cách bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Vận dụng bài học vào giao tiếp hàng ngày.
Toán
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm .
 - Biết thừa số, tích .
 - Biết giải bài toán có 1 phép nhân .
 - HS làm bài tập :1, 2, 3( cột 1), 4.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về bảng nhân đã học
 ( 3') 
- Gọi HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: HD luyện tập bảng nhân 2, 3, 4, 5. ( 17') 
Bài 1: VBT. 
- Cho HS nêu y/c
- Cho HS tự làm nêu kết quả
- Nhận xét chốt kết quả đúng .
*Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Bài 2: SGK. 
- Kẻ lên bảng như SGK cho HS tự làm 
- Muốn tìm tích ta làm thế nào?
 - Giúp đỡ HS yếu
- Nhận xét chốt kết quả đúng 
* Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5. Thừa số, tích
HĐ3: Củng cố về so sánh số. ( 7') 
Bài 3: Cột 1(VBT) 
- Cho HS nêu yc 
- Muốn điền đúng dấu ta phải làm gì? 
- Cho HS làm bài, chữa bài 
- Củng cố bảng nhân và so sánh số.
HĐ4: HD cách giải bài toán . ( 5') 
Bài 4: VBT. 
- HD HS tìm hiểu bài. 
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài.
- Giúp đỡ HS yếu
Lưu ý cho HS hiểu "mỗi" tức là"một". 
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
HĐ nối tiếp: ( 3') 
- Hệ thống ND bài học 
- Nhận xét giờ học.
- 4 HS đọc.
- Nhận xét
- Nêu yc 
- HS nêu, tự làm bài, chữa bài.
- Nêu yc: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu cách làm, làm bài theo nhóm đôi vào vở ô li.
- 2 HS chữa bài.
- Nêu yêu cầu ( >,<,=)?
- HS nêu cách làm, làm bài cá nhân, chữa bài.
- 1 HS đọc bài toán, nêu điều đã biết và điều cần tìm.
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- Nhận xét.
- 2 HS nhắc lại ND bài học. 
Thủ công
Gấp, cắt, dán phong bì ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách gấp ,cát, , dán phong bì.
 - Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng , phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.
 -Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng , phẳng. Phong bì cân đối.
- HS có hứng thú gấp hình
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: + Phong bì gấp mẫu
 + Giấy thủ công, kéo, keo
 HS: + Giấy thủ công, kéo, hồ dán, thước, bút chì.
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng học tập
 ( 2')
- Lớp trưởng kiểm tra, báo cáo
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát, nhận xét ( 6')
- GV giới thiệu mẫu phong bì.
+ Phong bì có hình gì ?
+ Mặt trước, mặt sau của phong bì như thế nào?
+ Em hãy so sánh về kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng?
Hoạt động3: GV hướng dẫn mẫu ( 24')
- GV vừa thao tác vừa hướng dẫn theo các bước: 
Bước 1: Gấp phong bì
Bước 2: Cắt phong bì
Bước 3: Dán thành phong bì
- Gọi HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì
- GV tổ chức cho HS tập gấp phong bì.
- GV đến từng bàn giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động nối tiếp: ( 3')
- Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công để tiết sau thực hành “ Gấp, cắt,dán phong bì”
- HS chuẩn bị
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS so sánh
- HS theo dõi
- 2 HS nhắc lại các bước.
- HS lấy giấy ô li để tập gấp hình theo hướng dẫn của GV
Sinh hoạt sao
Duyệt kế hoạch bài học
Tuần 22
 Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2013
Toán
kiểm tra
I. Mục tiêu: Đánh giá kết quả học tập của HS về :
 - Các bảng nhân 2, 3, 4, 5. 
 - Giải bài toán có lời văn bằng 1 phép nhân.
 - Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
 - GD HS độc lập suy nghĩ khi làm bài.
II. Đề bài : 
Bài 1: Tính nhẩm.
 2 x 3 = 5 x 4 = 4 x 9 =
 3 x 8 = 2 x 9 = 5 x 7 =
Bài 2: Tính.
 5 x 6 -12 = .......... 4 x 3 + 20 = ...........
 = .......... = .......... 
 3 x 9 + 1 = .......... 4 x 8 -16 = ..........
 = .......... = ..........
Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc sau:
A
B
C
D
E
5cm
4cm
3cm
5cm
Bài 4: Mỗi học sinh được thưởng 3 quyển vở. Hỏi 8 học sinh được thưởng bao nhiêu quyển vở?
- GV thu bài chấm.
III. Cách đánh giá :
Bài 1(3 điểm) : Mỗi bài làm đúng cho 0,5 điểm 
Bài 2(3,điểm) : Mỗi bài làm đúng cho 0,75 điểm 
Bài 3(2 điểm) : Câu lời giải đúng cho 1 điểm 
 Phép tính đúng cho 1 điểm 
 Đáp số đúng cho 0,5 điểm 
Bài 4(2 điểm) : Câu lời giải đúng cho 0,5 điểm 
 Phép tính đúng cho 1 điểm 
 Đáp số đúng cho 0,5 điểm 
Đạo đức
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời y/c, đề nghị lịch sự.
 - Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong các tình huống phù hợp.
 *GDKNS: + Kĩ năng nói lời y/c, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
 + Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ + Thẻ màu + Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
3’
- Đọc ghi nhớ bài trước.
- Nhận xét.
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: ý nghĩa của lời yêu cầu, đề nghị
- Hướng dẫn quan sát.
+ Nội dung tranh vẽ gì?
- Giới thiệu tình huống.
+ Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm?
- Kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự.
1’
11’
- 2HS đọc.
- Quan sát tranh và cho biết nội dung.
- Thảo luận cặp phán đoán.
- Trình bày lời đề nghị.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Đánh giá hành vi. 
10’
- Treo tranh lên bảng.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?
- Quan sát tranh.
- Thảo luận cặp.
- KL đúng - sai của nội dung các tranh.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
HĐ3: Bày tỏ thái độ. 
8’
- Treo bảng phụ ghi các tình huống.
- Lần lượt nêu từng ý kiến.
- Một số HS nêu.
- Biểu lộ thái độ đánh giá tán thành, lưỡng lự, không tán thành qua việc giơ thẻ màu xanh - đỏ - vàng.
+ Vì sao em lại tán thành, lưỡng lự hay không tán thành?
- KL các ý kiến đúng.
- Kết luận chung (Ghi nhớ).
- Nhận xét.
- Đọc ghi nhớ (Sgk).
HĐ nối tiếp: 
- Hệ thống lại KT.
2’
- Nhận xét tiết học
Kế Hoạch bài học Thao giảng lần 3 
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013
Người dạy: Hà Thị Bình
Tập làm văn: Tuần 21
Tập làm văn
tuần 21
I. Mục tiêu: 
 - Biết đáp lại lời cảm ơn trong giao tiếp đơn giản.
 - Thực hiện được yc của BT3.(tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về 1loài chim).
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong thiên nhiên.( BVMT)
 *GDKNS: HS có kĩ năng tự nhận thức, ứng xử văn hoá.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5')
- Gọi HS làm lại BT1, 2 tuần 20.
- Theo dõi nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1')
- Nêu mục tiêu bài học .
2. Hướng dẫn làm bài tập. ( 27') 
Bài 1(VBT): Đọc lại lời các nhân vật trong tranh.
- Y/c HS quan sát tranh minh họa, đọc lời nhân vật:
+ Bức tranh này vẽ gì?
- Cho HS thực hành đóng vai để nói lời cảm ơn và lời đáp.
- GV nhận xét sửa chữa.
* Củng cố đáp lại lời cảm ơn. 
Bài 2:(VBT): Đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau:
- Gọi HS đọc y/c và tình huống. 
- GV hướng dẫn mẫu:
+ Bài tập yêu cầu em nói lời gì?
+ ở tình huống a: Khi em cho bạn mượn quyển truyện, bạn cảm ơn em thì em sẽ đáp lại thế nào?
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi đóng vai 3 tình huống.
- Cho HS đóng vai .
- GV nhận xét.
+ Khi đáp lời cảm ơn, em cần nói với thái độ thế nào? 
* Chốt KT: Cần đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn.
Bài 3: (VBT)
- Gọi HS đọc bài Chim chích bông.
+ Tìm những câu tả hình dáng của chích bông ?
+ Tìm những câu tả hoạt động của chích bông ?
- Viết đoạn văn tả một loài chim.
- Y/c HS nói tên loài chim mà em thích.
- GV hướng dẫn viết bài.
+ Giới thiệu tên loài chim.
+ Tả đặc điểm về hình dáng( bộ lông, đôi cánh, chân, mỏ,..)
 + Tả đặc điểm về hoạt động ( bay, nhảy, bắt sâu, kiếm mồi, tiếng hót,..)
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Y/c HS đọc bài của mình.
- GV nhận xét về cách dùng từ đặt câu, cách viết đoạn văn.
+ Để bảo vệ các loài chim em cần phải làm gì? 
*GV: Để bảo vệ các loài chim chúng ta không nên săn, bắn, phá tổ chim đồng thời phải có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm 
- Nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát, đọc lời các nhân vật.
- 3, 4 cặp HS thực hành đóng vai: HS1 đóng vai bà cụ nói lời cảm ơn cậu bé đã đưa cụ qua đường. HS 2 ( cậu bé) đáp lại lời cảm ơn của bà cụ.
- Nhận xét .
- 2 HS đọc y/c
- HS nêu các câu đáp.
 -HS thảo luận theo cặp và đóng vai đóng vai. 
- 1 số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- HS nêu cách ứng xử có văn hoá.
- 1,2 HS đọc.
- HS nêu câu tả hình dáng của chích bông. 
- Nêu câu tả hoạt động của chích bông.
- Trả lời theo ý thích.
- HS lắng nghe.
- Làm bài VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
- Nêu cách bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Vận dụng bài học vào giao tiếp hàng ngày.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21- B1.doc