Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20 - Năm 2012

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20 - Năm 2012

TẬP ĐỌC

Tiết 39 BỐN ANH TÀI ( TT)

I.Mục tiêu :

- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.

- Nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

- Giáo dục các em về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt.

*KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.

II.Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 39 BỐN ANH TÀI ( TT)
I.Mục tiêu :
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
- Giáo dục các em về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt.
*KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.
II.Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn :(2 lần)
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi .
+ Tới nơi yêu tinh ở, bốn anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào?
+ Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 vàthảo luận theo nhóm với nội dung sau:
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? 
- Yêu cầu nêu nội dung chính của truyện.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn “Cẩu Khây  sầmlại”
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc .
- Nhận xét, cho điểm
- 3 HS lên bảng.
- Nối tiếp đọc 2 đoạn 
- 2HS đọc từ ngữ ở chú giải.
- Luyện đọc.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
+ Chỉ gặp một bà cụ sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
+ Giục bốn anh em chạy trốn
+ Yêu tinh có phép thuật phun nước làm ngập làng mạc, ruộng vườn.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày. =>Theo dõi, nhận xét 
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường, đoàn kết.
+ Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường. Họ dũng cảm, tâm đồng, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, 
- 2 HS đọc nối tiếp đọc 2 đoạn.
- Theo dõi
- Luyện đọc.
- Các nhóm thi đọc.
3. Củng cố – Dặn dò : - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học
- Luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
TOÁN
Tiết 96 PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số và mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số. HS khá, giỏi làm thêm BT3.
- Ham học toán và làm bài chính xác.
II. Chuẩn bị: - Các hình hoặc hình vẽ trong SGK
 III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên 
Học sinh
1. Bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài của tiết trước.
- Thu một số vở chấm 
- Nhận xét đánh giá cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số
- Hướng dẫn HS quan sát một hình tròn SGK .
+ Hình tròn được chia thành mấy phần và các phần của nó như thế nào?
- Kết luận: Năm phần sáu viết thành (Viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
- Chỉ vào cho HS đọc và viết: 
- Ta gọi là phân số. Phân số có tử số là 5 , mẫu số là 6 
- Làm tương tự với các phân số khác , , , 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài1:- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 6 HS đọc viết và giải thích về phân số của từng hình.
Bài 2: - Gọi hs nêu đề bài
- Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng số như bài tập, gọi 2 HS lên bảng làm.
+ Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào?
Bài 3 : Dành cho hs khá, giỏi làm thêm
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gọi 3 HS lên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS
-1 HS làm bài 2.
-1HS lên bảng làm bài 4.
-Nhận xét.
- Quan sát 
- 6 phần (trong số 6 phần bằng nhau đó) đã tô màu 5 phần)
- Nghe
- HS đọc lại Năm phần sáu, viết bảng con.
- Nghe
- Nối tiếp đọc và nêu tử số, mẫu số của từng phân số.
- Thảo luận cặp đôi đọc cho nhau nghe.
- Một số cặp đọc trước lớp.
- Nhận xét.
Hình 1: viết và đọc là “ hai phần năm”, hình 6: viết và đọc là “ba phần bảy” 
- Lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- Là các số tự nhiên lớn hơn 0
- Viết các phân số.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.
3. Củng cố – Dặn dò:- Nêu tử số, mẫu số của một phân số.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
 Tiết 20 CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP 
 I. Mục tiêu:
 - HS Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”. 
 - Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu ch/tr hoặc vần uôt hay uôc.
 - Các em có ý thức trình bày vở sạch, viết chữ đẹp.
 II.Chuẩn bị: - Bài tập 3 a, b viết sẵn trên bảng lớp.
 III.Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết :
 sinh sản , sắp xếp, thân thiết , nhiệt tình .
- Nhận xét chữ viết của HS
2. Bài mới : GTB - Ghi đề bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết.
+ Tìm tên riêng nước ngoài?
b/ Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn và luyện viết.
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết nháp. 
c/ Viết chính tả: 
- Hướng dẫn cách trình bày, đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát bài.
- Treo bảng phụ cho HS soát bài đổi chéo
- Yêu cầu tự sửa lỗi nếu sai.
- Thu chấm 7-10 bài , nhận xét bài của HS
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm. 
- Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Chọn 2 nhóm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi. 
Bài 3: Làm vào vở.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ cho hợp nghĩa. Yêu cầu HS nêu.
- Cho HS làm vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Đân - lớp, nước Anh .
- Tìm và luyện viết các từ khó trong bài.
- 2 HS lên bảng viết, còn lại dưới lớp viết vào nháp.
- 1 HS đọc lại các từ khó.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài, báo lỗi và sửa lỗi nếu sai.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp đọc thầm và làm bài vào vở. 
-Thực hiện chơi thi đua tìm điền âm đầu hoặc vần thích hợp vào chỗ trống.
-Từng em đọc kết quả.
-2-3HS thi đọc thuộc khổ thơ.
-Nhận xét.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài tập vào phiếu bài tập.
-Từng học sinh đọc chuyện và nói về tính khôi hài của chuyện.
3.Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS xem bài viết đẹp, sạch.
- Nhận xét tiết học	
- Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai.
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
TOÁN
Tiết 97 PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. HS khá, giỏi làm hết BT2.
II. Chuẩn bị: Các hình trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài luyện thêm.
- Chấm một số vở của học sinh
- Nhận xét chung bài làm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
* Hoạt động 1: Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0
a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên
- Treo bảng phụ ghi sẵn bài toán SGK.
+ Các số 8, 4, 2 được gọi là gì?
- Kết luận
b) Trường hợp có thương là một phân số:
- Nêu đề toán.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia
- 3 : 4 = tức là 3 cái bánh chia đều ra 4 em mỗi em được cái bánh.
- Thương của phép chia số tự nhiên khác 0 cho số tự nhiên khác 0 có thể viết như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: - Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài trước lớp.
- Nhận xét.
Bài 2: hs khá, giỏi làm hết
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3 :- Gọi HS đọc đề bài và lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài.
- Rút kết luận SGK
- 3HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- Nhận xét chữa bài.
- 2 HS đọc bài toán.
- Nêu cách thực hiện 8 : 4 = 2 ( quả cam)
- Các số tự nhiên
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Thương của phép chia số tự nhiên khác 0 cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số.
8 : 4 = ; 
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
- 1HS lên bảng viết - Lớp viết vào vở.
24 : 8 = 
- 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở.
- Một số học sinh nêu kết quả. 
- 2 HS đọc lại
3. Củng cố– Dặn dò:- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- Nhận xét tiết học.- Nhắc HS về nhà làm bài tập luyện thêm.
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 39 LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết đ ... 
- Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận theo cặp - Quan sát trả lời 
+ Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua hình vẽ:
- Tiếp nối nhau trình bày
+ Việc nên làm:Hình 1, 2, 3, 5, 6, 7: 
+ Việc không nên làm:Hình 4: 
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, đổ rác đúng nơi quy định, 
- Nghe.
- Hoạt động nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV hướng dẫn
- Trình bày và đánh giá
- Trưng bày, quan sát, nhận xét, bình chọn tranh có ý tưởng hay
- Lắng nghe
3. Củng cố – Dặn dò:
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
ÂM NHẠC
Tiết 20 ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG
 TẬP ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 5
I. Mục tiêu.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS đọc thang âm: Đô – rê – mi - son - la và đúng đúng bài tập đọc nhạc.
- Giáo dục HS yêu thích ca hát
II. Chuẩn bị - Nhạc cụ quen dùng.
- Tập một số động tác phụ hoạ.
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên 
Học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng hát bài Chúc mừng
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng 
- Yêu cầu HS cả lớp hát lại nội dung bài hát.
- Cho một nhóm HS biểu diễn.
- Nhận xét.
- Chia lớp thành 2 dãy gõ theo tiết tấu lời ca.
- GV gõ mẫu.
- Bắt nhịp cho HS hát và gõ.
- Yêu cầu HS hát và biểu diễn bài hát.
- Nhận xét
* Hoạt động 2 : Tập đọc nhạc 
- Giải thích các nốt nhạc trên khuông nhạc.
+ Trong bài có những hình nốt nào?
- Cho HS thực hành gõ thanh phách
- Giải thích cách gõ và ghi móc đơn
- Vỗ tay theo tiết tấu.
- HD HS lấy độ cao và đọc.
- Luyện đọc theo thứ tự từ cao đến thấp.
- Chia lớp và hướng dẫn đọc, ghép lời ca.
- Nhận xét sửa chữa cách đọc
- 3 HS hát đồng thanh bài hát, kết hợp vỗ tay.
- Hát theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện
- Quan sát mẫu và làm theo động tác mẫu của GV.
- Đổi từng dãy hát và gõ theo tiết tấu.
- HS hát kết hợp biểu diễn.
- HS đọc tên nốt, đọc cao độ các nốt theo thang âm.
+ Hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng
- Gõ phách
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Đọc cao độ
- Luyện tập bài đọc nhạc.
- HS đọc theo sự hướng dẫn của GV.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại bài hát Chúc mừng
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hát và đọc nhạc.
MỸ THUẬT
Tiết 20 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
I. Mục tiêu
- Hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
* HS khá, giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị: - Một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống
 - Một số tranh vẽ của hoạ sĩ và của HS về lễ hội truyền thống
III. Các hoạt động dạy học: 
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Yêu cầu HS xem tranh ảnh ở trang 46,47 SGK để các em nhận ra:
+ Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau
+ Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng.
+ Hình ảnh, màu sắc như thế nào?
- Yêu cầu HS kể về ngày hội ở quê mình
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Gợi ý HS:
+ Chọn một ngày hội ở quê em mà em thích để ve.õ 
+ Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội như: Thi nấu ăn, kéo co hay đám rước, đấu vật, chọi trâu
+ Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung 
- Yêu cầu HS:
+ Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc cần tươi vui, rực rỡ và có đậm, có nhạt. 
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS xem một vài tranh về ngày hội của họa sĩ, của HS các lớp trước hoặc tranh ở SGK.
- Động viên HD vẽ về ngày hội Quê mình: lễ đâm trâu, đua thuyền, hát quan họ
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá bài vẽ tiêu biểu.
- GV bổ sung xếp loại
- Quan sát tranh trang 46, 47 
- Trong lễ hội có nhiều hoạt động khác nhau: rước kiệu , đua thuyền, tế lễ, 
- Đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, 
- Hình ảnh - Màu sắc trong tranh: Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ
- Nối tiếp kể cho cả lớp nghe.
 - Nghe.
- HS thực hành vẽ
- Treo các bài vẽ lên bảng.
- Nhận xét theo gợi ý: đánh giá về; chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích
3. Củng cố – Dặn dò:- Liên hệ thực tế 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
Tiết 20 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liêu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II. Chuẩn bị: Vật liệu dụng cụ cần thiết
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: giới thiệu bài, ghi đề 
* Hoạt động1: Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng gieo trồng rau, hoa. 
- Gọi HS đọc nội dung 1 SGK.
+ Em hãy nêu tên những vật liệu cần thiết khi trồng rau, hoa?
+ Nêu tác dụng của từng dụng cụ?
- Kết luận:
+ Muốn gieo trồng bất cứ một số loại cây nào, trước hết phải có gì? Vì sao?
- Giới thệu một số hạt giống.
+ Dinh dưỡng để cây lớn lên, ra hoa, kết trái là gì?
+ Nêu tên các loại phân bón đó?
+ Nơi nào có thể trồng rau?
+ Sử dụng những dụng cụ nào để tưới rau?
- Kết luận:
* Hoạt động 2:Tìm hiểu tác dụng gieo trồng, chăm sóc hoa 
- Gọi HS đọc mục 2 SGK.
+ Nêu đặc điểm của một số vật dụng thường dùng để chăm sóc hoa? Cách sử dụng các dụng cụ đó?
- Nhận xét chung.
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
- 2HS lên bảng trả lời.
- Nhận xét bổ sung.
- 2 HS đọc bài.
- Cuốc, 
- Cuốc để làm đất tơi xốp, .
- Trước hết phải có giống rau, vì không có hạt giống thì không thể tiến hành trồng rau được.
- Nghe.
- Dinh dưỡng chính để rau, hoa lớn là phân bón, Tuỳ thuộc vào loại rau, hoa mà có các loại phân bón khác nhau: 
- Nêu:
- Vườn, nơi có đất trống, 
- Chậu, xô, thùng tưới, tưới máy, 
- Nghe.
- 2 HS đọc nội dung theo yêu cầu.
Cái cuốc: có hai bộ phận lưỡi cuốc và cán cuốc.
Cách sử dụng: Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm phía đuôi cán.
- Nối tiếp nêu, mỗi HS nêu một dụng cụ.
- Nhận xét bổ sung.
- 2HS nhắc lại nội dung chính của bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ứng dụng vào cuộc sống.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
ĐỊA LÍ
Tiết 20 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam bộ.
* HS khá, giỏi: Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ phân bố dân bố dân cư Việt Nam.
- HS : Sưu tầm tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi HS trả lời câu hỏi theo SGK
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài –ghi đề.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhà ở của người dân.
- GV yêu cầu mỗi cá nhân dựa SGK, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi sau:
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam bộ thuộc những dân tộc nào?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
+ Phương tiện phổ biến của người dân nơi đây là gì?
- GV nhận xét và bổ sung thêm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về trang phục và lễ hội.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau.
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV nhận xét chốt ý.
- Yêu cầu HS trình bày lại các đặc điểm trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Gọi HS đọc bài học SGK
- 2 HS lên bảng
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Kinh, Khơ - me, Chăm, Hoa
+ Làm nhà dọc theo các con sông vì có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
+ Phương tiện là xuồng, ghe
- Thảo luận theo cặp.
+ Trang phục chủ yếu là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+ Lễ hội đặc trưng là: lễ hội Bà Chúa Sứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, 
- 3 – 4 HS trình bày
- 3 HS đọc
3. Củng cố –Dặn dò: 
- Gọi HS đọc phần bài học .
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_20_nam_2012.doc