Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2010

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2010

 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:

 ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

 A/ Mục tiêu :

 * Tập đọc:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật

 - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất ( TL: được các câu hỏi SGK)

 * Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh ( SGK ) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn cau chuyện dựa vào bức tranh minh hoạ.

 *

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuẦn 11
 Thứ hai, ngày 25 tháng 10 năm 2010
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 	
 ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
 A/ Mục tiêu : 
 * Tập đọc: 
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật 
 - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất ( TL: được các câu hỏi SGK)
 * Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh ( SGK ) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn cau chuyện dựa vào bức tranh minh hoạ.
 * HSK,G: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
 * GDMT: GDHS caàn coù tình caûm yeâu quyù, traân troïng ñoái vôùi töøng taác ñất cuûa queâ höông ( thoâng qua caâu hoûi 3 SGK GV nhaán maïnh: Haït caùt tuy nhoû nhöng laø moät söï vaät “ thieâng lieâng, cao quyù” gaén boù maùu thòt vôùi ngöôøi daân E-ti-oâ-pi neân hoï khoâng rôøi xa ñöôïc....
 * KNS: Xác định giá trị; Giao tiếp; Lắng nghe tích cực.
 B/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện trong SGK.
 C/ Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân; Đặt câu hỏi.
 D/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Gọi 2 em đọc bài “Thư gửi bà “ và TLCH: 
- Nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu : ( 1’)
 b) Luyện đọc: (12’) 
* Đọc diễn cảm toàn bài. Cho HS qs tranh.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
- Theo dõi sửa sai cho HS. 
- Luyện đọc tiếng từ khó. 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HD HS đọc đúng câu, đoạn.
- Kết hợp giải thích các từ mới trong SGK: cung điện, khâm phục, 
+ Khách du lịch: Người đi chơi, xem phong cảnh ở phương xa.
+ Sản vật: vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
+ Gọi 1HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2). 
 + Yêu cầu các nhóm tiếp nối đọc đồng thanh 4 đoạn trong bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : (10’)
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Câu 1: SGK? ?
- Yêu cầu HS đọc thầm phần đầu đoạn 2 (Từ lúc hai người ... làm như vậy), TLCH:
+ Câu 2 SGK ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần cuối đoạn 2 của bài.
+ Câu 3SGK ?
 ( GV nhấn mạnh về ý GDMT )
- Mời 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. 
+ Câu 4 SGK?
*Giáo viên chốt ý như sách giáo viên 
 d) Luyện đọc lại : (14’)
- Đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài .
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai thi đọc đoạn 2. 
- Mời 1 em đọc cả bài.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
 ­) Kể chuyện : ( 40’)
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK.
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh 
Bài tập 1: - Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2 : - Yêu cầu từng cặp HS dựa tranh đã được sắp xếp thứ tự để tập kể.
- Gọi 4HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp theo 4 bức tranh .
- Mời 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Nhận xét bình chọn HS kể hay nhất.
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- 2HS lên đọc bài và TLCH.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài. 
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ ở mục A.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tìm hiểu nghĩa của các từ: Cung điện, khâm phục, khách du lịch, sản vật.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng các từ: khắp đất nước, mở tiệc chiêu đãi, ...
- Các nhóm luyện đọc.
- 1HS đọc lời viên quan.
- Các nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn của bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Mời họ vào cung, mở tiệc... sản vật quý, sai người đưa xuống tận tàu.
- Học sinh đọc thầm phần đầu đoạn 2.
+ Viên quan bảo....., cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới ..... trở về nước.
- Học sinh đọc thầm phần cuối đoạn 2. 
+ Vì người Ê .......quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
+ Người dân ... rất yêu quý, trân trọng mảnh đất của hương/ Coi ... là tài sản quí giá thiêng liêng nhất ...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Các nhóm thi đọc phân theo vai
(người dẫn chuyện, viên quan, hai người khách ).
- 1HS đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ tiết học .
- Cả lớp quan sát tranh minh họa, sắp xếp lại đúng trình tư của câu chuyện.
- 2HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
(Thứ tự của tranh: 3 - 1 - 4 -2)
- Từng cặp tập kể chuyện,
- 4 em nối tiếp kể theo 4 tranh.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Mảnh đất thiêng liêng/ Một phong tục lạ lùng/ Tấm lòng yêu quý đất đai/ ...
-------------------------------------------------------
TOÁN: 
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo)
 I/ Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính. ( Bài 1, Bài 2; Bài 3 ( dòng 2 )
 - GDHS tính cẩn thận trong khi làm bài.
 II/ Đồ dùng dạy học
 III/ Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : ( 5’) Chữa bài 2 về nhà
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
Bài toán 1: - Đọc bài toán, ghi tóm tắt lên bảng:
Thứ bảy: 6 xe
Chủ nhật: ? xe
- Gọi 2HS dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- Nêu câu hỏi :
+ Bước 1 ta đi tìm gì ?
+ Khi tìm ra kết quả ở bước 1 thì bước 2 ta tìm gì? 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tính ra kết quả và cách trình bày bài giải như sách giáo khoa. 
( GV khắc sâu và MR ( Lưu ý b1 )
 B1: Tìm một số gấp lên nhiều lần
 B2: Tìm tổng 
 *) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải .
- Nhận xét đánh giá.
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
MR cho HSK,G: GV cho HS phát hiện cách thứ 2 ( Nhận xét nhận ra quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là: 5 4 = 20 ( km ) hoặc 5 + 5 +5 +5 = 20 km )
Bài 2 : - Yêu cầu nêu và phân tích bài toán. 
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3 (a) - Yêu cầu HS nêu yêu cầu..
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
3) Củng cố - Dặn dò ( 2’)
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
- Hs lên bảng trình bày – Lớp nhận xét
.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2HS đọc lại bài toán.
- Quan sát sơ đồ tóm tắt để nêu điều bài cho biết và điều bài toán hỏi.
+Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 
 6 x 2 = 12 (xe)
 + Tìm số xe đạp cả hai ngày: 
 6 + 12 =18(xe)
- Hs trình bày giải
- HS nhắc lại
 - Đọc bài toán.
- Học sinh vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên trình bày bài giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là : 5 x 3 = 15 ( km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là : 5 +15 = 20 (km )
 Đ/S :20 km 
- HS đọc và vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vơ.û
- HS lên giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Số lít mật lấy từ thùng mật ong là :
24 : 3 = 8 ( l )
Số lít mật còn lại là :
24 - 8 = 16 ( l )
 Đ/S : 16 lít mật ong 
- Một em nêu đề bài tập 3 .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Laàn löôït hoïc sinh neâu mieäng
 5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 – 6 
 = 18 = 36
--------------------------------------------
LUYỆN TOÁN: 
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo)
 I. Mục tiêu: 
 Củng cố và rèn kĩ năng giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính. ( VBT)
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu bài tập - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học:
a) HĐ 1: HD giải bài toán.
- GV nêu bài toán như SGK
- HD vẽ sơ đồ.
- HS phân tích bài toán và làm vào vở
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 2:
- Vẽ sơ đồ như SGK Hs nhìn tóm tắt đọc bài toán và phân tích
- Làm vào vở - Chấm – chữa
* Bài 3:- Treo bảng phụ- Đọc đề?
+ Lưu ý HS phân biệt khái niệm Gấp và giảm, thêm, bớt.
gấp 4 lần
5
 Thêm 6
 bớt 5
6
gấp 3 lần
giảm 5 lần
 Thêm 4
30
42
 bớt 4
giảm 7 lần
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
- Dặn dò về nhà xem và chuẩn bị bài cho tiết sau 
- HS đọc bài toán
- Hs nêu 
Bài giải
 Số kg đường bán được buổi chiều là:
26 2 = 52(kg)
Số đường bán được cả hai buổi là
 26 + 52 = 78( kg)
 Đáp số: 78 kg đường
- HS đọc
- HS làm vở
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện về nhà là:
18 : 3 = 6 ( km)
Quãng đường từ bưu điện về nhà là:
18 + 6 = 24( km)
 Đáp số: 24 km
- HS đọc
- HS nêu
- HS làm phiếu HT
- Kết quả : số cần điền là:
 20 ; 26 
 18; 13
 6; 10
 6; 2
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2010
ÂM NHẠC: Cô Dung dạy
----------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC:
VẼ QUÊ HƯƠNG
 I/ Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
 - Hiểu ND:Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ( TL:Được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài. HS khá giỏi thuộc cả bài thơ).
 - GDMT: HS traû lời caâu hoûi 1, caâu hoûi 2 töø ñoù giuùp caùc em tröïc tieáp caûm nhaän ñöôïc veû ñeïp neân thô cuûa queâ höông thoân daõ, theâm yeâu quyù ñaát nöôùc ta.
 GDHS yêu quê hương đất nước. 
 II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết bài thơ để hướng dẫn học sinh HTL.
 III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 HS nối tiếp kể lại câu chuyện “ Đất quý, đất yêu”
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài (1’)
b) Luyện đọc: ( 12’)
 * Đọc bài thơ.
 * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu thơ. GV sửa sai.
- Gọi học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ .
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới trong bài ( sông máng , cây gạo )
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’)
- 1 em đọc bài , yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi :
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ?
-Yêu cầu lớp đọc thầm lại toàn bài thơ và TLCH 
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc đó ?
- Yêu cầu thảo luận the ... em làm bài trên bảng. 
- Lớp nhận xét bài bạn .
 Ví dụ:Vần cần tìm là: 
Vườn – vấn vương – cá ươn – trăm đường 
- HS đọc lại bài trên bảng.
----------------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT Tập đọc
 CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI
I. Mục tiêu: 
 - Đọc trơn toàn bài; Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả.
 - Hiểu được ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương, với những kỉ niệm đẹp của tác giả về chõ bánh khúc của người dì.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Luyện đọc: ( 12’)
 * Gv đọc mẫu
 * HS đọc nối tiếp từng đoạn
 * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Gọi học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
 * Luyện đọc trong nhóm.
 - Các nhóm thi đọc.
 * HS khá đọc bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’)
+ Tác giả tả cây rau khúc như thế nào?
+ Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc ?
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao tác giả không quên được mùi vị của ciếc bánh khúc quê hương ?
 Liên hệ: ............... 
- Giáo viên kết luận .- Cho HS nêu nội dung
 d) Luyện đọc lại:( 11’)
- HD đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài .
- Y/c HS thi đọc từng đoạn và cả bài
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 
đ) Củng cố - Dặn dò:(2’)
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- Tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 2 em đọc cả bài .
* Đọc thầm đoạn 1
+ tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh đẹp, tả rất đúng về cây rau khúc. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc; như được phủ lượt tuyết cực mỏng; sương đọng long lanh trên lá như bóng đèn pha lê.
- Cả lớp đọc thầm phần còn lại .
+ Những chiếc bánh màu xanh rêu lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm... hương đồng cỏ nọi gói vào trong đó.
+ Vì đó là mùi vị độc đáo của đồng quê gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ về ngơừi dì, về những người thân yêu khác trong những ngày thơ ấu..
- HS trả lời theo ý của các em
- HS nêu - Lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc từng đoạn rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên .
- 2 em đaị diện đọc tiếp nối đoạn
- Thi đọc diễn cảm
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay 
--------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu, ngày 29 tháng 10 năm 2010 
TOÁN:
NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. / Mục tiêu : - Biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số 
 - Vận dụng trong giải toán có phép nhân.
 II. / Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung bài tập 3 .
 III. / Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
- KT 1 số em về bảng nhân 8.
2.Bài mới:
 *) Giới thiệu bài: 
 * Hướng dẫn thực hiện nhân số có 3CS với số có 1 chữ số: 
 - Hướng dẫn thực hiện phép nhân .
- Ghi bảng : 123 x 2 = ?
- Yêu cầu tìm kết quả của phép nhân bằng kiến thức đã học 
- HD đặt tính và tính như sách giáo viên 
* Giáo viên nêu phép nhân 326 x 3 = ? 
- Yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm phép tính .
- Y/c dựa vào ví dụ 1 để đặt tính và tính
*) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi em nêu bài tập 1. 
- Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng .
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả.
- Gọi 4 em lên tính mỗi em một phép tính .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 (a ) Bài b Hs khá giỏi làm thêm
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con
- Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 3 - Treo bảng phụ .
- Gọi học sinh đọc bài .
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4; 
.- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
CC: Tìm SBC 
3) Củng cố - Dặn dò (2’)
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Đọc lại bảng nhân 8 .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Thực hiện phép tính bằng cách đặt tính và tính như đối với bài nhân số có hai chữ số với số có một chữ số .
- Học sinh đặt tính và tính :
 123
 x 2
 246 
- Là phép tính số có 3 chữ số với số có 1CS.
- Học sinh đặt tính rồi tính ra kết quả. 
- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 1 .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
 341 213 212 203
 x 2 x 3 x 4 x 3
 682 639 848 609
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con
 437 205 
 x 2 x 4 
 874 820 
 -Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài :
Giải :
Số người trên 3 chuyến máy bay là:
116 x 3 = 348 (người )
 Đ/S: 348 người
- Một em đọc đề bài (sách giáo khoa) .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài :
a, x : 7 = 101 b, x : 6 = 107
 X = 101 x 7 X = 107 x 6 
 X = 707 X = 6 42 
------------------------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN: 
NGHE - KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
 A/ Mục tiêu: - Nghe kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu ( BT1).
Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở (BT2).
GDMT: GD tình cảm yêu quý quê hương. 
 B/ Đồ dùng dạy học - Bảng lớp chép sẵn gợi ý kể chuyện (BT1). 
 - Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2).
 C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Gọi 3 - 4 HS đọc lá thư đã viết 
2.Bài mới 
a/ Giới thiệu bài : (1’)
b/ Hướng dẫn làm bài tập : (32’)
Bài 1 : 
 - Gọi 2 HS đọc y/c bài tập và câu hỏi gợi ý.
- Y/c lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa.
- Giáo viên kể chuyện lần 1: 
- Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi gợi ý :
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư đã viết tiếp trong thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- GV kể chuyện lần 2:
- Yêu cầu một học sinh giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp tập kể lại cho nhau nghe.
- Mời 4 - 5HS thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét .
+ Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? 
Bài tập 2:
- Gọi 1 em nêu yêu cầu bài.
- Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tập nói theo cặp. 
- Mời 5 - 7 em thi trình bày bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét, sửa chữa.
 3) Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về viết lại những điều vừa kể về quê hương, chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Đọc lá thư đã viết ở tiết trước.
- 2 em đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Lớp đọc thầm kết hợp qs tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Xin lỗi mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư.
+ Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- 1HS lên kể lại câu chuyện. 
- Từng cặp tập kể chuyện.
- 4 - 5 em thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Phải xem trộm thì mới biết được dòng người ta viết thêm vào thư 
- 1 em nêu yêu cầu bài. 
- Nhẩm các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp. 
- Từng cặp tập nói về quê hương.
- HS xung phong thi nói trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn nói tốt nhất.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
--------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
Tiết 22: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (T 2)
I. Mục tiêu: 
 Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
 ( Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương ( anh em họ ), Quang và mẹ Hương ( Cháu và cô ruột ),..
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK .
- HS mang ảnh họ nôi, ngoại.
III. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: ( 2’ ) - Kể các thành viên trong gia đình của em
2, Bài mới:
 a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài: ( 1’)
 b, Các hoạt động: ( 30’)
 * Hoạt động 1. Làm việc với phiếu BT.
 + Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ của GV.
 + Tiến hành:
 + Giáo viên phát tranh vẽ cho các nhóm và nêu yêu cầu làm việc theo phiếu bài tập.
- HS các nhóm quan sát và thảo luận theo phiếu bài tập.
- Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài.
+ Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét.
- Các nhóm làm việc, trình bày trước lớp.
*. Hoạt động 2. Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng 
* Mục tiêu: Củng cố về vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
* Tiến hành: 
Bứớc 1. Nhắc lại cách vẽ
+ GV gọi HS nhắc lại 
- 2 HS nhắc lại cách vẽ
Bước 2: Làm việc cá nhân
- HS vẽ sơ đồ vào nháp
Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trình bày
- 3 - 4 HS trình bày và giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hnàg mới vẽ
- GV nhận xét tuyên dương
- HS nhận xét
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi xếp hình
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về mối quan hệ họ hàng
* Tiến hành. 
- GV chia nhóm và yêu cầu HS dán ảnh theo từng thế hệ gia đình trên giấy khổ Ao ( theo sơ đồ)
HS dán theo nhóm 
- Từng nhóm giới thiêu về sơ đồ của nhóm mình 
+ GV nhận xét tuyên dương
- HS nhận xét
 4. Củng cố dặn dò: ( 2’ )
 - Nêu lại ND bài ( 1HS ) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài. - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu: 
-HS biết được ưu điểm và tồn tại trong tuần, nêu kế hoạch tuần tới.
-H biết đoàn kết, biết thi đua.
B. Lên lớp:
1.Nhận xét ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua:
- Lớp trưởng nhận xét.
- ý kiến các thành viên trong lớp.
- ý kiến của GV chủ nhiệm.
2.Kế hoạch tuần tới :
-Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
-Văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
- Làm báo tường.
-Tăng cường công tác vệ sinh trực nhật và trang hoàng lớp học.
3. Chấm điểm vở sạch chữ đẹp:
-Các tổ tiến hành kiểm tra chéo, ghi điểm xếp loại vào biên bản của tổ, GV đến từng tổ hướng dẫn và kiểm tra.
4. Sinh hoạt văn nghệ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_11_nam_2010.doc