Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 30 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 30 năm học 2012

Tập đọc

Tiết 88 + 89: Ai ngoan sẽ được thưởng

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

 - Hiểu nghĩa các từ mới và từ quan trọng: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi, thiếu nhi phải thật thà dũng cảm.

 - Giáo dục học sinh biết nhận lỗi khi mắc lỗi và thật thà.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

-Tự nhận thức.

- Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Gv: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc.

 - Hs: Sách giáo khoa

 

doc 35 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 30 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 
 Ngày soạn: 31 / 03 / 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 02 / 04 / 2012
Tập đọc
Tiết 88 + 89: Ai ngoan sẽ được thưởng
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
 - Hiểu nghĩa các từ mới và từ quan trọng: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi, thiếu nhi phải thật thà dũng cảm.
 - Giáo dục học sinh biết nhận lỗi khi mắc lỗi và thật thà.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Tự nhận thức.
- Ra quyết định.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - Hs: Sách giáo khoa
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A) Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 Hs đọc bài: “Cây đa quê hương”.
? Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
? Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Gv nhận xét, ghi điểm
B) Bài mới
1) Giới thiệu bài
? Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu vào bài.
2) Luyện đọc
 a) Gv đọc diễn cảm, hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc: 
+ Giọng người kể: giọng vui.
+ Giọng Bác Hồ: ôn tồn, trìu mến.
+ Giọng các cháu: vui vẻ, nhanh nhảu
+ Giọng Tộ: Khẽ, rụt rè
b) Hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
*) Đọc từng câu:
 - Đọc nối 
 Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu
 Gv viết bảng các từ cần luyện đọc quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến....
*) Đọc từng đoạn trước lớp:
? Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp 
+ GV treo bảng phụ có viết câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc và đọc mẫu:
Các cháu chơi có vui không? / Các cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không? / Các cháu có thích ăn kẹo không? / Các chấu có đồng ý không?
? “Hồng hào” có nghĩa là gì?
-> Gv giảng
*) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu Hs đọc trong nhóm. Các HS khác nghe, góp ý.
*) Thi đọc giữa các nhóm:
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc
 - GV nhận xét, tuyên dương
*) Đọc đồng thanh
 - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 
 - Gv nhận xét - chuyển tiếp
- 2 Hs đọc bài
- Tác giả thấy lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều,...
- Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa.
- Lớp nhận xét
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm 
Bác Hồ và tranh minh hoạ bài đọc 
- Tranh vẽ Bác Hồ và các bạn nhỏ...
- Mở SGK trang 100.
- HS chú ý lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc các câu trong bài.
- HS đọc các từ khó trên bảng.
- 3 đoạn
- Hs nối tiếp đọc đoạn
- HS ngắt, nghỉ và nhấn giọng.
- Hs luyện đọc câu
- 2 HS đọc lại câu dài
- Hs đọc chú giải.
- HS đọc trong nhóm, theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét, tuyên dương
- Đọc đồng thanh 
Tiết 2
3) Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài:
* Đọc đoạn 1
? Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
-> Giảng từ: Đi thăm
-> Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng chú ý thăm nơi ăn, ở, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể.
=> Bác Hồ đến thăm trại thiếu nhi...
* Đọc đoạn 2
? Bác hỏi các em học sinh những gì?
? Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
-> Giảng từ: Trìu mến
=> Bác Hồ trò chuyện với các cháu 
* Đọc đoạn còn lại
? Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
? Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?
? Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
- Giảng từ: Mừng rỡ
- Nếu là con, thì con sẽ làm gì?(KNS)
- Để xứng đáng là cháu ngoan của Bác chúng ta cần làm gì?(KNS)
=> Bác Hồ chia quà....
4) Luyện đọc lại
- GV chia lớp thành các nhóm 
- Nhắc lại giọng đọc, lời Bác: ân cần, trìu mến, tình cảm. Lời các cháu: ngây thơ, kéo dài giọng. Lời Tộ, lúng túng, rụt rè.
 - Tổ chức đọc bài phân vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, Hs, Tộ
 - Tổ chức thi đọc phân vai
 - GV cùng lớp nhận xét nhóm, tuyên dương
5) Củng cố dặn dò
? Câu chuyện này cho em biết điều gì?
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà đọc lại bài.
- Hs đọc đoạn 1, lớp theo dõi
- Bác đi thăm phòng ngủ, nhà ăn, nhà bếp và nơi tắm rửa.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
- Các cháu chơi có vui không?
- Các cháu ăn có no không?
- Các cô có mắng phạt các cháu không?
- Các cháu có thích kẹo không?
- Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.
- HS đọc thầm đoạn 3
- Chia kẹo cho các bạn ngoan, bạn nào không ngoan thì không được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ không vâng lời cô.
- Bạn biết dũng cảm nhận lỗi.
- HS thảo luận và trả lời.
- Chia nhóm
- Đọc phân vai trong nhóm: người dẫn chuyện, Bác Hồ, Hs, Tộ
- Các nhóm thi đọc phân vai
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Toán
Tiết 146: Ki - lô - mét
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS: Biết ki – lô - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, biết viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét. Nắm được quan hệ giữa ki-lô-mét và mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét và nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- Học sinh tích cực tự giác làm bài, yêu thích học môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: Bản đồ Việt Nam.
 - Hs: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.
1m = ... dm 50dm = ...m
1m = ... cm 200cm = ...m
 - Gv nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
 - Nêu yêu cầu, mục đích giờ học
 b) Giới thiệu đợn vị đo độ dài km:
- GV nêu: Để đo các khoảng cách lớn, ví dụ quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng đơn vị lớn hơn là ki lô mét.
- GV viết lên bảng: Ki-lô-mét viết tắt là km
- Yêu cầu HS luyện viết vào nháp.
- Gọi Hs đọc lại
- Gv ghi: 1 km = 1000 m
? 1 km bằng bao nhiêu m?
? 1000m bằng bao nhiêu km?
c) Thực hành.
Bài 1: Số ?
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
? Bài tập yêu cầu làm gì?
-Yêu cầu Hs làm bài cá nhân,2 Hs làm bảng
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng
 1 km = 1000 m 1000 m = 1 km
 1 m = 10 dm 10 dm = 1 m
 1 m = 100 cm 100 cm = 1 dm
- Yêu cầu dưới lớp đổi chéo vở nhận xét
Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- Gọi HS nêu độ dài từng quãng đường.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
a) Quảng đường từ A đến B dài 23km
b) Quãng đường từ B đến D ( đi qua C ) dài 90 km
c) Quãng đường từ C đến A ( đi qua B ) dài 65km
? Vì sao em biết quãng đường từ B đến D dài 90 km? 
Bài 3: Nêu số đo thích hợp (theo mẫu)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát bản đồ Việt Nam
- GV giới thiệu cho HS về bản đồ Việt Nam.
- Gọi 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Quãng đường
Dài
Hà Nội – Cao Bằng
Hà Nội – Lạng Sơn
Hà Nội – Hải Phòng
Hà Nội –Vinh
Vinh – Huế
TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ
TP Hồ Chí Minh – Cà Mau
285 km
169 km
102 km
308 km
368 km
174 km
528 km
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn : 
+ Nhận biết độ dài các quãng đường.
+ So sánh độ dài các quãng đường.
+ Rút ra kết luận.
- Gv nhận xét, chốt
a) Cao Bằng và Lạng Sơn, Cao Bằng xa Hà Nội hơn.
b) Lạng Sơn và Hải Phòng, Hải Phòng gần Hà Nội hơn.
c) Quãng đường Hà Nội – Vinh gần hơn quãng đường Vinh – Huế.
d) Quãng đường TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ gần hơn quãng đường TP Hồ Chí Minh – Cà Mau.
-> Gv: Để đo khoảng cách giữa các tỉnh thành phố (khoảng cách xa) người ta dùng đơn vị km.
3) Củng cố, dặn dò:
? Nêu đơn vị vừa học?
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn Hs về ôn tập và hoàn thành bài tập
- 2 Hs làm bài trên bảng, lớp làm nháp
1m = 10 dm 50dm = 5 m
1m = 100 cm 200cm = 2 m
- Lớp nhận xét
- Hs luyện viết vào bảng con
- Hs đọc tên đơn vị đo km
- Hs nêu: 1 km = 1000 m
- Hs nêu: 1000m = 1km
- HS đọc yêu cầu bài.
- Điền số vào chỗ trống
- HS làm bài cá nhân, 2 Hs làm bảng
- Lớp nhận xét
- Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Đọc yêu cầu
- Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau
- Hs quan sát hình vẽ
- Nêu độ dài từng quãng đường
AB = 23 km, BC = 42 km, CD = 48 km
- Hs thảo luận hỏi - đáp
 Các cặp trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Phải tính tổng độ dài 2 quãng đường BC và CD
- Đọc yêu cầu
- Nêu số đo thích hợp (theo mẫu)
- Hs quan sát bản đồ Việt Nam
- 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.
- Đọc yêu cầu
- Trả lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên
- Đơn vị đo độ dài ki-lô-mét
Đạo đức
Tiết 30: Bảo vệ loài vật có ích ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu: ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người, cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
- HS có các kĩ năng: Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích, bảo vệ các loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
- HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích. 
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: Tranh con vật có ích
 - Hs: VBT đạo đức
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ:
 ? Vì sao em cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật khuyết tật ?
? Em có thể làm được gì để giúp đỡ người khuyết tật?
 - Gv nhận xét, đánh giá
2) Bài mới
 a) Giới thiệu bài
 - Nêu yêu cầu, mục đích giờ học
 b)Hoạt động 1: Trò chơi “Đố vui đoán xem con gì?”
Mục tiêu: Hs biết ích lợi của một số con vật có ích
Cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành 2 tổ
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi: tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng
- GV giơ tranh ảnh các con vật và hỏi: 
? Trong tranh vẽ con vật gì?
? Nó giúp ích gì cho con người?
- GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng.
-> ... nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng Bác và vận dụng cách trả lời vào cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: Tranh minh họa BT1.
 - Hs: Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương
 - Gv nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
 - Nêu yêu cầu, mục đích giờ học
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập1: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
 ? Bài yêu cầu làm gì? 
- Gọi Hs đọc 4 câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh
- GV kể chuyện 3 lần: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Bác ân cần; giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
+ Kể lần 1: dừng lại, yêu cầu HS quan sát lại bức tranh, đọc lại 4 câu hỏi.
+ Kể lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Kể lần 3: không cần kết hợp kể với lời giới thiệu tranh.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu Hs trao đổi cặp hỏi - đáp
? Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
? Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
? Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
? Câu chuyện “ Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Gv nhận xét
- Gọi 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện-> Gv ghi điểm
Bài tập 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi trong bài tập 1
? Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân
* Lưu ý: HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
- Gv nhận xét, chốt 
+ Bác rất quan tâm tới mọi người .
+ Cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
+ Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.
3) Củng cố, dặn dò
? Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình?
 - Gv nhận xét giờ học
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS kể chuyện trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi 
- HS đọc 4 câu hỏi
- Lớp quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung của tranh: Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối, một chiến sĩ đang kể lại hòn đá bị kênh.
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs trao đổi cặp trả lời
 Các cặp trình bày trước lớp
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi đi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có 1 hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS kể trước lớp
- 1số cặp HS đóng lại các tình huống trên
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- Viết câu trả lời cho câu hỏi trong bài tập 1
- HS làm bài cá nhân.
- Hs đọc bài làm
- Lớp nhận xét
- Từng cặp HS đóng vai tình huống trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác.
Toán
Tiết 150: Phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 1000
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS : Biết cách tính cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 100 và cộng nhẩm các số tròn trăm.
- Rèn kỹ năng cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000 và cộng nhẩm các số tròn trăm.
- Giáo dục Hs ý thức luyện tập nghiêm túc, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Bộ đồ dùng dạy học.
- Hs: Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp.
Viết thành tổng các số: 325, 897, 567, 444
- GV nhận xét, chấm điểm.
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
b) Cộng các số có ba chữ số:
- GV ghi phép tính lên bảng.
326 + 253 = ?
- Gọi Hs đọc phép tính
- Yêu cầu Hs thao tác trên các ô vuông
- GV thực hiện tính trên các ô vuông biểu diễn.
- Yêu cầu Hs nêu cách đặt tính.
- Cho Hs tìm cách tính trong nhóm đôi
? Em rút ra kết luận gì về cách đặt tính và tinh?
? Nêu cách cộng các số có ba chữ số với số có ba chữ số?
d) Thực hành
Bài 1: Tính
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 2 Hs làm bảng
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
 432 524 618 261 452
+ + + + +
 356 173 321 715 526
 788 697 939 976 978
- Yêu cầu HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
-> GV: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gv viết phép tính trên bảng, yêu cầu Hs nêu thành phần
- Yêu cầu 2 Hs làm bài trên bảng, lớp làm vở
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
724 + 215 806 + 172 263 + 720 264 + 55
 724 806 263 624
 + + + +
 215 172 720 55
 939 978 983 679
- Yêu cầu HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
-> GV: Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện các phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000.
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gv đưa mẫu, gọi Hs nhận xét mẫu
400 + 300 = 700
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
a) 400 + 300 = 700 800 + 100 = 900
 500 + 200 = 700 300 + 300 = 600
 600 + 300 = 900 400 + 400 = 800
b) 700 + 300 = 1000 600 + 400 = 1000
 900 + 100 = 1000 500 + 500 = 1000
? Nêu cách tính nhẩm?
-> Gv: Rèn kĩ năng cộng nhẩm các số tròn trăm.
3) Củng cố, dặn dò
? Nêu cách cộng các số có ba chữ số với số có ba chữ số?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về hoàn thành bài tập
- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp.
325= 300 + 20 + 5 567 = 500 + 60 +7 
897= 800 + 90+ 7 444 = 400 + 40 + 4
- HS nhận xét.
- Hs đọc phép tính 326 + 253 = ?
- Hs thao tác trên các ô vuông
- Hs theo dõi 
- Hs trao đổi tìm cách tính
- Các cặp trình bày trước lớp
6 cộng 3 bằng 9, viết 9
2 cộng 5 bằng 7, viết 7
3 cộng 2 bằng 5, viết 5
- Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
- Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
- Đặt tính sao cho thẳng hàng thẳng cột, tính từ phải sang trái...
- HS nêu yêu cầu bài.
- Tính 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- Lớp nhận xét
- Hs nêu cách tính
- Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- HS đọc yêu cầu.
- Đặt tính rồi tính
- Hs nêu thành phần phép tính
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- Lớp nhận xét
- Hs nêu cách tính
- Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Hs đọc yêu cầu
- Tính nhẩm theo mẫu
- Hs nhận xét mẫu: cộng các số ở hàng trăm với nhau, số o ở hàng chục và đơn vị giữ nguyên
- Hs làm bài cá nhân, nêu kết quả nối tiếp
- Lớp nhận xét
- Cộng các số tròn trăm...
- Đặt tính sao cho thẳng hàng thẳng cột, tính từ phải sang trái...
Chính tả ( Nghe - viết)
Tiết 60: Cháu nhớ Bác Hồ
I.MỤC TIÊU:
 - Hs nghe – viết lại chính xác, đúng mẫu chữ, trình bày đúng 6 dòng cuối bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”.Biết cách trình bày đoạn thơ:viết hoa chữ đầu dòng và làm đúng các bài tập phân biệt tr/ch, êt/êch.
- Hs viết đảm bảo tốc độ thời gian quy định, các nét viết đều, liền mạch và trình bày đúng thể thơ, viết đúng chính tả.
 - Học sinh có ý thức tự giác rèn chữ viết ,giữ gìn vở sạch.
* GDBVMT: Giáo dục Hs thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: bảng phụ.
 - Hs: VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 Hs lên bảng viết, dưới lớp viết 
bảng con
- Gv nhận xét, ghi điểm
B) Bài mới:
 1) Giới thiệu bài
 - Nêu yêu cầu, mục đích giờ học
 2) Hướng dẫn viết chính tả
a) Củng cố nội dung
 - GV đọc đoạn chính tả 
? Đoạn thơ nói về điều gì?
b) Nhận xét chính tả
 - Tiếng khó: 
 Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết
bâng khuâng ( b + âng, kh + uâng) 
 - Phụ âm dễ lẫn: chòm râu # quả dâu
 bấy lâu # màu nâu
 - Danh từ riêng: Bác 
 - Cách trình bày:
 ? Cần viết hoa những chữ nào?
c) Viết bảng con từ khó, tiếng dễ sai
 - Gv nhận xét
3) Hs chép vào vở
 - Gv đọc theo dòng thơ.
 - GV theo dõi, uốn nắn.
 - Gv đọc lại đoạn chính tả
4) Gv chấm, chữa bài
 - Gv thu và chấm bài 
 - Gv nhận xét, đánh giá.
5) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống
? Bài yêu cầu làm gì?
 - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng
a) ch hay tr:
chăm sóc va chạm
một trăm trạm y tế
-> Gv: Củng cố quy tắc viết ch/tr
Bài tập 3: Thi đặt câu nhanh
? Bài yêu cầu làm gì?
- Hs nối tiếp đặt vâu
- Gv ghi bảng, nhận xét
Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr.
+Bác Lan của em làm y tá ở trạm y tế xã Thống Nhất.
+ Trăng đêm nay sáng quá
+ Trăng Trung Thu là trăng đẹp nhất
6) Củng cố, dặn dò
 - Gv nhận xét giờ học
 - Dặn Hs về luyện viết chính tả và hoàn thành bài tập 
- 2 Hs viết trên bảng, lớp viết bảng con: cây trúc, chúc mừng, trở lại, che chở
- Lớp nhận xét
- Hs chú ý lắng nghe
- 2 HS đọc bài thơ.
- Đoạn thơ nói về tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.
- Hs tìm từ khó trong bài: 
 chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bấy lâu
- Viết hoa tất cả các chữ đầu dòng và tên riêng
- Hs viết bảng con từ và tiếng khó: chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bấy lâu
- Lớp nhận xét
- HS nghe, nắn nót viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và đổi chéo vở kiểm tra
- Hs chú ý theo dõi 
- Đọc yêu cầu bài tập
- Điền vào chỗ trống 
- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bài trên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập
- Thi đặt câu nhanh 
- Hs đặt câu
- Lớp nhận xét
Hoạt động tập thể
Tiết 30: Nhận xét tuần 30
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp Hs nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình, của lớp tuần 30 về các hoạt động
 - Có hướng sửa chữa khuyết điểm để vươn lên
 - Đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người trên
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Nội dung sinh hoạt
 - HS: Nội dung sinh hoạt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1) Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo
 - Lớp phó văn thể và lớp phó học tập báo cáo
 - Lớp trưởng nhận xét các hoạt động chung của lớp.
 2 ) Giáo viên nhận xét chung
 - Học tập
 - Đạo đức
 - Lao động
 - Thể dục, vệ sinh
 - Các hoạt động khác
 3) Ý kiến của học sinh
 4) Phương hướng tuần 31
 - Duy trì tốt nề nếp học tập
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài
 - Thi đua học tập tốt
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
 - Tích cực tham gia các hoạt động
 5) Vui văn nghệ, kể chuyện
 - Hát, múa, kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 30 CKTKN lop 2.doc