Tiết 1.Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc : QUẢ TIM KHỈ
A .Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ dài . Biết đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật .
- Hiểu nội dung bài: Khỉ kết bạn với cá Sấu , bị Cá sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn .Những kẻ bội bạc , giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn .
- Ham thích môn học.
* Các kỹ năng cơ bản được giáo dục:
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 2 TUẦN 24 (Từ ngày 25/2/2013 đến 01/03/2013 ) Thứ Tiết Môn Tên bài giảng Ghi chú Hai 1 2 3 4 5 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Mĩ thuật Quả tim của Khỉ(T1) Quả tim của Khỉ(T2) Tiết 116 : Luyện tập. Bài 24:Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật. GDKNS Ba 1 2 3 4 5 Âm nhạc Thể dục Toán Chính tả Kể chuyện Tiết 117: Bảng chia 4 N-V: Quả tim của Khỉ Quả tim của Khỉ Tư 1 2 3 4 5 Tập đọc Thể dục LT&C Toán Thủ công Voi nhà Từ ngữ về loài thú.Dấu chấm, dấu phẩy. Tiết 118: Một phần tư. Bài 13:Ôn tập chương 2:Phối hợp gấp, cắt... GDKNS GT Năm 1 2 3 4 Toán Tập viết Chính tả TN&XH Tiết 119: Luyện tập Chữ hoa U, Ư N-V: Voi nhà Bài 24: Cây sống ở đâu? GT Sáu 1 2 3 4 5 Toán Tập làmvăn Đạo đức Sinh hoạt HĐNK Tiết 120: Bảng chia 5 Đáp lời phủ định. Nghe TLCH Bài 11:Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (T2) CĐ tháng 2:Giữ gìn truyền thống VH dân tộc KNS, GT GDKNS Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013 Tiết 1.Chào cờ Tiết 2+3: Tập đọc : QUẢ TIM KHỈ A .Mục tiêu - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ dài . Biết đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật . - Hiểu nội dung bài: Khỉ kết bạn với cá Sấu , bị Cá sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn .Những kẻ bội bạc , giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn . - Ham thích môn học. * Các kỹ năng cơ bản được giáo dục: - Ra quyết định. - Ứng phó với căng thẳng. - Tư duy sáng tạo. B. Chuẩn bị : GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK HS : SGK C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Nội quy Đảo khỉ -Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi : + Nội quy Đảo khỉ có mấy điều ? -Nhận xét , ghi điểm học sinh . 2.Bài mới 2.1- Giới thiệu bài : Quả tim khỉ 2.2- Luyện đọc - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn : giọng kể : vui vẻ, hồi hợp . Giọng Khỉ : chân thật, hồn nhiên . Giọng Ngựa : giả dối . - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . a- Đọc từng câu . -Luyện đọc từ khó : leo trèo , quẫy mạnh, sần sùi , nhận hoắt , lưỡi cưa,, dài thượt , tẽn tò , trấn tĩnh, lủi mất . b- Đọc từng đoạn -Luyện đọc câu . -Gọi học sinh đọc từ chú giải . c- Đọc từng đoạn trong nhóm . d-Thi đọc giữa các nhóm . TIẾT 2 3.Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc bài Câu 1: Khỉ đối xử với Cá sấu như thế nào ? Câu 2 :Cá sấu định lựa Khỉ như thế nào ? Câu 3: Khỉ nghĩ ra mẹo gì ? + Câu nói nào của Khỉ làm Cá sấu tin? -Bằng câu nói ấy , Khỉ làm Cá Sấu tưởng rằng Khỉ sẵn sãng tặng quả tim của mình cho Cá Sấu . Câu 4 :Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò,lủi mất ? Câu 5 : Hãy tìm những từ ngữ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu ? 4.Luyện đọc - Cho học sinh đọc lại truyện theo vai - Ý chính của câu chuỵên là gì ? 5.Củng cố- dặn dò -Giáo viên nhận xét tiết học . -Về xem trước bài : Vè chim . - 2 học sinh đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi . -Học sinh theo dõi đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu -Học sinh đọc cá nhân – đồng thanh. -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Học sinh đọc cá nhân –đồng thanh. + Một con vật da sần sùi,/dài thượt,/ nhe hàm răng nhọn hoắt , /như một lưỡi cưa sắc ,/trườn lên bãi cát.// Nó nhìn khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài.// - 1 học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa - Học sinh từng đoạn trong nhóm . - Học sinh thi đọc cá nhân , đồng thanh cả bài . - 2 học sinh đọc toàn bài . -Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn. Khỉ mời Cá Sấu kết bạn .Từ đó ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn. - Cá Sâu mời khỉ đến chơi nhà mình , Khỉ nhận lời , ngồi trên lưng nó .Đi đã xa bờ , Cá Sấu mời nói rõ cần quả tim Khỉ để dâng cho vua ăn . - Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu , bảo Cá Sấu đưa lại bờ , lấy quả tim để ở nhà . - Chuyện quan trọng vậy sao bạn chẳng nói trước . - Cá Sấu lại tẽn tò ,lủi mất vì bị bộ mặt bội bạc giả dối . - Khỉ : tốt bụng ,thật thà ,thông minh ( nhanh trí , nhân hậu ) -Cá Sấu : giả dối ,bội bạc, độc ác ( lừa đảo, xảo quyệt ) - 2,3 nhóm thi đọc lại truyện theo các vai . - Phải chân thật trong tình bạn không dối trá . - Kẻ bội bạc , giả dối không bao giờ có bạn . Tiết 4: Toán: LUYỆN TẬP (Tiết 116) A .Mục tiêu sss - Biết cách tìm thừa số x trong các BT dạng: x x a = b; a x x = b - Biết tìm 1 thừa số chưa biết. - Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 3 ) B.Chuẩn bị GV: Bảng phụ . HS : SGK, bảng con C. Tiến trình dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Tìm một thừa số chưa biết -Cho học sinh làm phép tính 8 x x = 16 x x 6 = 24 2.Bài mới 2.1- Giới thiệu bài : Luyện tập 2.2- Thực hành Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Hướng dẫn học sinh nêu lại cách tìm thừa số : Lấy tích chia cho thừa số . -Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con . -Giáo viên nhận xét, chữa bài . Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài . -Hướng dẫn học sinh xác định thành phần trong phép nhân phải tìm trong mỗi cột . Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK -Nhận xét chữa bài . Bài 4 : Gọi học sinh đọc đề . -Phân tích đề :+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Gv tóm tắt bài toán: Tóm tắt : 3 túi : 12 kg gạo 1 túi : kg gạo ? - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, GV chấm điểm 1 số em làm nhanh -Nhận xét chữa bài . Thừa số 2 2 2 3 3 3 Thừa số 6 6 3 2 5 5 Tích 12 12 6 6 15 15 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học . -Về nhà làm tiếp BT 2,5. Chuẩn bị bài: Bảng chia 3. - 2 học sinh lên bảng ,cảl ớp làm bảng con . - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con . x x 2 = 4 2 x x = 12 x = 4 : 2 x = 12 : 2 x = 2 x = 6 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài . - Học sinh thực hiện theo Y/C của GV Thừa số 2 2 2 3 3 3 Thừa số 6 6 3 2 5 5 Tích 12 12 6 6 15 15 - 1 học sinh đọc đề . - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Bài giải Số ki lô gam gạo mỗi túi là : 12 : 3= 4 ( kg ) Đáp số : 4 kg Tiết 5: Mĩ thuật . Bài 24 : VẼ THEO MẪU: VẼ CON VẬT I- Mục tiêu: - HS quan sát nhận xét về đặc điểm hình dáng một số con vật quen thuộc - HS biết cách vẽ con vật và vẽ được con vật theo cảm nhận và vẽ màu theo ý thích - Cảm nhận được vẻ đẹp của con vật. - Yêu quý và bảo vệ các con vật. II- Đồ dùng dạy hoc: + GV: Tranh ảnh con vật quen thuộc Bài vẽ của HS năm cũ. + HS: Giấy vẽ, bút chì, màu. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh, ảnh con vật khác nhau để HS nhận biết. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Treo tranh, ảnh con vật và gợi ý HS nhận xét và thảo luận theo nhóm: - Các bức tranh này vẽ những con vật gì ? - Con vật có những đặc điểm gì ? - Nêu các bộ phận chính của con vật ? - Con vật có màu sắc như thế nào ? - Hãy nêu đặc điểm con vật mình thích ? - HS thảo luận song GV cho các nhóm trình bày - GVTóm tắt: Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật. Hoạt động 2: Cách vẽ. - Gợi ý HS vẽ : - Vẽ bộ phận nào trước và vẽ vào phần nào của trang giấy ? - Vẽ tiếp những phần nào nữa ? - Vẽ chi tiết các phần khác (Sừng, mắt, mũi, miệng...) - Vẽ màu theo ý thích (có đậm nhạt rõ ràng) Hoạt động 3: Thực hành. - Nêu yêu cầu của bài tập ( Thực hành trên vở giấy A4) - Quan sát HD HS thực hành, nếu HS nào còn lúng túng GV HD thêm . Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Chọn bài đính bảng, HD HS nhận xét về: - Cách vẽ hình trên giấy, hình dáng đặc điểm, màu sắc con vật. - HD HS xếp loại theo cảm nhận. - Nhận xét chung, xếp loại bài vẽ đẹp. 4. Dặn dò: - Chuẩn bị đất nặn cho giờ sau . - Hát - Quan sát nhận biết. - Quan sát tranh - Các nhóm cùng thảo luận - Con mèo, bò, gà .... - Con gà lông sặc sỡ ..... - Đầu, thân, chân, đuôi . - Màu vàng đỏ, nâu, đen.... - Nêu ý kiến theo cảm nhận . - Các nhóm lần lượt trình bày - Quan sát cách vẽ. -Vẽ thân, đầu, vào giữa của trang giấy . - Vẽ tiếp các phần chân, đuôi. - Vẽ mắt, mũi, mồm tai. - Thực hành theo nhóm trên vở tập vẽ giấy khổ A4. - Nhận xét theo cảm nhận . - Xếp loại theo cảm nhận . - Ghi nhớ chuẩn bị . *********************************** Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013 Tiết 3: Toán : BẢNG CHIA 4 (Tiết 117) A.Mục tiêu - Lập được bảng chia 4 - Nhớ được bảng chia 4 - Biết giải bài toán có 1 phép tính chia, thuộc bảng chia 4 - Ham thích môn học. B.Chuẩn bị GV: Các tấm bìa ,mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn . HS : SGK, bảng con C. Tiến trình dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập -Gọi HS lên bảng làm BT3 y + 2 = 10 y x 2 = 10 2 x y = 10 - Gọi HS giải BT5 -Nhận xét , ghi điểm 2.Bài mới 2.1- Giới thiệu bài : Bảng chia 4 2.2- Giới thiệu phép chia 4 * Ôn tập phép nhân 4 -Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa , mỗi tấm có 3 chấm tròn .Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? -Giáo viên nhắc lại chép chia : +Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn , mỗi tấm có 4 chấm tròn .Hỏi có mấy tấm bìa ta làm thế nào ? -Giáo viên cho học sinh nhận xét : từ phép nhân 4 x 3 = 12 - Ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3 *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4 theo nhóm . -Cho học sinh luyện đọc thuộc bảng chia 4 . Thực hành Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài . -Giáo viên hướng dẫn học sinh nhẩm rồi ghi kết quả phép tính . -Giáo viên nhận xét chữa bài . Bài 2: Gọi HS đọc Y/C của bài Phân tích đề +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi gì ? Tóm tắt : 4 hàng : 3 học sinh 1 hàng : học sinh ? +Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ta làm thế nào ? - Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, GV chấm điểm 1 số em làm nhanh -Nhận xét , chữa bài . 4.Củng cố – dặn dò - 1học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 4 . - Nhận xét tiết học. -Về nhà làm tiếp BT 3. Xem trước bài : Một phần tư . 3 học sinh lên bảng làm . 1 học sinh lên bảng làm Bài giải Số lọ hoa được cắm là : 15 : 3= 5 ( lọ) Đáp số : 5 lọ - 1học sinh đọc đề toán . - Học sinh viết phép nhân : 3 x 4 = 12 - Có 12 chấm tròn . - Học sinh viết phép chia : 12 : 4 = 3 - Học sinh lập bảng chia 4. 12 : 4 = 3 24 : 4 = 6 16 ... ̣y học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : Ôn tập xã hội -Giáo viên nêu câu hỏi + Kể tên một số đường giao thông ? - Giáo viên nhận xét , đánh giá . 2.Bài mới -Giới thiệu bài : Cây sống ở đâu ? Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm . -Hướng dẫn học sinh quan sát xung quanh ,hãy kể về một loài cây mà em biết ?( tên cây, cây được trồng ở đâu ? ) + Quan sát tranh sách giáo khoa thảo luận nhóm , chỉ và nói tên ,nơi cây sống . Hình 1: Cây sống ở đâu ? Hình 2 : Cây sống ở đâu ? Hình 3 :Cây sống ở đâu ? Hình 4 : Cây sống ở đâu ? + Vậy cây có thể sống được ở đâu ? *Trò chơi : Tôi sống ở đâu ? -Giáo viên phổ biến luật chơi . -Chia lớp thành hai đội chơi . -Đội nào yêu cầu trả lời nhanh , nhiều điểm hơn là thắng . Hoạt động 2 : Triển lãm -Các nhóm đưa những tranh ảnh hoặc cành lá thật dán và phân loại nhóm: cây sống dưới nước , cây sống trên cạn. -Cả lớp nhận xét . *HĐNK: CĐ Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. GV Giáo dục HS gìn giữ bản sắc dân tộc: Nét chữ nết người. GV tổng kết hoạt động. 3.Củng cố – dặn dò - Cây có thể sống ở đâu ? Em thấy cây thường sống ở đâu ? - Giáo viên nêu ích lợi của cây và cần được bảo vệ. -Nhận xét tiết học . -Về nhà chuẩn bị bài : Một số loài cây sống trên cạn . Học sinh trả lời . - Học sinh trả lời . - Các nhóm thảo luận theo nhóm . - Đại diện nhóm báo cáo . + Đây là cây thông ,được trồng ở rừng ,trên cạn .Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất . + Đây là cây hoa súng , được trồng trên mặt hồ , dưới nước, rễ cây sâu dưới nước + Đây là cây phong lan , sống bám trên cây khác .Rễ cây vươn ra ngoài . + Đây là cây dừa được trồng trên cạn Rễ cây ăn sâu dưới đất . -Cây có thể sống được ở trên cạn , dưới nước và trên không . -Học sinh tham gia chơi . Đội 1: 1 bạn nói tên một loài cây. Đội 2: 1 bạn nói nhanh tên loại cây đó sống ở đâu ? - Hoạt động nhóm . - Các nhóm dán tranh ảnh . - Các nhóm trình bày sản phẩm . HS lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh trả lời ********************************* Thứ sáu, ngày 22 tháng 2 năm 2013 Tiết 1: Toán : BẢNG CHIA 5 (Tiết 120) A.Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép chia 5. - Lập được bảng chia 5 - Nhớ được bảng chia 5 - Biết giải bài toán có 1 phép chia ( trong bảng chia 5 ) - Ham thích môn học.Tính đúng nhanh , chính xác. B.Chuẩn bị GV: Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn HS: SGK, bảng con C. Tiến trình dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập -Cho học sinh thực hiện phép tính 6 x 4 = 9 x 3 = -Nhận xét , ghi điểm 2.Bài mới 2.1. Giới thiệu bài : Bảng chia 5 2.2. Giới thiệu phép chia 5 * Ôn tập phép nhân 5 -Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa , mỗi tấm có 5 chấm tròn .Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? -Giáo viên nhắc lại chép chia : +Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn , mỗi tấm có 4 chấm tròn .Hỏi có mấy tấm bìa ta làm thế nào ? -Giáo viên cho học sinh nhận xét : từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5 là 20 : 5 = 4 *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng chia 5 dựa vào bảng nhân 5 theo nhóm . -Cho học sinh luyện đọc thuộc bảng chia 5 . 3. Thực hành Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài . -Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng vào bảng chia 5 rồi ghi kết quả phép tính - Cho HS làm vào SGK -Giáo viên nhận xét chữa bài . Bài 2: Gọi HS đọc Y/C của bài - Phân tích đề + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Tóm tắt : 5 bình : 15 bông hoa 1 bình : bông hoa ? + Muốn biết mỗi bình có bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ? - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. GV chấm 1 số em làm nhanh -Nhận xét , chữa bài . 4.Củng cố – dặn dò - Cho HS xung phong đọc thuộc bảng chia 5 - Nhận xét tiết học. -Về nhà làm tiếp BT3. Xem trước bài: Một phần năm . - 2học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con . 6 x 4 =24 9 x 3 =27 - có 20 chấm tròn . - Học sinh viết phép nhân : 20 : 5 = 4 có 4 tấm bìa . - Học sinh viết phép chia : 20 : 5= 4 - Học sinh lập bảng chia 5. 25 : 5 = 5 40 : 5 = 8 30 : 5 = 6 45 : 5 = 9 35 : 5 = 7 50 : 5 = 10 -Học sinh luyện đọc thuộc bảng chia5 - 1,2 học sinh đọc lại bảng chia 5. - 3 Học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK . - 1học sinh đọc đề bài . 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Bài giải Mỗi hàng có số bông hoa là : 15 : 5 = 3 ( bông hoa ) Đáp số : 3 bông hoa ******************************** Tiết 2 : Tập làm văn : ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI A.Mục tiêu - Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi : Nghe kể về một mẩu chuyện vui . - Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình. *Điều chỉnh: Không làm bài tập 1,2. *GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. B.Chuẩn bị GV: -Bảng phụ ghi câu hỏi . HS : SGK, VBT C. Tiến trình dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : Đáp lời khẳng định- viết nội quy -Cho học sinh làm bài 3 . -Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới 2.1. Giới thiệu bài : Đáp lời phủ định - nghe và trả lời câu hỏi . 2.2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 3 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài . VÌ SAO Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì cô cũng lấy làm lạ .Thấy một con vật đang ăn cỏ , cô liền hỏi người anh họ - Sao con bò này lại không có sừng hả , anh ? - Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm .Có con bị gãy sừng .Có con còn non , chưa có sừng .Riêng con này không có sừng vì nó là . Là con ngựa . -Giáo viên kể lại câu chuyện 1-2 lần . + Truyện có mấy nhân vật ?Đó là những nhân vật nào ? + Lần đầu về quê chơi cô bé thấy thế nào ? + Cô bé hỏi anh họ điều gì? + Cậu bé giải thích ra sao ? + Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì ? -Gọi học sinh kể lại câu chuyện . -Giáo viên chấm điểm ,nhận xét . 4.Củng cố- dặn dò -Nhận xét tiết học . -Về nhà luyện tập thêm đáp lại lời phủ định của người khác , chuẩn bị bài : Từ ngữ về sông biển –đặt và TLCH Vì sao? - 2 học sinh lên bảng đọc phần bài làm của mình . - 2 HS đọc Y/C của bài - Học sinh theo dõi . - Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ - Cô bé thấy mọi thứ đều lạ . - Cô bé hỏi người anh họ : Sao con bò này không có sừng hả anh ? - Bò không có sừng vì có con bị gãy sừng , có con còn non , riêng con đang ăn cỏ kia không có sừng vì nó là con ngựa . - Là con ngựa . - 2 học sinh kể . Tiết 3.Đạo đức : Bài 11:LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI(T2) A.Mục tiêu: Học sinh hiểu : + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn,lễ phép, nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng . - Học sinh có các kĩ năng : Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự . - Học sinh có thái độ : Tôn trọng , từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại . *GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. B.Chuẩn bị GV:Bộ đồ chơi điện thoại. HS: VBT Đ Đ C. Tiến trình dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại . +Khi nhận điện thoại của người lớn em cần phải trả lời như thế nào ? -Nhận xét , đánh giá . 2.Bài mới * Giới thiệu bài : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại(tt) Hoạt động 1 : Đóng vai -Chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu các nhóm suy nghĩ , đóng lại các tình huống sau : +Em gọi điện hỏi thăm sức khỏe của bà ngoại +Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em +Em gọi điện thoại nhầm đến nhà người khác . Kết luận : Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử lịch sự . Hoạt động 2 : Xử lý tình huống -Chia nhóm thảo luận để xử lý các tình huống sau : +Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao ? -Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà ? -Có điện thoại của bố nhưng mẹ đang bận -Em đang ở nhà bạn chơi , bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo . Kết luận : Trong bất kỳ tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự , nói năng rõ ràng , rành mạch Hoạt động 3 : Liên hệ -Trong lớp ta em nào đã gặp tình huống tương tự ? -Em đã làm gì trong tình huống đó ? Kết luận chung : Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại .Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác . 3.Củng cố- dặn dò - Cho học sinh thực hành . - Về thực hành tốt những điều đã học . - Nhận xét tiết học . - Về chuẩn bị bài tuần sau. 2 Học sinh trả lời -Các nhóm thảo luận suy nghĩ và sắmvai diễn lại tình huống -2 học sinh sắm vai diễn lại tình huống và cách xử lý tình huống . -Cả lớp thảo luận và cách ứng xử đóng vai .Đã lịch sự chưa ? vì sao ? -Thảo luận và tìm cách xử lý tình huống -Lễ phép nói với người gọi điện đến là bố không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại .Nếu biết , sẽ thông báo giờ bố sẽ về . -Nói rõ với khách của mẹ là mẹ đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại . -Nhận điện thoại , nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu về mình .Hẹn người gọi đến lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện . -Học sinh tự liên hệ . ****************************** Tiết 4: Sinh hoạt : NHẬN XÉT CUỐI TUẦN A.Mục tiêu - Giáo dục học sinh biết nghiêm túc trong giờ sinh hoạt , biết khắc phục tồn tại và duy trì ưu điểm. Lễ phép với mọi người xung quanh.Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, biết bảo vệ của công. - HS nắm được phương hướng tuần 25. II. Hoạt động dạy học 1.Cả lớp vui hát : Bốn phương trời 2.GV nhận xét : * Đạo đức : Đa số các em chăm, ngoan, lễ phép, thực hiện đúng nội quy của nhà trường.Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . Các em đi học chuyên cần, không vắng trường hợp nào .Biết đoàn kết thân ái với bạn bè.thực hiện tốt vòng tay bè bạn. Biết bảo vệ của công . *Học tập : Hầu hết các em tham gia phát biểu tốt- có chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ trước khi đến lớp . Ra lớp hiểu bài vào lớp thuộc bài.Biết giúp đỡ những bạn học yếu vươn lên trong học tập. 4.Phương hướng tuần 25 . - Thực hiện theo kế hoạch của đội và của nhà trường đề ra . - Duy trì nề nếp của lớp . - Không chạy nhảy , xô đẩy lẫn nhau. - Bao bọc sách vở cẩn thận .Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 5, Cả lớp bình xét HS có ý thức để tuyên dương . 6.Dặn dò - Về nhà thực hiện tốt lời cô dặn dò, chuẩn bị bài cho tuần sau. ****************************************
Tài liệu đính kèm: