Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 7 đến tuần 12

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 7 đến tuần 12

TUẦN 7

Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009

Chào cờ

Tập đọc (2 tiết)

NGƯỜI THẦY GIÁO CŨ

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó: cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi.

- Biết nghỉ hơi đúng ở các câu .

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

* HSG: Đọc diễn cảm và kể đúng giọng của từng nhân vật.

II. Phương pháp dạy học:

 - Đàm thoại, nhóm, thực hành

III. Công việc chuẩn bị:

 - Bảng phụ, sách Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 156 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 7 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Chào cờ
Tập đọc (2 tiết)
Người thầy giáo cũ
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó: cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi...
- Biết nghỉ hơi đúng ở các câu .
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
* HSG: Đọc diễn cảm và kể đúng giọng của từng nhân vật.
II. Phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, nhóm, thực hành
III. Công việc chuẩn bị:
 - Bảng phụ, sách Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Ngôi trường mới
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng
Tiết 1
b) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu: Chú ý đọc lời của các nhân vật. Dẫn chuyện: từ tốn. Thầy giáo: vui vẻ, trìu mến. Chú Khánh: lễ phép, cảm động.
- GVHD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
- Nghe và sửa lỗi cho HS.
- GV hướng dẫn cách chia đoạn...
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp: Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng:
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm:
- GV nhận xét, cho điểm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
 Tiết 2
c) Tìm hiểu bài:
- GV gọi lần lượt HS đọc từng đoạn và hỏi:
+ Bố Dũng đến trường làm gì?
+ Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
- GV giảng: lễ phép là có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
+ Đặt câu với từ " lễ phép "?
+ Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
+ Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
d. Thi luyện đọc theo vai:
- Hướng dẫn HS đọc theo vai theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm đọc trước lớp...
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc và nêu nội dung bài học
- Lớp nhận xét...
- Lắng nghe...
- Lắng nghe...
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu...
- Đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó: cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi...
- HS dùng chì đánh dấu đoạn...
- HS đọc nối tiếp đoạn...
- Đọc cá nhân, đồng thanh các câu:
. Nhưng... hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu! //
. Lúc ấy,/ thầy bảo://”Trước khi làm việc gì, / cần phải nghĩ chứ! / Thôi,/em về đi,/ thầy không phạt em đâu.”// 
- 1 HS đọc chú giải.
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc tiếp nối 
- Cả lớp đọc đồng thanh
- HS đọc bài, nêu ý kiến:
+...Tìm gặp thầy giáo cũ.
+ ... Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy.
+ Vài HS nêu: 
. Chúng em lễ phép chào cô giáo.
.Chúng em cần lễ phép khi chảo hỏi người lớn. 
+  thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà ko phạt.
+ Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.
- Các nhóm tự phân vai và luyện đọc:
. Người dẫn chuyện
. Thầy giáo 
. Chú bộ đội
. Dũng.
- 1 nhóm HSG đọc.
- Các nhóm khác đọc thi...
- Lớp bình chọn người đọc hay nhất.
+ HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quí thầy cô giáo.
- VN đọc kĩ bài...
Toán
luyện tập
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Giúp học sinh củng cố dạng toán có lời văn ít hơn và nhiều hơn.
- Rèn kĩ năng giải toán.
* HSG: Hoàn thành hết các bài tập trên lớp.
II. Phương pháp dạy học: - Thực hành luyện tập
III. Công việc chuẩn bị : - GV: Bảng phụ HS : SGK, Vở bài tập 
IV. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài 2 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 (Nhóm đôi): 
- GV cho HS làm theo cặp: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời.
- YC HS giải thích vì sao em biết ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- YC HS thực hiện phần b tương tự
ðLưu ý: GV có thể tự xóa bớt đi 1 số ngôi sao để số ngôi sao ở 2 hình bằng nhau.
Bài 2 (Nhóm 6): 
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Hỏi:
+ "Kém hơn" nghĩa là như thế nào?
+ Đây là dạng toán nào ?
- HS làm bài theo nhóm 6, đại diện nhóm chữa bài chữa bài.
GV nhận xét đánh giá.
Bài 3 (Cá nhân): HD tương tự như bài 2.
- HS nhận biết được dạng bài toán, làm bài cá nhân, lên bảng chữa bài 
- GV nhận xét, chữa chung.
Bài 4 (Cá nhân):
- Gọi HS đọc, phân tích đề, rồi giải như bài 2.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò:
*HSG: GV tổ chức cho HS chơi thi đặt đề toán với cặp số 17 và 2
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS dưới lớp nêu cách tìm số bé?
- Lớp nhận xét 
- Lắng nghe...
- Từng cặp hỏi và trả lời bài tập: Một số cặp trình bày trước lớp.
+ Trong hình tròn có 5 ngôi sao.
+ Trong hình vuông có 7 ngôi sao.
+ Số ngôi sao trong hình vuông nhiều hơn số ngôi sao hình tròn 2 ngôi sao.
Vì ta lấy: 7 - 5 = 2
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS đọc đầu bài.
+  Kém hơn nghĩa là ít hơn.
+  Dạng toán bài toán về ít hơn.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình trên bảng phụ. Các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn .
Bài giải: Tuổi của em là:
 16 - 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
- HS làm đổi chéo vở để kiểm tra,
- 1 HS làm bảng phụ, rồi chữa bài.
Bài giải: Số tuổi của anh là:
 11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi .
- Lớp nhận xét 
- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đặt đề 
- 1 HS đặt đề – 1 HS giải bài toán.
- VN: Chuẩn bị bài sau.
 Chiều.
Thể dục*
Học động tác phối hợp
I. Mục đích – yêu cầu: 	
- Giúp HS học động tác phối hợp, thực hiện chính xác động tác
- HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Giáo dục HS tác phong nhanh nhẹn, tinh thần luyện tập thể dục thể thao.
II. Phương pháp dạy học: - Làm mẫu, luyện tập, thực hành
III. Công việc chuẩn bị : - Sân trường, còi, tranh bài thể dục.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
* HĐ1: Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Tổ chức cho HS khởi động
* HĐ2: Phần cơ bản:
* GV hô và hướng dẫn HS ôn các động tác bài thể dục phát triển chung.
- Từng tổ tập thi 
- Quan sát và sửa cho HS
* Học động tác phối hợp:
- GV làm mẫu. (Đưa tranh minh hoạ) và hướng dẫn từng nhịp của động tác.
- Hô cho HS tập. Chú ý sửa sai cho HS.
- GV cho ôn 6 động tác thể dục liên hoàn đã học.
- Chia 3 nhóm tập. 
- Nhận xét, đánh giá
* HĐ3: Phần kết thú:
- Hệ thống nội dung bài học, nhận xét tiết học.
- Lớp tập hợp làm 3 hàng dọc
- Tập một số động tác khởi động:
- Tập xoay khớp tay, cổ chân ...
- HS xếp hàng.
- HS tập 5 động tác đã học: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. (1 lượt)
- Các tổ trưởng hô cho các bạn trong tổ tập thi với nhau
- HS quan sát. Phân tích động tác
- Tập theo giáo viên.
- Cả lớp ôn vài lượt theo nhịp hô của GV.
- Thi đua giữa các nhóm: HS tập liên hoàn động tác.
- Cúi người, thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- VN: Chuẩn bị bài sau
 Thực hành
Tiếng việt: ôn về câu khẳng định, phủ định.
Luyện tập về mục lục sách
I. Mục đích- yêu cầu:
- Củng cố cách nói phủ định, khẳng định khi nói, viết.
- Luyện tập tra tìm mục lục sách.
II. Phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, luyện tập thực hành.
III. Công việc chuẩn bị : 
 - SGK, VBT, truyện TN
IV. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp ND ôn tập.
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng.
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
- GV lần lượt đưa bài tập, cho HS đọc và nêu cách thực hiện làm bài
Bài 1 (Cá nhân): Trả lời câu hỏi sau theo 2 cách (theo mẫu):
a) Em có thích đi nghỉ mát không ?
b) Em có học bài bây giờ không ?
c) Bạn Linh có ngoan không ?
M: - Có, bạn Linh rất ngoan.
 - Không, bạn Linh không ngoan.
Bài 2 (Cá nhân): Nói các câu sau theo 3 cách khác nhau mà ý nghĩa câu không đổi:
a) Bé không đói.
b) Chiếc áo này không đẹp.
- GV nhận xét, chữa chung.
Bài 2 (Miệng): Tìm ghi mục lục những bài tập đọc tuần 8.
- GV nhận xét, chữa chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lắng nghe
- Thực hiện làm bài theo gợi ý của GV
- HS đọc yêu cầu bài tập. Làm bài.
- Đọc thành đoạn thoại.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi hỏi - đáp lẫn nhau:
a) - Không, bé không đói.
 - Có, bé có đói.
b) - Không, chiếc áo này không đẹp.
 - Có, chiếc áo này rất đẹp.
- Lớp nhận xét.
- Làm VBT, tìm ghi những bài Tập đọc trong tuần 8. 
-Gọi HS nêu miệng. Lớp nhận xét, bổ sung
- VN: Chuẩn bị bài sau.
 Ngoài giờ lên lớp
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
Chủ đề 1: TôI là một đứa trẻ
I. Mục đích- yêu cầu:
- Hiểu trẻ em là một con người, có những quyền: có cha mẹ, có học tên, quốc tịch và tiếng nói riêng ; có quyền được chăm sóc và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng ; Trẻ em cũng có bổn phận đối với bản thân gia đình và xã hội như mọi người.
- HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát, yếu hèn. Biết đối xử tốt trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
- HS có thể tự nói về mình một cách rõ ràng. Có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể, gia đình và cộng đồng.
II. Phương pháp dạy học:
 - Đàm thoại, quan sát, trò chơi 
III. Công việc chuẩn bị :	 
 - GV : Truyện về bạn Ngân, cây hoa dân chủ,
 - HS : Bài hát “Em là bông hồng nhỏ”
IV. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu và ghi bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ 1: Chơi trò chơi: “Phóng viên”
- GV nêu tên và hướng dẫn chơi trò chơi : Khi được hỏi thì tự giới thiệu về mình Họ tên, tuổi, lớp trường, nơi ở, quốc tich, sở thích riêng, ước mơ tương lai sẽ làm gì...
- Nhận xét và đánh giá kết quả HS chơi...
- Nhận xét và kết luận : Chúng ta tuý còn nhỏ nhưng là một con người, ai cũng có...
HĐ 2: Trả lờ ... òng 6 lùi vào 1 ô so với chữ bắt đầu dòng 8
- Cả lớp lần lượt viết bảng con
- HS chép bài vào vở
- Tự soát lỗi
+ Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào giấy gián bài làm xong lên bảng. Lớp nhận xét và chữa bài 
+  Khi trước nó có âm u.
- 1 HS nêu: Tìm trong bài thơ Mẹ những tiếng bắt đầu bằng r, gi?
- Cả lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ. Lớp nhận xét, đánh giá
+ Gió, giấc; rồi, ru
- VN chữa lại những lỗi sai, mỗi lỗi viết lại 2 dòng – Chuẩn bị bài sau
Thể dục
điểm số 1-2; 1-2 theo đội hình vòng tròn
Trò chơi: bỏ khăn
I. Mục đích, yêu cầu:
- Điểm số 1- 2, 1- 2, ... theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu biết và điểm số đúng, rõ ràng
- Học trò chơi: Bỏ khăn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
II. Phương pháp dạy học: - Luyện tập thực hành,
III. Công việc chuẩn bị: - Sân, còi, khăn,
IV. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cùng HS kiểm tra sân bãi nơi tập.
3. Bài mới
*HĐ1: Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2 phút. 
- Cho HS khởi động
*HĐ2. Phần cơ bản
* Điểm số 1- 2, 1- 2... theo đội hình hàng ngang: 2 lần
+ Chia tổ cho HS luyện tập
+ Cho các tổ lên thi
+ Cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn
* Điểm số 1- 2, 1- 2... theo đội hình vòng tròn: 2- 3 lần (theo chiều kim đồng hồ)
+ Lần 1- 2: GV điều khiển
+ Lần 2: cán sự điều khiển
* Trò chơi: Bỏ khăn: 8- 10 phút
- GV nêu tên trò chơi và vừa giải thích vừa đóng vai người bỏ khăn bằng cách đi chậm. Chọn 1 HS bỏ khăn, chỉ dẫn em này chạy theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) rồi bỏ khăn và giải thích các tình huống của trò chơi
+ Cho HS chơi thử để biết cách chơi
+ Kết thúc trò chơi cho HS chuyển thành đội hình 2 hàng dọc
*HĐ3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu
- Nhảy thả lỏng; 5 - 6 lần
- GV cùng học sinh hệ thống bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Lớp tập hợp làm 3 hàng dọc. Lắng nghe nội dung và yêu cầu bài học
- HS: Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông: 1- 2 phút
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1- 2 phút
- Quay thành hàng ngang, dàn hàng để tập bài thể dục 
- HS luyện tập theo tổ
- Thi điểm số đúng, rõ ràng giữa các tổ. 
- Tập dưới sự điều khiển của GV và cán sự lớp
- Nghe hướng dẫn 
- Chơi thử 2- 3 lần
- Chơi chính thức 2- 3 lần
- Thực hiện 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà ôn lại chò chơi
Tập làm văn
Gọi điện
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh biết
- Rèn luyện kĩ năng đọc – nói
- Rèn luyện kĩ năng viết: 4-5 câu trao đổi ĐT theo tình huống giao tiếp
- Đọc hiểu bài “Gọi điện” nắm được nội dung thao tác khi gọi điện 
- Trả lời câu hỏi về thứ tự việc làm khi gọi điện thoại, tín hiệu ĐT, cách giao tiếp trên ĐT
* HSKG: Biết nói những cầu trả lời đúng, hay thể hiện sự lễ phép và lịch sự.
II. Phương pháp dạy học: - Luyện tập thực hành, đàm thoại
III. Công việc chuẩn bị: - Máy điện thoại đồ chơi,
IV. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi nào cần nói lời động viên, an ủi?
+ Hãy nói lời an ủi khi bạn em rất buồn vì mất 1chiếc bút mẹ mới mua?
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới :
*HĐ1: Giới thiệu bài và ghi bảng.
*HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 (Nhóm đôi):
- Gọi HS đọc bài tập - Lớp đọc thầm
- YC HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi a, b, c
- GVHD: đọc kĩ bài gọi điện, nắm diễn biến cuộc gọi điện thoại, các tín hiệu phát ra, nội dung cuộc nói chuyện (lời xưng hô, lời đối thoại, lời xin phép nói chuyện)
- Gọi HS chữa bài
+ Nếu bố mẹ bạn cầm máy, em xin phép và nói chuyện với bạn như thế nào?
+ Khi giao tiếp trên điện thoại lời nói phải như thế nào?
+ Khi nói lời nhờ cần gặp người mình cần trao đổi nói như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận,
Bài 2 (Cá nhân):
- Gọi HS nêu YC. Hỏi:
+ Đây là cuộc nói chuyện giao tiếp ở đâu?
+ Đối tượng giao tiếp là ai?
+ Khi giao tiếp cần thể hiện tình cảm như thế nào?
- YC HS làm bài (10 phút).
- Gọi HS giỏi đọc bài viết của mình. Hỏi:
+ Bạn gọi điện cho em, nói về chuyện gì?
+ Bạn em có thể nói với em như thế nào?
+ Em đồng ý, hẹn bạn ngày giờ cùng đi. Em sẽ nói như thế nào?
* Tình huống khác:
+ Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì?
+ Bạn rủ em đi đâu?
+ Em hình dung bạn nói với em như thế nào?
+ Vì bận học, em từ chối bạn như thế nào? (từ chối khéo khỏi làm mất lòng bạn)
- GV cùng HS bình chọn người viết đoạn văn hay.
- Chấm một số bài của HS
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
- 1 HS trả lời
- Một số HS nêu 
- Lắng nghe,
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS làm bài thảo luận nhóm đôi
- HS nêu ý kiến
+ Nói rõ ràng, gọn, tránh dài dòng, tốn tiền điện thoại
+ Lễ phép, kính trọng, gặp người ít tuổi hơn: nhẹ nhàng
+.. biết tự giải thích về mình và cần gặp ai?
- 1 HS nêu: Viết 4-5 câu
+ trên điện thoại
+ Bạn cùng lớp
+ Chân tình cởi mở, thân ái, lịch sự dù đồng ý hay không đồng ý yêu cầu của bạn
- HS làm bài
- 3 dến 4 HS đọc. Lớp nhận xét theo gợi ý.
+ Rủ em ốm
+ Hoa đấy à. Mình là Tuấn đây. Này bạn Lan bị ốm
+ Đúng 5h chiều nay mình sẽ đến nhà cậu rồi cùng đi nhé!
+ Đang học bài
+Đi chơi
- VD : A lô Tuấn đấy à. Tớ là Long đây! Cậu đi thả diều cùng tớ đi.
+ Long ơi, tớ đang học bài, cậu thông cảm nhé!...
- Về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều Tiếng việt
Luyện tập về dấu câu
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh biết
- Đặt dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.
II. Phương pháp dạy học: - Luyện tập thực hành, đàm thoại
III. Công việc chuẩn bị: - Bảng phụ,
IV. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
*HĐ1: Giới thiệu bài và ghi bảng.
*HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập
- GV lần lượt đưa các bài tập lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nêu cách làm 
Bài 1 (Nhóm đôi):
- Gọi HS đọc bài tập - Lớp đọc thầm
- YC HS thảo luận nhóm đôi để chọn chỗ điền dấu phù hợp cho câu văn.
- GV cùng lớp chữa bài và đánh gí bài làm của HS
Bài 2 (Cá nhân)
 Sửa lại các dấu câu sau cho đúng rồi chép lại:
 “Trống tan trường. Đã điểm. Trời mưa to. Hoa quên, mang áo mưa. Lan nhờ bạn. Đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.”
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài sai
Bài 3 (Cá nhân)
- Cho HS làm tương tự bài 2
Đề bài: Chọn dấu chấm hoặc dấu hỏi điền vào chỗ trống thích hợp:
Ông yêu quý!
 Cháu nghe tin ông mệtCháu rất lo Ông có đi bệnh viện khôngDì Lan đã đến thăm ông chưaChủ nhật nàycháu và mẹ cháu sẽ về thăm ôngcháu chúc ông chóng khoẻ.
Cháu của ông
Khánh Linh
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
- Lắng nghe,
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm đôi: Điền dấu phẩy phù hợp vào các câu sau:
a- Chào bác cháu là Minh bạn của Trang.
b- Chúng em cố gắng học tập giỏi lao động tốt.
c- Bàn tay thầy dịu dàng đầy trìu mến thương yêu.
- 1 nhóm làm bảng phụ. Lớp nhân xét 
- HS đọc bài và suy nghĩ rồi làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ
- Lớp nhận xét và đánh giá
- HS suy nghĩ và làm bài theo hướng dẫn của GV.
- Về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, 33 - 5 53- 15
- áp dụng để giải các bài tập có liên quan
II. Phương pháp dạy học: - Thực hành luyện tập,
III. Công việc chuẩn bị: - Bảng phụ,
IV. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm trabài cũ:
3. Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài và ghi bảng.
*HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập
- GV lần lượt đưa các bài tập lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nêu cách làm 
Bài 1: Điền số?
 - 17 = 33 – 16
63 – 9 =  - 7 
 - 15 = 84 – 46
13 – 9 =  - 8
Bài 2:
 Tổng của hai số là 13. Số thứ nhất là số liền trước của số nhỏ nhất hai chữ số. Tìm số thứ hai.
Bài 3: 
 Bác Lan có một số quả trừng gà, sau khi đem ra chợ bán được 53 quả thì còn lại 19 quả trừng. Hỏi ban đầu bác Lan có bao nhiêu quả trứng gà?
Bài 4: Tìm x
X + 7 = 23 – 9
Bài 5: 
 Tuổi của cha hơn tuổi của con là 25 tuổi, tuổi của mẹ và con là 38 tuổi, tuổi cha là 33 tuổi. Hỏi tuổi mẹ bao nhiêu?
4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ
- Lắng nghe,
- HS làm bài theo HD của GV
- HS làm bài ra bảng phụ
- Lớp nhận xét và chốt kết quả đúng:
Bài 1: Điền số 34; 61; 53; 12
Bài 2: Số nhỏ nhất có hai chữ số là: 10
 Nên số liền trước là 10 – 1 = 9
 Số thứ hai là: 13 – 9 = 4
Bài 3: Số quả trừng ban đầu bác Lan có là:
53 + 19 = 72 (quả trứng)
Đáp số: 73 quả trứng
Bài 4: x = 7
Bài 5: Số tuổi của con là:
33 – 25 = 8 (tuổi)
 Số tuổi của mẹ là: 
38 – 8 = 30 (Tuổi)
Đáp số: 30 tuổi
- Về ôn lại bài và CXBBS
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 12
 I. Mục đích - yêu cầu
- Giúp HS biết được những ưu , nhược điểm trong tuần
- Đề ra những phương hướng trong tuần tới
- Vui văn nghệ Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 
 II. Phương pháp dạy học: 
- Đàm thoại, luyên tập, thực hành 
 III. Công việc chuẩn bị : - ND buổi sinh hoạt 
IV. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm điểm nề nếp trong tuần 
- Cho HS kiểm điểm theo nhóm tổ
- Sơ kết các việc đã làm tốt, chưa làm tốt trong tuần:
+ Học tập: Có ý thức học tập, chăm phát biểu, làm bài đầy đủ, chất lượng.
 Khen: một số HS có ý thức thường xuyên vươn lên trong học tập.
-GV: Nhắc nhở HS học tập chưa tốt
. Kỉ luật trật tự: HS đã thực hiện đúng nội quy của trường của lớp. ý thức tổ chức kỉ luật cao.
3. Phương hướng HĐ trong tuần 13
- GV nêu công việc của tuần 13
- Nhắc nhở HS ghi nhớ và thực hiện
- Cho lớp vui văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học :
- Cả lớp hát 1 bài.
- Từng tổ thảo luận, nhận xét bình chọn những cá nhân xuất sắc.
- Từng tổ lên nhận xét.
- Cho tổ viên góp ý.
- Lớp trưởng lên nhận xét, góp ý, nhắc nhở những HS chưa chăm học, còn hay mất trật tự trong giờ học
- 2 HS nhắc lại. Các tổ thảo luận, thống nhất: Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm phấn đấu đạt cờ đỏ
- Lớp phó phụ trách văn nghệ điều khiển
- HS hát, múa kể chuyện, ngâm thơ theo chủ đề.
- Sang tuần 13: Thực hiện theo nội dung đã thống nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 712.doc