Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
T1.Chào cờ.
T2&3.Tập đọc: CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu:
- Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Hoạt đông dạy học:
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BUK TRƯỜNG T.H TÔN ĐỨC THẮNG ---&--- LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 2A1 TUẦN 32 (Từ ngày 15 /4/2013 đến 19/4/2013 ) Thứ Tiết Môn Tên bài giảng Ghi chú Hai 1 2 3 4 5 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Mĩ thuật Chuyện quả bầu. (T1) Chuyện quả bầu. (T2) Tiết 156:Luyện tập(bỏ). Bài 32: TTMT: Tìm hiểu về tượng(tượng tròn) GT Ba 1 2 3 4 5 Âm nhạc Thể dục Toán Chính tả Kể chuyện Tiết 157: Luyện tập chung N_V: Chuyện quả bầu Chuyện quả bầu GT Tư 1 2 3 4 5 Tập đọc Thể dục LT&C Toán Thủ công Tiếng chổi tre. Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy. Tiết 158: Luyện tập chung. Bài 17: Làm con bướm (T2). Năm 1 2 3 4 Toán Tập viết Chính tả TN&XH Tiết 159: Luyện tập chung. Chữ hoa Q kiểu 2 N-V: Tiếng chổi tre. Bài 32: Mặt trời và phương hướng. Sáu 1 2 3 4 5 Toán Tập làmvăn Đạo đức Sinh hoạt HĐNK Tiết 160: Kiểm tra Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc. Bài : Dành cho địa phương. CĐ tháng 4: Khỏe để bảo vệ tổ quốc. KNS Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013 T1.Chào cờ. T2&3.Tập đọc: CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu: - Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng. - Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. III. Hoạt đông dạy học: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: cây và hoa bên lăng Bác. - Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới: Giới thiệu: chủ điểm về nhân dân. - Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - Bức tranh vẽ cảnh gì? v Hoạt động 1: Luyện đọc a. GV đọc mẫu: - GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: + Đoạn 1: giọng chậm rãi. + Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng. + Đoạn 3: ngạc nhiên. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới: - HD luyện đọc từng câu - HD luyện đọc từ khó - HD luyện đọc từng đoạn - GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. - Giải nghĩa từ mới: - LĐ trong nhóm. - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh. - Hát. - 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Chú công nhân, cô nông dân, chú kĩ sư. - Nhân dân - Có rất nhiều người từ trong quả bầu bước ra. - Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu. - HS nối tiếp nhau LĐ từng câu. - HS LĐ các từ: khoét rỗng, mênh mông vắng tanh, giàn bếp, nhanh nhảu. - HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài. - HS LĐ các câu. + Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa) + Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,/ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên) - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân. cả lớp theo dõi để nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài + Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì? + Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? + Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? + Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết? + Hãy đặt tên khác cho câu chuyện? 4. Củng cố – Dặn dò: - Qua câu chuyện này các em hiểu được điều gì? - Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam? - Dặn HS về nhà đọc lại bài. - Chuẩn bị: Tiếng chổi tre. - Nhận xét tiết học. + Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt. + Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, ...chui ra. + Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. .....nhảy ra. - Nhóm - Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, ....., có chung một tổ tiên. - Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. ************************************* T4.Toán. Tiết 156: LUYỆN TẬP( Không dạy) ÔN CỘNG, TRỪ ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu: -Biết cách làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. -Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm. -Biết giải bài toán về ít hơn II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt đông dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ôn cộng, trừ ( Không nhớ) trong phạm vi 1000. b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1 : Đặt tính rồi tính . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính . - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con . -GV nhận xét sửa sai . Bài 2 : Tính nhẩm theo mẫu . a. 200 + 100 =300 b. 800 – 200 =600 . Bài 3 : +Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết đàn gà có bao nhiêu con ta làm ntn? -GV nhận xét sửa sai. 3 . Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. 235 637 503 451 354 43 686 991 546 a. + + + b. 700- 300 = 400 800 +100 = 900 600- 400 = 200 400 +600 = 1000 Đàn vịt có 183 con , đàn gà ít hơn. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con . 1 HS nhìn tóm tắt để đọc bài toán . - Phép tính trừ . Bài giải Đàn gà có số con là : 183 -121 = 62 ( con ) Đáp số : 62 con. - 2 HS lên bảng làm lớp làm bảng con ******************************************* T5.Mĩ thuật. Bài 32: Thường thức mĩ thuật TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG I- Mục tiêu : - HS nhận biết được các thể loại tượng khác nhau về hình dáng đặc điểm - HS nắm được nội dung đặc điểm và chất liệu của tượng . - Cảm nhận được vẻ đẹp của tượng và có ý thức giữ gìn những tác phẩm điêu khắc . II- Đồ dùng dạy hoc: + GV Sưu tầm tranh ảnh về tượng đài, chân dung .Sưu tầm tượng nhỏ khác nhau . + HS : Sưu tầm tượng nhỏ, vở tập vẽ . III- Hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Giới thiệu tượng nhỏ khác nhau. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng . - Giới thiệu về các ảnh chụp tượng trong vở tập vẽ 2, gợi ý HS thảo luận và trả lời câu hỏi từng bức tượng . - Nêu tên những bức tượng ? a. Tượng vua Quang Trung : - Hình dáng tượng vua Quang Trung như thế nào ? - Tượng được làm bằng gì ? Tác giả là ai ? - Tượng vua Quang trung được đặt ở đâu ? b. Tượng phật Hiệp Tôn Giả : - Hình dáng tượng phật Hiệp Tôn Giả như thế nào ? - Tượng được làm bằng gì ? - Hiện tượng được đặt ở đâu ? c. Tượng Võ Thị Sáu : - Hình dáng tượng chị Võ Thị Sáu như thế nào ? - Tượng được làm bằng gì ? Tác giả là ai ? - Hiện nay tượng chị Võ Thị Sáu được đặt ở đâu ? - Yc các nhóm nhxét, nhóm khác bổ sung . - Tóm tắt ý kiến các nhóm . - Tóm tắt : Hình dáng, đặc điểm, chất liệu của 3 bức tượng . Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá . - Nhận xét chung giờ học, khen ngợi HS có nhiều ý kiến xây dựng bài . Dặn dò :Qsát hình dáng cái bình đựng nước - Quan sát nhận biết . - Quan sát thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi . - Tượng Quang Trung, Hiếp Tôn Giả, Võ Thị Sáu . - Vua Quang Trung trong tư thế hướng về phía trước dáng hiên ngang mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng, tay trái cầm đốc kiếm, tượng được đặt trên bệ cao trông rất oai phong . - Tượng được làm bằng xi măng của nhà điêu khắc Vương Học Báo - Đặt ở khu gò Đống Đa Hà Nội . - Phật đứng ung dung thư thái nét mặt đăm chiêu suy nghĩ hai tay đặt lên nhau. - Được làm bằng gỗ -Hiện được đặt ở chùa Tây Phương,Hà Tây - Chị đứng trong tư thế hiên ngang mắt nhìn thẳng, tay nắm chặt biểu hiện sự kiên quyết, trước kẻ thù bình tĩnh hiên ngang trong tư thế của người chiến thắng - Tượng được đúc bằng đồng của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu . - Được đặt ở viện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam . - Các nhóm nhận xét tượng theo ý thích của mình . Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013 T3.Toán. Tiết 157: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số - Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị. - Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng. *Điều chỉnh: không làm bài tập 5. II . Đồ dùng dạy học : -Viết sẵn nội dung bài tập 1 , 2 lên bảng. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : - Chấm VBT (3-5 bài). - Nhận xét – Ghi điểm. 2.HD luyện tập Bài 1: - GV yêu cầu. - GV yêu cầu đổi vở và kiểm tra. Bài 2:(HSKG) - Số liền sau số 389 là số nào ? - Số liền sau số 390 là số nào ? - GV yêu cầu. - 3 số naỳ có đặc điểm gì ? - Nhận xét – Ghi điểm. Bài 3: - Nêu cách so sánh số có 3 chữ số với nhau ? - GV yêu cầu. - GV chữa bài. Bài 4:(HSKG) - GV yêu cầu. - Vì sao em biết được hình a được khoanh vào một phần năm ? - Hình b đã khoanh vào một phn62 mấy hình vuông , vì sao em biết ? 3.Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học. - 2 HS làm bảng.. - 1 HS làm bảng – Lớp làm VBT. - HS kiểm tra chéo bài cho nhau. - số 390. -số 391. - HS đọcsố : 389 . 390 , 391. -Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp. - HS làm bài tập. -1 HS nêu - 2 HS làm bảng - Lớp làm bài tập ( VBT ). - HS thực hiện theo yêu cầu. -Vì hình a có tất cả là 10 hình vuông đã khoanh vào 2 hình vuông. -khoanh vào 1/2, vì hình b có 10 h/ vuông , đã khoanh vào 5 hình vuông. **************************************** T4.Chính tả( Nghe viết): CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT. - Làm được BT2 a / b hoặc BT (3) a /b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học : -Bảng chép sẵn nội dung cần chép. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ : - GV y/c viết các từ khó . - GV nhận xét – Ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn tập chép - Đọc đoạn chép . - Đoạn văn nói lên điều gì ? - Các DT VN có chung nguồn gốc từ đâu ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sa ... ức thơ tự do. - Làm được Bt (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. III. Hoạt đông dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Chuyện quả bầu - Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới: v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết. + Đoạn thơ nói về ai? + Công việc của chị lao công vất vả ntn? + Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì? b) Hướng dẫn cách trình bày + Bài thơ thuộc thể thơ gì? + Những chữ đầu dòng thơ viết ntn? - Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở. c) Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS viết các từ sau: + lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về. d) Viết chính tả. e) Soát lỗi. g) Chấm bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm. - Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ theo hình thức tiếp sức. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng. 4. Củng cố – Dặn dò: - Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở. - Chuẩn bị:Bóp nát quả cam. - Nhận xét tiết học. - Hát. - 3 HS lên bảng viết các từ sau: vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài, quàng dây, nguệch ngoạc. - HS đọc. - Chị lao công. - Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét. - Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị. - Thuộc thể thơ tự do. - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. - HS đọc và viết các từ bên. - Tự làm bài theo yêu cầu: a) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - 2 HS đọc yêu cầu. - HS lên làm theo hình thức tiếp sức. a) lo lắng – no nê lâu la – cà phê nâu con la – quả na ********************************************* T4.Tự nhiên và xã hội. Bài 32: MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG I. Mục tiêu: Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn. * Dựa vào Mặt Trời , biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Tranh vẽ trang 67 SGK. Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời. HS: SGK. III. Hoạt đông dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ Mặt Trời. 3. Bài mới Giới thiệu: Mặt Trời và phương hướng. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH: -Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Hình 1 là gì? + Hình 2 là gì? + Mặt Trời mọc khi nào? + Mặt Trời lặn khi nào? -Có mấy phương chính đó là phương nào? -Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời. -Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK. -Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng? + Phương Đông ở đâu? + Phương Tây ở đâu? + Phương Bắc ở đâu? + Phương Nam ở đâu? -Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. -Sau 4’: gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm. 4. Củng cố – Dặn dò -Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết? -Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao. Hát + Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc. + Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn) + Lúc sáng sớm. + Lúc trời tối. -Có 4 phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. -Mặt Trời mọc ở phương Đông lặn ở phương Tây -HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích. + Đứng giang tay. + Ở phía bên tay phải. + Ở phía bên tay trái. + Ở phía trước mặt. + Ở phía sau lưng. - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013 T1.Toán. Tiết 160: KIỂM TRA I. Mụctiêu: - Kiểm tra thứ tự các số trong phạm vi 1000 - So sánh các số có 3 chữ số , Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Cộng trừ các số có 3 chữ số không nhớ , chu vi các hình đã học II. Đề: Bài 1. Số? 536,..........,538,........,............ 789,..........,790,........,792,......... Bài 2 ( .>,<,= ) 478........748 , 963.......693 , 982.....356 , 799......797 262.........226 . 390......300 + 90 , 129.....100+9 , 345...354 Bài3.Viết thành tổng trăm, chục, đơn vị 295 =........................................, 369 =........................ 596 = ......................................., 312 =..................... . Bài4. Đặt tính rồi tính 247 + 652 , 482 + 217 , 986 - 764 , 769 – 546 Bài5. Tính chu vi hình bên 6cm 4cm 4cm 6cm Đáp án Bài 1 (1,5 điểm) Mỗi phép tính đúng 0,5điểm Bài 2. (2 điểm) .................................0,5điểm Bài 3 (2 điểm)...................................0,5... Bài 4 (2 điểm) 0,5 Bài 5 (2điểm) lời giải và đáp số 1 điểm, bài toán 1 điểm , 0,5 điểm sạch sẽ T2.Tập làm văn: ĐÁP LỜI TỪ CHỐI . ĐỌC SỔ LIÊN LẠC I. Mục tiêu: - Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (BT1, BT2); biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT3). *KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực II. Đồ dùng dạy học: Sổ liên lạc từng HS. III. Hoạt đông dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Nghe – Trả lời câu hỏi: - Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới: v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. + Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh? + Bạn kia trả lời thế nào? + Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào? - Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong. - Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy. - Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím. - Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài. Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu. - Ycầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung: - Lời ghi nhận xét của thầy cô. - Ngày tháng ghi. - Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó. Nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.Chuẩn bị: Đáp lời an ủi - 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình. - Đọc yêu cầu của bài. - Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với! - Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong. - Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy. - HS TLN4, các nhóm trình bày. - Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./ - 3 cặp HS thực hành. - Lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống. - HS TLN2, Các nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét - Đọc yêu cầu. - HS tự làm việc. - 5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình. - HS nối tiếp nhau nêu suy nghĩ của bản thân. T3.Đạo đức: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Biết thực hiện sạch sẽ giữ vệ sinh môi trường xung quanh trường lớp. - Biết bỏ rác đúng nơi qui định II. Đồ dùng dạy học: Sọt rác, hót rác III. Hoạt đông dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Bảo vệ loài vật có ích + Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nên làm gì? + Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?. 3. Bài mới: Giới thiệu: Cả lớp hát bài: “Có con chim vành khuyện” GV ghi đề: . v Hoạt động 1: GV kể chuyện: “Một học sinh đang quét dọn vệ sinh” v Hoạt động 2: Phân tích truyện ““Một học sinh lễ phép” Tổ chức đàm thoại: GV hỏi – HS trả lời: + Trên đường đi học về Nam gặp ai? + Cô giáo có nhận ra Nam không? + Tuy cô giáo không nhận ra, nhưng Nam vẫn làm gì? + Vì sao Nam được cô giáo khen? + Cô giáo và người quen của cô cảm thấy như thế nào trước việc làm của Nam? + Em có muốn được mọi người yêu quý như Nam không? Muốn vậy em phải làm gì? v Hoạt động 3: HS chơi trò chơi sắm vai. GV nêu tình huống và yêu cầu HS TLN2 thực hiện chào hỏi trong các tình huống sau. + Em sang nhà bạn chơi, gặp bố mẹ bạn dọn vệ sinh ở nhà em sẽ làm gì? + Em đang đi cùng bố mẹ thì gặp một bác ở trong xóm đi ra.để dọn vệ sinh lối đi - GV theo dõi HD. - Yêu cầu HS lên sắm vai. GV kết luận: Trong mọi tình huống ở bất kì trường hợp nào, khi gặp người đang dọn vệ sinh các em không nên xả rác, và bỏ rác đúng nơi qui định 3. Củng cố - Dặn dò: - Trò chơi: Thi kể một vài vịêt làm để bảo vệ môi trường - Hát HS lắng nghe. - Lắng nghe - Cô giáo và người quen của cô cảm thấy rất vui và khen Nam ngoan. - HS tự phát biểu ý kiến - HS TLN đôi Các nhóm xung phong lên sắm vai. Nhóm - Cá nhân T4.SINH HOẠT LỚP KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN 32 I. Mục tiêu: - Nhận xét việc thực hiện các mặt nề nếp trong tuần - Phương hướng tuần sau - Sinh hoạt văn nghệ II. Đồ dùng dạy học: Sổ theo dõi thi đua của các tổ. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hoạt động 1: Hát 2 bài. - Hoạt động 2 : + Tổng kết các hoạt động trong tuần . +Mời đại diện các tổ báo cáo điểm thi đua trong tuần Lớp nhận xét, bổ sung. + Giáo viên nhận xét chung các mặt thi đua của các tổ - Chuyên cần: .............................................. ........................................................................ ........................................................................ - Xếp hàng, đồng phục:... ............................. ....................................................................... ....................................................................... - Học tập: Học bài, làm bài ,chữ viết: .. - Hoạt động 3: Phương hướng tuần sau ................ -Hoạt động 4 - Sinh hoạt văn nghệ Đại diện các tổ báo cáo điểm thi đua trong tuần -HS nghe -HS nghe và ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: