Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29

TẬP ĐỌC

 Tiết 85 + 86:NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. MỤC TIÊU

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được CH trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa các bài tập đọc .

- Bảng ghi sãn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 85 + 86:Những quả đào
I. Mục tiêu
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được CH trong SGK)
II. Đồ dùng 
- Tranh minh họa các bài tập đọc .
- Bảng ghi sãn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng . 
III.Các hoạt động dạy và học 
TIếT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra 
Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cây dừa và TLCH:
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc.
+GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi HS đọc lại bài. GV uốn nắn giọng đọc của HS
- Nêu giọng đọc và tổ chức cho học sinh luyện đọc 2 câu nói của ông.
- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ đúng
+Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi và nhận xét .
+ Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm .
- Nhận xét cho điểm .
- 2 em lên bảng đọc bài và TLCH
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh khá đọc. Đọc chú giải, cả lớp đọc thầm theo.
-HS luyện đọc ngắt nhịp
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lần)
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau .
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân. Các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài .
TIếT 2
3. Tìm hiểu bài
Câu 1: Người ông dành những quả đào cho ai 
cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ
Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả táo ?
- Cậu bé Xuân đem hạt trồng vào 1 cái vò.
Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ?
- Ăn hết quả đào và vứt hạt đi. Đào ngon quá cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
Việt đã làm gì với quả đào ?
- Việt dành cho bạn Sơn bị ốm.Cậu không nhận, cậu đạt quả đào trên giường bạnvề.
Câu 3: Nêu nhận xét của ông về từng cháu.Vì sao ông nhận xét như vậy?
- Đọc thầm (trao đổi nhóm )
-Ông nhận xét về Xuân. Vì sao ông nhận xét như vậy ?
Mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây.
-Ông nói gì về Vân vì sao ông nói như vậy ?
Vân còn thơ dại quá vì Vân háu ănthấy thèm.
- Ông nói gì về Việt vì sao ông nói như vậy ?
- Khen Việt có tấm lòng nhân hậu, vì bạn biết thương bạn nhường miến ngon cho bạn 
Câu 4: Em thích nhân vật nào nhất vì sao?
- 1 HS phát biểu
4. Luyện đọc lại
- Đọc theo nhóm 
- Phân vai (người dẫn chuyện, ông, Xuân,Vân,Việt)
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ
- Về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện.
Đạo đức
 Tiết 29: Giúp đỡ người khuyết tật(tiết 2)
i.mục tiêu
-Biết :Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật
-Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
-Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
II.đồ dùng 
- Phiếu TL nhóm 
IIi.các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
a.Hoạt động 1: Xử lí tình huống, 
- GV nêu tình huống 
- HS nghe
-Yêu cầu HS thảo luận
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày
Nếu là Thủy, em sẽ làm gì khi đó vì sao ?
- HS phát biểu 
-Nhận xét
KL: Thủy nên khuyên bạn, cần chỉ đường dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
b.Hoạt động 2 : Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày tư liệu đã sưu tập được
- HS trình bày
 - Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được.
+ Sau mỗi phần trình bày cho HS thảo luận
+ HS trình bày tư liệu
- Kết luận: Khen gợi HS và khuyến khích học sinh thể hiện việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
-Liên hệ: Kể những việc em đã làm để giúp đỡ người khuyết tật
-Nhận xét
-HS lên hệ bản thân
Kết luận chung
- Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn giúp đỡ họ.
4. Củng cố dặn dò
-Nhận xét giờ học
Toán 
Tiết 141: Các số từ 111 đến 200
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 11 đến 200.
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II. Đồ dùng 
 - Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục , các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như giới thiệu ở tiết 132 .
 - Bảng kê các cột ghi rõ : Trăm , chục , đơn vị , viết số , đọc số , như phần bài học của phần bài học sách giáo khoa .
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra 
- Gọi học sinh lên bảng : đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài .
2. Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi : Có mấy trăm ?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? 
ốĐể chỉ có tất cả 1 trăm, 1chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là: 111.
- Giới thiệu số 112, 115, tương tự như 111 .
- Yêu cầu HS thảo luận để đọc và viết các con số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127 , 135 .
- Yêu cầu cả lớp đọc số vừa lập được .
3. Luyện tập
*Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
*Bài 2: Vẽ lên bảng tia số như trong SGK , sau đó gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở. 
ốKết luận : Tia số , số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau sau nó .
- Nhận xét và cho điểm học sinh .
*Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giáo viên giảng: Để điền được dấu cho đúng , chúng ta phải so sánh các số với nhau. Sau đó viết lên bảng : 123 124 
+Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124?
+Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 .
ốKhi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 ta viết 123 123 
- Yêu cầu học sinh làm các ý còn lại.
- Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau.
GV: Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau .
-Nhận xét
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Về ôn lại cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110 
- 2 em lên bảng đọc và viết số. 
- Trả lời(Có 100) và lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Trả lời (Có 1 chục, 1 đơn vị)
 và lên bảng viết vào cột 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị .
- Học sinh viết 111.
- Thảo luận viết các số còn thiếu trong bảng. Sau đó 3 em lên bảng: 1 em đọc số, 1em viết số, 1 em gắn hình biểu diễn số 
- Lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
- Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kết luận .
a.111, 112, 113, 114, 115, 116,..120.
b. 151, 152, 153, 154,160
c.191, 192. 193, 194, 200
*Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu > , < , = vào chỗ trống .
*Chữ số hàng trăm cùng bằng 1. Chữ số hàng chục cùng bằng 2.
*Chữ số hàng đơn vị của 123 bằng 3, đơn vị của 124 là 4 của; 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3 . 
- Học sinh tự làm bài .
*155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155 .
129>120 120<152
126>122 186=186
136=136 135>125
155128
-HS đọc
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Kể chuyện
Tiết 29: Những quả đào
I. Mục tiêu
 - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu (BT1).
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2)
 - HS khá, giỏi biết phân vai kể lại câu chuyện (BT3)
II. Đồ dùng 
Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện .
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra 
- Gọi học sinh lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Kho báu .
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm .
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài .
2. Tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện .
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 .
- Sách giáo khoa tóm tắt nội dung đoạn 1 như thế nào ?
- Đoạn này còn cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1 ?
- Sách giáo khoa tóm tắt nội dung đoạn 2 như thế nào ?
- Bạn nào có cách tóm tắt khác ?
- Nội dung của đoạn 3 là gì ?
- Nội dung của đoạn cuối là gì ?
- Nhận xét phần trả lời của học sinh . 
3. Kể lại từng đoạn 
 *Kể trong nhóm .
- Cho học sinh đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ 
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý .
*Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể .
- Tổ chức cho học sinh kể 2 vòng .
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , bổ sung 
- Tuyên dương các nhóm học sinh kể tốt .
4.Kể lại toàn bộ nội dung truyện .
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có 5 học sinh, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: Người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt .
- Tổ chức các nhóm thi kể cả câu chuyện .
- Nhận xét tuyên dương các nhóm kể tốt .
C. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
*Chú ý:HS học hoà nhập không yêu cầu kể lại cả câu chuyện và kể phân vai.
- 3 em lên bảng kể.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài .
*Đoạn 1: Chia đào 
*Quà của ông .
*Chuyện của Xuân .
*Xuân làm gì với quả đào ông cho ./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân ./ Người trồng vườn tương lai./
*Vân ăn đào như thế nào ./ Cô bé ngây thơ . / Sự ngây thơ của bé Vân ./ Chuyện của Vân . / 
*Tấm lòng nhân hậu của Việt ./ Quả đào của Việt ở đâu ? / Vì sao Việt không ăn đào ? /Chuyện của việt ./ Việt đã làm gì với qủa đào ?/ 
- HS đọc thầm.
- Kể lại trong nhóm . Khi học sinh kể các học sinh khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét bổ sung cho bạn.
- Mỗi học sinh trình bày 1 đoạn .
- 8 học sinh tham gia kể chuyện .
- Nhận xét 
- Học sinh tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
- Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai (HS khá, giỏi).
Chính tả
Tiết 57: Những quả đào
I. Mục tiêu 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được BT2 a/b
II. Đồ dùng 
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a .
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra 
- Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Sắn, xà cừ, súng, xâu kim, kín kẽ, minh bạch, tính tình, Hà Nội , Hải Phòng, Sa Pa, Tây Bắc, .
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh .
B. Bài mới
1. Giớ ... quả có các bộ phận: Gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá .
- Hoạt động theo nhóm :
+Nhóm 1 tìm từ tả gốc cây .
+ Nhóm 2 tìm từ tả ngọn cây .
+ Nhóm 3 tìm từ tả thân cây
+ Nhóm 4 tìm từ tả cành cây .
+ Nhóm 5 tìm từ tả rễ cây.
+ Nhóm 6 tìm từ tả hoa .
+ Nhóm 7 tìm từ tả lá cây .
+ Nhóm 8 tìm từ tả quả .
- Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kiểm tra từ sau đó ghi từ vào vở bài tập 
- 1 học sinh đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi bài trong SGK.
*Bạn gái đang tưới nước cho cây *Bạn trai đang bắt sâu cho cây .
- Học sinh thực hành hỏi đáp 
+Bức tranh 1 :
Hỏi : Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì ?
+Bức tranh 2 :
Hỏi :Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì ?
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Thể dục
Tiết 58: Tâng cầu
 Trò chơi: tâng cầu
I. MụC TIÊU
 Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc bảng gỗ.
II. ĐịA ĐIểM Và PHƯƠNG TIệN
 - Địa điểm: Trên sân trường đã vệ sinh sạch sẽ
 - Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ mỗi học sinh một quả cầu và một cái vợt .
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- GVnhận lớp phổ biến nội dung học tập của tiết học 
- Khởi động các khớp cổ chân, hối, hông , vai 
- Chạy trên nhẹ nhàng sân trường 90-100m sau đó đi thường vung tay và hít thở sâu . 
- ôn các động tác tay chân toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung .
2. Phần cơ bản
*Chơi trò chơi: “Con cóc là cậu Ông Trời”
-Giáo viên nêu tên trò chơi và cách thức chơi .
- Cho học sinh đọc thuộc vần điệu 1-2 lần sau đó cho chơi kết hợp vần điệu 
- Mỗi học sinh thực hiện 3-5 lần mỗi đợt nhảy 2-3 lần xen kẽ mỗi đợt có nghỉ ngơi .
*Trò chơi “Tâng cầu”
- Giáo viên nêu tên trò chơi và cách thức chơi 
- Làm mẫu động tác tâng cầu cho học sinh quan sát 
- Cho học sinh thực hiện mẫu 1 lần sau đó cho cả lớp thực hiện theo các địa điểm đã quy định .
3. Phần kết thúc
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát .
- Nhảy thả lỏng , cúi thả lỏng . 
- HS hệ thống lại bài.
- Lớp trưởng tập hợp lớp, các tổ trưởng điểm số báo cáo.
+++++
+++++
+++++
- HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- Cán sự điều khiển lớp thực hiện. Vần điệu : 
“ Con cóc là cậu ông trời.
Nếu ai đánh nó thì trời 
đánh cho . Hằng ngày để được ăn no. Có bắt sâu bọ cho người nông dân. Vậy xin nhắc nhở ai ơi! Bảo vệ con cóc , mọi người nhớ ghi”.
Thực hiện theo hàng dọc .
- Cả lớp quan sát.
- Các tổ thực hiện theo khu vực của tổ mình .
Chính tả
Tiết 58: Hoa phượng
I. Mục tiêu
 - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
 - Làm được BT 2 a/b.
II. Đồ dùng 
 - Tranh minh họa bài thơ .
 - Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả .
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra 
- Gọi học sinh lên viết các từ sau : Xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược, tình nghĩa, mịn màng, xinh đẹp.
- Giáo viên nhận xét, cho điển học sinh .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn viết chính tả 
- Giáo viên đọc bài thơ Hoa phượng 
- Bài thơ cho ta biết điều gì ?
- Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng .
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ?
- Trong bài thơ có những dấu câu nào được sử dụng ?
- Gữa các khổ thơ viết như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết .
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu 
+Chép bài
+Đọc cho HS soát lỗi.
+ Thu và chấm 10 bài .
- Nhận xét về bài viết .
3. Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2a:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Nhận xét , chữa bài và cho điểm học sinh .
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- 2 em lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Theo dõi giáo viên đọc , 1 học sinh đọc lại bài .
*Bài thơ tả hoa phượng .
*Hôm qua còn lấm tấm 
Chen lẫn màu lá xanh 
Sáng nay bừng lửa thẫm 
Rừng rục cháy trên cành 
Phượng mở nghìn mắt lửa ,
Một trời hoa phượng đỏ .
* Bài thơ có 3 khổ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ .
*Viết hoa .
*Dấu: phẩy, chấm, gạch ngang đầu dòng, chấm hỏi, chấm cảm.
*Để cách 1 dòng.
*Lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực, chen lẫn, mắt lửa 
- Học sinh đọc.
- 4 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- Nghe và viết.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài .
- 1 học sinh đọc yêu cầu .
- 2 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Chú Vinh là thương bing.Nhờ siêng năng, biết yính toán, chú đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín tơm lừng.Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình , làng xóm tin yêu, kính phục
Toán
Tiết 145: Mét
I. Mục tiêu 
 - Biết mét là 1 đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: dm, cm.
 - Biết làm các phép tính có kèm theo đơn vị mét.
 - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng 
Thước mét, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra 
- Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài mà em đã được học .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu mét (m )
- Đưa ra 1 chiếc thước mét , chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m” và viết “ m” lên bảng bảng .
- Yêu cầu học sinh dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên và trả lời dài mấy dm?
- Giới thiệu : 1m bằng 10 dm và viết lên bảng : 1m = 10 dm .
- Yêu cầu học sinh quan sát thước mét và hỏi: 1 mét dài bằng bao nhiêu xăngtimét?
- Nêu : 1mét dài bằng 100 xăngtimét và viết lên bảng : 1m = 100cm .
3. Luyện tập 
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Viết lên bảng : 1m = cm và hỏi : Điền số vào chỗ trống ? Vì sao ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
Bài 2
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK và hỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Chữa bài, cho điểm học sinh .
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn điền được đúng , các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần .
- Hãy đọc phần a .
- Yêu cầu học sinh hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m , 10 cm , sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu ?
- Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a ?
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài .
- Nhận xét, cho điểm học sinh .
C. Củng cố, dặn dò 
- Tổ chức cho học sinh sử dụng thước m để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa sổ lớp học .
- Yêu cầu học sinh nêu lại quan hệ giữa mét và đềximét, xăngtimét .
-Nhận xét tiết học
- 1 học sinh kể 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát và nghe, ghi nhớ .
- Một số HS đo độ dài và trả lời .
*Dài 10 dm.
- Nghe và ghi nhớ.
*Bằng 100 cm .
- 1 mét bằng 100 xăngtimét.
-Ghi nhớ
*Điền số thích hợp vào chỗ trống 
*Điền số 100, Vì 1m bằng 100cm 
- Tự làm bài và sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- 1 học sinh đọc .
- Trả lời câu hỏi .
- 2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
17m + 6m = 23m 15m – 6m = 9m
8m + 30m = 38m 38m – 24m = 14m
47m + 18m = 65m 74m – 59m = 15m
*Điền cm hoặc m vào chỗ trống .
- Nghe và ghi nhớ .
*Cột cờ trong sân trường cao: 10 .
- Một số học sinh trả lời .
*Cột cờ cao khoảng 10 m .
*Điền m.
- Làm bài sau đó 1học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
Bút chì dài 19 cm ,
Cây cau cao 6m .
Chú tư cao 165 cm .
- HS thực hành đo.
Tập làm văn
Tiết 29: Đáp lời chia vui – Nghe và trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu 
 - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1) .
 - Nghe GV kể – trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương 
II. Đồ dùng 
 - Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ .
 - Bài tập 1 trên bảng lớp .
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra 
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình ( BT3 tiết trước)
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2.Nói lời đáp của em .
*Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 .
- Yêu cầu học sinh đọc lại các tình huống được đưa ra trong bài .
- Gọi học sinh nêu lại tình huống 1 
- Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em , bạn có thể nói như thế nào ?
-Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao ?
- Gọi 2 HS lên đóng vai thể hiện lại t/huống này 
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau , suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài .
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài để học sinh nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần 
- Vì sao cây biết ơn ông lão ?
- Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
- Về sau cây hoa xin với Trời điều gì ?
-Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm ?
- Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp theo câu hỏi trên .
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện .
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan cho người thân nghe .
- 2 em đọc bài mình.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
*Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau .
- 1 HS đọc , lớp theo dõi bài trong SGK.
*Bạn tặng hoa , chúc mừng sinh nhật em .
- 1 số học sinh trả lời .
*Chúc mừng bạn nhânngày sinh nhật ./Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./ 
*Mình cảm ơn bạn nhiều. / Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôi những bông hoa này đẹp quá!, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ..
- 2 học sinh đóng vai thể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét .
- Học sinh thảo luận cặp đội sau đó 1 số cặp lên thể hiện trước lớp .
- 1 em đọc 
*Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó .
*Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão .
*Nó xin đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão .
*Vì ban đêm là lúc yên tĩnh , ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa .
- Một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét .
- Một học sinh kể lại toàn bài .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29lop 2.doc