Tuần 26
Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON.
I/ MỤC TIÊU :
-Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con)
-Hiểu các từ ngữ : búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo
+ Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít.
- Thái độ :Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.
II/ CHUẨN BỊ :
Tranh : Tôm Càng và Cá Con.
Tuần 26 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2012 TẬP ĐỌC TÔM CÀNG VÀ CÁ CON. I/ MỤC TIÊU : •-Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con) -Hiểu các từ ngữ ù : búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo + Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít. - Thái độ :Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn. II/ CHUẨN BỊ : Tranh : Tôm Càng và Cá Con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Tiết 1. A .Bài cũ : Bài “Bé nhìn biển” -Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? -Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? -Nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đocï . -Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng kể thong thả, nhẹ nhàng . -Hướng dẫn HS quan sát tranh : giới thiệu các nhân vật trong tranh (Cá Con, Tôm Càng, một con cá dữ đang rình ăn thịt Cá Con) a)Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó b)Đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.Nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, tài năng riêng của mỗi con vật -Hướng dẫn đọc chú giải . -Giảng thêm : Phục lăn : rất khâm phục. Aùo giáp : bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể. c) Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . 3. Tìm hiểu bài: - Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ? -Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ? -Đuôi của cá con có ích lợi gì ? -Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ? -Goị 1 em đọc đoạn 3 . -Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con? -Kể bằng lời của mình, không nhất thiết phải giống hệt từng câu chữ trong truyện. -Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? -GV chốt ý : Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa lo lắng hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy. 4.Luyện đọc lại : -Nhận xét. C.Củng cố dặn dò : Gọi 1 em đọc lại bài. -Truyện “Tôm Càng và Cá Con” nói lên điều gì? - Nhận xét giờ học, về nhà đọc lại bài nhiều lần. -3 em HTL bài và TLCH. -Tôm Càng và Cá Con. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -Quan sát/ tr 73. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. -HS luyện đọc các từ : óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn./ -HS đọc chú giải -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh - 1 em đọc thầm đoạn 1-2. -Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vảy bạc óng ánh. -Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở :Chào bạn. Tôi là Cá Con. Chúng tôi sống dưới nước như nhà tôm các bạn. -Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái. -Vẩy của Cá Con là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau. -1 em đọc đoạn 3. -Nhiều em nối tiếp nhau kể hành động của Tôm Càng cứu bạn. -HS đọc các đoạn 2.3.4. Sau đó thảo luận để tìm các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng. -Đại diện nhóm phát biểu. -Nhận xét, bổ sung. -1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. Suy nghĩ -HS thảo luận -Đại diện nhóm trình bày. -3-4 em thi đọc lại truyện theo phân vai (người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con). -1 em đọc bài. -Tình bạn đáng quý cần phát huy để tình cảm bạn bè thêm bền chặt. TOÁN LUYỆN TẬP . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. - Biết thời điểm, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. 2.Kĩ năng : Xem đồng hồ đúng, nhanh, chính xác . .Thái độ :Tự giác, chăm chỉ học tập II/ CHUẨN BỊ : Mô hình đồng hồ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A .Bài cũ : 10 giờ + 2 giờ = ? 8 giờ – 6 giờ = ? -Nhận xét. B .Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: -Cho HS quan sát tranh vẽ. -GV hướng dẫn : Để làm đúng bài tập này, em phải đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh họa, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến. -Cho HS tự làm bài theo cặp. -Giáo viên yêu cầu học sinh kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài. -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề bài phần a. - Hà đến trường lúc mấy giờ ? -Gọi 1 em lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ lên bảng. -Em quan sát 2 đồng hồ và cho biết ai đến sớm hơn ? -Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút ? -Nhận xét, cho điểm. C.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. - Tập xem giờ. -HS -1 em lên bảng .Lớp làm bảng con 10 giờ + 2 giờ = 12 giờ 8 giờ – 6 giờ = 2 giờ -Luyện tập. -Quan sát. -Nêu giờ xảy ra của một số hành động. -HS tự làm bài theo cặp (1 em đọc câu hỏi, 1 em đọc giờ ghi trên đồng hồ). -Một số cặp lên trình bày trước lớp. -Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về. -1 em đọc : Hà đến trường lúc 7 giờ. Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn ? -Hà đến trường lúc 7 giờ. -1 em thực hiện. Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Bạn Hà đến sớm hơn. -Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút . -Tiến hành tương tự với phần b. * Ngọc đi ngủ lúc 21 giờ, Quyên đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Quyên đi ngủ muộn hơn. ĐẠO ĐỨC LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC. ( tiết 1) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :Học sinh biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. 2.Kĩ năng : Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen. 3.Thái độ :Học sinh có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. II/ CHUẨN BỊ : Truyện “Đến chơi nhà bạn”. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. Bài cũ : -Hãy nêu những việc làm em cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại. - Nhận xét, đánh giá. B .Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài . 2. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1 : Thảo luận, phân tích truyện. -GV kể chuyện “Đến chơi nhà bạn” kết hợp sử dụng tranh minh họa. -Giáo viên yêu cầu chia nhóm thảo luận. 1.Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ? 2.Sau khi được nhắc nhơ,û bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ? 3.Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ? -GV nhận xét, rút kết luận : Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác : gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm. - Cho HS làm vở bài tập (trang 39) -GV nhận xét. -Yêu cầu HS liên hệ : Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào còn chưa thực hiện được ? Vì sao? Kết luận : Khi đến nhà người khác phải gõ cửa, bấm chuông, lễ phép chào hỏi người lớn. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ. + GV nêu từng ý kiến. 1.Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 2.Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết. 3.Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà giàu. 4.Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. -Nhận xét. -Kết luận : Ý kiến 1.4 là đúng. Ý kiến 2.3 là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự -Luyện tập. C.Củng cố dặn dò: -GV liên hệ giáo dục.. . -Nhận xét tiết học. Về nhà thực hiện tốt những điều đã học. + Nói năng lịch sự , lễ phép, có thưa gửi. +Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.. + Nói ngắn gọn, rõ ràng. -1 em nhắc tựa bài. -Theo dõi. -Chia nhóm nhỏ thảo luậân . 1.Mẹ Toàn nhắc : nhớ gõ cửa, bấm chuông, phải chào hỏi người lớn. 2.Ngượng ngùng nhận lỗi, và øngại ngần khi mẹ Toàn vẫn vui vẻ , em có ý thức sửa chữa tốt. 3.Khi đến chơi nhà bạn phải gõ cửa, bấm chuông chào hỏi lễ phép. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Thảo luận nhóm. - HS làm bài tập -3-4 em nêu những việc nên làm khi đến nhà người khác. - HS bày tỏ ý kiến tán thành hoặc không tán thành bằng cách giơ thẻ theo quy ước +Giơ thẻ màu đỏ tán thành. +Giơ thẻ màu xanh không tán thành. -HS giải thích lí do. Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011 TOÁN TÌM SỐ BỊ CHIA. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.Biết tìm x trong các bài tập dạng : X : a = b ( với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong bảng tính đã học) - Biết ... ài bạn cầm lấy đi. -Mình cám ơn bạn, xem xong mình trả lại bạn nhé. -1 em nhắc tựa bài. 1. Nói lời đáp lại của em trong các trường hợp sau: -1 em nêu yêu cầu và các tình huống trong bài. Lớp đọc thầm suy nghĩ về nội dung lời đáp. -Biết ơn khi được bác bảo vệ mời vào. a/Cháu cảm ơn Bác./ Cháu xin lỗi Bác vì làm phiền bác./ Cám ơn bác cháu sẽ ra ngay ạ! - 1 em nói, lớp nhận xét -Lời em mời cô y tá: lễ phép. b/Cháu cám ơn cô ạ!/ May quá! Cháu cám ơn cô nhiều./ Cháu cám ơn cô. Cô sang ngay nhé! Cháu về trước ạ! -Mời bạn vui vẻ, niềm nở. C/Nhanh lên nhé! Tớ chờ đấy!/ Hay quá! Cậu xin phép mẹ đi, tớ đợi./ Chắc là mẹ đồng ý thôi. Đến ngay nhé! - Từng cặp HS thực hành đóng vai . -Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ lễ phép, vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự. - HS đọc yêu cầu, đọc các câu hỏi trong SGK -Quan sát. -Bức tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời đỏ ối đang lên. -Sóng biển xanh nhấp nhô./ Sóng biển xanh như dềnh lên./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. -Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn. -Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang dần trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời -Làm bài viết vào vở BT : Cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp. Mặt trời đỏ rực đang từ dưới biển đi lên bầu trời. Những ngọn sóng trắng xoá nhấp nhô trên mặt biển xanh biếc. Những cánh buồm nhiều màu sắc lướt trên mặt biển. Những chú hải âu đang sải rộng cánh bay. Bầu trời trong xanh. Phía chân trời, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi. -Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết. Nhận xét, chọn bạn viết hay. -Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ lễ phép, vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự. TOÁN:LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : - Biết tính độ dài đường gấp khúc, biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm tính đúng, nhanh, chính xác. 3. Thái độ : Tự giác, tích cực, chủ động luyện tập. II/ CHUẨN BỊ : Vẽ hình bài 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A .Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng làm bài . -Tính : 12 giờ – 5 giờ = 8 giờ + 4 giờ = 11 giờ – 7 giờ = -Nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài: Nêu MTYC bài học 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu . - GV vẽ hình minh hoạ lên bảng - Độ dài các cạnh là bao nhiêu? - Yêu cầu HS tự làm - GV chấm chữa bài tập Bài 3 : Yêu cầu gì ? - GV vẽ hình minh hoạ -Muốn tính chu vi hình tứ giác em làm như thế nào ? -Nhận xét. Chú ý : Khi ghi độ dài các cạnh phải ghi tên đơn vị đo chẳng hạn : DE= 3cm, DG =5 cm, GH = 6 cm; DH = 4 cm. Bài 4 : Gọi 1 em nêu yêu cầu ? -Phần a : Tính độ dài đường gấp khúc theo dạng tổng. -Nhận xét. - Em có thể tính bằng cách khác? -Phần b : Yêu cầu gì ? - Em có thể tính bằng cách khác? -Em có nhận xét gì vềđộ dài đường gấp khúc ABCDE với chu vi hình tứ giác ABCD ? * Đường gấp khúc ABCDE nếu cho “khép kín” thì được hình tứ giác ABCD. C. Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại các bài tập đã làm. -2 em làm bài trên bảng. Lớp làm vở nháp Tính : 12 giờ – 5 giờ = 7 giờ 8 giờ + 4 giờ = 12 giờ 11 giờ – 7 giờ = 4 giờ. -Luyện tập. 2.Tính chu vi hình tam giác. - AB= 2cm; BC= 5cm ; AC= 4cm -1 em lên bảng làm. Cả lớp làm vở Giải Chu vi hình tam giác ABC là : 2 + 5 + 4 = 11 (cm) Đáp số : 11 cm. 3. Tính chu vi hình tứ giác. - HS đọc bài 3 - HS quan sát - Tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác DEGH. -1 em lên bảng. Cả lớp làm vở BT. Giải. Chu vi hình tứ giác DEGH là : 3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm) Đáp số : 18 cm. -Tính độ dài đường gấp khúc . - 2 em lên bảng giải, cả lớp làm vở Giải a/ Độ dài đường gấp khúc ABCDE là : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Đáp số 12 cm. -Phần a em có thể thay tổng bằng phép nhân. 3x 4 = 12 (cm) -Tính chu vi hình tứ giác ABCD. -1 em lên bảng giải. Lớp làm vở. Giải. Chu vi hình tứ giác ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Đáp số : 12 cm. - Phần b em có thể thay tổng bằng phép nhân. 3x 4 = 12 (cm) -Độ dài đường gấp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC. I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh biết : 1.Kiến thức : Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước. Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét. mô tả. 3.Thái độ : Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây. II/ CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : Tranh sưu tầm tranh ảnh về các loài cây ở dưới nước. 2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A.Bài cũ : -Nêu tên các loại cây sống ở trên cạn? -Nêu ích lới của từng loại cây ? -Nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : Nêu MTYC bài học 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1 : Làm việc với SGK. -GV phân nhóm: Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. “Chỉ nói tên những cây trong hình” -GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ. -GV phát phiếu hướng dẫn quan sát. -GV hướng dẫn đặt câu hỏi. -Bạn thường nhìn thấy những cây này mọc ở đâu ? -Hoa của nó, màu sắc ra sao ? -Ích lợi của cây này ? -Trong số các cây được giới thiệu, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ ? -Kết luận : Cây bèo lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm trước. -Những cây thật hoặc tranh ảnh đã sưu tầm được để cùng quan sát, phân loại. -GV phát phiếu hướng dẫn quan sát. -GV theo dõi giúp đỡ nhóm. -GV yêu cầu các nhóm giới thiệu các cây sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ. -Nhận xét. -Kết luận : Có rất nhiều loài cây sống dưới nước. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác. C.Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết - Về nhà tìm hiểu thêm về các loại cây sống ở dưới nước. -Cây hồ tiêu, cây đay, quýt, mít, bạc hà, ngải cứu, Cây ngô, cây lạc -Cây ăn quả, cây gia vị, cây làm thuốc. -1 em nhắc tựa bài. -Chia nhóm 4 , mỗi nhóm HS quan sát các hình SGK Nhóm cây sống trên mặt nước. Nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn. -Nhóm trưởng cử thư kí ghi chép theo phiếu hướng dẫn quan sát. 1.Cây bèo lục bình. 2.Các loại rong. 3.Cây sen. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác bổ sung. - Bèo lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ. -Làm việc theo cặp. -Quan sát các cây thật hoặc tranh ảnh sưu tầm được về các loài cây. -Nhóm trưởng cử thư kí ghi vào phiếu quan sát. 1. Tên cây. 2. Loại cây : sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao, hồ. 3. Chỉ ra rễ, thân, lá và hoa. 4. Tìm ra đặc điểm giúp cây sống được. -Đại diện nhóm giới thiệu các cây sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ. -Nhóm khác bổ sung. -Thi kể tên các loài cây sống dưới nước. SINH HOẠT TUẦN 26 I.Mục tiêu: - Giúp HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua. - Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới. - Giáo dục học sinh tính mạnh dạn trong phê và tự phê. II. Nội dung: - GV nêu yêu cầu của giờ sinh hoạt. - Cán sự lớp báo cáo tình hình của lớp trong tuần 26. - Gv tổng hợp các ý kiến và nhận xét bổ sung. 1. Hạnh kiểm: - Đa số các em chấp hành khá tốt nội quy của nhà trường, của lớp. - Đi học đúng giờ, đầy đủ. - Thực hiện mặc trang phục gọn gàng sạch sẽ. - Tham gia các hoạt động đầy đủ: thể dục buổi sáng,thể dục giữa giờ, ca múa sân trường. - Thực hiện ăn ngủ tại trường nghiêm túc. - Chấp hành tốt ATGT, an ninh học đường. * Tồn tại :Một số em vệ sinh cá nhân ( tay, chân, áo quần) chưa sạch. 2. Học tập: - Tích cực , tự giác trong học tập. - Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, - Tham gia dự thi đầy đủ. - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. * Đáng khen: Yến, Trang, Quang, Bắc, Vân, Thảo, Tuyền. Tồn tại: Một số em chưa có cố gắng trong học tập, đọc, viết, làm tính chậm ( Hợp. Phú, Nguyên, Vũ, Quân) 3. Phương hướng tuần 27: - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua . - Chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường. Đi học đúng giờ và chuyên cần. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Không được ăn quà vặt, không vứt rác bừa bãi. - Phát huy tính tích cực , tự giác trong học tập.Tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức môn Tiếng Việt. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, rèn chữ viết đẹp chuẩn bị thi viết chữ đẹp cấp huyện. Học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học. - Luyện kể chuyện chuẩn bị thi. - Thực hiện nghiêm túc giờ ăn, ngủ tại trường. -
Tài liệu đính kèm: