Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 23, 24

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 23, 24

Tuần 23: Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013

Tập đọc (67 + 68):

BÁC SĨ SÓI

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc,

- Hiểu nội dung : Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài đọc SGK.

- Bảng lớp ghi nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 46 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013
Tập đọc (67 + 68):
BÁC SĨ SÓI
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc,
- Hiểu nội dung : Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng lớp ghi nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra: Đọc bài Cò và Cuốc
- 2 HS đọc.
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì ?
- Phải chịu khó lao động mới có lúc thảnh thơi sung sướng.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu chủ điểm: Đưa tranh minh hoạ chủ điểm Muông thú cho HS quan sát
- HS quan sát.
? Bức tranh vẽ gì ?
- Vẽ cảnh các con vật.
? Kể tên các con vật có trong tranh ?
- HS kể: gấu, hổ, báo, hươu, sóc, khỉ,
- Đây chính là chủ điểm nói về thế giới loài thú. Mở đầu chủ điểm là truyện : Bác Sói (HS quan sát tranh minh hoạ SGK). Xem tranh minh hoạ các em đã đoán được phần nào kết cục của câu chuyện.
- GV ghi tên bài.
- HS nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 1: Luyện đọc:
* GV mẫu toàn bài.
- HS nghe.
* GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu :
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- GV hướng dẫn cách đọc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu dài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giảng từ: + Khoan thai :
- Thong thả, không vội vã.
 + Phát hiện :
- Tìm ra, nhận ra.
 + Làm phúc :
- Giúp người khác không lấy tiền.
 + Đá một cú trời giáng :
- Đá một cái rất mạnh.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm :
- HS đọc theo nhóm 2.
+ Thi đọc giữa các nhóm :
- Đại diện thi đọc đồng thanh, cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất.
+ Đọc đồng thanh:
- Cả lớp đọc.
Tiết 2:
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
? Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy ngựa ?
- Thèm rỏ dãi.
? Sói làm gì để lừa ngựa ?
- Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho ngựa.
? Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói mình đau ở chân sau.
? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (hskg) ?
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa mon men ra phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa
? Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý.
- GV ghi sẵn 3 tên truyện.
- HS thảo luận chọn tên truyện.
- Chọn Sói và Ngựa vì tên ấy là tên hai nhân vật của câu chuyện, thể hiện sự đấu trí giữa hai nhân vật.
- Chọn Lừa người lại bị người lừa vì tên ấy thể hiện nội dung chính của câu chuyện.
- Chọn Anh ngựa thông minh vì đó là tên của nhân vật đáng được ca ngợi.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
? Chuyện có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
- Các nhóm đọc theo phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Luyện đọc theo vai.
- Các nhóm cử đại diện.
- Nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Vài HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS đọc bài, chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Toán (111):
SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được số bị chia - số chia - thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
II. Đồ dùng dạy học :Bảng lớp ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Một phần hai hình vuông còn gọi là gì ?
- Một phần hai hình vuông còn gọi là một nửa hình vuông.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu thành phần, kết quả của phép chia.
- GV nêu phép chia 6 : 2
- HS tìm kết quả 6 : 2 = 3.
- GV chỉ vào từng số trong phép chia và nêu: 6 là số bị chia; 2 là số chia; 3 là thương.
- HS đọc : “ Sáu chia hai bằng ba”
- Cho HS nêu VD về phép chia.
VD: 8 : 2 = 4
 10 : 5 = 2
? Gọi tên từng số trong phép chia đó ?
* Lưu ý: 6 : 2 cũng được gọi là thương.
- HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) :
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
Phép chia
SBC
Số chia
Thương
 8 : 2 = 4
8
2
4
 10 : 2 = 5
10
2
5
14 : 2 = 7
14
2
7
18 : 2 = 9
18
2
9
- Chữa bài, nhận xét.
20 : 2 = 10
20
2
10
Bài 2: Tính nhẩm:
- Yêu cầu HS tự tính nhẩm và ghi kết quả vào SGK.
Bài 3: (hskg)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm, nối tiếp nêu kết quả.
 2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 
 6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu gì ?
- Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) :
- GV hướng dẫn HS làm vào PBT, 1 HS làm bảng phụ.
- HS làm bài. 
- Nhiều HS đọc bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục(45):
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH kẻ thẳng hai tay chống hông - Trò chơi: "Kết bạn"
I. Mục tiêu:
1. Giáo dưỡng:
- Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
- Học trò chơi: “Kết bạn”.
2. Giáo dục
- Biết cách đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
3. Phát triển
- Phát triển thể lực, tố chất nhanh, khéo và khả năng phản xạ nhanh.
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. Địa điểm, phương tiện:
1. Địa điểm: Trên sân tập.
2. Phương tiện: Kẻ vạch cho bài tập thể dục RLTTCB.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
HĐ của GV
Đ/ l
HĐ của HS
A. Phần mở đầu:
1.ổn định tổ chức:
2.Khởi động:
3. Kiểm tra bài cũ:
B. Phần cơ bản:
1. Bài tập rèn luyện TTCB.
2. Trò chơi: 
“ Kết bạn”.
C.Phần kết thúc:
1.Củng cố:
2.Thả lỏng:
3. NX:
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Cho HS hat: Bài hát: “Bé tập thể dục buổi sáng”.
- Con hãy nêu tên 2 ĐT của bài tập rèn luyện TTCB mà giờ trước con đã học?
+ Nhận xét, đánh giá.
- Ôn động tác đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
+ Cho cán sự điều khiển lớp tập. GVNX.
+ Điều khiển HS tập.
+ Cho cán sự ĐK lớp tập.
+ Trình diễn theo tổ.
+ Nhận xét tuyên dương tổ tập tốt.
- Nêu tên trò chơi. Tập hợp đội hình chơi.
- Phổ biến cách chơi: HS chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn, đọc: “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”. Đọc xong câu trên các em vân tiếp tục chạy theo vòng tròn khi nghe thấy GV hô kết..2(,3,4) thì nhanh chóng kết thành từng nhóm 2 người. nhóm nào ít hơn hoặc nhiều hơn là saiphải chịu phạt. 
- Phổ biến luật chơi. Thời gian chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Cho HS chơi chính thức.
- GV NX xen kẽ các lần chơi, tuyên dương những HS tham gia chơi tốt.
- Trò chơi: “ Vận động viên tí hon”.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát 1 bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
6 - 10'
18-22'
4 - 6'
- §H nhËn líp
- §éi h×nh tËp luyÖn.
- §éi h×nh trß ch¬i : 
- HS ch¬i trß ch¬i.
- §éi h×nh kÕt thóc.
Tiếng việt*
 LUYỆN ĐỌC : Sư tử xuất quân	
I. Mục đích yêu cầu::
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Biết đọc với giọng sôi nổi, hào hùng thể hiện sự sáng suốt thông minh của sư tử.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Xuất quân, thần dân.
- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Sư Tử biết nhìn người giao việc để ai cũng có ích.
- Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học::
1. Kiểm tra :
- Đọc bài nội quy đảo khỉ.
- 2 HS đọc
- Vì sao đọc xong nội quy đảo khỉ nâu cười khoái trí ?
- 1 HS trả lời
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài. 
Nội dung.
Hoạt động 1: Luyện đọc .
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Đọc từng câu:
- HS đọc tiếp nối nhau từng câu.
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc cho học sinh.
Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV hướng dẫn đọc ngắn giọng, nhấn giọng nghỉ hơi trên bảng phụ.
- HS đọc trên bảng phụ- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giảng từ
+ Xuất quân 
- HS đọc từ ngữ đã giải nghĩa ở cuối bài.
 + Thần dân
 + Quân bị
Đọc từng đoạn từng nhóm
 - HS đọc theo nhóm 2.
- Giáo viên theo dõi các nhóm đọc 
- GV nhận xét các nhóm đọc 
Thi đọc giữa các nhóm 
- Đại diện các nhóm thi đọc 
(ĐT, CN, cả bài )
- Nhận xét bình điểm cho các nhóm 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Sư tử muốn giao việc gì cho thần dân theo cách nào ?
- Sư tử giao cho mỗi người một việc phải hợp với khả năng. 
Câu 2: 
Voi, gấu, cáo, khỉ được giao những nhiệm vụ gì ?
- Voi giao vận tải, gấu công đốn, cáo bày mưu tính kế, khỉ lừa quân địch 
- Giao việc như vậy có hợp lý
 không ?
- Rất hợp lí vì voi gấu to khoẻ phải gánh vác nặng cáo lắm mưu phải nghĩ kế, khi tinh nhanh khéo lừa định 
Câu 3:
- Có người tâu vua điều gì ? 
- Không nên dùng lừa và thỏ vì lừa ngốc nghếch , thỏ nhát gan 
- ý kiến của vua ntn ?
- Vua quyết định vẫn dùng lừa và thỏ 
- Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ ?
- Vì Sư Tử nhìn thấy ưu điểm của Thỏ. 
Câu 4
- Treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện 
- HS chọn tên truyện 
- 3 tên truyện đều đúng vì cả 3 tên đều nêu được nội dung chính của bài thơ. 
 Học thuộc lòng bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Qua bài thơ các em học được điều gì ?
- Ai cũng có ích phải biết nhìn người giao việc 
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ 
 Tự học(23)
HOÀN THÀNH BÀI BUỔI SÁNG
 I. Mục tiêu:
- Học sinh hoàn thành các bài tập của buổi sáng, làm vở bài tập Toán, Tiếng Việt.
- Ôn luyện cho HS yếu, HSKT( Luyện đọc, viết, làm toán)
- Rèn cho HS ý thức tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp
- Vở bài tập toán, vở bài tập tiếng việt, mĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Chuẩn bị vở bài tập của HS
2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS hoàn thành bài của buổi sáng 
* Yêu cầu học sinh mở VBT Toán, VBT Tiếng Việt tự làm bài
* Theo dõi - Giúp đỡ HS yếu, HSKT luyện đọc, luyện viết và làm toán.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau( Thứ 3)
* Nhận xét, đánh giá giờ tự học.
- Hoàn thành các bài tập
- Học sinh tự làm bài
- Chữa bài( Đổi bài, KT chéo)
- Các nhóm báo cáo kết quả KT
Hoạt động tập thể( 23)
 VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG.
I. Mục đích yêu cầu::
- Giáo dục hs biết vệ sinh nơi công cộng.
- Biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy họ ... 
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4).
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV vẽ lên bảng 1 số hình và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu ?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học.
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Thi đọc thuộc lòng bảng chia 4 ?
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Tính nhẩm :
- Nêu yêu cầu ?
- Nhận xét, kết luận và cho điểm.
 Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
? Có tất cả bao nhiêu HS ?
? Chia đều vào 4 tổ là chia như thế nào ?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giảI vở.
Tóm tắt:
4 tổ : 40 học sinh.
 1 tổ :  học sinh ?
- Chấm bài, nhận xét.
Bài 4: (hskg)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
4 người : 1 thuyền
12 người :  thuyền ?
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Thi đọc bảng chia 4.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS thi đọc.
- HS nêu yêu cầu.
- 4 HS làm trên bảng.
- Lớp làm nháp.
- Chữa bài, nhận xét.
- 2 HS đọc.
- 40 học sinh.
- Chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi tổ là một phần.
- 1 HS làm trên bảng.
- Lớp làm vở.
 Bài giải :
 Mỗi tổ có số học sinh là :
 40 : 4 = 10 (học sinh)
 Đáp số: 10 học sinh.
- 1 HS đọc.
- Phân tích bài toán.
- HS làm nháp.
Bài giải:
Số thuyền cần để chở 12 người qua sông là :
12 : 4 = 3 (thuyền)
 Đáp số: 3 thuyền.
- HS thi đọc.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tập viết (24):
CHỮ HOA U, Ư
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng hai chữ hoa U, Ư theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Ươm cây gây rừng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Giáo dục HS ý thưc rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chữ mẫu U, Ư. Bảng phụ viết sẵn Ươm (1 dòng), Ươm cây gây rừng (1 dòng). 
	- Vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
- Viết chữ T.
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng.
- Nhận xét.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động 1: HD viết chữ hoa:
+ HD HS quan sát và nhận xét chữ U, Ư.
? Chữ U cao mấy li ?
? Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết chữ U.
- GV viết mẫu chữ U.
? Nhận xét chữ U và chữ Ư ?
- GV viết mẫu. HD HS quy trình viết.
+ HD HS viết bảng con. 
- GV nhận xét, uốn nắn.
Hoạt động 2: HD HS viết cụm từ ứng dụng
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
? Đọc cụm từ ứng dụng ?
+ HS quan sát cụm từ ứng dụng, nhận xét :
? Nhận xét độ cao các chữ cái ?
? Khoảng cách giữa các tiếng ?
- GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ ?
+ HD HS viết chữ Ươm vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn.
Hoạt động 3: HD HS viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV chấm 5, 7 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những HS viết đẹp, nhắc HS viết thêm trong vở TV. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Thẳng như ruột ngựa.
- HS quan sát chữ U, Ư.
- Chữ U cao 5 li.
- Được viết bằng 2 nét.
- HS quan sát.
- Chữ Ư giống chữ U nhưng thêm dấu móc
- HS tập viết U, Ư (2, 3 lượt). 
- Ươm cây gây rừng.
- HS nêu cách hiểu cụm từ trên.
- Ư, y, g : cao 2,5 li. các chữ cái còn lại cao 1 li, r cao 1,25 li.
- Bằng khoảng cách đủ viết một chữ o.
- HS tập viết chữ Ươm 2 lượt.
- HS viết vở tập viết.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013.
Toán (120) :
 BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
II. Đồ dùng dạy học : Các tấm bìa , mỗi tấm có 5 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra :
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 4.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : * Giới thiệu bài, ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động 1: Lập bảng chia 5:
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Nêu bài toán "Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?"
? Nêu phép tính để tìm số chấm tròn?
- Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ?
? Nêu phép tính để tìm số tấm bìa ?
- Tiến hành tương tự với các phép tính khác.
- Thi HTL bảng chia 5.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS đọc tên các dòng trong bảng.
? Muốn tính thương ta làm như thế nào ?
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
? Có tất cả bao nhiêu bông hoa ?
? Cắm đều vào 5 bình nghĩa là như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm bài , nhận xét.
Bài 3 (hskg) : Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt
5 bông hoa : 1 bình
 15 bông hoa :  bình ?
- Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Thi đọc thuộc lòng bảng chia 5.
- Nhận xét giờ học. 
- Ôn bảng chia 5. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc.
- Có 20 chấm tròn.
- 5 x 4 = 20.
- Có tất cả 4 tấm bìa.
- 20 : 5 = 4.
- HS đọc phép chia.
- Đọc bảng chia 5 (đọc cá nhân, ĐT).
- Thi đọc thuộc lòng.
- Điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng :
- HS đọc các dòng: SBC, SC, Thương.
- Ta lấy SBC chia cho số chia.
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm vở.
- HS đọc bài toán.
- 15 bông hoa.
- Chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau.
- HS làm vở, 1 HS lên bảng làm. Bài giải :
Mỗi bình có số bông hoa là :
15 : 5 = 3 (bông hoa)
 Đáp số : 3 bông hoa.
- 2 HS đọc.
- HS làm nháp.
Bài giải :
Số bình hoa cắm được là :
15 : 5 = 3 (bình hoa)
 Đáp số: 3 bình hoa.
- HS thi đọc.
- Lắng nghe và thực hiện.
Chính tả (48):
 Nghe - viết : VOI NHÀ.
I. Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s / x, hoặc vần ut / uc.
II. Đồ dùng:	
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Viết 6 tiếng có âm đầu s / x ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới : * Giới thiệu bài, ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
? Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than ?
- Viết : huơ, quặp.
- GV đọc bài.
- GV chấm 5, 7 bài.
- Nhận xét bài viết của HS, chữa lỗi chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 2a : 
- GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa hết lỗi trong bài chính tả và các bài tập.
- 3 em lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- 2 HS đọc lại.
- Câu : -“ Nó đập tan xe mất” có dấu gạch ngang đầu dòng. 
- Câu : “Phải bắn thôi !” có dấu chấm than
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
- HS làm bài vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm : sâu bọ, xâu kim; củ sắn, xắn tay áo; sinh sống, xinh đẹp; xát gạo, sát bên cạnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Thủ công (24) :
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN (tiết 2).
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, kiểm tra khả năng của HS qua sản phẩm là một trong những sản phẩm phối hợp gấp, cắt, dán, đã học.
II. Chuẩn bị.
	- Các hình mẫu của các bài phối hợp gấp , cắt, dán.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động 1: Kiểm tra:
- Đề kiểm tra: Em hãy gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học. 
- Giáo viên cho HS xem lại các mẫu gấp, cắt, dán đã học. 
- HS quan sát.
- Yêu cầu nếp gấp, cắt phải thẳng, cân đối, đúng quy trình, màu sắc hài hoà.
- HS làm bài thực hành. Chọn một trong những sản phẩm đã học.
- GV theo dõi HS làm bài.
Hoạt động 2: Đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm theo 2 mức:
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và
+ Hoàn thành :
 - Gấp nếp gấp, đường cắt thẳng.
 của bạn.
 - Chưa thực hiện đúng quy trình.
 - Dán cân đối, phẳng.
+ Chưa hoàn thành :
 - Nếp gấp, đường cắt không phẳng.
 - Thực hiện không đúng quy trình.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Chuẩn bị cho tiết học sau.
Tập làm văn (24):
 NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui.
II. Đồ dùng dạy học: bảng ghi các câu hỏi.
III Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra: Đọc nội quy bài tập 3.
- Em đã thực hiện được những nội quy nào ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học.
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 3 (Miệng) :
- Đọc yêu cầu bài tập.
- GV kể chuyện Vì sao ?
? Chuyện có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ?
? Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào ?
? Cô bé hỏi anh họ điều gì ?
? Cậu bé giải thích ra sao ?
? Thực ra con vật cô bé nhìn thấy là con gì ?
- Gọi HS kể chuyện.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
- 2 HS đọc.
- 2 HS trả lời.
- HS đọc thầm nội dung bài tập : Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- HS nghe kể chuyện.
- Hai nhân vật: cô bé và cậu anh họ.
- Thấy mọi thứ đều lạ.
- Sao con bò này không có sừng hả anh ?
- Bò không có sừng vì có con bị gãy sừng, có con còn non, riêng con đang ăn cỏ kia không có sừng vì nó là con ngựa.
- Là con ngựa.
- 2, 3 HS kể.
- Lắng nghe và thực hiện.
Giáo dục tập thể (24):
SƠ KẾT TUẦN 24.
I. Mục tiêu:
- HS nắm được những ưuvà nhược điểm cần phát huy và khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
- Hướng dẫn HS rèn luyện thân thể.
- Sinh hoạt sao : Kể chuyện thiếu nhi. 
II. Chuẩn bị: - GV tổng kết thi đua của các tổ.
 - Một số câu chuyện thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Tiến hành :
* GV nhận xét tình hình lớp trong tuần:
(Ghi trong sổ chủ nhiệm).
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề cần quan tâm.
* Đề ra phương hướng, biện pháp cho tuần sau (Sổ chủ nhiệm)
- Hướng dẫn HS rèn luyện thân thể.
*Sinh hoạt sao (Phụ trách sao hướng dẫn)
* Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ sinh hoạt. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tuần sau.
- Hát.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Học sinh phát biểu.
- HS nghe và làm theo.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23+24.doc