Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 16 đến tuần 20

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 16 đến tuần 20

I. MỤC TIÊU

ã Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, lành hẳn.

ã Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

ã Đọc đúng giọng của các nhân vật.

ã Hiểu nghĩa các từ chú giải.

ã Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ã Bảng phụ ghi câu dài.

ã Tranh SGK phóng to1

 

doc 165 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 16 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn : 29/11/2009
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 30 tháng 11năm 2009
Tập đọc
 Tiết 46 + 47 : Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, lành hẳn..
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc đúng giọng của các nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ chú giải.
Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà. 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi câu dài.
Tranh SGK phóng to1
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Bé Hoa.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trong gia điình các con có nuôi con vật naò không? Đó là con gì? Em có yêu thương nó không?
- GV chốt lại và ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- Giọng đọc tình cảm, chậm rãi.
b) Luyện đọc và tìm hiểu nghĩa từ chú giải
Đọc từng câu
- Gọi HS đọc từng câu.
- Yêu cầu học sinh đọc từ khó: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, lành hẳn..
 • Đọc từng đoạn
- Gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Hướng dẫn đọc ngắt giọng.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa từ chú giải.
Đọc bài trong nhóm.
Thi đọc.
Đồng thanh.
- HS1: đọc Đ1: Em Nụ có những nét đáng yêu nào?
- HS2: Đọc Đ2,3: Hoa viết thư cho bố kể về điều gì và có mong ước gì?
- Hs nêu theo ý hiểu
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Nghe và nhẩm theo giáo viên
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp.
- Đọc cá nhân- đồng thanh từ khó.
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu:
+ Bé rất thích cho/ nhưng ........nào.//
+ Một hôm, mải chạy theo Cún, Bé vấp ....gỗ/ và ngã đau, không .....được.//
+ Con muốn mẹ giúp gì nào? (cao giọng ở cuối câu)
+ Con nhớ Cún, mẹ ạ!// (giọng tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa.....được.//
- Nêu nghĩa các từ chú giải.
- Đọc bài trong nhóm đôi.
- 4 nhóm thi đọc.
- Cả lớp đồng thanh.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài
* Yêu cầu HS đọc đoạn 1:
+ Bạn của Bé ở nhà là ai?
* Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún?
- Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào?
* Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
* Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
- Cún đã làm cho Bé vui thế nào?
- Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui?
* Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
- Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai?
* Câu chuyện cho ta thấy điều gì?
Tình cảm gắn bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông.
4. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho HS thi đọc lại toàn bài.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
5. Củng cố dặn dò
- Em có tình cảm như thế nào đối với các con vật nuôi trong nhà mình?
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS đọc lại bài.
- Cb bài sau: Thời gian biểu.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Bạn ở nhà của Bé là Cún bông. Cún Bông là con chó nhà hàng xóm.
- HS đọc thầm đoạn 2 .
- Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được.
- Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún.
- HS đọc thầm đoạn 4.
- Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê....Cún luôn ở bên chơi với Bé.
- Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.
- HS đọc thầm đoạn 5.
- Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với Bé.
- Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông.
- 3 nhóm thi đọc .
- Cá nhân đọc bài.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Yêu quý và chăm sóc cho chúng như người bạn. (nhiều em trả lời
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Toán
 Tiết 76: Ngày, giờ
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ.
Biết cách gọi tên giờ trong 1 ngày.
Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian: Ngày- Giờ.
Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ.
Bước đầu có hiểu biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng ghi sẵn nội dung bài học.
Mô hình đồng hồ có thể quay được.
1 đồng hồ điện tử.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em lên bảng thực hiện các yêu cầu sau.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ:
* 15-6, 16-7, 18-9, 17-8, 15-8, 16-8, 
17-9, 15-9.
- Nhận xét ghi điểm.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng
2. Giới thiệu ngày, giờ
*Bước 1:
- Yêu cầu HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm?
Nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa ra mặt đồng hồ, quay đến 5 giờ và hỏi: Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
- Quay mặt đồng hồ đến 11 giờ và hỏi: Lúc 11 giờ trưa em làm gì?
- Quay mặt đồng hồ đến 2 giờ và hỏi: Lúc 2 giờ chiều em làm gì?
- Quay mặt đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Lúc 8 giờ tối em làm gì?
- Quay mặt đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em làm gì?
* Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
* Bước 2:
Nêu: 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết 1 ngày.
- Một ngày có bao nhiêu giờ?
- Nêu: 24 giờ trong 1 ngày được chia ra làm các buổi.
- Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. Chẳng hạn: Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ?
* Yêu cầu HS đọc phần bài học trong SGK.
- 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Tại sao?
- Hỏi thêm với 2, 3, 4, 5 , 9, 12 giờ
3. Thực hành (SGK- 76)
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?
- Điền số mấy vào chỗ chấm?
- Em tập thể dục lúc mấy giờ?
- Yêu cầu HS làm phần còn lại.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
Bài 2: Giảm tải
- Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng?
- Hãy đọc câu ghi trên bức tranh 2.
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều?
- Bức tranh 4 vẽ điều gì?
- Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm?
- Vậy còn bức tranh cuối cùng?
- Có thể hỏi thêm các công việc của các em, sau đó yêu cầu HS quay kim đến giờ em làm việc đó.
Bài 3:
- Gv giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
4. Củng cố dặn dò
- 1 ngày có mấy giờ? 1 ngày chia làm mấy buổi? Buổi sáng từ mấy giờ đến mấy giờ?
- Nhận xét giờ. Dặn HS về nhà làm bài 
- 2 em làm bài trên bảng.
- HS1: Đặt tính rồi tính: 18-9, 15-9, 
16-9
- HS2: x-14=63, x-13=33
- HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ:15-6, 16-7, 18-9, 17-8, 15-8, 16-8, 17-9, 15-9.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Bây giờ là ban ngày.
- Em đang ngủ.
- Em ăn cơm cùng các bạn.
- Em đang học bài cùng các bạn.
- Em xem ti vi.
- Em đang ngủ.
- HS nhắc lại.
- HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời: 24 tiếng đồng hồ (24 giờ). GV có thể quay đồng hồ cho HS đếm theo.
- 1 ngày có 24 giờ.
- Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng,........10 giờ sáng).
- Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Đọc bài.
- Còn gọi là 13 giờ.
- Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chính là 13 giờ.
- Hs tương tự trả lời...
- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
- Chỉ 6 giờ.
- Điền 6 giờ.
- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
- Làm bài. 1 HS đọc chữa.
- Nhận xét bài bạn đúng sai.
Mẹ em đi làm về lúc 12 giờ trưa.
Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều.
Lúc 7 giờ tối em xem phim truyền hình.
- Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ.
- Đọc đề bài.
- Lúc 7 giờ sáng.
- Đồng hồ C.
- Em chơi thả diều lúc 17 giờ.
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
- Đồng hồ D chỉ 5 giờ chiều.
- Em ngủ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ B chỉ lúc 10 giờ đêm.
- Em đọc truyện lúc 8 giờ tối. Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ tối.
- Trả lời: Chẳng hạn, em thức dậy lúc 6 giờ sáng sau đó quay mặt đồng hồ đến 6 giờ.
- Làm bài.
- 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối.
- Học sinh nhắc lại theo ý hiểu
- Học sinh trả lời theo ý hiểu và nhận xét cho nhau.
- Về thực hiện
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Đạo đức
 Tiết 16: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS hiểu vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
HS biết giữ gìn trật tự, vệ sinh những nơi công cộng.
HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường công cộng thê trong lành, sạch, đệp, văn minh, góp phần BVMT. (Toàn phần)
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Kiểm tra bài cũ
- Giờ trước học bài gì?
- Để trường lớp luôn sạch đẹp em nên làm gì?
- Nhận xét đánh giá.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài 
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động.
HĐ1: Phân tích tranh.
- Cho HS quan sát tranh SGK.
- GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời.
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ Việc chen lấn, xô đẩy như vậy có tác hại gì?
+ Qua sự việc này, các em rút ra điều gì?
* KL: Một số HS chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế làm mất trật tự nơi công cộng.
HĐ2: Xử lí tình huống.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận đưa ra cách xử lý bằng lời.
- Tình huống 1:
Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì?
- Tình huống 2:
Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết m ... y thì bằng 15?
+ Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 5.
- Yêu cầu HS làm tiếp sau đó chữa bài.
- Gọi HS đếm xuôi, đếm ngược dãy số.
3. Củng cố dặn dò
- Gọi 1 em đọc lại bảng nhân 5.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS học thuộc bài.
- CB bài sau: luyện tập
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Tính tổng và viết phép nhân tương ứng
4+4+4+4=4x4=16
5+5+5+5=5x4=20
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.( T2 bài trước)
- Có 5 chấm tròn.
- Năm chấm tròn được lấy 1 lần.
- 5 được lấy 1 lần.
- HS đọc phép nhân: 5x1=5
- 5 chấm tròn được lấy 2 lần.
- 5 được lấy 2 lần.
- Nêu: 5x2=10
- Vì 5+5=10
- Đọc 5x2=10
- 5 chấm tròn được lấy 3 lần.
- 5 được lấy 3 lần.
- Đó là phép tính: 5x3
- Vì 5+5+5=15
- Lấy tích của 5x2 =10 cộng với 5 bằng 15 (10+5=15)
- Đọc 5 nhân 3 bằng 15.
- Tự lập các phép tính nhân còn lại (t2 bài trước)
 5x1=5
5x2=10
5x3=15
5x4=20
5x5=25
5x6=30
5x7=35
5x8=40
5x9=45
5x10=50
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2 lần sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
- Đọc cá nhân bảng nhân.
- Nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
5x3=15 5x2=10 5x10=50
5x5=25 5x4=20 5x9=45
5x7=35 5x6=30 5x8=40
 5x1=5
- Đọc đề bài.
- Làm bài
Tóm tắt
1 tuần đi làm: 5 ngày
4 tuần đi làm:...ngày?
Bài giải
4 tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:
5x4=20 (ngày)
 Đáp số: 20 ngày
- Số đầu tiên trong dãy số này là số 5.
- Tiếp sau số 5 là số 10
- 5 cộng thêm 5 thì bằng 10.
- Tiếp sau số 10 là số 15
- 10 cộng thêm 5 thì bằng 15.
- Nghe giảng.
- Làm bài tập
5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 55
- Thực hiện
Rút kinh nghiệm.......................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Chính tả
 Tiết 40: Mưa bóng mây
I. Mục tiêu
Nghe viết đúng bài thơ mưa bóng mây.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: s/x; iêt/ iêc
I. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét bài trên bảng.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn nghe viết
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GVđọc đoạn cần chép.
- Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào?
- Em bé và cơn mưa cùng làm gì?
- Cơm mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào?
b) Hướng dẫn trình bày
- Bài thơ có mấy câu thơ?Mỗi khổ có mấy câu thơ. Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết thế nào?
- Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
- Giữa các khổ thơ viết thế nào?
c) Viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ:
d) Viết chính tả
- Gv đọc lại bài 1 lần
- HS nghe đọc viết bài.
g) Soát lỗi
 - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
h) Chấm bài.
- Chấm 10 bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chuẩn bị sẵn nội dung bài 2.
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì? Khi điền từ ta cần chú ý những gì?
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về nhà viết lại bài.
- Viết các từ: hoa sen, cây xoan, sáo, giọt sương,xương cá, cây sung
- Cả lớp viết vào nháp.
- Hs nhắc lại tên bài
- Hs nghe và 1 em đọc lại.
- Thoáng mưa rồi tạnh ngay.
- Dung dăng cùng đùa vui.
- Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười.
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Để cách 1 dòng.
- Đọc và viết bảng con các từ khó: làm nũng, thoáng, ngay, ướt, cười.
- Hs mở SGK chú ý theo dõi
- Nghe đọc viết bài.
- Soát bài. Dùng bút chì đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Nghe rút kinh nghiệm
- Đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước thì đem bài dán lên bảng.
- Đáp án:
Sương mù chiết cành
xương rồng chiếc lá
đường sa tiết nhớ
phù xa tiếc kiệm
thiếu sót hiểu biết
xót xa biếc xanh
- Hs trả lời theo ý hiểu và nhận xét cho nhau 
Tập làm văn
 Tiết 20: Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu
Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
Viết được đoạn văn có 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
Bước đầu biết nhận xét và sửa lỗi câu văn cho bạn.
II. Đồ dùng dạy học
Bài 1 viết trên bảng lớp.
Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý bài 2.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài 2 trang 12.
- Nhận xét cho điểm HS.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
Trong giờ tập làm văn này các em sẽ học cấch viết một đoạn văn tả cảnh một mùa trong năm.
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài .
- Gv đọc đoạn văn 1 lần.
- Gọi 5 em đọc lại đoạn văn.
- Bài văn miêu tả cảnh gì?
- Tìm những dấu hiệu cho em biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào?
- Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
- Gọi 1 em đọc lại đoạn văn.
Bài 2:
- Qua bài tập 1, các em đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các em sẽ được luyệnviết những điều mình biết về màu hè.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
- Mặt trời mùa hè như thế nào?
-Khi mùa hè đến cây trái trong vườn như thế nào?
- Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp như thế nào?
- Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
- Em có mong ước mùa hè đến không?
- Mùa hè này em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
- Gọi HS đọc và nhận xét.
- GV chữa bài cho từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì? Khi viết về các mùa con cần chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS làm bài vào vở.
- CB bài sau: Tuần 21
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- Đọc.
- Mùa xuân đến.
- Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và toả ngát hương thơm.
- Nhìn và ngửi.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
- Mặt trời màu hè chiếu những tia nắng vàng rực rỡ.
- Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm.
- Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
- Chúng em được nghỉ hè được đi nghỉ mát vui chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Viết trong 7 phút.
- Nhiều HS đọc bài và chữa bài.
- Hs trả lời theo ý hiểu và nhận xét cho nhau.
Rút kinh nghiệm.......................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Thể dục
 Tiết40: Một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
Trò chơi chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
I. Mục tiêu
Ôn 2 động tác: Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông và đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước, sang ngang, lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Tiếp tục học trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.
Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi cố vần điệu ở mức độ ban đầu tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị 1 cái còi và kẻ sân chơi trò chơi..
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Thời /G
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản
* Ôn đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.
* Ôn đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước, sang ngang, lên cao chếch chữ V.
* Ôn trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau 
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- Nhận xét giờ .
- Dặn HS ôn lại bài
5’
25’
Lần 1,2
 Lần 3, 4:
Lần 1,2
Lần 3, 4:
2-5’
- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc.
- Chào báo cáo khi GV nhận lớp.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Ôn bài thể dục.
- Gv vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập.
-Do cán sự hô nhịp.
- Gv nhận xét sửa động tác cho HS.
- Gọi vài em tập đẹp lên thể hiện.
- Gv vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập.
- Do cán sự hô nhịp.
- Gv nhận xét sửa động tác cho HS.
- Gọi vài em tập đẹp lên thể hiện.
...- Luyện tập theo Gv hướng dẫn.
- Luyện tập theo cán sự hướng dẫn.
- Thi đua giữa các tổ
- GV nêu tên trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Cho HS đọc vần điệu
Chạy đổi chỗ
Vỗ tay nhau
Hai.
- Tham gia chơi trò chơi.
- GV thực hiện cùng học sinh 
 Rút kinh nghiệm.......................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Sinh hoạt
Nhận xét chung tuần 20
I. Đánh giá chung về mọi hoạt động
 1) Nề nếp
 	Nhìn chung các em đã thực hiện một số nề nếp của lớp tương đối tốt : Như đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối đẹp, trong lớp trật tự chăm chú nghe giảng. Thực hiện mặc đồng phục đều. Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập 
2) Học tập:
Có nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài như em : Hương, Trường, Tú, Ngọc Anh, Thảo, Huynh. 
- Phê bình các em còn lười học: 2 Tuấn, Phước..
 - Hay nói chuyện: Phước, Chiến, Tiệp.
 - Tham gia tập sao nhi chưa có nề nếp : Nhiều em còn mất trật tự như :Phước, Tiệp 
3) Đạo đức:
Nhìn chung các em có đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người HS. Nói năng lễ phép, còn có em nói bậy: Tú, Tiệp.
- Còn một số em có tư thế tác phong chưa nhanh nhẹn, viết bài còn chậm, đôi khi còn nói chuyện trong lớp. Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ . Vẫn còn có em chưa có ý thức: 2 Tú, ánh, Chiến yêu cầu các em cần khắc phục ngay.
- Một số em chữ viết còn xấu như: Tú, Phước, ánh, Dũng, H Chiến có tiến bộ nhưng vẫn cần cố gắng nhiều hơn.
II. Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục ổn định mọi nề nếp
- Học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Soạn sách vở đầy đủ.
- Tham gia giữ vệ sinh chung.
- Tiếp tục tham gia luyện viết chữ đẹp của lớp của khối

Tài liệu đính kèm:

  • docGa tuan 16-20.doc