I.Mục Môn : Tập đọc Lớp : 2D ngày : tháng : năm 200
tiêu dạy học : 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: -Hiểu nghĩa của các từ: đồng bằng, hoành hành, ngoạ nghễ. - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên, sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa. Sách Tiếng Việt.
Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- kế hoạch bài dạy Tuần : 20 Tên bài dạy : Ông Mạnh thắng Thần Gió ( Tiết 1 ) I.Mục Môn : Tập đọc Lớp : 2D ngày : tháng : năm 200 tiêu dạy học : 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: -Hiểu nghĩa của các từ: đồng bằng, hoành hành, ngoạ nghễ... - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên, sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa. Sách Tiếng Việt. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 ph 25 ph 10 ph A.Kiểm tra bài cũ: -GV nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Luyện đọc: a)GV đọc mẫu toàn bài, giọng kể chậm rãi ở doạn 1, nhịp nhanh hơn ở đoạn 2, 3,4, đoạn 5 nhịp kể chậm rãi, thanh bình. b)Gv hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu : Chú ý các từ ngữ hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt,lồm cồm --Đọc từng đoạn trước lớp: Chú ý ngắt đúng giọng các câu sau ; . Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà.// .Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.// . Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ,/ lồng lộn/ mà không thể xô đổ ngôi nhà.// . Từ đó,/ Thần Gió tyường đến thăm ông ,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.// -GV giúp HS giải nghĩa từ mới đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, lồm cồm , lồng lộn, an ủi. 3-Đọc từng đoạn trong nhóm. -HS học thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu, trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. -1 HS khá đọc lại bài. -HS đọc nối tiếp các câu, nêu các từ khó trong bài và luyện đọc. -HS đọc từng đoạn, nêu cách ngắt nghỉ trong các câu dài. -Một số hs luyện đọc lại các câu dài.Cả lớp đọc đồng thanh. - HS nêu nghĩa của các từ khó. -Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.Cả lớp nhận xét. Bổ sung:................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Tuần : 20 Tên bài dạy : Ông Mạnh thắng Thần Gió ( Tiết 2 ) Môn : Tập đọc Lớp : 2D ngày : tháng : năm 200 I. Mục tiêu dạy học : Như tiết 1 II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa. Sách Tiếng Việt. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 25 phút 10 ph 5 ph. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài. a)Câu hỏi 1: - Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? b)Câu hỏi 2 : - Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió? c)Câu hỏi 3 : - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? d)Câu hỏi 4: - Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? GV hỏi thêm : Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông Mạnh là người thế nào? e) Ông Mạnh tượng trưng cho cái gì ? 4.Luyện đọc lại : -Gv hướng dẫn các nhóm HS thi đọc truyện . 5.Củng cố, dặn dò : - Hỏi : Để sống hoà thuận với thiên nhiên , các em phải làm gì? -GV nhận xét tiết học ; Nhắc HS về nhà đọc bài và chuẩn bị tập kể lại câu chuyện. -HS đọc thầm đoạn 1&trả lời câu hỏi -HS trả lời cá nhân,các bạn nhận xét. -HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi -HS đọc thầm đoạn 3,4,5 trả lời câu hỏi. -HS trả lời cá nhân,các bạn nhận xét, bổ sung ý kiến. -Nhiều học sinh nêu ý kiến. Lớp nhận xét. -3 nhóm lên thi đọc. - 2 HS trả lời. \ Bổ sung :......................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Môn : Chính tả Lớp : 2D Ngày : Tháng : Năm 200 Tuần : 20 Tên bài dạy : Gió I.Mục tiêu dạy học : -Giúp HS nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Gió. - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn : s/ x , iêt/ iêc. II.Đồ dùng dạy học : -Bút dạ, vở, bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5ph 5 ph 15 ph 10 ph 5 ph A.Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết. - Nhận xét. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: -Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn tập chép. a)Hướng dẫn HS chuẩn bị. -GV đọc toàn bài chính tả. -Giúp HS nhận xét: + Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động như con người. Hãy nêu ý thích và hoạt động ấy? + Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? + Tìm những chữ trong bài chính tả bắt đầu bằng r,d, gi. Những chữ nào cò dấu hỏi, dấu ngã? b)GV đọc cho HS viết bài vào vở. c)Chấm, chữa bài. 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả. a)Bài tập 2: Điền vào chỗ trống: + s hay x? + iêt hay iêc? -Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng. b)Bài tập 3 Tìm các từ: a. Chứa tiếng có âm s hay x ? - Mùa đầu tiên trong bốn mùa. - Giọt nước đọng trên lá cây buổi sớm. b. Chứa tiếng có vần iêt hay iêc? - Nước chảy rất mạnh. - Tai nghe rất kém. 4.Củng cố, dặn dò: -Gv nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết đẹp. -HS viết bảng con các từ ngữ sau: nặng nề, lặng lẽ, no nê, la hét, lê la. -HS theo dõivà nhận xét cách trình bày bài -Hỏi đáp. -HS viết các từ khó vào bảng. -HS thực hành viết bài vào vở. - HS đọc yêu cầu -HS thực hành làm bài tập. - HS đọc yêu cầu và làm bài. Bổ sung :................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................. Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Môn : Tập đọc Lớp : 2D Ngày : Tháng : Năm 200 Tuần : 20 Tên bài dạy : Mùa xuân đến I.Mục tiêu dạy học : -Giúp HS đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giọng đọc tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Biết một vài loài cây, loài chim trong bài. Hiểu các từ : nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm. + Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân . Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần. II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 ph 5 ph 15 ph 10 ph 5 ph A.Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: -Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Luyện đọc. a)Gv đọc mẫu toàn bài giọng vui tươi hào hứng, nhấn giọng những từ gợi tả. b)Gv hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. -Chú ý các từ: rực rỡ, nảy lộc, nồng nàn, khưới, lắm điều... c)Đọc từng đoạn trước lớp. - Chú ý ngắt nghỉ câu dài: . Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú/ còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng,/ biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới,...// d)Thi đọc giữa các nhóm. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. a)Câu hỏi 1 : - Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? Ngoài ra các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo hiệu mùa xuân đến? b)Câu hỏi 2 : - Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến: + Sự thay đổi của bầu trời + Sự thay đổi của mọi vật. c) Câu hỏi 3: - Tìm những từ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân, vẻ riêng của mỗi loài chim. 4.Luyện đọc lại. 5.Củng cố, dặn dò: - GV hỏi: Qua bài văn em biết những gì về mùa xuân? -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà nói với cha mẹ, người thân những điều mới học và hỏi thêm cha mẹ, người thân về mùa xuân. - Hs đọc lại chuyệnÔng Mạnh thắng Thần Gió, trả lời các câu hỏi. -1HS khá đọc lại bài. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu ,luyện đọc các từ khó. -HS nêu cách ngắt nghỉ câu dài và luyện đọc. -Thi đọc giữa đại diện các nhóm. -Hỏi đáp. -HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. -Nhiều HS nối tiếp trả lời. Cả lớp nhận xét. HS trả lời - HS đọc lại toàn bài. Bổ sung :................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................. Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Môn : Luyện từ và câu Lớp : 2D Ngày : Tháng : Năm 2006 Tuần : 20 Tên bài dạy : Mở rộng vốn từ: từ ngữ về thời tiết Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào I.Mục tiêu dạy học : -Giúp HS mở rộng vốn từ vềthời tiết. Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm. Biết điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho. l II.Đồ dùng dạy học : -Bút dạ, vở III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS ` A.Kiểm tra bài cũ: -Gv kiểm tra Hs làm lại bài tập 1,2 tiết LTVC tuần trước. - GV nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. -Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn làm bài tập. a)Bài tập 1. -GV nêu các từ. - Nhận xét và nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ chỉ thời tiết của từng mùa. b)Bài tập 2. -HS đọc yêu cầu của bài -GV hướng dẫn hs cách làm: đọc từng câu văn, lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng các cụm từ : bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ rồi kiểm tra lại xem cụm từ nào thay được, cụm từ nào không thay được. - GV nhận xét, kết luận. c)Bài tập 3: -Gv nhận xét, kết luận 3.Củng cố, dặn dò. -Gv nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên những HS có nhiều cố gắng. -Yêu cầu Hs về nhà xem lại bài tập. - HS nối tiếp nói tên mùa. -HS nêu yêu cầu của bài. - HS nói tên mùa hợp với từ mà GV nêu. VD: nóng bức- mùa hạ/ mùa hạ nóng bức. Cả lớp nhận xét. -HS đọc yêu cầu bài tập 2 -HS làm bài vào vở - HS trình bày bài làm của mình. -Cả lớp nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 3. -HS làm bài vào vở .Một hs lên bảng chữa bài. Bổ sung :................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................................... Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Môn : Tập đọc Lớp : 2D Ngày : Tháng : Năm 200 Tuần : 20 Tên bài dạy : Mùa nước nổi I.Mục tiêu dạy học : -Giúp HS đọc trơn toàn bài, ngắt nhịp đúng. Biết nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm. -Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiền hoà, lũ, phù sa... - Biết thực tế ở Nam Bộ hàng năm có mùa nước lụt. Nước mưa hoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 ph 5 ph 15 ph 10 ph 10 ph A.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra hs đọc bài Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. –GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2.Luyện đọc. a)Gv đọc mẫu toàn bài giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b)Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu. Chú ý các từ khó: mùa này, làng tôi nước nổi, mưa lũ, dâng lên, hoà lẫn,...Kết hợpgiải nghĩa nước nổi, lũ. -Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý đọc đúng các câu sau: . Mưa dầm dề,/ mưa sướt mướt/ ngày này qua ngày khác.// . Nước trong ao hồ,/ trong đồng ruộng của mùa mưa/ hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.// . Ngồi trong nhà,/ ta thấy cả những đàn cá ròng ròng,/ từng đàn,/ từng đàn/ theo cá mẹ xuôi theo dòng nước,/ vào tận đồng sâu.// - GV giúp HS hiểu các từ: rằm tháng bảy, dầm dề, sướt mướt. - Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài. a)Câu hỏi 1: - Em hiểu thế nào là mùa nước nổi? b)Câu hỏi 2 : - Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ? GV : Tháng bảy âm lịch là mùa mưa ở Nam Bộ. Thời gian này, mưa dài ngày, nước mưa, nước lũ trên nguồn đổ về làm cho nước sông Cửu Long dâng lên, tràn ngập đồng ruộng. c) Câu hỏi 3: - Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài? - GV giảng thêm về phù sa 4.Luyện đọc lại. -Các nhóm thi đọc lại bài văn. 5.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét,dặn dò -Hai hs lên bảng đọc bài -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc các từ khó. -HS luyện đọc cá nhân nhiều lần từng câu,đoạn. -Cả lớp đọc đồng thanh. -Đại diện các nhóm thi đọc. Lớp nhận xét -HS đọc thầm từng đoạnvà trả lời câu hỏi. -HS trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm thi đọc diễn cảm. Bổ sung :................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ Rút kinh nghiệm......................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Môn : Tập làm văn Lớp : 2D Ngày Tháng Năm 2006 Tuần : 20 Tên bài dạy : Tả ngắn về bốn mùa. I.Mục tiêu dạy học : -Giúp HS biết đọc đoạn văn Xuân về, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc . - Dựa vào gợi ý,biết viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè . II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa, vở III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 ph 10 ph 20 ph ddddw5 ph A.Kiểm tra bài cũ: - Nêu tình huống. - Nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. -Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn làm bài tập. a)Bài tập 1. -GV nhận xét, chốt lại các câu đúng. - GV bình luận : Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát. b)Bài tập 2. -GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài; nhắc HSviết đoạn văn bằng cách bám sát vào câu hỏi gợi ý, có thể bổ sung thêm những ý mới. .Củng cố, dặn dò. -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà đọc lại đoạn văn kể về mùa hè cho người thân nghe. -2 cặp HS lên thực hành nói lời chào, lời tự giới thiệu, đáp lời chào, lời tự giới thiệu theo các tình huống GV nêu. -HS xác định yêu cầu của bài tập. -HS trao đổi theo cặp rồi trả lời. - Lớp nhận xét. HS trả lời câu hỏi, các bạn khác nhận xét, nêu ý kiến. - 1 HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý. -HS làm bài vào vở. Một số HS đọc bài viết.Lớp nhận xét bài viết hay nhất. Bổ sung :................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trường Tiểu học Lê Văn Tám -------- *** ------- GV: Dương Thanh Bỡnh kế hoạch bài dạy Môn : Chính tả Lớp : 2D Ngày : Tháng : Năm 2006 Tuần : 20 Tên bài dạy : Mưa bóng mây I.Mục tiêu dạy học: -Giúp HS : Viết chính xác, trình bày đúng bài Mưa bóng mây. Luyện tập viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn s/x ( iêt/iêc). II.Đồ dùng dạy học : -Bảng lớp , vở III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 ph 15 ph 15 ph 5ph A.Kiểm tra bài cũ : -Gv đọc cho HS viết bảng lớp từhoa sen, cây xoan, con sáo, giọt sương. B.Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài. -Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn nghe, viết. a)Hướng dẫn HS chuẩn bị. -Gv đọc toàn bài chính tả một lựot. -Giúp HS nắm vững nội dung bài chính tả. Gv hỏi : + Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên? + Mưa bóng mây có điểm gì lạ? + Mưa bóng mây có đièu gì làm bạn nhỏ thích thú? - Giúp HS nhận xét: Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? b) Viết bài vào vở. -GV đọc c .Chám, chữa bài. -GV chấm một số bài, nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài tập 2. a) sương hay xương, sa hay xa, sót hay xót b) chiếc hay chiết, tiết hay tiếc, biết haybiếc GV chốt lại bài làm đúng. 4.Củng cố, dặn dò. -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu cả lớp về nhà xem lại bài chính tả. -HS thực hành viết bảng. Lớp nhận xét. - HS theo dõi và trả lời. - HS tìm những chữ có vần ươi, ươt, oang,ay. -HS tập viết bảng con những tiếng mình dễ viết sai Hs viết bài vào vở. -HS xác định yêu cầu, tự làm bài và nêu bài chữa. Bổ sung :................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: