Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần

Toán : 55 - 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9

I. Mục tiêu : Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9. Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.

Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị GV: Hình vẽ bài tập 3, vẽ sẵn trên bảng phụ. HS: Vở, bảng con.

III. Các hoạt động : Làm bài tập Bài 1 (cột 1, 2, 3) Bài 2 (a, b)

 

doc 16 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Caùnh ngoân : : Nöôùc chaûy ñaù moøn
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ 2
Chào cờ
Toán
Âm nhạc
Tập đọc
Tập đọc
Nói chuyện đàu tuần
55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9
Ôn tập bài hát : Chiến sĩ tí hon 
Câu chuyện bó đũa
Câu chuyện bó đũa
Thứ 3
Thể dục
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Trò chơi “vòng tròn”
Câu chuyện bó đũa
65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29 ; 
Nghe – viết : Câu chuyện bó đũa
Thứ 4
Tập đọc
Toán
LTVC
Thủ công
Thể dục
Nhắn tin
Luyện tập
Từ ngữ về tình cảm gia đình Câu kiểu Ai làm gì ?Dấu chấm hỏi
Gấp cắt dán hình tròn (t2)
Trò chơi “Vòng tròn”
Thứ 5
Tập viết
Toán
Mĩ thuật
Chính tả
TNXH
Chữ Hoa M
Bảng trừ
Vẽ trang trí. Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
Tập chép tiếng võng kêu
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Thứ 7
Toán
Đạo đức
Tập làm văn
HĐTT
Luyện tập
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (t1)
Quan sát tranh trả lời câu hỏi. Viết tin nhắn
Thi sáng tác theo chủ đề anh bộ đội của em, viết thư ..
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2011
Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần
Toán : 55 - 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
I. Mục tiêu : Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9. Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị GV: Hình vẽ bài tập 3, vẽ sẵn trên bảng phụ. HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động : Làm bài tập Bài 1 (cột 1, 2, 3) Bài 2 (a, b)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Phép trừ 55 –8
Nêu bài toán: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào?
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính của mình.
Bắt đầu tính từ đâu? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính?
Vậy 55 trừ 8 bằng bao nhiêu?
Yêu cầu HS nhắc lại cách đạt tính và thực hiện phép tính 55 –8.
v Hoạt động 2: Phép tính 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
Tiến hành tương tự như trên để rút ra cách thực hiện các phép trừ 56 –7; 37 – 8; 68 –9. Yêu cầu không được sử dụng que tính.
v Hoạt động 3: Luyện tập- thực hành
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 con tính: 45 – 9; 96 – 9; 87 – 9.
Bài 2:Yêu cầu HS tự làm bài tập.
Tại sao ở ý a lại lấy 27 – 9?
Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và cho điểm HS.
Bài 3:Yêu cầu HS quan sát mẫu và cho biết mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau?
Gọi HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ nhật trong mẫu.
Yêu cầu HS tự vẽ.
4. Củng cố – Dặn dò Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 68 – 9.Tổng kết giờ học.
Chuẩn bị: 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29.
- Hát
- Lắng nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép tính trừ 55 –8 .
 55
 - 8
 47
- Bắt đầu từ hàng đơn vị (từ phải sang trái). 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
- 55 trừ 8 bằng 47.
- HS trả lời. Làm bài vào vở.
- Thực hiện trên bảng lớp.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Tự làm bài.
X + 9 = 27 7 + x = 35 x + 8 = 46 X = 27 –9 x = 35 – 7 x = 46 –8
X = 18 x = 28 x = 38
Vì x là số hạng chưa biết, 9 là số hạng đã biết, 27 là tổng trong phép cộng x + 9 = 27. Muốn tính số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Mẫu có hình tam giác và hình chữ nhật ghép lại với nhau.
Chỉ bài trên bảng.
Tự vẽ, sau đó 2 em ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra nhau.
Âm nhạc : Ôn tập bài hát : Chiến sĩ tí hon
Cô Kim Thu dạy
Tập đọc: Câu chuyện bó đũa
I. Mục dích yêu cầu ; Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài . Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh . Anh chị em phải đoàn kết , thương yêu nhau ( trả lời được các CH 1,2,3,4,5 )
Yêu thích học môn Tiếng Việt.
*(KNS ; BVMT) 
II. Chuẩn bịGV: Một bó đũa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Bông hoa Niềm Vui.
3. Bài mới Qua câu chuyện ông cụ muốn khuyên các con mình điều gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2. Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ khó ở đoạn 1, 2.
a/ Đọc mẫu.
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc thong thả, lời người cha ôn tồn.
b/ Luyện phát âm.
GV tổ chức cho HS luyện phát âm.
Yêu cầu đọc từng câu.
c/ Luyện ngắt giọng.
Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
d/ Đọc cả đoạn, bài.
Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc bài.
KNS Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân
BVMT :
Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
Tổ chức cho các nhóm thi đua đọc bài.
Nhận xét, uốn nắn cách đọc.
g/ Đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- 1 HS khá đọc lại cả bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- 1 số HS đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó, dễ lẫn như đã dự kiến ở phần mục tiêu.
- Nối tiếp nhau theo bàn hoặc theo tổ để đọc từng câu trong bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu 
- Thực hành đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đua đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
Tập đọc Câu chuyện bó đũa (tt)
I. Mục tiêu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài . Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh . Anh chị em phải đoàn kết , thương yêu nhau ( trả lời được các CH 1,2,3,4,5 )
Yêu thích học môn Tiếng Việt.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Câu chuyện bó đũa ( Tiết 1 )
3. Bài mới Câu chuyện bó đũa ( Tiết 2 )
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu đọc bài.
Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?
Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Va chạm có nghĩa là gì?
Người cha đã bảo các con mình làm gì?
Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
1 chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
Người cha muốn khuyên các con điều gì?
v Hoạt động 2: Thi đọc truyện.
Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai hoặc đọc nối tiếp.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Nhắn tin.
- Hát
- HS đọc bài. Bạn nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể.
- Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường hay va chạm với nhau.
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- Người cha bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng cho 1 túi tiền.
- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.
Ông cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc dễ dàng.
1 chiếc đũa so sánh với từng người con. Cả bó đũa được so sánh với 4 người con.
- Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
- Giải nghĩa theo chú giải SGK.
- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
- HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 4
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2011
Thể dục : Trò chơi : vòng tròn
I/Mụctiêu : - Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước , đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V . Làm quen đứng đưa một chân ra trước , hai tay chống hông .Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 
Học trò chơi “Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu. 
II/Địa điểm phương tiện: Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. Chuẩn bị còi, vẽ 3 vòng tròn đồng tâm.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Nội dung và phương pháp dạy học
Hoạt động học
1.Phần mở đầu 
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Đi dắt tay nhau chuyển thành vòng tròn.
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp. 
2.Phần cơ bản 
* Trò chơi “ Vòng tròn”
- GV nêu tên trò chơi và cho HS điểm số theo chu kì 1 -2. Tập nhảy chuyển đội hình dùng kết hợp với tiếng còi như “Chuẩn bị“ sau đó thổi 1 hồi còi đanh gọn để các em nhảy từ vòng tròn giữa thành 2 vòng tròn, rồi lại chuyển từ 2 vòng tròn thành 1 vòng tròn. Tập như vậy từ 5- 6 lần, xen kẽ giữa các lần tập GV sửa động tác sai và hướng dẫn thêm cách nhảy cho HS.
- Tập nhón chân hoặc bước tại chỗ, vỗ tay theo nhịp khi nghe thấy lệnh “Nhảy!” các em nhảy chuyển đội hình tập 6 - 8 lần.
- Tập đi nhún chân, vỗ tay theo nhịp khi có lệnh của giáo viên, nhảy chuyển đội hình. Tập 6 -8 lượt.
- Ôn đi đều: ( 2 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại động tác đi đều do cán sự điều khiển.
3.Phần kết thúc
- Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
- Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
- Giáo viên hệ thống bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- GV giao bài tập về nhà cho học sinh. 
- HS thực hiện 
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Kể chuyện : Câu chuyện bó đũa
I. Mục đích yêu cầu : Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh họa. 1 bó đũa. 1 túi đựng như túi tiền trong truyện. Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện. HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
3. Bài mới Giới thiệu:Câu chuyện bó đũa.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
Treo tranh minh họa, gọi 1 HS nêu yêu cầu 1.
Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh (tranh vẽ cảnh gì?)
Yêu cầu kể trong nhóm.
Yêu cầu kể trước lớp.
Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
v Hoạt động 2: Kể lại nội dung cả câu chuyện.
Yêu cầu HS kể theo vai theo từng tranh. 
Lưu ý: Khi kể nội dung tran ... y ra ?
- Hình 2 : - Nếu em bé ăn thuốc vì tưởng nhầm là kẹo, điều gì sẽ xảy ra ?
- Hình 3 : -Nếu chị phụ nữ lấy nhầm chai thuốc trừ sâu vì tưởng nhầm là chai nước mắm để nấu ăn, điều gì sẽ xảy ra?
- Nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
Bước 3 :- Theo em chúng ta ngộ độc thức ăn do những nguyên nhân nào ?
- Giáo viên rút kết luận .
*Hoạt động 2 : - Phòng tránh ngộ độc.
KNS
-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
* Bước 1 - Yêu cầu quan sát các hình 4 và 5 SGK thảo luận trả lời câu hỏi :
- Người trong hình đang làm gì ? Làm như thế có tác dụng gì ? 
* Bước 2 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả 
*Hoạt động 3 : - Đóng vai .
* Bước 1 : - Giao nhiệm vụ .
* Bước 2 - Yêu cầu các nhóm lên nêu cách xử lí.
 b) Củng cố: -Nhắc nhớ HS vận dụng bài học vào cuộc sống .
 c)Dặn dò: Nhận xét tiết học dặn học bài, xem trước bài mới: Trường học 
Ba em lên bảng nêu các cách giữ gìn vệ sinh nhà ở trước lớp.
- Khi mắc bệnh chúng ta cần uống thuốc.
- Bệnh sẽ thêm nặng, phải đi bác sĩ. Nếu chữa trị không kịp thời thì sẽ chết. 
- Lớp thực hành phân nhóm thảo luận.
- Các nhóm thực hành quan sát và trả lời.
- Bởi vì em bé, bé nhất nhà chưa biết đọc nên không phân biệt được mọi thứ, dễ nhầm 
- Cậu bé sẽ bị đau bụng, ỉa chảy vì ăn phải thức ăn đã ôi thiu.
- Em bé sẽ bị đau bụng, nếu ăn quá nhiều sẽ phải đi bệnh viện.
- Cả nhà chị sẽ bị ngộ độc vì ăn phải loại thức ăn đó .
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo 
-Thức ăn, nước uống bị ôi thiu, Uống nhầm thuốc sâu, dầu hỏa, ăn phải thuốc tây do tưởng nhầm là kẹo ...
- Các nhóm quan sát thảo luận, một vài nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Hình 4: Cậu bé vứt các bắp ngô bị ôi thiu đi, làm như vậy để không ai ăn phải.
- Hình 5. Cô bé đang cất lọ thuốc lên gác cao để em minh không bị nhầm là kẹo.
- Hình 6. Anh thanh niên đang cất riêng thuốc trừ sâu với dầu hỏa và nước mắm .
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm phân vai để lên xử lí.
- Cử đại diện lên đóng vai .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2011
Toán : Luyện tập
I. Mục tiêu : Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn. Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị Bảng phụ, trò chơi.
HS: Bảng con, vở.
III. Các hoạt động : Làm bài tập Bài 1 ; Bài 2 (cột 1, 3) Bài (b) Bài 4
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ HS đọc bảng trừ.
Tính: 5 + 6 – 8 7 + 7 - 9
3. Bài mới Giới thiệu: Luyện tập.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ò ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 2 phép tính.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 35 – 8; 81 – 45; 94 – 36.
Nhận xét cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Củng cố: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ò ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 3: Hỏi: Bài toán yêu cầu tìm gì ?
X là gì trong các ý a, b; là gì trong ý c?
Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ trong phép trừ.
v Hoạt động3: Củng cố: Bài toán về ít hơn .
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ò ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài, nhận dạng bài toán và tự làm bài.
Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
 Tóm tắt
 Thùng to: 45 kg đường
 Thùng bé ít hơn: 6 kg đường
 Thùng bé:  kg đường?
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 100 trừ đi 1 số.
- Hát
- HS đọc. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
Thực hiện đặt tính rồi tính.
Nhận xét bài bạn về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính. (Đúng/sai)
3 HS lần lượt lên bảng trả lời
Tìm x.
x là số hạng trong phép cộng; là số bị trừ trong phép trừ.
HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Bài giải
Thùng bé có là:
45 – 6 = 39 (kg)
 Đáp số: 39 kg đường
Đạo đức Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I. Mục tiêu : Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nêu được những việc cần làm để giữ trường lớp sạch đẹp. Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của học sinh. Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Không đồng tình, ủng hộ với những việc làm ảnh hưởng xấu đến trường lớp.
*(BVMT)
Không yêu cầu học sinh đóng vai theo tiểu phẩm ”Bạn Hùng thật đáng khen”. 
II. Chuẩn bị GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1. HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
3. Bài mới Giới thiệu:Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học.
GV dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường, quan sát lớp học.
Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham quan.
1) Em thấy vườn trường, sân trường mình ntn?
	¨ Sạch, đẹp, thoáng mát
	¨ Bẩn, mất vệ sinh
2) Sau khi quan sát, em thấy lớp em ntn? Ghi lại ý kiến của em.
GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong Phiếu học tập của HS.
v Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp trường sạch đẹp.
*(BVMT)
Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là gớp phần làm môi trường thêm sạch,đẹp, gớp phần BVMT
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy, những việc cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp. Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
v Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trên lớp
Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế của lớp học mà GV cho HS thực hành.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Tiết 2: Thực hành.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS đi tham quan theo hướng dẫn.
- HS làm Phiếu học tập và đại diện cá nhân trình bày ý kiến.
- HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
Hình thức: Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Tập làm văn : Qst, tlch:viết nhắn tin 
I. Mục đích yêu cầu :- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT1) . Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn , đủ ý (BT2)
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh họa bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1. HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể về gia đình của em.
3. Bài mới Trong giờ học Tập làm văn tuần này các em sẽ cùng quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về hình dáng hoạt động của bạn nhỏ được vẽ trong tranh sau đó các em sẽ thực hành viết 1 mẩu tin ngắn cho bố mẹ.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành. 
ò ĐDDH: Tranh, vở bài tập.
Bài 1:Treo tranh minh họa.
Tranh vẽ những gì?
Bạn nhỏ đang làm gì?
Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
Tóc bạn nhỏ ntn?
Bạn nhỏ mặc gì?
Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết tin nhắn.
Ÿ Phương pháp: Thực hành. 
ò ĐDDH: Vở bài tập.
Bài 2:Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Vì sao em phải viết tin nhắn?
Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
Yêu cầu HS viết tin nhắn.
Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bảng và của 1 số em dưới lớp.
Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ.
4. Củng cố – Dặn dò Tổng kết chung về giờ học.Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần thiết.Chuẩn bị: Chia vui, kể về anh chị em. 
- Hát
- HS thực hiện.
- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (3 HS trả lời).
- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu mến, (3 HS trả lời).
- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp./ Bạn buộc tóc thành 2 bím xinh xinh (3 HS trả lời).
- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát mẻ,/ rất dễ thương, (3 HS trả lời).
- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó 1 số em trình bày trước lớp.
- Đọc đề bài.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.
- Trình bày tin nhắn.
Hoạt động tập thể :
Thi sáng tác theo chủ đề anh bộ đội của em, viết thư cho bố anh chị là bộ đội đang đóng quân ở nơi xa nếu có
I/ Mục tiêu ;
Qua tiết sinh hoạt : HS tổng kết được các hoạt động trong tuần nêu ra những ưu khuyết điểm chính để tìm giải pháp thích hợp.Biết sáng tác một bài thơ, một bài hát một bài hát về chủ đề anh bộ đội của em.biết viết thư cho bố, anh, chị là bộ đội đang đóng quân ở nơi xa.
II/ Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện :
Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra. Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần. Xếp loại thi đua của tổ. GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Sinh hoạt chủ đề : 
Tổ chức cho các em thi sáng tác theo chủ đề anh bộ đội của em. Sau đó các em trình bày sáng tác của mình. Cuối cùng GV tìm hiểu xem một số em có bố mẹ, anh, chị là bộ đội. Hướng dẫn các em viết thư thăm hỏi nhân ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Tiếp tục củng cố các hoạt động : Truy bài đầu giờ, tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân và phòng học. Ôn tập tốt để chuẩn bị thi kiểm tra cuối học kì I.
3/ Củng cố chủ đề :
 GV nhận xét tổng kết đánh giá toàn bộ tiết dạy. Chuẩn bị chủ đề hôm sau trao đổi ý kiến thế nào là một đội viên hay một nhi đồng dũng cảm. Tuyên dương khen thưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_14_nam_2011_nguyen_thi_kim_ngan.doc