Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Toán Luyện tập

I. Mục tiêu : Thuộc bảng 11 trừ đi một số. Thực hiện được phép trừ dạng 51 – 15. Biết tìm số hạng của một tổng. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5

 Tính toán nhanh, chính xác.

II. Chuẩn bị : GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. HS: Vở bài tập.

III. Các hoạt động : Làm bài tập bài 1 bài 2 (cột 1,2) bài 3(a, b) bài 4

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Caùch ngoân : Chim khôn kêu tiếng rảnh rang 
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ hai
Chào cờ
Toán
Âm nhạc
Tập đọc
Tập đọc
Nói chuyên đầu tuần
Luyện tập
Học hát bài Cộc cách tùng chen 
Bà cháu
Bà cháu
Thứ ba
Thể dục
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Trò chơi “Bỏ khăn” Ôn bài thể dục
Bà cháu
12 trừ đi một số : 12 - 8
Tập chép : Bà cháu
Thứ tư
Tập đọc
Toán
LTVC
Thủ công
Thể dục
Cây xoài của ông em
32 - 8
Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà.
Ôn tập chủ đề gấp hình 
Trò chơi “Bỏ khăn” Ôn bài thể dục
Thứ sáu
Tập viết
Toán
Mĩ thuật
Chính tả
TNXH
Chữ hoa I
52 - 28
Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu
Nghe – Viết : Cây xoài của ông em
Gia đình
Thứ bảy
Toán
Đạo đức
Tập làm văn
HĐTT
ATGT
Luyện tập
Ôn tập thực hành kỹ năng giữa học kỳ I 
Chia buồn, an ủi
Chúc mừng thầy cô dạy lớp trước
Ngồi an toàn trên xe đạp xe máy
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần
Toán Luyện tập
I. Mục tiêu : Thuộc bảng 11 trừ đi một số. Thực hiện được phép trừ dạng 51 – 15. Biết tìm số hạng của một tổng. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5 
 Tính toán nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị : GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động : Làm bài tập bài 1 bài 2 (cột 1,2) bài 3(a, b) bài 4
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
 81 và 44 51 và 25 91 và 9
3. Bài mới GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
Khi đặt tính phải chú ý điều gì? 
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 71 – 9; 51 – 35; 29 + 6
Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài. 
v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.
Bài 4: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt 
Bán đi nghĩa là thế nào? 
Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì?
Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa. 
4. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị: 12 - 8
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bài hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính
- Đặt tính rồi tính 
- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục 
- Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính 
- 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét 
- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia 
- Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi. 
- Thực hiện phép tính: 51 – 26. 
 Bài giải 
	Số kilôgam táo còn lại là: 
	51 – 26 = 25 ( kg) 
	 Đáp số: 25 kg 
Âm nhạc : Học hát : Bài Cộc cách tùng cheng
Cô Kim Thu dạy
Tập đọc : Bà cháu
I. Mục tiêu : - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng . Hiểu ND : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc , châu báu . ( trả lời được các CH 1,2,3,4,5,)
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
*(KNS; BVMT)
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Bé Việt đã làm gì để giúp và an ủi ông? Tìm những câu thơ cho thấy nhờ bé Việt mà ông hết đau. Chân ông đau như thế nào? 
3. Bài mới Tình cảm con người thật kì lạ. Tuy sống trong nghèo nàn mà ba bà cháu vẫn sung sướng. Câu chuyện ra sao chúng mình cùng học bài tập đọc Bà cháu để biết điều đó. 
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1 , 2
Đọc mẫu 
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng của các nhân vật.
Yêu cầu 1 HS khá đọc đoạn 1, 2 
Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn 
Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng 
Luyện đọc câu dài, khó ngắt 
Dùng bảng phụ để giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và nhấn giọng. 
Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh 
Yêu cầu HS đọc từng câu. 
Đọc cả đoạn 
Yêu cầu HS đọc theo đoạn 
Thi đọc 
Nhận xét, cho điểm 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2
(KNS) -Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân, Thể hiện sự cảm thông, -Giải quyết vấn đề
(BVMT) - GD tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà. 
ò ĐDDH: SGK, bảng cài: từ, câu khó.
Gia đình em bé có những ai? 
Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao? 
Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào?
Cô tiên cho hai anh em vật gì? 
Cô tiên dặn hai anh em điều gì? 
Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh?
Cây đào này có gì đặc biệt?
GV chuyển ý: Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì? Cuộc sống của hai anh em ra sao? Chúng ta cùng học tiếp. 
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- 2 HS mỗi HS đọc 2 khổ thơ và trả lời các câu hỏi 
Quan sát và trả lời câu hỏi. 
- Làng quê 
- Rất sung sướng và hạnh phúc
- HS theo dõi SGK, đọc thầm theo, sau đó HS đọc phần chú giải. 
- Đọc, HS theo dõi 
 - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng.
 - Luyện đọc các câu: 
+ Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm ./ 
+ Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc./ 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. 
- Bà và hai anh em 
- Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau. 
- Rất đầm ấm và hạnh phúc. 
- Một hạt đào 
- Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng 
- Vừa gieo xuống, hạt đào nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái. 
- Kết toàn trái vàng, trái bạc. 
Tập đọc Bà cháu (tt)
I/Mục tiêu : - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng . Hiểu ND : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc , châu báu . ( trả lời được các CH 1,2,3,4,5,)
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Bà cháu. Tiết 1
3. Bài mới Tiết 2.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3, 4
Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu 
Đọc từng câu 
Đọc cả đoạn trước lớp 
- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu khó ngắt giọng 
- Yêu cầu học sinh đọc cả đoạn trước lớp. 
Đọc cả đoạn trong nhóm 
Thi đọc giữa các nhóm 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3, 4
- Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?
- Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có? 
- Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui? 
- Hai anh em xin bà tiên điều gì? 
- Hai anh em cần gì và không cần gì? 
- Câu chuyện kết thúc ra sao? 
- Giáo dục tình bà cháu.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài.Chuẩn bị: Cây xoài của ông em.
- Hát
- 2 HS đọc bài.
- Theo dõi, đọc thầm 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý luyện đọc các từ: màu nhiệm, ruộng vườn. 
- Luyện đọc câu: 
Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng,/ 
- 3 đến 5 HS đọc
- HS đọc.
- Thi đua đọc.
HS khá , giỏi trả lời được CH 4
- Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. 
- Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn 
- Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. 
- Xin cho bà sống lại.
- Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có 
- Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu, còn ruộng vườn, lâu đài, nhà của thì biến mất. 
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
Thể dục : Trò chơi "Bỏ khăn" – Ôn bài thể dục
I/Mục tiêu : Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.Tạo cho các em tính nhanh nhẹn và đoàn kết
II/Địa điểm phương tiện :
1. Địa điểm : Sân thể dục vệ sinh sạch sẽ.
2. Phương tiện : Còi, kẻ sân
III/Nội dung 
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp,phổ biến nội dung bài học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay , hát
- Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc,
- Đi thường theo vòng tròn, khởi động các khớp
- Chơi trò chơi "Có chúng em" 
- Kiểm tra bài cũ
2. Phần cơ bản
- Ôn điểm số 1 -2 , 1 -2 theo đội hình hàng dọc,ngang,
 vòng tròn
+ Chia tổ tập luyện
- Ôn bài thể dục phát triển chung
+ Chia tổ tập luyện
+ GV sửa sai cho HS
+ Thi đua giữa các tổ
- Chơi trò chơi "Nhanh lên bạn ơi"
+ GV nêu tên và luật chơi
+ Chia đội chơi
3. Phần kết thúc
- HS cúi người thả lỏng
- Củng cố bài học
- Nhận xét, giao bài về nhà
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O (1)
 O
 O 
 O
 O O O O O O O O (3)
 (2)
 O O
 O O 
 O O
 O O
 O O
 O O
 O O 
 O O 
 O O
Kể chuyện Bà cháu
Mục tiêu : - Dựa theo tranh , kể lại được từng đoạn câu chuyện bà cháu .
Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy - Học : Tranh minh họa nội dung câu chuyện trong SGK Viết sẵn dưới mỗi bức tranh lời gợi ý. 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. 
3. Bài mới Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại nội dung câu chuyện Bà cháu
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý 
Tiến hành theo các bước đã hướng dẫn ở tuần 1
Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng. 
Tranh 1 : Trong tranh vẽ những nhân vật nào? 
Bức tranh vẽ ngôi nhà trông như thế nào? 
Cuộc sống của ba bà cháu ra sao? 
Ai đưa cho hai anh em hột đào? 
Cô tiên dặn hai anh em điều gì? 
Tranh 2 Hai anh em đang làm gì? 
Bên cạnh mộ có gì lạ? 
Cây đào có đặc điểm gì kì lạ? 
Tranh 3 Cuộc sống của hai anh em ra sao sau khi bà mất? 
Vì sao vậy? 
Tranh 4 Hai anh em lại xin cô tiên điều gì? 
Điều kì lạ gì đã đến? 
v Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
Kể lại toàn bộ câu chuyện 
Yêu cầu HS kể nối tiếp 
Gọi HS nhận xét. 
Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện. 
Cho điểm từng HS
4. Củng cố – Dặn dò Khi kể chuyện ta phải chú ý điều gì? 
Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà kể cho cha mẹ hoặc người thân nghe.Chuẩn bị: Sự  ... m bài: Chẳng hạn:
x + 18 = 52
 x = 52 – 18
 x = 34
- x bằng 52 –18 vì x bằng số hạn chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạn đã biết (18).
	Tóm tắt
Gà và thỏ	: 42 con
Thỏ	: 18 con
Gà	: . . .con?
	Bài giải
 Số con gà có là:
 42 –18 = 24 (con)
 Đáp số: 24 con 
Đạo đức : Ôn tập thực hành kỹ năng giữa học kỳ I
I/Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về 5 chuẩn mực đạo đức đã học từ tuần 1.Có kỹ năng học tập, sinh hoạt đúng giờ. Biết nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. Biết sống gọn gàng ngăn nắp. Có ý thức chăm chỉ học tập. Có thái độ, ý thức tự giác học tập.
*(KNS)
II/Đồ dùng dạy học: Phiếu thảo luận, vở bài tập.
Phương pháp : Quan sát, sắm vai, thảo luận, hỏi đáp, thực hành luyện tập
III/Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chăm chỉ học tập?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. GT bài: Ghi đầu bài:
b. Nội dung: 
(KNS) -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè
- YC học sinh lên bốc thăm câu hỏi.
- YC trả lời câu hỏi mình bốc được.
Tại sao cần phải học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì.
Gọn gàng ngăn nắp có tác dụng gì.
Tại sao chúng ta lại phải chăm làm việc nhà.
 Chăm chỉ học tập có lợi gì.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Hát
- Cố gắng hoàn thành các bài tập được giao, không bỏ học, trốn học. Cần hăng hái phát biểu ý kiến, chú ý nghe giảng, thực hiện giờ nào việc nấy.
- Nhắc lại.
- Từng học sinh lên bốc thăm.
- Suy nghĩ trả lời.
- Học tập sinh hoạt đúng giờ đạt kết quả tốt hơn và đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.
- Nhận lỗi và sửa lỗi giúp ta mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Còn thể hiện mình đã dũng cảm.
- Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp khi cần sử dụng không mất công tìm kiếm lâu.
- Chăm làm việc nhà để giúp ông bà, cha mẹ là thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm đối với ông bà, cha mẹ.
- Giúp cho học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô bạn bè yêu mến, bố mẹ vui lòng. Thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em.
Tập làm văn : Chia buồn , an ủi 
I. Mục tiêu : - Biết nói lời chia buồn , an ủi đơn giản với ông , bà trong những tình huống cụ thể . Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão ( BT3 )
*(KNS)
II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh họa trong SGK HS: một tờ giấy nhỏ để viết. 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Kể ngắn theo tranh. Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10. Nhận xét, cho điểm từng HS 
3. Bài mới Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay dạy các em biết nói lời an ủi với ông, bà hay những người già xung quanh mình. 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
(KNS) -Thể hiện sự cảm thông 
-Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
-Tự nhận thức bản thân
Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói. 
Bài 2: Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? 
Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? 
Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? 
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 3 Phát giấy cho HS 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm 
Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS 
Gọi HS đọc bài làm của mình 
Nhận xét bài làm của HS 
Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. 
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa. Chuẩn bị: Gọi điện 
- Hát
- 3 đến 5 HS đọc bài làm. 
- Đọc yêu cầu 
- Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./ Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. 
- Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. 
- Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. 
- Ông bị vỡ kính 
- Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! 
- Nhận giấy 
- Đọc yêu cầu và tự làm 
- 3 đến 5 HS đọc bài làm
Hoạt động tập thể :
Chúc mừng thầy cô dạy lớp trước chúc mừng thầy cô đang dạy chúc mừng thầy hiệu trưởng, thầy hiệu phó
I/ Mục tiêu :
Qua tiết sinh hoạt HS :
Tổng kết được các hoạt động trong tuần qua nêu lên những ưu điểm chính cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.
Chúc mừng thầy cô dạy lớp trước chúc mừng thầy cô đang dạy chúc mừng thầy hiệu trưởng, thầy hiệu phó nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
II/ Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện :
Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua.
Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. 
Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra.
Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần.
Xếp loại thi đua của tổ.
GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Sinh hoạt chủ đề :
cả lớp thảo luận chủ đề thi đua học tập chăm ngoan làm nhiều việc tốt chúc mưng các thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam
Gv cho HS thảo luận chủ đề thi đua học tập chăm ngon, làm nhiều việc tốt mừng các thầy cô giáo các em học tập đạt nhiều điểm 10, học bài và chuẩn bị bài tốt khi đến lớp
HS hát cá nhân và tập thể thi đua giữa các nhóm
Công tác tuần đến :
tiếp tục củng cố các nền nếp : Truy bài, thể dục, nề nếp ra vào lớp
củng cố các nền nếp sinh hoạt đội
Nhắc nhở HS trong những ngày mưa lũ ở miền trung.
Thường xuyên kiểm tra vở HS tăng cường công tác chủ nhiệm.
3/ Củng cố chủ đề :
GV nhận xét củng cố, đánh giá toàn bộ tiết sinh hoạt 
Chuẩn bị hôm sau tập một bài hát mới.
An toàn giao thông : bài 6 ngồi an toàn trên xe đạp xe máy
 I/Mục tiêu 
1 .Kiến thức :
ª Học sinh biết : - Những quy định đối với người ngồi trên xe đạp và trên xe máy . Môtả được những động tác khi lên , xuống và ngồi trên xe đạp , xe máy .
2.Kĩ năng : -Biết thể hiện thành thạo các động tác khi lên xuống xe đạp , xe máy . Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm .
3.Thái độ :-Thực hiện đúng động tác và những qui định khi ngồi trên xe . Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy . 
II/ Nội dung an toàn giao thông : 
- Đội mũ bảo hiểm , cài khoá dâu mũ và kiểm tra lại xem đội mũ đúng chưa .Khi lên xuống xe quan sát xung quanh . Ngồi đằng sau người lái ( Không được ngồi đằng trước hay ngồi lên tay lái) . Hai tay bám chắc vào người lái xe . Không đung đưa chân , không cầm ô , không vẫy gọi người khác khi ngồi trên xe . Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn .
III/ Chuẩn bị : - 2 Tranh 1, 2 và trong SGK . Mũ bảo hiểm - Phiếu học tập ghi rõ các tình huống cho hoạt động 3 .
IV/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A ) Hoạt động 1: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hãy kể tên một số phương tiện cơ giới mà em biết ?
-Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện nào ? 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về 
 “Ngồi an toàn trên xe đạp xe máy “.
b)Hoạt động 2 : - Nhận biết hành vi đúng / sai khi ngồi trên xe đạp , xe máy.
a/ Mục tiêu : HS biết được những hành vi đúng sai khi ngồi trên xe đạp , xe máy . 
b / Tiến hành : 
- Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm một hình vẽ . Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ nhận xét những hành động đúng / sai của người trong hình vẽ .
- Khi lên , xuống xe đạp , xe máy em thường lên xuống bên nào ? 
- Khi ngồi trên xe máy em thường ngồi trước hay ngồi sau người lái ? Vì sao ?
- Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe đạp xe máy ta cần chú ý điều gì ?
- Khi đi xe máy tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm
- Đội mũ bảo hiểm như thếnào là đúng ?
- GV hướng dẫn HS cách đội và cài chặt khoá .
- Khi đi xe máy quần áo giày dép phải như thế nào ? 
 Hoạt động 3: -Thực hành và trò chơi 
a/ Mục tiêu : - Biết thực hiện hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp , xe máy .
a/ Tiến hành : 
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm . Phát cho mỗi nhóm một tình huống yêu cầu thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống .
*TH1 : -Em được bố đèo đến trường bằng xe máy . Em hãy thể hiện đúng động tác khi em lên ,xuống xe ?
* TH2 : - Em được mẹ đèo bằng xe đạp đến trường nhưng khi đi trên đường em gặp một bạn được bố chở đi bằng xe máy bạn gọi em đi nhanh để đến trường cùng chơi . Em thể hiện thái độ và động tác như thế nào ? 
 d)củng cố –Dặn dò :
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Yêu cầu nêu lại các quy định khi ngồi trên xe đạp , xe máy .
-Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế .
- 3 em lên bảng trả lời .
- HS1 : - Kể tên các phương tiện cơ giới 
-HS 2 nêu phương tiện hàng nagỳ em đến trường và những điều cần chú ý để đảm bảo an toàn . 
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
-Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên .
- Quan sát tranh trả lời về mỗi hành vi trong tranh như thế là đúng hay sai .
- Lên bên trái vì thuận chiều với người đi xe 
- Ta phải ngồi phía sau vì ngồi trước sẽ làm khuất tầm nhìn của người lái xe .
- Bám chặt vào người ngồi phía trước hoặc bám vào yên xe . Không bỏ hai tay ra , không đung đưa hai chân , khi xe dừng hẳn mới xuống xe .
- Khi bị TNGT mũ sẽ bảo vệ đầu là nơi cơ quan quan trọng nhất của con người .
- Mặc áo quần gọn gàng mang giày dép phải có quai hậu để không bị rơi .
- Các nhóm thảo luận sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện leổntình bày cách giải quyết 
- HS lấy ghế băng ra để giả định động tác lên , xuống xe và ngồi trên xe đúng động tác 
-HS thể hiện động tác không được vẫy tay lại hoặc là vung chân để giục mẹ đi nhanh 
- Lớp nhận xét bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
-Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_11_nam_2011_nguyen_thi_kim_ngan.doc