1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ : Bé Hoa
Gọi 1 HS đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi:
- Em Nụ đáng yêu như thế nào ?
Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Hoa đã làm gì để giúp bố mẹ ?
GV nhận xét ghi điểm
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc từng câu:
Luyện đọc tiếng khó.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 16 Từ ngày : 28 / 11/ 2011 Đến ngày: 02/ 12 / 2011 THỨ TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 2/ 28 /11 1 2 3 4 5 HĐTT Tập đọc Tập đọc Toán Đạo đức Chào cờ đầu tuần Con chó nhà hàng xóm “ Ngày, giờ Giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng (tiết 1 ) 3 / 29 /11 1 2 4 5 Thể dục Kể chuyện Chính tả Toán Trò chơi : “Vòng tròn và Nhóm ba, nhóm bảy” Con chó nhà hàng xóm (Tập chép) Con chó nhà hàng xóm Thực hành xem đồng hồ 4 / 30 /11 1 2 3 Tập đọc Toán Tập viết Thời gian biểu Ngày, tháng Chữ hoa O 5/ 01/ 12 3 4 5 LTVC TNXH Thủ công Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào ? Từ ngữ về vật nuôi Các thành viên trong nhà trường Gấp, cắt, dán BBGT chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều (T.2) 6 / 02 /12 1 2 3 4 Chính tả Toán Tập làm văn HĐTT (Nghe viết ) Trâu ơi! Luyện tập chung Khen ngợi. Kể ngắn về con vật . Lập thời gian biểu Sinh hoạt lớp Thứ hai, 28 / 11 / 2011 Hoạt động tập thể: Sinh hoạt đầu tuần 16 I/ Chào cờ: - HS tập trung chào cờ. - Đội cờ đỏ nhận xét kết quả thi đua của các lớp - GV trực tuần nhận xét. - Đại diện BGH nhà trường nhắc nhở HS. II/ Sinh hoạt lớp: - HS tập hợp theo lớp, sinh hoạt tập thể : + Nhắc lại tên Sao. + Tập hát múa theo các anh chị PTS. Tập đọc: Con chó nhà hàng xóm I/ Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa từ mới: tung tăng, mắt cá chân, bó bột , bất động. - Hiểu nội dung bài:Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. 3. GDHS biết yêu quý và chăm sóc vật nuôi trong gia đình. II/ PP/ KTDH: Thảo luận nhóm. Đàm thoại. III/ Chuẩn bị: GV :Tranh minh hoạ bài đọc SGK , bảng phụ. HS : SGK, đọc trước bài. IV/ Các hoạt động dạy và học: TG Giáo viên HS 1’ 4’ 1’ 34’ 18’ 18’ 4’ Tiết 1: 1/ Ổn định tổ chức : 2/ Kiểm tra bài cũ : Bé Hoa Gọi 1 HS đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi: - Em Nụ đáng yêu như thế nào ? Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: - Hoa đã làm gì để giúp bố mẹ ? GV nhận xét ghi điểm 3/ Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Luyện đọc: - GV đọc mẫu. - Luyện đọc từng câu: Luyện đọc tiếng khó. -Đọc từng đoạn trong nhóm. + Luyện đọc câu văn dài. + Giải nghĩa từ :tung tăng, mắc cá chân, bó bột, bất động. -Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. -Đọc đồng thanh. c) Tìm hiểu bài: - Gọi 1 HS đọc đoạn 1: + Bạn của Bé ở nhà là ai? (tranh) + Bé và Cún bông chơi đùa với nhau như thế nào ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2: + Vì sao Bé bị thương ? + Khi Bé bị thương , Cún đã giúp Bé như thế nào ? - Đoạn 3 + Những ai đến thăm Bé ? + Vì sao Bé vẫn buồn ? - Gọi 1 HS đọc đoạn 4: + Cún đã làm cho Bé vui như thế nào ? - Đoạn 5: + Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai ? - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài , thảo luận câu hỏi: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? GV: Câu chuyện nói lên sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. 4)Luyên đọïc lại: - Gọi 2, 3 nhóm thi đọc nối tiếp. - Gọi 2 nhóm thi đọc theo vai. - GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay , cá nhân đọc hay. 5) Củng cố, dặn dò: - Yêu càu HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh đọc tốt , chuẩn bị bài sau Thời khoá biểu. - HS hát -1 HS đọc đoạn 1 , trả lời: Em Nụ môi đỏ hồng,mắt đen láy -1HS đọc đoạn 2, trả lời: Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ. -HS lắng nghe. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS đọc từ khó: mắc cá chân, bất động, vuốt ve, Cún , vẫy đuôi, . . . -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm. - HS luyện đọc một số câu sau: * Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.// + Cún mang cho Bé /khi thì tờ báo hay cái bút chì, / khi thì con búp bê // -HS đọc chú giải -HS đọc từng đoạn trong nhóm. -HS thi đọc giữa các nhóm. -HS đọc đồng thanh đoạn 4. -1 HS đọc đoạn 1 + Cún bông- con chó bác hàng xóm. + Nhảy nhót tung tăng khắp vườn . - HS đọc thầm đoạn 2 + Vì Bé mãi chạy theo Cún và đã vấp phải 1 khúc gỗ nên bị ngã và bị thương. + Cún nhìn Bé rồi chạy đi tìm người giúp. HS đọc thầm: + Bạn bè thay nhau đến thăm Bé, kể chuyện tặng quà cho Bé. + Vì bé nhớ Cún Bông. -1 HS đọc đoạn 4 + Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê. - 1HS đọc. + Là nhờ Cún -HS đọc toàn bài. HS trao đổi cặp đôi: VD: + Tình bạn giữa bé và Cún bông đã giúp Bé mau lành bệnh. / Cún bông mang lại niềm vui cho Bé, giúp Bé mau lành bệnh ./ Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em. - HS nhắc lại. - Các nhóm thi đọc - Cả lớp lắng nghe bình chọn nhóm đọc hay, cá nhân đọc hay. Rút kinh nghiệm : Toán: Ngày, giờ I/ Mục tiêu : Giúp HS: - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ , biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày ; bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. - Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng trưa, chiều, tối, đêm) và đọc đúng giờ trên đồng hồ. - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. II/ Chuẩn bị: - GV: Mặt đồng hồ (có kim ngắn, kim dài) - HS: Mô hình mặt đồng hồ, đồng hồ điện tử (nếu có). III/ Các hoạt động và dạy học: TG Giáo viên Học sinh 5’ 1’ 10’ 20’ 4’ 1/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. 61 – 19 94 – 57 - Gọi 1 HS lên bảng làm toán: Chị 12 tuổi. Em kém chị 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi? - GV nhạân xét ghi điểm 2/ Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn và thảo luận cùng HS về nhịp sống tự nhiên hằng ngày. - Bây giờ là ban ngày hay ban đêm ? Vì sao em biết? Một ngày bao giờ cũng có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm Ban ngày có buổi sáng, trưa, chiều, ban ngày là lúc ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm (buổi tối) ta không nhìn thấy mặt trời. - GV quay kim đồng hồ. Hỏi :- Lúc 5 giờ sáng em làm gì? -Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì? -Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì ? -Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ? -Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ? -GV nêu :1 ngày có 24 giờ:1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - GV treo bảng phụ gọi HS đọc . GV hỏi HS để củng cố thêm kiến thức: - 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? GV quay kim đồng hồ chỉ 14 giờ. - 23 giờ còn gọi là mấy giờ ? - Phim truyền hình chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ ? c. Thực hành: Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. -Trước hết đọc số giờ vẽ trên mặt đồng hồ, đối chiếu với hoạt động cụ thể được mô tả qua tranh vẽ rồi nêu số thích hợp vào chỗ chấm. - Em tập thể dục vào lúc mấy giờ sáng ? - Mẹ em đi làm về lúc mấy giờ trưa? - Em chơi bóng lúc mấy giờ chiều ? Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề - Yêu cầu HS quan sát tranh, hiểu được sự vật và thời gian nêu trong tranh. -Các bạn nhỏ đến trường lúc mấy giờ ? - Em chọn đồng hồ nào ? Tương tự HS làm đến hết bài Bài 3 : Gọi 1 HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK 2 mô hình đồng hồ đọc số giờ chỉ trên đồng hồ và đọc câu mẫu :15 giờ hay 3 giờ chiều . - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 3/ Củng cố, dặn dò: - 1 ngày có bao nhiêu giờ ? - 1 ngày bắt đầu mấy giờ kết thúc mấy giờ ? - Buổi sáng từ lúc mấy giờ đến mấy giờ ? - GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: Thực hành xem đồng hồ - 2 HS lên bảng , lớp làm bảng con: -1 HS lên bảng trình bày bài giải. - Ban ngày, vì ban ngày có mặt trời. -HS lắng nghe -HS quan sát đồng hồ trả lời: - Em đang ngủ - Em đang ăn cơm trưa - Em đang học bài ở nhà - Em đang xem ti vi - Em đang ngủ - 2-3 HS nhắc lại. -HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày và đọc đúng tên các giờ trong ngày. - Là 14 giờ - Là11 giờ đêm. - 6 giờ chiều -HS quan sát hình vẽ trong SGK đọc bài. - HS trả lời miệng: -6 giờ sáng -12 giờ trưa - Lúc 5 giờ chiều - Tương tự HS trả lời các câu còn lại. - HS đọc đề bài - HS suy nghĩ , trả lời : - 7 giờ - Chọn đồng hồ C -Viết tiếp vào chỗ chấm theo mẫu. -HS quan sát hình vẽ đọc giờ. -HS làm bài vào vở -24 giờ -Từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau . - 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng . Rút kinh nghiệm: ... Đạo đức: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng(tiết 1) I/ Mục tiêu : - HS hiểu + Vì sao giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng ? + Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi cộng cộng? - HS biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng. * GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch đẹp, văn minh, góp phần BVMT (toàn phần). II/ PP/ KTDH: Thảo luận nhóm. Đóng vai. III/ Chuẩn bị: - GV :Tranh ảnh SGK cho hoạt động 1. - HS :Vở bài ta ... à ngày nào ? Bài 3 : Quay kim trên mặt đồng hồ chỉ 8 giờ , 2 giờ chiều . - Gọi 1 HS lên bảng , cả lớp lấy mô hình đồng hồ quay. 3/ Củng cố: - 1 ngày có bao nhiêu giờ? - Tháng tư có bao nhiêu ngày? Tháng năm có bao nhiêu ngày? 4/ Nhâïn xét – Dặn dò: -Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập phép cộng và phép trừ ” -1 HS trả lời + 31 ngày + thứ năm. + 4 ngày chủ nhật -1 HS đọc số giờ chỉ trên đồng hồ. -HS đọc đề -HS thảo luận cặp đôi -HS sắp xếp từng công việc ứng với thời gian ghi trên đồng hồ. + Đồng hồ D ( câu a) + Đồng hồ B (câu d) + Đồng hồ C (câu c) + Đồng hồ D (câu b) -1HS nêu -1HS lên bảng điền. -1 HS đọc -Tháng 5 có 31 ngày. -Thứ ba -Ngày 5, 12, 19, 26 . -Ngày 5 tháng 5 -19 tháng 5 -Thứ bảy -Ngày sinh của Bác Hồ. -Có 4 ngày thứ hai :7, 14, 21, 28 . - HS lấy mô hình đồng hồ quay. -HS chơi trò chơi Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu I/ Mục tiêu : -Rèn kĩ năng nói :Biết nói lời khen ngợi . Biết kể về một con vật nuôi. -Rèn kĩ năng viết :Biết lập thời gian biểu 1 buổi trong ngày. II/ PP/ KTDH: Giao nhiệm vụ. Thảo luận nhóm. III/ Chuẩn bị : - GV :Hình vẽ trong SGK - HS : Vở bài tập, SGK. IV/ Các hoạt động dạy và học: TG GV HS 1’ 4’ 1’ 32’ 2’ 1’ 1/ Ổn định tổ chức : 2/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc đoạn văn viết về anh chị em. - GV nhận xét và ghi điểm 3/ Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em tập nói lời khen ngợi . Kể về con vật và lập thời gian biểu trong 1 ngày. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài1 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS đọc câu mẫu. - Yêu cầu HS làm bài vào BT. - Gọi HS phát biểu: a) Chú Tường rất khoẻ . b) Lớp mình hôm nay rất sạch. c) Bạn Nam là HS giỏi . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV treo tranh . Yêu cầu HS chọn 1 con vật nuôi để kể . -Gọi 1 HS khá giỏi kể mẫu. - Yêu cầu HS kể theo cặp đôi. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau tập kể . Bài 3 : Lập thời gian biểu -Yêu cầu HS đọc thời gian biểu của bạn Phương Thảo và và dựa vào đó lập thời gian biểu cho em. -Yêu cầu HS làm bài vào vở, đọc bài làm. - GV thu vở chấm điểm 4/ Củng cố: - GDHS thực hiện theo thời gian biểu đã lập 5/ Nhận xét – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau “Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu ”. -Hát -2 HS đọc bài tập 3 tuần 15. -Từ mỗi câu đặt 1 câu mới tỏ ý khen. -HS đọc câu mẫu. -HS làm bài vào vở BT , phát biểu: + Chú Tường mới khoẻ làm sao! Chú Tường khoẻ quá! + Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao ! Lớp mình hôm nay sạch quá! + Bạn Nam học mới giỏi làm sao! Bạn Nam học giỏi quá. -Kể về con vật nuôi. -HS quan sát tranh, chọn 1 con vật kể khoảng 3- 5 câu. -1 HS khá giỏi kể mẫu. - Kể theo cặp. -HS nối tiếp nhau tập kể. Ví dụ : Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và xinh. Bộ lông nó màu trắng , mắt nó tròn và xanh biếc. Nó đang rình bắt chuột.Khi em ngủ nó thường nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu . -HS đọc thời gian biểu của bạn Phương Thảo và và dựa vào đó lập thời gian biểu cho mình -HS làm bài vào vở, đọc bài viết. Rút kinh nghiệm: Thể dục: Bài 32 Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi và vòng tròn” I/ Mục tiêu: -Ôn hai trò chơi “Nhanh lên bạn ơi’” và “Vòng tròn” Yêu cầu HS tham gia chơi tương đối chủ động. II/ Sân bãi, dụng cụ: - Sân bãi:Trên sân trường,vệ sinh nơi tập. - Dụng cụ: chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân chơi. III/ Tiến trình thực hiện: Phần nội dung ĐLVĐ Yêu cầu chỉ dẫn kĩ thuật Biện pháp tổ chức lớp tg sl A. Phần mở đầu Ổn định tổ chức Khởi động K T bài cũ B.Phần cơ bản Ôn trò chơi Ôn trò chơi C. Phần kết thúc 1. Thả lỏng 2. Củng cố 3. Nhận xét 4. BT về nhà 5. Xuống lớp 6-8’ 22-24’ 3-4’ 2-3 3-4 - Cán sự tập hợp lớp, báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu giờ học. Chung: Đứng vỗ tay và hát -Chuyên môn: ôn các động tác :tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục. - KT 2 động tác bất kì của bài thể dục. - TC:“Nhanh lên bạn ơi!” GV nhắc lại cách chơi(có thể cho một nhóm chơi thử để nhắc lại cách chơi). Lần 1: Chơi thử Lần 2,3: Chơi chính thức có phân thắng thua. - TC: “Vòng tròn” GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. HS chơi kết hợp đọc lại vần điệu. Lúc đầu GV điều khiển, sau đó cán sự điều khiển. - Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng. - Hôm nay ôn 2 trò chơi “Nhanh lên bạn ơi và vòng tròn” Ôn nội dung trò chơi, ôn bài thể dục. GV: “giải tán!”, HS: “Khỏe” x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x vòng tròn (hình vuông, hàng dọc, hình tam giác) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Rút kinh nghiệm: Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp tuần 16 I/ Mục tiêu : - GV tổng kết tuần 16 và đề ra phương hướng tuần 17. - Hát 1 số bài hát em đã học. - Chơi trò chơi mà em thích. II/ Lên lớp : a) Tổng kết tuần 16: + Từng tổ trưởng nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình . + Lớp trưởng nhận xét tình hình chung của lớp. + GV đánh giá – xếp loại: - Truy bài 15’ đầu buổi tốt. - GV khen những HS học tốt, phát biểu ý kiến xây dựng bài như em: Nhật, Thùy Trâm, Trúc, Ly, ... - Đánh giá xếp loại thi đua của các tổ: Tổ 1 : Tổ 2 : Tổ 3 : b) Kế hoạch tuần 17: - Tiếp tục thực hiện truy bài 15’ đầu buổi. - Trực nhật sạch sẽ. - Thi đua học tập tốt , ôn tập thật kĩ để chuẩn bị thi KTCKI và KT lớp TT lần 1 đạt kết quả tốt. - Tiếp tục phụ đạo HS yếu. - Chuẩn bị để Bộ GD về khảo sát chất lượng. Kể chuyện: Con chó nhà hàng xóm I/ Mục tiêu : 1. Rèn HS kĩ năng nói : - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt , thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật và nội dung chuyện. 2. Rèn HS kĩ năng nghe: - Có khả năng theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp lời bạn. 3. HS biết yêu mến vật nuôi trong nhà và xem chúng như người bạn. II/ Chuẩn bị : - GV: Tranh minh hoạ như trong SGK. Băng giấy ghi sẵn nội dung chính từng tranh. - HS : Xem trước câu chuyện. III/ Các hoạt động dạy và học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 4’ 30’ 3’ 2’ 1/ Ổn định tổ chức : - Cho lớp hát tập thể. - Kiểm tra sĩ số HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : - Tiết kể chuyện hôm trước ta học bài gì? - Gọi 4 em kể nối tiếp câu chuyện. - GV nhận xét, ghi điểm từng em. 3/ Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: - Các em đã đọc câu chuyện thật cảm động giữa một bạn nhỏ với con chó của bác hàng xóm, đó là chuyện Con chó nhà hàng xóm. Hôm nay các em tập kể lại câu chuyện này nhé. - Ghi đề lên bảng. b. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - GV ghi đề bài tập 1 lên bảng. - Cho HS xác định lại yêu cầu, GV gạch chân các từ: kể lại từng đoạn, theo tranh. - GV treo tranh, hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh. - GV nhận xét, gắn nội dung đã chuẩn bị lên bảng tương ứng dưới mỗi tranh . - Câu chuyện có mấy đoạn? - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Tổ chức thi kể từng đoạn trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay, có sáng tạo. c. Kể lại toàn bộ câu chuyện : - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập 2. - GV nêu yêu cầu: mỗi nhóm 5 em lên thi kể nối tiếp cả câu chuyện. - Hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất-tuyên dương. - GV gọi 5 em đại diện của 5 nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện. - Tuyên dương em kể hay nhất. 4/ Củng cố, dặn dò : - Câu chuyện này nói lên điều gì? - Các em cần có thái độ như thế nào đối với các con vật nuôi? 5/ Nhận xét – dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS: Về nhà kể chuyện cho gia đình nghe. Chuẩn bị tiết sau kể bài “Tìm ngọc” -Hát - LT báo cáo sĩ số lớp. - Hai anh em - 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Hai anh em (mỗi em kể 1 đoạn). - HS nghe. - Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học theo tranh. - HS xác định lại yêu cầu bài tập. - HS quan sát tranh , nêu nội dung: Tranh1 : Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng. Tranh 2: Bé vấp ngã bị thương, Cún Bông tìm người đến giúp. Tranh 3 :Bạn bè đến thăm Bé. Tranh 4 : Cún Bông làm Bé vui trong những ngày bó bột. Tranh 5 : Bé khỏi đau lại đùa với Cún Bông. - HS đọc lại nội dung chính từng tranh. - 5 đoạn - HS cử nhóm trưởng và kể trong nhóm, mỗi em 1 đoạn. - Các nhóm cử đại diện thi kể từng đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét, bình chon bạn kể hay nhất. - Kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS thi kể nối tiếp giữa các nhóm (2-3 nhóm thi). - Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn. - 5 em đại diện của 5 nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện. - Lớp nhận xét, bình chọn. - Nói lên tình bạn thắm thiết giữa bạn nhỏ với con chó nhà hàng xómvà vai trò của vật nuôi đối với đời sống tình cảm của trẻ em. - Yêu thương và chăm sóc chu đáo. Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: