Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 13

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 HS đọc thuộc bài “Mẹ” và trả lời câu hỏi 1, 3 / SGK.

- GV nhận xét, ghi điểm .

3. Dạy bài mới :

a. Giới thiệu bài:

 Bông hoa Niềm Vui

b. Hướng dẫn luyện đọc :

* GV đọc mẫu :

* Hướng dẫn HS luyện đọc :

- Đọc từng câu .

+ Hướng dẫn HS luyện đọc tiếng khó.

-Đọc từng đoạn trước lớp:

+ GV treo bảng phụ , hướng dẫn HS đọc câu văn dài.

+ Giúp HS hiểu các từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn .

- Đọc từng đoạn trong nhóm 4 (5).

- Thi đọc giữa các nhóm

- Cả lớp đọc đồng thanh .

 

doc 41 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 13
 Từ ngày : 07 / 11/ 2011 
 Đến ngày: 11/ 11 / 2011 
THỨ
TIẾT
 MÔN
 TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
2/ 07 /11
1
2
3
4
5
HĐTT
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Chào cờ đầu tuần
Bông hoa Niềm Vui 
 “
14 trừ đi một số :14 -8
Quan tâm, giúp đỡ bạn (Tiết 2 )
3/ 08 /11
1
2
4
5
Thể dục
Kể chuyện
Chính tả
Toán
Trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy”
 Bông hoa Niềm Vui
(Tập chép ) Bông hoa Niềm Vui
34 – 8
4 / 09 /11
1
2
3
Tập đọc 
Toán
Tập viết
Quàcủa bố 
54 – 18
Chữ hoa L
5/ 10 / 11
3
4
5
LTVC
TNXH 
Thủ công
Từ ngữõ về tình cảm gia đình . Câu kiểu Ai thế nào?
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở 
Gấp, cắt, dán hình tròn (Tiết 1 )
6 / 11/11
1
2
3
4
Chính tả
Toán
Tập làm văn
HĐTT
(Nghe viết ) Quà của bố 
15,16,17,18 trừ đi một số 
Kể về gia đình 
Sinh hoạt lớp
 Thứ hai, 16 / 11 / 2009 
Hoạt động tập thể: 
Chào cờ đầu tuần 13 
I/ Chào cờ:
 - HS tập trung chào cờ.
 - GV trực tuần nhận xét.
 - Đội cờ đỏ nhận xét kết quả thi đua của các lớp.
 - Đại diện BGH nhà trường nhắc nhở HS.
II/ Sinh hoạt tập thể: 
- HS tập hợp thành vòng tròn , sinh hoạt tập thể.
- Tập cho HS hát bài: Những bông hoa, những bài ca.
- Hỏi: Nội dung bài hát nói lên điều gì? (Các bạn HS rủ nhau đến thăm thầy cô giáo, các bạn ca hát rộn rã chào mừng thầy cô giáo.)
Tập đọc : 
Bông hoa Niềm Vui
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó : bệnh viện , lộng lẫy, khóm hoa, đại đoá.
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng . Biết đọc rõ lời người kể với lời nhân vật ( Chi, cô giáo ) .
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ : lộng lẫy, chần chừ, hiếu thảo , nhân hậu , đẹp mê hồn .
 - Cảm nhận được:Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
 3. GDMT: GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình (khai thác trực tiếp).
II/ PP/ KTDH:
Thảo luận nhóm.
Đặt câu hỏi.
Đóng vai.
III/ Chuẩn bị :
 - GV : Tranh minh hoạ bài đọc, SGK, bảng phụ chép câu văn cần luyện đọc. 
 - HS : SGK 
 IV/ Các hoạt động dạy- học :
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
4’
1’
35’
15’
20’
4’
1’
Tiết 1
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc thuộc bài “Mẹ” và trả lời câu hỏi 1, 3 / SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm .
3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài:
 Bông hoa Niềm Vui
b. Hướng dẫn luyện đọc : 
* GV đọc mẫu :
* Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Đọc từng câu .
+ Hướng dẫn HS luyện đọc tiếng khó. 
-Đọc từng đoạn trước lớp:
+ GV treo bảng phụ , hướng dẫn HS đọc câu văn dài.
+ Giúp HS hiểu các từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn .
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4 (5’). 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- Cả lớp đọc đồng thanh .
Tiết2
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Đọc đoạn 1: 
+ Mới sáng tinh mơ. Chi vào vườn hoa để làm gì ? 
+ Thế nào là dịu cơn đau?
-Đọc đoạn 2
+Vì sao Chi không dám tự hái bông hoa Niềm Vui ? (HS trao đổi theo cặp 1’)
 GV: Các em cũng không nên tự ý hái hoa, bẻ cây trong trường.
-Đọc đoạn 3: 
+ Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì ?
+ Khi biết vì sao Chi cần bông hoa , cô giáo nói thế nào ?
- Giải nghĩa thêm :
trái tim nhân hậu: trái tim biết yêu thương mọi người. 
+ Câu nói của cô giáo cho thấy thái độ của cô như thế nào ?
+ Em học tập được gì ở bạn Chi? 
- Đoạn 4:
+ (Tranh) Bố của Chi làm gì khi khỏi bệnh ?
+Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý ?
- Bài đọc giúp các em thấy được Chi là cô bé như thế nào?
Chốt nội dung: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ .
d. Luyện đọc lại : 
- Gọi 4 em đọc nối tiếp.
- Các nhóm tự phân vai thi đọc .
4. Củng cố :
-Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
5. Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà học bài trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài “Quà cho bố”
- Hát
-2HS đọc và trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
+ HS đọc CN – ĐT: bệnh viện, lộng lẫy, khóm hoa, đại đoá.
- HS nối tiếp đọc từngđoạn
+ Luyện đọc câu văn dài.
. Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng // .
- HS đọc phần chú giải ở cuối bài.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm
- HS thi đọc từng đoạn, thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và2.
- Cả lớp đọc thầm
-Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện cho bố để làm dịu cơn đau của bố.
- là đỡ đau, giảm cơn đau.
- Cả lớp đọc thầm
+Vì theo nội quy của trường không ai được ngắt hoa trong vườn .
- Cả lớp đọc thầm
+Xin cô cho em bố em đang ốm nặng.
+ Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ!  một cô bé hiếu thảo.
+ Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi , cô khen ngợi em. 
- Biết yêu thương mọi người, trước hết là thương yêu những người thân trong gia đình .
- 1 em đọc.
+ Đến trường cảm ơn cô giáo và tặng nhà trường khóm hoa cúc đại đoá màu tím.
+Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.
- Chi có tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ .
- HS nhắc lại nội dung.
- 4 em đọc nối tiếp bài.
-HS tự phân vai ( người dẫn chuyện, Chi , Cô giáo) và thi đọc. Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu
Rút kinh nghiệm :
Toán:
14 trừ đi một số : 14-8
 I/Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
 -Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng trừ 14 trừ đi một số .
 -Vận dụng bảng trừ để làm tính và giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8.
 II/ Chuẩn bị:
 - GV:1 bó 10 que tính và 4 que tính rời.
 - HS: Vở bài tập, bảng con, que tính.
 III/ Các hoạt động dạy hoc:
TG
Giáo viên
Học sinh
5’
1’
15’
16’
3’
1’
1) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
- Đặt tính rồi tính: 73 – 16 ; 83 – 9 
- Gọi 2-3 em mang VBT lên KT, nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
2) Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 14 trừ đi một số : 14 - 8.
b. Giới thiệu phép trừ 14-8:
 - GV nêu bài toán : Có 14 que tính, bớt 8 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
-Muốn biết còn lại mấy que tính em làm thế nào?
-Yêu cầu HS lấy que tính , tính kết quả.
-Vậy 14 -8 bằng bao nhiêu ?
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS lập bảng trừ, GV ghi bảng.
-Tổ chức HS học thuộc bảng trừ (đọc CN- ĐT).
c. Thực hành :
Bài 1: (làm 2 cột đầu)
-Tính nhẩm
-GV ghi đề lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp nhau kết quả.
- Nhận xét về quan hệ giữa các phép tính ở mỗi cột.
Bài 2: (làm 3 phép tính đầu)
- Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi 3 em lên bảng, lớp làm bảng con. 
Bài 3: 
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Gọi 3 em lên bảng làm, lớp làm VBT. 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề. 
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải .
-Yêu cầu HS làm vào vở
3) Củng cố : 
- Gọi HS đọc thuộc bảng trừ 
4) Nhận xét – Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. 
-Về nhàhọc thuộc bảng trừ . 
-Chuẩn bị tiết sau học bài: 34-8.
-1 HS đọc thuộc bảng trừ.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- HS nghe và phân tích đề toán.
-Lấy 14 - 8
-HS lấy que tính tìm kết quả.
 14 – 8 = 6 
- 1HS lên bảng :
 14 
 8 
 6 
-HS dùng que tính để tìm kết quả lập bảng trừ:
14 – 5 = 9 14 – 8 = 6
14 – 6 = 8 14 – 9 = 5
14 – 7 = 7 
-HS đọc bảng trừ.
- HS suy nghĩ nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả :
a) 9 +5 = 14 8 + 6 = 14
 5+ 9 = 14 6 + 8 = 14
 14 – 9 = 5 14 – 8 = 6
 14 – 5 = 9 14 – 6 = 8
b) 14 – 4 – 2 = 8 14 – 4 – 5 = 5
 14 – 6 = 8 14 – 9 = 5 
- HS nêu nhận xét.
- Tính.
- 3 HS lên bảng làm – Cả lớp làm bảng con:
- Đặt tính rồi tính hiệu  
- 3HS lên bảng làmbài - Cả lớp làm bài vào vở:
a) b) c)
-1 HS đọc đề – Cả lớp theo dõi.
-1 em lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm VBT:
 Tóm tắt:
 Có :14 quạt điện 
 Bán : 6 quạt điện 
 Còn :  quạt điện ?
 Bài giải :
 Số quạt điện còn lại là: 
 14 –6 = 8 (quạt điện )
 Đáp số : 8 quạt điện 
-3 HS thi đọc thuộc bảng trừ .
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức:	
 Quan tâm, giúp đỡ bạn (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 1. HS biết :
 - Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
 - Sự cần thiết của quan tâm, giúp đỡ bạn.
 - Quyền không bị phân biệt đối xử với trẻ em.
 2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
 3. HS có thái độ:
 -Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh .
 - Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II/ PP/ KTDH:
 - PP trò chơi
 - KT chia nhóm.
III/ Chuẩn bị:
 -GV : 1 tranh vẽ cảnh trong giờ kiểm tra toán, Bạn Hà đề nghị bạn Nam cho chép bài. 
 -HS : Vở bài tập đạo đức
IV/ Các hoạt động dạy học:
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
4’
1’
10’
5’
10’
2’
1’
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ :
-Vì sao em quan tâm, giúp đỡ bạn ?
-Hãy kể những việc làm thể hiện em quan tâm, giúp đỡ bạn .
3) Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài – Ghi đề bài :
 “Quan tâm, giúp đỡ bạn ”
b. Hoạt động 1: Đoán xem điều gì xảy ra
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể, liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS xem tranh (BT 4/ VBT)	
- Nội dung tranh: Trong giờ kiểm tra toán, Bạn Hà không làm được bài, đề nghị với bạn Nam ngôì bên cạnh : “Nam ơi, cho tớ chép bài với!”
 Theo em, Nam em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS thảo lận nhóm.
-GV chốt lại các cách ứng xử.
- C ... dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- GV mở bảng phụ viết nội dung bài .
-Gọi 1 HS lên bảng làm. 
- Khi nào viết iê/ Khi nào viết yê?
Bài 2b.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV treo bảng phụ . 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .
- Nhận xét và gọi HS đọc lại các câu ca dao.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV khen những HS viết chính tả đúng , trình bày đẹp . 
- Chuẩn bị bài sau “ Câu chuyện bó đũa ”
-Hát
-2 HS lên bảng viết : yếu ớt , kiến đen, khuyên bảo, dạy dỗ.
- Cả lớp theo dõi.
-2 HS đọc bài.
+ cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối.
+ 4 câu 
+ Viết hoa 
- niềng niễng, toả, quẫy, cá sộp, cá chuối.
-1 HS lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con
- 1 em nhắc lại.
- HS chép vào vở. 
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở chấm và chữa lỗi.
-Điền vào chỗ trống iê hay yê?
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm bài vào VBT:
câu chuyện , yên lặng, viên gạch , luyện tập.
- Viết iê khi có âm đầu mà không có âm đệm u. Viết yê khi không có âm đầu hoặc khi đứng sau âm đệm u. 
- Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?
- HS tự làm vào vở:
Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng.
Bờ tre, vải , nhãn, hai hàng.
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Rút kinh nghiệm : 
Toán: 
15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I/ Mục tiêu : 
 Giúp HS : 
 -Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ 15,16,17,18 trừ đi một số .
 -Biết thực hiện các phép trừ theo cột dọc.
II/ Chuẩn bị:
 - GV : 1 bó que tính chục và 8 que tính rời.
 - HS : Que tính, SGK, bảng con, VBT .
 III/ Các hoạt động dạy học :
TG
Giáo viên
Học sinh
5’
1’
10’
21’
2’
1’
1/ Kiểm tra bài cũ :
 -Yêu cầu 2 HS lên bảng tìm x:
 a) x – 25 = 17, b) x + 45 = 83
- Gọi HS lên bảng đọc bảng trừ 14 trừ đi 1 số .
Nhận xét – Ghi điểm.
2/ Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài: 
 15 , 16 , 17 , 18 trừ đi một số
b) Hướng dẫn HS lập bảng trừ .
 -Yêu cầu HS lấy que tính tự lập bảng 15 trừ đi một số .
-Làm tương tự để lập bảng 16, 17, 18 trừ đi một số .
-Yêu cầu HS học thuộc bảng trừ .
c) Bài tập thực hành :
Bài 1: Tính
- GV viết các phép tính lên bảng .
- Gọi mỗi lượt 1 em lên bảng tính, lớp làm VBT. 
- Gọi HS đọc bài làm của mình - Lớp nhận xét.
Bài 2 : 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát cho các nhóm mỗi nhóm 1 bảng phụ ghi sẵn BT, yêu cầu HS làm theo nhóm 4.
- GV tổng kết tuyên dương nhóm làm bài đúng nhanh. 
3/ Củng cố ø:
-Gọi một số HS đọc thuộc bảng trừ.
4/ Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Về nhà học thuộc bảng trừ. 
-Chuẩnbị bài sau 55-8, 55-7, 37-8 ,68-9 
-2 HS lên bảng làm – Cả lớp làm bảng con:
- 2 HS đọc bảng trừ.
-HS tự lập bảng trừ thao tác trên que tính để tìm kết quả .
15 – 6 = 9; 15 – 7 = 8 ; 15 - 8 = 7 ; 15 – 9 = 6.
- HS thao tác trên que tính
16 –7 = 9 17 – 8 = 9 18 – 9 = 9
16 – 8 = 8 17 – 9 = 8
16 – 9 = 7 
- Tổ chức HS học thuộc bảng trừ .
- Các nhóm thi đọc thuộc bảng trừ .
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- 3HS lần lượt lên bảng làm:
a)
b)
c)
- HS đọc bài làm của mình - Lớp nhận xét.
- Mỗi số 7, 8, 9 là kết quả của phép tính nào?
- HS làm theo nhóm.
 15 – 6 17 – 8 18 – 9 
 15 – 8 7 9 8 15 – 7 
 16 – 9 17 – 9 16 – 8 
- HS đọc thuộc bảng nhân.
Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn:
Kể về gia đình
I/ Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
 - Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
 - Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
 2. Rèn luyện kĩ năng viết: Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn (3 đến 5 câu) kể về gia đình; viết rõ ý, dùng từ đặt câu đúng.
 3. GD HS yêu thương những người trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Bảng lớp chép sẵn bài tập 1.
 HS: Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
Giáo viên
Học sinh
5’
32’
3’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên đọc lại đoạn văn kể về người thân.
- GV nhận xét – Ghi điểm
2/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học kể về gia đình
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài1 : (miệng)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mở bảng phụ có ghi gợi ý:
+ Bài tập yêu cầu kể về gia đình chứ không trả lời câu hỏi, có thể kể nhiều hơn 5 câu nhưng không cần kể dài.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- Gọi 3,4 HS kể về gia đình em.
Bài2: (viết)
-GV nêu yêu cầu của bài
+ Nhắc HS viết lại những điều vừa nói khi làm bài tập 1(viết từ 3 đến 5 câu) , dùng từ đặt câu đúng và rõ ý.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét sửa sai.
3/ Củng cố – dặn dò:
- Nội dung tiết học hôm nay là gì?
- Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành bài tập.
-2 em đọc.
-Kể về gia đình em.
-HS đọc thầm câu hỏi để nhớ điều cần kể.
-1HS khá kể mẩu về gia đình mình dựa vào gợi ý.
- 3,4 HS kể về gia đình em. Cả lớp nhận xét.
Ví dụ: Gia đình em gồm có bốn người. Bố mẹ em đều làm ruộng. Chị emvà em đang đi học ở trường tiểu học số 2 Cát Trinh. Mọi người trong gia đình em rất yêu thương nhau. Em rất tự hào về gia đình em.
- Cả lớp theo dõi.
-HS làm bài vào vở
- Kể về gia đình
- HS tự phát biểu.
Rút kinh nghiệm:	
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp tuần 13 
I ) Mục đích yêu cầu :
 - Giúp HS biết tự quản lớp , có tinh thần tập thể, đoàn kết cao.
 - Đánh giátình hình hoạt động tuần 13.
 - Phổ biến kế hoạch tuần 14.
II/ Lên lớp :
	1) Từng tổ trưởng nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình.
 2) Lớp trưởng nhận xét chung tình của lớp.
 Đánh giá xếp loại thi đua các tổ:
 Tổ 1: Tổ 2: Tổ3:
	3) GV nhận xét, đánh giá tuần 13: 
 - Nề nếp truy bài đầu giờ tốt.
 - Đi học tương đối đều và đúng giờ.
 - Thực hiện tốt phong trào Hoa điểm 10. 
 - Lớp có nhiều em học tập tiến bộ: Thiện, Duyên, Trúc,  
 * Tồn tại: Có HS còn đi học muộn: Phương, Nhật (thứ 2 trời mưa to).
 Còn một số em học chưa thuộc bài, ít tập trung học: Nhã, Ánh, Thuận, Phương, Vương, 
 4) GV phổ biến kế hoạch tuần 14:
 -Duy trì tốt sinh hoạt 15’ đầu buổi.
 - Tổ 3 trực cần làm tốt vệ sinh lớp.
 - Các tổ trưởng và đôi bạn cùng tiến cần nhắc nhở những bạn học chậm tiến bộ thường xuyên hoàn thành bài tập cô giao.
 - Theo dõi phong trào thi đua chào mừng 20/ 11.
 - Tiếp tục bồi dưỡng nhóm HS giỏi và phụ đạo HSY.
Thể dục : Bài 26
Điểm số 1-2;1-2 theo đội hình vòng tròn 
Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
I. Mục tiêu:
- Ôn điểm số 1-2; 1-2 theo đội hình vòng tròn.Yêu cầu điểm đúng số, rõ ràng, trật tự .
- Ôn trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II.Sân bãi, dụng cụ: 
Sân bãi:trên sân trường, vệ sinh nơi tập an toàn. 
Dụng cụ: Chuẩn bị 5 cái khăn,1 cái còi. 
III.Tiến trình thực hiện:
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu chỉ dẫn kĩ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
tg
sl
A.Phần mở đầu 
1. Ổn định tổ chức. 
2. Khởi động 
3. Kiểm tra bài cũ 
B.Phần cơ bản 
Ôn 
C.Phần kết thúc 
1. Thả lỏng 
2.Củng cố 
3. Nhận xét 
4. Bài tập về nhà 
5. Xuống lớp 
6-8’
22-24’
3-4’
1
2-3
- Cán sự tập hợp lớp, báo cáo. 
- GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu, yêu cầu giờ học. 
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc ở sân trường 60-80m, sau đó đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.Vừa đi vừa hít thở sâu. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 
Mỗi động tác 2 x 8 nh. Do cán sự điều khiển 
-Gọi 4-5 HS lên tập một số động tác của bài TDPTC.
- Điểm số 1-2; 1-2 theo đội hình vòng tròn 
- GV chọn HS A làm chuẩn để điểm số “Ngược chiều kim đồng hồ” 
Sau đó GV nhận xét. 
- Cho HS tập lần 2, bắt đầu từ học sinh B. 
- Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” Trên cơ sở đội hình vòng tròn đã co.ù 
- GV chọn 3 em đóng vai người đi tìm rồi cho HS chơi. 
 Sau 1-2 phút thay nhóm khác. 
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
-Đi đều và hát 
Cúi người thả lỏng 
-Nhảy thả lỏng 
-Hôm nay các em ôn điểm số 1-2;1-2 theo đội hình vòng tròn. Trò chơi Bịt mắt bắt dê. 
- GV nhận xét tình hình học tập của lớp.
- Ôn điểm số 1-2;1-2 theo đội hình vòng tròn. 
- GV: “giải tán!”, HS: “Khỏe!”
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
X
x x x x x x 
x x x x x x 
x x x x x x 
 x
Rút kinh nghiệm:
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 I/ Mục tiêu : HS hoạt động theo chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”
 GV tổng kết tuần12 và đề ra phương hướng tuần 13
	 Hát 1 số bài hát em đã học
	 Chơi trò chơi mà em thích
 II)Lên lớp
 1/ Phần mở đầu :
 HS vỗ tay và hát bài Bông hồng tặng mẹ
 2Phần cơ bản
HS nêu chủ điểm tháng 11
GV tổng kết tuần lễ điểm 10 được bao nhiêu em điểm 9,10.
Tuyên dương HS đạt điểm cao.
Tổng kết tuần qua:truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt.Một số em chưa thuộc bài Tài ,Uyên, Lĩnh chưa mang đầy đủ dụng cụ học tập.GV khen những Hs học tốt,phát biểu ý kiến xây dựng bài
Kế hoạch tuần đến:Trực nhật sạch sẽ,trang trí phòng học đẹp có hoa tươi.Thi đua giành nhiều điểm 9,10 để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Ngày 20/11 các em nghỉ ,chủ nhật ngày 19/11 /2006 học bù ngày 20
Vệ sinh sạch sẽ.
 HS chơi trò chơi mà em thích
Sinh hoạt văn nghệ:HS xung phong hát cá nhân, nhóm.
3/ Phần kết thúc :
HS vỗ tay hát.
 GV nhận xét tiết học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc