Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường Tiểu học Bình Thạnh Trung - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường Tiểu học Bình Thạnh Trung - Tuần 8

Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009

Đạo đức

 Bài GIA ĐÌNH EM (tiết 2)

I.Mục tiêu :

 - Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.

 - Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

II. Đồ dùng dạy học:

-Sách giáo khoa

-Bài hát: Cả nhà thương nhau.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường Tiểu học Bình Thạnh Trung - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Đạo đức
 Bài GIA ĐÌNH EM (tiết 2)
I.Mục tiêu :
 - Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.
 - Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Sách giáo khoa 
-Bài hát: Cả nhà thương nhau.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 ? Gia đình em gồm những ai ?
 ? Các em có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ ?
 Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới: Gia đình em (T2)
Họat động 1: HS tự liên hệ bản thân
- Câu hỏi:
 ? Em lễ phép, vâng lời ai?
 ? Trong tình huống nào? Khi đó ông bà, cha mẹ dạy bảo em điều gì?
 ? Em đã làm gì khi đó?
 ? Kết quả ra sao? Họ có thái độ gì với em?
-Kết luận: GV nhận xét chung, khen ngợi những em biết lễ phép, vâng lời ông bà , cha mẹ..
Hoạt động 2: Bài tập 3: Đóng vai theo tranh.
- Chia nhóm, phân vai
?Bạn nhỏ đã lễ phép, vâng lời chưa?Vì sao?
?Khi đó, bà và những người khác trong gia đình có hài lòng với bạn đó không?Vì sao em biết?
-GV nhận xét chung và khen ngợi các nhóm.
Hoạt động 3: Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”
4/ Củng cố :
 - Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
5/ Dặn dò :
 - Về nhà các con phải thực hiện theo những gì đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 - Xem trước bài 5
-Hát
- Ông bà, cha mẹ, 
- Kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Nghe.
-Vài HS trình bày trước lớp.
- Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ
- Nhóm 4- 6 HS
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị sắm vai
- Các nhóm thực hiện trò chơi sắm vai
- HS tự phân tích và nhận xét
- Nghe
- Hát
- Yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời cha mẹ
- Nghe.
--------------------------------------------------
Học vần
Bài ua ưa
I.Mục tiêu :
 - Đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Giữa trưa. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ: (tiết 1) 
- Đọc: ia, chia quà, tía tô ; Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
- Viết: tờ bìa, lá mía, vỉa hè
3/ Bài mới: ua ưa
 a/ Vần ua:
 Nhận diện vần :
 - Vần ua được tạo nên từ mấy con chữ?Đó là những con chữ nào?
 - So sánh ua với ia
 Đánh vần :
 - Vần :Yêu cầu HS phát âm
 - Sửa sai cho HS.
 - HD HS đánh vần : u-a-ua
 -Tiếng, từ khoá :
 + Vị trí của chữ và vần trong tiếng cua
 + Cho HS đánh vần, đọc trơn từ khoá
 + GV sửa sai cho HS
 Viết :
 - Vần đứng riêng :
 + Viết mẫu : ua (lưu ý nét nối giữa u và a)
 - Viết tiếng và từ khoá :
 + Cho HS viết BC
 + Nhận xét và sửa lỗi cho HS
 b/ Vần ưa: 
- Cho HS cài vần ua, rồi thay âm u bằng âm ư, GV giới thiệu vần mới: ưa, so sánh ua và ưa: tập phát âm.
- Từ vần ưa muốn có tiếng ngựa phải làm sao? 
- Phân tích - đánh vần- đọc trơn : ngựa
- Có tiếng ngựa, muốn có từ ngựa gỗ thì làm sao?
- Phân tích từ: ngựa gỗ
- Xem tranh, GV giải thích tranh
-HDHS viết : ưa, ngựa, ngựa gỗ
*Cho HS đọc lại bảng lớp.
-Trò chơi giữa tiết: hát
c/ Từ ứng dụng:
- Chơi trò chơi ghép từ.
- Luyện đọc:
- Giải nghĩa từ
- Hát
- Đọc cá nhân 
- Viết bảng con (theo tổ)
- 2 con chữ là u và a
- Giống nhau : âm a ở cuối
- Khác nhau : vần ua có u đứng đầu, vần ia có i đứng đầu
- Nhìn bảng phát âm : ua (CN)
- Nghe.
- u-a-ua (CN, N, L)
- Chữ c đứng trước, vần ua đứng sau
- HS đọc : u-a-ua
 Cờ-ua-cua
 Cua bể
- HS đọc lại
- Viết BC : ua
- Viết BC : cua, cua bể
- Nghe sửa
- Cài bảng. 
- So sánh ua với ưa
- HS: cài thêm âm ng, dấu nặng 
- Phân tích, đánh vần, đọc trơn 
- HS cài bảng, đọc lên.
- Phân tích: 1HS, đọc cá nhân- nhóm- lớp
- Nghe
- Viết BC : ưa ngựa ngựa gỗ
- Đọc (CN, N, L)
- Hát
- Ghép theo nhóm, dán lên bảng lớp.
- Đọc : cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia (CN, N, L)
- Nghe
Luyện tập: (tiết 2)
 1/ Luyện đọc: Đọc bài tiết 1.
 - Câu ứng dụng: Thảo luận tranh vẽ
 - Cho HS đọc 
 2/ Luyện viết: Hướng dẫn cách viết (chú ý nét nối) 
 3/ Luyện nói: Giữa trưa
 - Tranh vẽ gì? 
 - Tại sao biết? 
 - Giữa trưa là lúc mấy giờ? 
 - Buổi trưa, mọi người thường làm gì? Có nên ra nắng vào giờ đó không? Tại sao? 
4/ Củng cố :
 Cho HS đọc bài ở BL và SGK.
 Cho HS tìm chữ có vần vừa học
5/ Dặn dò :
 Về nhà các con đọc lại bài
 Tự tìm chữ có vần vừa học
 Viết BC
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận
- HS đánh vần- đọc trơn.
- Viết : ua, cua, cua bể; ưa, ngựa, ngựa gỗ
+Thảo luận nhóm, nhóm trình bày- nhận xét
- Đọc bài
- Tìm chữ
- Nghe
-------------------------------------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Học vần
Bài ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
 - Đọc được : ua, ia, ưa ; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến 31.
 - Viết được : ia, ua, ưa ; các từ ngữ và câu ứng dụng.
 - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Khỉ và Rùa
 - HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Sách Tiếng Việt, bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc: ua, ưa, nhà vua, quả dừa, xưa kia, cà chua.
- Viết: nô đùa, cà chua, tre nứa, xưa kia
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ôn vần đã học.
b/ Bài mới:
*Tranh: Tranh vẽ gì?
Cho HS phân tích và đọc.
*Bảng ôn:
- Kể ra tất cả những vần đã học?
- Gỡ bảng ôn dọc, ngang
+ Ôn âm: 
- GV đọc. (Hoặc: GV chỉ)
+ Ôn tiếng:
- Cho HS dùng bảng cài để ghép âm thành tiếng
- HS đọc.
+ Hát giữa tiết.
*Từ: Trò chơi ghép từ
- Ghép: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ
- Phân tích, luyện đọc.
- GV giải thích nghĩa của từ.
- Hát
- Đọc cá nhân 
- Viết bảng con 
- HS trả lời: mía, múa
- Phân tích (1), đọc (3)
- Kể ra: ia, ua, ưa
- HS lên chỉ. (Hoặc: HS đọc): cá nhân- nhóm, lớp.
- HS cài, đọc lên
- Cá nhân- nhóm, lớp.
- Hát 
- Làm việc theo nhóm, lên bảng dán từ vừa ghép.
- Phân tích (1), đọc cá nhân- nhóm, lớp.
Luyện tập: (tiết 2)
 1/ Luyện đọc: Đọc bài tiết 1.
-Câu ứng dụng: Bài thơ: “Gió lùa kẽ lá ï”
+Thảo luận tranh vẽ rồi gạch chân dưới tiếng có chứa vần ưa cho đúng.
2/ Luyện viết: mua mía, trỉa đỗ (chú ý khoảng cách) 
 3/ Kể chuyện: Khỉ và Rùa
-Treo tranh, cho HS tự kể
-GV kể lại toàn bộ, giáo dục tư tưởng
4/ Củng cố :
 Gọi HS đọc lại bài ở BL
 Tìm tiếng có vần đã học
5/ Dặn dò :
 Về nhà học bài, viết BC, tự tìm chữ có vần đã học
- Cá nhân (1,2), nhóm, lớp
- HS lên gạch chân. Đánh vần- đọc trơn.
- HS viết 
- HS thảo luận rồi lên kể (1 tranh), lớp nhận xét.
- HS nghe
- Đọc
- Tìm tiếng
- Nghe.
---------------------------------------
Toán
Bài LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng.
 - BT cần làm : Bài 1, bài 2(dòng 1), bài 3.
 II. Đồ dùng dạy học:
	-Sách Toán.
-Hộp đồ dùng toán.
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra miệng về bảng cộng trong phạm vi 4
-Viết bảng cộng trong phạm vi 4 vào bảng con.
-GV nhận xét
3/ Bài mới:
+Bài 1: Tính
-Bài yêu cầu gì?
-Thi đua lên bảng làm
-Lưu ý: Viết kết quả cho thẳng cột.
-GV chốt lại
+Bài 2: Số ?
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 3: Tính 
-Bài yêu cầu gì?
-Thực hiện từ 2 số đầu tiên rồi mới tiếp số thứ ba, và ra kết quả cuối cùng ghi vào vở. 
-GV chốt lại 
4/ Củng cố :
 Cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3, 4 ; Đọc một số phép tính cho HS làm ở BC
5/ Dặn dò :
 Về nhà làm BT ở vở BT
- Hát
- HS đọc: cá nhân- lớp
- Viết BC
- Lớp nhận xét 
-Dựa vào bảng cộng đã học để ghi kết quả.
- Làm bài
- Lớp nhận xét.
-Viết số thích hợp vào ô trống.
-Thực hiện phép tính rồi điền số vào ô trống.
-Chơi chuyền: tổ nào chuyền nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng.
-Tính
- Làm bài
- Sửa bài
- Đọc lại bảng cộng
- Làm bài ở BC
- Nghe.
-----------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY
I.Mục tiêu :
 - Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh.
 - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
 - Biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa cơm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
- Ăn uống hằng ngày
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Kể tên những thức ăn, đồ uống hàng ngày
-Mục đích: HS nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống hàng ngày
-Cách tiến hành:
 B1: Kể tên những thức ăn, đồ uống hàng ngày
 B2: Cho HS quan sát tranh, hỏi :
 ? Các em thích ăn loại nào trong số đó?
 ? Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không biết ăn?
 Kết luận: Muốn mau lớn và khỏe mạnh, các em ... iếp số thứ ba, và ra kết quả cuối cùng ghi vào vở. 
-GV chốt lại
+Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
-Bài yêu cầu gì?
- GV chốt lại
4/ Củng cố :
 Cho HS chơi trò chơi Đố em
5/ Dặn dò :
 Về nhà làm BT ở vở BT
- Hát
-HS đọc: cá nhân- lớp
- Viết BC.
- Lớp nhận xét 
-Dựa vào bảng cộng đã học để ghi kết quả.
-Lớp nhận xét.
- Tính
- Viết kết quả cho thẳng cột.
- Làm bài.
- Sửa bài
- Tính
- Làm bài
- Sửa bài
-Viết phép tính thích hợp:
-Đặt đề toán, nêu phép tính thích hợp : 3 + 2 = 5 ; 4 + 1 = 5
- Chơi trò chơi
- Nghe.
Học vần
Bài ÔI- ƠI
I.Mục tiêu :
- Đọc được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Bơi lội
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ: (tiết 1) 
-Đọc: oi, ai, ngà voi, mái nhà, Bói Cá nghĩ về bữa trưa.
-Viết: bài vở, chú nai, hỏi bài
3/ Bài mới:
 a/ Vần ôi: 
-GV rút từ từ tranh: trái ổi (GV giải thích nghĩa)
-Tiếng nào học rồi? 
-Trong tiếng ổi, cái gì học rồi?
-GV giới thiệu vần ôi: Phân tích đánh vần, đọc trơn vần (GV hướng dẫn phát âm)
-Phân tích tiếng : ổi 
 Từ : trái ổi
- Vừa học vần gì? Trong tiếng gì? Từ gì?
-Cho HS đọc lại bảng lớp, đọc sách giáo khoa
 b/ Vần ơi: 
-Cho HS cài vần ôi, rồi thay âm ô bằng âm ơ, GV giới thiệu vần mới : ơi ; so sánh ôi và ơi ; tập phát âm.
-Từ vần ơi muốn có tiếng bơi phải làm sao? 
-Phân tích - đánh vần- đọc trơn
-Có tiếng bơi, muốn có từ bơi lội thì làm sao?
-Phân tích từ: bơi lội
-Xem tranh, GV giải thích tranh. 
*Cho HS đọc lại bảng lớp.
c/ Viết :
 HDHS viết BC : ôi, ổi, trái ổi
 ơi, bơi, bơi lội
-Trò chơi giữa tiết 
d/ Từ ứng dụng:
- Chơi trò chơi ghép từ.
- Giải nghĩa từ
- Luyện đọc:
- Hát
-Đọc cá nhân 
-Viết bảng con (theo tổ)
-Tiếng trái.
- Dấu hỏi
- Phân tích : âm ô đứng trước, âm i đứng sau 
- Đánh vần : ô-i-ôi
- Đọc trơn : ôi
-Phân tích: vần ôi và dấu hỏi trên ô 
- Đọc cá nhân- nhóm- lớp :
 ôi – ổi – trái ổi
-Vần ôi trong tiếng ổi từ trái ổi
-Đọc cá nhân- nhóm- lớp 
-Cài bảng. 
-So sánh
-Phát âm : ơi
-HS: cài thêm âm b.
-Phân tích : âm b đứng trước, vần ơi đứng sau.
-Đánh vần : ơ-i-ơi
 b-ơi-bơi
-Đọc trơn : ơi - bơi
-HS cài bảng, đọc lên.
-Phân tích, đọc cá nhân- nhóm- lớp
-Nghe.
- Đọc
- Viết BC (lưu ý nét nối)
- Hát
-Ghép theo nhóm, dán lên bảng lớp.
-Cá nhân- nhóm- lớp.
Luyện tập: (tiết 2)
 1/ Luyện đọc: Đọc bài tiết 1.
 - Câu ứng dụng: Thảo luận tranh vẽ
 - Điền vần ơi vào câu ứng dụng cho đúng.
 2/ Luyện viết: Hướng dẫn cách viết (chú ý nét nối) 
 3/ Luyện nói: Lễ hội 
Tranh vẽ gì? 
Tại sao biết? 
Ở địa phương mình có lễ hội gì? Trong lễ hội thường có gì? Vào mùa nào? 
Con đã được dự lễ hội bao giờ chưa?
4/ Củng cố : 
 Chỉ bảng cho HS đọc theo.
 Cho HS tìm chữ có vần vừa học
5/ Dặn dò :
 Về nhà học bài, viết BC, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà, làm bài ở vở BT
-Cá nhân , nhóm, lớp
-HS lên điền. Đánh vần- đọc trơn.
-Viết : ôi, ổi, trái ổi, ơi, bơi, bơi lội
+Thảo luận nhóm, nhóm trình bày- nhận xét, đọc
- Đọc bài
- Tự tìm tiếng, từ có vần ôi,ơi
- Nghe.
----------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
Học vần
Bài UI- ƯI
I.Mục tiêu :
- Đọc được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Đồi núi.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ: (tiết 1) 
- Đọc: ôi, ơi, cái chổi, ngói mới, ngôi sao, lôi thôi
- Viết: quả ổi, chơi hè, chới với
3/ Bài mới:
 a/ Vần ui :
- GV rút từ từ tranh : đồi núi (GV giải thích nghĩa)
- Tiếng nào học rồi?
- Trong tiếng núi âm nào học rồi?
- GV giới thiệu vần ui: Phân tích đánh vần, đọc trơn vần (GV hướng dẫn phát âm)
-Phân tích tiếng, từ : núi, đồi núi
-Trò chơi phát âm thành nhạc: ui- ui- ui- núi
- Vừa học vần gì? Trong tiếng gì? Từ gì?
-Cho HS đọc lại bảng lớp, đọc sách giáo khoa
 b/ Vần ưi :
-Cho HS cài vần ui, rồi thay âm u bằng âm ư, GV giới thiệu vần mới: ưi, so sánh ui và ưi, tập phát âm.
-Từ vần ưi muốn có tiếng gửi phải làm sao? 
-Phân tích - đánh vần- đọc trơn
-Có tiếng gửi, muốn có từ gửi thư thì làm sao?
-Phân tích từ: gửi thư
- Xem tranh, GV giải thích tranh. 
*Cho HS đọc lại bảng lớp.
-Trò chơi giữa tiết 
c/ Viết :
 HDHS viết BC
d/ Từ ứng dụng:
- Chơi trò chơi ghép từ.
- Giải nghĩa từ
- Luyện đọc:
- Hát
- Đọc cá nhân
- Viết bảng con (theo tổ)
- Tiếng đồi. 
- Âm n và dấu sắc
-Phân tích : âm u đứng trước âm i đứng sau
- Đánh vần : u – i - ui 
- Đọc trơn : ui
- Phân tích, đọc cá nhân- nhóm- lớp
- Thảo luận nhóm, hát
- ui trong tiếng núi từ đồi núi.
- Đọc cá nhân- nhóm- lớp 
- Cài bảng. 
- Đọc : ưi
- So sánh
- HS: cài thêm âm g, dấu hỏi 
- Phân tích : âm g đứng trước vần ưi đứng sau
- Đánh vần : g-ưi-gưi-hỏi-gửi 
- Đọc trơn : gửi 
- HS cài bảng, đọc lên.
- Phân tích, đọc cá nhân- nhóm- lớp
- Nghe.
- Đọc
- Hát
- Viết BC : ui, núi, đồi núi, ưi, gửi, gửi thư
- Ghép theo nhóm, dán lên bảng lớp.
- Cá nhân- nhóm- lớp.
Luyện tập: (tiết 2)
 1/ Luyện đọc: Đọc bài tiết 1.
 - Câu ứng dụng: Thảo luận tranh vẽ
 - Điền vần ui hoặc ưi vào câu ứng dụng cho đúng.
 2/ Luyện viết: Hướng dẫn cách viết (chú ý nét nối) 
 3/ Luyện nói: Đồi núi 
Tranh vẽ gì?
 Đồi núi thường có ở đâu?
 Kể tên núi? 
Con đã được đi tới đó chưa? 
Trên đồi núi sẽ có gì nhỉ? 
Đối khác núi như thế nào?
4/ Củng cố :
 Cho HS đọc bài ở SGK
 Tự tìm tiếng, từ có vần vừa học
5/ Dặn dò :
 Về nhà học bài, viết BC, tự tìm tiếng từ có vần vừa học , làm BT ở vở BT
-Cá nhân, nhóm, lớp
-HS lên điền. Đánh vần- đọc trơn.
-Viết : ui, núi, đồi núi, ưi, gửi, gửi thư
+Thảo luận nhóm, nhóm trình bày- nhận xét, đọc
- Đọc
- Tìm tiếng
- Nghe.
---------------------------------
Toán
Bài SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG.
I. Mục tiêu :
	- Biết kết quả phép cộng một số với số 0 ; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó ; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
 - BT cần làm : bài 1, bài 2, bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
	-Tranh trong sách
	-Bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5
-GV nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu phép cộng một số với 0:(Tranh trong sách )
* 3 + 0 = 3:
-Đặt đề toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?
-Bài toán này có thể thực hiện phép tính gì? Lập phép tính?
-GV ghi bảng : 3 + 0 = 3
*0 + 3 = 3:
-Đặt đề toán: Lồng thứ nhất có 0 con chim, lồng thứ hai có 3 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?
-Bài toán này có thể thực hiện phép tính gì? Lập phép tính?
-GV ghi bảng : 0 + 3 = 3
*Cho HS nhận biết: 3 + 0 = 0 + 3 = 3:
-Có 3 chấm tròn, có 0 chấm tròn. Vậy có tất cả mấy chấm tròn?
-Có 0 chấm tròn, có 3 chấm tròn. Vậy có tất cả mấy chấm tròn?
-Ta có: 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3.Vậy: 3 + 0 có bằng 0 + 3 ? (GV ghi)
-GV giúp HS nhận xét: Một số cộng với 0 bằng chính số đó. 0 cộng với một số cũng bằng chính số đó.
THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính
-Nêu yêu cầu bài?
Bài 2: Tính
-Nêu yêu cầu bài?
Bài 3: Số
-Nêu yêu cầu bài?
- Nhận xét
4/ Củng cố :
 Cho HS làm BT ở BL
 2 + 0 = 4 + 0 =.. 0 + 1 =
5/ Dặn dò :
 Về nhà làm BT ở vở BT
 Xem trước bài Luyện tập
- Hát
-Vài HS
-Lớp nhận xét
- HS nêu đề toán
- Phép tính cộng
- HS tự giải : 3 + 0 = 3
- HS nhắc lại : 3 + 0 = 3
- HS nêu đề toán
- Phép cộng
- HS tự giải: 0 + 3 = 3
- HS nhắc lại : 0 + 3 = 3
- 3 + 0 = 3
- 0 + 3 = 3
- Bằng nhau.
- HS nhận xét-2- 3 HS- cả lớp
-Dựa vào bài vừa họcđể ghi kết quả
-Dựa vào quy tắc để ghi kết quả
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Làm bài ở BL : 3 HS. Cả lớp làm ở BC.
- Nghe
SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu :
 - Giúp HS nắm được nội dung tuần 9.
 - Lễ phép với Thầy cô giáo và người lớn tuổi
 - Không nói tục, chưởi thề
 - Hạn chế nghỉ học.
 - Thi GHKI đạt kết quả cao
 - Giữ gìn sách vở sạch, đẹp
 - GD HS về ATGT
 II/ Nội dung :
 - GV nhận xét tình hình tuần qua, phê bình, tuyên dương HS
 - Phân công công việc tuần 9 :
 + Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
 + Học bài và làm bài xong trước khi đến lớp
 + Giữ trật tự trong và ngoài lớp học
 + Hạn chế nghỉ học, nếu nghỉ học phải xin phép
 +GD về ATGT, 1 số bệnh nguy hiểm
 + Phân công HS khá, giỏi kèm HS yếu
 + Ôn tập chuẩn bị thi GHKII.
 + Đi vệ sinh phải đúng nơi quy định.
 + Ăn quà hợp vệ sinh để phòng bệnh.
 + Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, cắt ngắn móng tay, chân, tóc
 + Không chạy xe trong sân trường
 - Kết thúc : Chơi trò chơi
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc