Tập đọc
ÔN TIẾT 1
I. Mục tiêu :
- Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc,hiểu bài:
+ Đọc trôi chảy, phát âm rõ, đảm bảo tốc độ.
+ Ngừng nghỉ sau các dấu câu,giữa các cụm từ, diễn cảm đúng nội dung
- Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các VD minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II. Chuẩn bị:
- VBTTV
- Phiếu bốc thăm các bài TĐ-HTL từ tuần 1 đến tuần
Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2007 Tập đọc ôn Tiết 1 I. Mục tiêu : - Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc,hiểu bài: + Đọc trôi chảy, phát âm rõ, đảm bảo tốc độ. + Ngừng nghỉ sau các dấu câu,giữa các cụm từ, diễn cảm đúng nội dung - Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các VD minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết. II. Chuẩn bị: - VBTTV - Phiếu bốc thăm các bài TĐ-HTL từ tuần 1 đến tuần 9 III . Hoạt động dạy và học : 1. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28 Giới thiệu mục đích,y/c tiết học. b. Bài mới : HĐ1: Bài 1 Gọi lần lượt khoảng 1/5 HS lên bốc thăm,đọc bài đọc(chuẩn bị trong 2 phút) HĐ2: Bài 2 Gọi HS đọc đề bài,xác định yêu cầu. HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày nối tiếp GV có thể y/c HS phân tích câu để c/m HĐ4 : Củng cố, dặn dò: - NX tiết học - HS ôn tiếp,tiết sau kiểm tra Cả lớp theo dõi,NX Ra câu hỏi nội dung của bài đọc đó +Tìm VD điền vào BTK VD: - Câu đơn: Tôi đi học. - Câu ghép không dùng từ nối: Lòng sông rộng, nước xanh trong. - Câu ghép dùng quan hệ từ: .. - Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: Cả lớp theo dõi, NX Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1. GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. GV hướng dẫn để HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. GV cho HS làm bài vào vở, gọi HS đọc bài giải, cho HS nhận xét bài làm của bạn. Bài 2. GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút. Bài 3. - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. - GV cho HS đổi đơn vị. 15,75 km = 15.750 m. 1 giờ 45 phút = 105 phút. - Cho HS làm bài vào vở. Bài 4. - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. - GV cho HS đổi đơn vị. - GV cho HS làm bài vào vở. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học Sự sinh sản của động vật I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. - Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. II. Chuẩn bị: - Hình trang 112, 113 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. III. Hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1. Thảo luận: * Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân. GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Đa số động vật được chia thành mấy giống ? Đó là những giống nào ? - Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào ? - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ? - Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì ? * Kết luận: Đa số động vạt chia thành hai giống: Đực và cái ... 2. Hoạt động 2. Quan sát. * Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. 2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: Con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS trình bày, nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. 3. Hoạt động 3: Trò chơi "Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con". * Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con. * Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm đó thắng cuộc. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2007 Tập đọc ôn Tiết 2 I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểmTĐvà HTL - Củng cố, khắc sâu kiến thức vềcấu tạo câu: làm đúng các bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép . II. Chuẩn bị - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL - Bảng phụ cho BT2 III. Hoạt động dạy và học : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,y/c tiết học. 2. Ôn tập : HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp (tiến hành như tiết trước ) HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ? GV treo bảng phụ HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày nối tiếp *Lưu ý: - Có nhiều đáp án, GV nhận xét- hướng tới đáp án hay nhất - Đáp án nào sai, cần giải thích rõ cho HS HĐ5 : Củng cố, dặn dò: - NX tiết học. - Chuẩn bị cho tiết ôn tập sau. Cả lớp lắng nghe, NX-cho điểm +..viết tiếp 1 vế câu ..để tạo thành câu ghép. HS đọc thầm câu chuyện Chiếc đồng hồ Làm VBTTV VD: Câu a).chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. Câu b).chiếc đồng hồ sẽ hỏng. Câu c)mọi người vì mỗi người Lớp NX, sửa sai Lịch sử Tiến vào dinh độc lập I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26/4/1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 chiến đấu, hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. II. Chuẩn bị: - Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975. III. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV giới thiệu bài. - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn. + Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4/1975. 2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào ? - GV nên tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì ? - HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập. - HS đọc SGK và diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. 3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/4/1975. - GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận: + Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. + Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. + Từ đây, hai miền Nam - Bắc được thống nhất. 4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp. - GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương). 5. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1. a. GV gọi HS đọc bài tập 1a. GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau? GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ôtô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược nhau. Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là: 54 + 36 = 90 (km). Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là: 180:9 = 2 (giờ). a. GV cho học sinh làm tương tự như phần a. - Mỗi giờ hai ô tô đi được bao nhiêu Ki-lô-mét. - Sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau. Bài 2. - GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. - HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở. Thời gian đi của ca nô là: 11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút. 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ. Quãng đường đi được của ca nô là: 12 x 3,75 = 45 km. Bài 3. - GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán. - GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo met hoặc đổi đơn vị đi vận tốc theo m/phút. Cách 1. 15km = 15.000m. Vận tốc chạy của ngựa là: 15.000 : 20 = 750 (m/phút). Cách 2. Vận tốc của ngựa là: 15 : 20 = 0,75 (km/phút). 0,75 km/phút = 750 m/phút. Bài 4. - GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài toán. - HS làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải. GV nhận xét bài làm của HS. IV. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Đọc diễn cảm hai bài tập đọc ở học kì ii I. Mục tiêu: - HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc ở học kì II. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc ở kì II III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo tổ. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được. 2. Thi đọc diễn cảm. - Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc). - Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Luyện từ và câu ÔN tiết 6 I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểmTĐvà HTL - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những VD đã cho II. Chuẩn bị: Bảng phụ BT2. Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL III .Hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. 2. Dạy bài mới HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp (tiến hành như tiết trước ) HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số2, xác định yêu cầu của bài ? GVgiúp HS hiểu rõ nghĩa một số từ trong bài(nếu HS y/c) HS làm cá nhân Gọi HS trình bày nối tiếp nhau (GVcó thể hỏi chức năng của từng từ ) GV NX nhanh về nội dung, nghệ thuật của đoạn văn trên. HĐ4: Củng cố: NX tiết học, dặn dò. Cả lớp lắng nghe, NX-cho điểm Lớp đọc thầm theo +tìm từ ..liên kết các câu Cả lớp đọc thầm lần 2 HS làm VBTTV Đáp án: Thứ tự từ cần điền: nhưng, chúng, nắng, chị, nắng, chị, chị. VD “Nhưng” nối câu 2và 3 “nắng”được lặp lại Còn lại các từ khác là từ thay thế. Lớp NX, sửa sai. Tiếng việt (BS) ... ữ số nào, phải lấy phần chung giữa hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 2, 4, 6, 8. Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 5. Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5, 0 là phần chung của hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số chữ có số tận cùng bên phải là 0. d. Tương tự như phần c. Số 46 phải có chữ số tận cùng ở bên phải là 0 hoặc 5 và 4 + 6 + phải chia hết cho 3. Thử điền vào chữ số 0 rồi chữ số 5 ta thấy 5 là chữ số thích hợp để viết vào để có 465 chia hết cho cả 3 và 5. IV. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) Mở rộng vốn từ: truyền thống I. Mục tiêu. - Củng cố, mở rộng vốn từ: Truyền thống. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Bài 1. Nối từ ngữ chỉ một truyền thống của dân tộc ta ở bên trái với thành ngữ, tục ngữ thể hiện truyền thống đó ở bên phải. (1) Thương người như thế thương thân. a. Lao động cần cù. (2) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. b. Yêu nước. (3) Thức khuya dậy sớm. c. Nhân ái. (4) Trên dưới một lòng. d. Đoàn kết. (5) Một nắng hai sương (6) Môi hở răng lạnh. (7) Đồng tâm hiệp lực. Bài 2. Điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. a. Hiếu học ......................................................... b. Hiếu thảo ........................................................ c. Độ lượng, khoan dung ..................................... - HS tự làm bài, trình bày miệng. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán (BS) ôn về số tự nhiên I. Mục tiêu. - Củng cố kiến thức về số tự nhiên. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để được: a. Ba số chẵn liên tiếp: 156; 158; .... ....; 2002; .... ....; ......; 2010 b. Ba số lẻ tiên tiếp: 631; .....; ..... ....; 1999; .... ....; ......; 2015 c. Ba số tự nhiên liên tiếp: ....; 1999; .... 2001; .....; ..... ....; 2006; .... Bài 2. Điền số tự nhiên thích hợp và ô trống. a. 17,26 < < 18,95 b. 1 4 10 13 16 22 25 28 34 - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét chung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Kỹ thuật Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2007 Tập làm văn Ôn Tiết 8 (Kiểm tra) (Đề thống nhất trong tổ) Địa lý Châu Mĩ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. - Trình bày được một số đặc điểm chính của nền kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý của Hoa Kỳ. II. Chuẩn bị: Bản đồ Thế giới. Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở câu Mĩ (nếu có). III. Các hoạt động dạy - học. 1. Dân cư châu Mĩ: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau: + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục ? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống ? + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu ? Bước 2: - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. 2. Hoạt động kinh tế: * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Bước 3: Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có). Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công - nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng. 3. Hoa Kì: * Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. Bước 1: - GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới. - HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới, đặc điểm kinh tế). Bước 2: - Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Ôn tập về phân số. I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sáng các phân số. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn: Bài 1. HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS đọc các phân số mới viết được. Bài 2. HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. Chẳng hạn, với phân số 18/24 ta thấy: - 18 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18. - 24 chia hết cho 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24. - 18 và 24 cùng chia hết cho 2, 3, 6 trong đó 6 là số lớn nhất. Vậy: . Bài 3. HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tìm mẫu số chung (MSC) bé nhất. Chẳng hạn: Để tìm MSC của các phân số 5/12 và 11/36, bình thường ta chỉ việc lấy tích của 12 x 36, nhưng nếu nhận xét thấy thì 36: 12 = 3, tức là 12 x 3 = 36, do đó nếu chọn 36 là MSC thì việc đồng quy mẫu số hai phân số 5/12 và 11/36 sẽ gọn hơn cách chọn 12 x 36 là MSC. Như vậy, HS chỉ cần làm phần b như sau: ; giữ nguyên 11/36. Bài 4. Khi chữa bài nên cho HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng số mẫu hoặc không cùng số mẫu; hai phân số có tử số bằng nhau. Bài 5. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp, chẳng hạn có thể làm bài như sau: Trên hình vẽ ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng nhau, vạch 1/3 ứng với phân số 2/6, vạch 2/3 ứng với phân số 4/6, vạch ở giữa 2/6 và 4/6 ứng với phân số 3/6 hoặc phân số 1/2.Vậy phana số thích hợp để viết vào vạch ở giữa 1/3 và 2/3 trên tia số là 3/6 hoặc 1/2. IV. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo đức Em tìm hiểu về liên hợp quốc I. Mục tiêu: HS bài này, HS có: - Hiểu biết ban đầu về tổ chứ Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của LHQ và các cơ quan LHQ ở địa phương và ở Việt Nam. - Thông tin tham khảo ở phần Phụ lục (trang 71). - Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK). * Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. * Cách tiến hành: + GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ ? + HS nêu những điều các em biết về LHQ. + Giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. Sau đó, cho HS thảo luận hai câu hỏi ở trang 41, SGK. + Kết luận: LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. VN là một thành viên của LHQ. 2. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK). * Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ. * Cách tiến hành: + GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1. + HS thảo luận nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày về một ý kiến). + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: - Các ý kiến (c), (d) là đúng. - Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai. + GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 3. Hoạt động tiếp nối: - Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở Việt Nam; về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em. - Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) ôn văn tả người I. Mục tiêu. - Củng cố về cấu tạo của bài văn tả người - Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả người. II. Chuẩn bị: Dàn bài chi tiết. III. Các hoạt động dạy học. - Giáo viên ghi đề bài "Em hãy tả hình dáng và tính cách của cô giáo đã dạy em những năm học trước mà em yêu quý". - Học sinh đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài. - Dựa vào dàn bài đã chuẩn bị để viết bài. - HS trình bày bài theo từng phần, cả bài. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Hoàn thành vở bài tập trong tuần I. Mục tiêu: - Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 28. - Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. II. Các hoạt động dạy học: - GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS - Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình. - Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập. Sinh hoạt. Nhận xét hoạt động trong tuần I. Nhận xét chung: - Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................ - Hăng hái trong học tập: .............................................................................. - Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, ....................................................... - Làm bài tập ở nhà còn thiếu:....................................................................... II. Phương hướng tuần 29. - Duy trì các nề nếp đã đạt được. - Hạn chế các khuyết điểm. - Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến". - Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.
Tài liệu đính kèm: