Thứ hai, ngày 12 tháng 02 năm 2007
Tập đọc
Phân xử tài tình
I. Mục tiêu:
- Đọc lu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện niềm khâm phục của ngời kể chuyện về tài xe kiện của ông quan án.
- Hiểu:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án .
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III . Hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng,TLCH
2. Dạy bài mới:
Thứ hai, ngày 12 tháng 02 năm 2007 Tập đọc Phân xử tài tình I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xưe kiện của ông quan án. - Hiểu:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án . II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III . Hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng,TLCH 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 75 ) b. Bài mới : HĐ1: Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - GV chia 3đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 2 Câu 2 ý 1 SGK ? Câu 2 ý 2 SGK ? đoạn 3 Câu 3SGK ? Câu 4 SGK ? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn 3 - Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài dưới hình thức phân vai - Em hãy nêu ý chính của bài ? HĐ4: Ccủng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó: công đường, mếu máo, vãn cảnh, . Giải nghĩa từ khó :quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn, niệm phật, . Cả lớp đọc thầm theo +..về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia-nhờ quan phân xử. +..dùng nhiều cách: - cho đòi người làm chứng. - cho lính về nhà 2 người - sai xé vải làm đôi .. +vì chỉ có người tự làm ra mới thấy đau xót khi vải bị xé. +.. mỗi người cầm 1 nắm thóc.thấy 1 chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay ra xem +phần b Lớp NX sửa sai Bình bạn đọc hay nhất ý 2 mục I Toán Xăng- ti- mét khối. đề -xi-mét khối I. Mục tiêu: Giúp HS: - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo. - Nhận xết được mối qua hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề- xi-mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy học Toán 5. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1 cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó GV giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV yêu cầu một số HS nhắc lại - GVđưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, cách đọc và viết xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối và mối quan hệ giữa 2 đơn vị này. 2. Thực hành: Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo. - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi bài làm cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3. - GV hướng dẫn HS làm như bài tập 1. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học Sử dụng năng lượng điện I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Hình trang 92, 93 SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hoạt động 1. Thảo luận * Mục tiêu: HS kể được: - Một số ví dụ chứng tò dòng điện mag năng lượng. - Một số loại nguồn điện phổ biến. * Cách tiến hành: - GV cho HS cả lớp thảo luận: Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết. - Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi: Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu ? (Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện, ... cung cấp. - GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện. GV có thể cho HS tìm thêm các loại nguồn điênj khác (ắc quy, đi-na-mô, ...) 2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy và được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được: - Kể tên của chúng. - Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng. - Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó. Bước 2: làm việc cả lớp. - Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp. 3. Hoạt động 3: Trò chơi "ai nhanh, ai đúng". * Mục tiêu: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống. * Cách tiến hành: GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi. Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng. Qua trò chơi, GV cũng cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống của con người. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 13 tháng 02 năm 2007 Tập đọc Chú đi tuần I. Mục tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu HS miền Nam. - Hiểu: Các chú công an thương các cháu HS; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. - HTL bài thơ. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Tranh ảnh chiến sĩ đi tuần tra. III . Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Phân xử tài tình,TLCH 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 83 ) b. Bài mới : HĐ1: Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài GV nói về t/p và hoàn cảnh ra đời của bài thơ(SGV tr84) - GV chia 4đoạn - 4 khổ thơ - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: Khổ 1 Câu 1 SGK ? Khổ 2 Câu 2SGK ? Khổ 3,4 Câu 3SGK ? GV tiểu kết ý HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng khổ thơ HS nêu cách đọc - Thi đọc khổ thơ1,2 - Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài-kết hợp HTL - Em hãy nêu ý chính của bài ? HĐ4: Ccủng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó:lưu luyến, nằm,..và đọc đúng các câu cảm, câu hỏi Giải nghĩa từ khó :HS miền Nam, đi tuần, Cả lớp đọc thầm theo +..đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say. +T/g bài thơ muốn ca ngợi những ngươì chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ. +t/c: Xưng hô thân mật:chú, cháu, yêu mến, lưu luyến Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé. + Mong ước: mai các cháutung bay. Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Lịch sử bài 21: nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : - Sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí hà nội . - Những đóng góp của nhà máy cơ khí ha nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đât nước . II. Chuẩn bị: - Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí hà nội . - Phiếu học tập . III. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) - GV có thể sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp) để nêu vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành sản xuất bằng máy móc và sự ra đời của nhà máy cơ khi Hà Nội là nhằm thực hiện mục đích đó. - GV định hướng nhiệm vụ bài học: + Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội ? + Thời gian khởi công, địa điểm xây dựngvà thời gian khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào ? + Thành tích tiêu biểu của nhà máy cơ khí Hà Nội. 2. Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân) - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : + Tại sao đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội? Gợi ý : + Nêu tình hình nước ta sau khi hòa bình lặp lại . + Muốn xây dựng CNXH ở miền bắc, muốn giành lại thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì ? + Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiêp cách mạng của nước ta ? 3. Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm ) HS thảo luận trong nhóm nhỏ, sau đó cử đại diện lên trình bày theo các gợi ý sau : + Lễ khởi công ( lưu ý thời gian , địa điểm, khung cảnh) . + Lễ khánh thành nhà máy cơ khí hà nội đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau hiệp định Giơ- ne- vơ (rất nghèo nàn, lạc hậu, ta chưa từng xây dựng được nhà máy hiện đại nào, các cơ sở do pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá ), em có suy nghĩ gì về sự kiện này ? 4. Hoạt đông 4 (làm việc cả lớp ) - GV cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của nhà máy cơ khí hà nội và trả lời các câu hỏi sau : + Những sản phẩm do nhà máy cơ khí hà nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ? + Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho nhà máy cơ khí Hà Nội những phần thưởng cao quý nào ? 5. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán mét khối I. Mục tiêu: Giúp HS: - Có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối. - Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng -ti-mét khối dựa trên mô hình. - Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng -ti-mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo: mét khối, đề-xi-mét khối và xăng -ti-mét khối. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng -ti-mét khối. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hình thành biểu tượng về mét khối và các mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3. - GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khôi, đề-xi-mét khôi, xăng ti-mét-khối. - HS quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu về mét khối. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. - HS nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích (từ mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối). 2. Thực hành: Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối. a.GV yêu cầu một số HS đọc các số đo. - HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của học sinh. b. GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số đo. - Các HS khác tự làm và nhận xét bài làm trên bảng. GV nhận xét và kết luận. Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích. - GV yêu cầu một số HS lên bảng viết kết quả. GV nhận xét, chữa chung cho ... quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 2. Thực hành: Bài 1. Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật trên giấy nháp. - Tất cả HS tự làm bài tập vào vở. - GV gọi 3 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét. - GV nêu câu hỏi: "Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào?". - GV nêu gợi ý (nếu cần). + Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật, chẳng hạn chia như hình dưới đây: + Tính tổng thể tích của hai hình hộp chữ nhật. - HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3. Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán. - GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét. - GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là tích của hòn đá. - Từ đó GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán và tự làm, nêu kết quả. - GV đánh giá bài làm của học sinh và nêu lời giải bài toán. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh I. Mục tiêu: - Hệ thống và mở rộng vốn từ về chủ điểm: Trật tự - an ninh. - Rèn kĩ năng làm bài tập về chủ điểm trên. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Bài 1. Khoanh tròn vào ý em cho là đúng với nghĩa của từ "Trật tự". a. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. b. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. c. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật. Bài 2. Khoanh tròn vào ý em cho là đúng với nghĩa của từ "an ninh". a. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại. b. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. c. Không có chiến tranh và thiên tai. Bài 3. Đặt câu với từ "Trật tự" và từ "an ninh". - HS tự làm đ trình bày miệng. - Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán (BS) Ôn thể tích hình hộp chữ nhật I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Rèn kĩ năng tính thể tích hình hộp chữ nhật. II. Chuẩn bị: hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Bài 1. Điền số đo vào ô trống. Chiều dài hình hộp chữ nhật 5 cm 0,6 m 1/2m 1 dm 2 cm Chiều rộng 4 cm 0,3 m 1/5m 0,8 dm Chiều cao 3 cm 0,4 m 3 dm 8/5dm Thể tích Bài 2. Hai hình lập phương cạnh 5m được ghép lại thành một hình hộp chữ nhật như ở hình bên. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - Lớp trưởng điều khiển cả lớp chữa bài. - GV theo dõi, nhận xét, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ sáu, ngày 16 tháng 01 năm 2007 Tập làm văn Trả bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Nắm được y/c của bài văn kể chuyện theo 3 đề đã cho. - Phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết ưu điểm của bài văn hay , viết lại cho hay hơn. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi lỗi của HS III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ:Gọi 2-3 HS đọc trước CTHĐ làm trong tiết trước; chấm điểm. 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích,y/c tiết học. HĐ2: NX chung kết quả làm bài của cả lớp: - Gọi HS đọc 3 đề bài - GV đưa lần lượt các lỗi sai theo trình tự trên: Lỗi về bố cục Lỗi chính tả Lỗi dùng từ Lỗi viết câu Lỗi về ý - HS có thể lên bảng hoặc chữa miệng bằng nhiều cách khác nhau. - Thông báo điểm số cụ thể. - Biểu dương những bài văn hay-đọc trước cả lớp cùng nghe HĐ3 : Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. - HS tìm lỗi sai của mình rồi sửa lại. - Trao đổi với bạn tìm cái hay ,cái đáng học của bài văn. - HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn - Gọi 3- 4 HS đọc lại bài đẫ sửa. - Biểu dương những bài chữa tốt. HĐ4: Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Địa lý Một số nước ở Châu Âu I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang (LB) Nga, Pháp. - Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp. II. Chuẩn bị: - Bản đồ các nước Châu Âu. - Một số ảnh vê Liên bang Nga và Pháp. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Liên bang Nga: * Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm nhỏ). Bước 1: GV cho HS kẻ bảng có 2 cột: 1 cột ghi "Các yếu tố", cột kiaghi "Đặc điểm - sản phẩm chính của ngành sản xuất". Bước 2: GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu trong bài để điển vào bảng. Bước 3: GV cho 2 HS lần lượt đọc kết quả, yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung. Kết luận: LB Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thể giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế. 2. Pháp: * Hoạt động 2 (làm việc cả lớp). Bước 1: HS sử dụng hình 1 để xác định vị trí địa lí nước Pháp: Nước Pháp ở phía nào của Châu Âu ? Giáp với những nước nào, đại dương nào ? Bước 2: Sau khi HS biết được vị trí địa lí nước Pháp, có thể HS so sánh vị trí địa lí, khí hậu LB Nga với nước Pháp. Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hòa. * Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm nhỏ). Bước 1: HS đọc SGK rồi trao đổi theo gợi ý của các câu hỏi trong SGK. GV yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp; so sánh với sản phẩm của nước Nga. Bước 2: Saukhi HS hoàn thành bài tập, GV tổ chức cho nhóm cử đại diện trình bày lại ý hoặc ý 2 2 của bài tập. - GV cũng có thể tổ chức cho HS thi kể với nội dung: Em biết gì về nông sản của nước Pháp, nước Nga. Kết luận: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Thể tích hình lập phương I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tự tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương. - Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên (đơn vị đo xăng -ti-mét khối) và một số hình lập phương có cạnh 1cm, hình vẽ hình lập phương. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương: - GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặt biệt của hình hộp chữ nhật. - GV nhận xét và đánh giá. 2. Thực hành: Bài 1. Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương. - GV tổ chức cho HS tự làm vào vở. - GV yêu cầu HS trao đổi làm bài cho các bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn. - GV yêu cầu HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2. - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV đánh giá bài làm của HS. - HS tự làm bài tập 2. - GV gọi một số HS nêu kết quả,các HS khác nhận xét, GV kết luận. Bài 3. GV tổ chức cho HS hoạt động như bài 2 rồi chữ bài. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo đức Em yêu tổ quốc việt nam (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Tổ quốc của em là Việt Nam. Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK). * Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hóa, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK. - GV kết luận: Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ ... - Các nhóm chuẩn bị. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi. GV kết luận: - Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, ... - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - GV mời 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3. Hoạt động 3. Làm bài tập 2. * Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2. GV kết luận: - Quốc kì Việt Nam ... - HS làm việc cá nhân. - HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. - Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì VN, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam). 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng Việt (BS) Ôn lập chương trình hoạt động I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng lập chương trình hoạt động 1 buổi sinh hoạt tập thể. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài tập thực hành: - GV giao bài tập: Hãy lập chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 2. Thực hành: - HS tự lập chương trình. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. - HS trình bày miệng, lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Hoàn thành vở bài tập trong tuần I. Mục tiêu: - Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 23. - Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. II. Các hoạt động dạy học: - GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS - Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình. - Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập. Sinh hoạt. Nhận xét hoạt động trong tuần I. Nhận xét chung: - Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................ - Hăng hái trong học tập: .............................................................................. - Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, ....................................................... - Làm bài tập ở nhà còn thiếu:....................................................................... II. Phương hướng tuần 24. - Duy trì các nề nếp đã đạt được. - Hạn chế các khuyết điểm. - Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến". - Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.
Tài liệu đính kèm: