Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học: 2011 - 2012 - Phạm Thị Huế

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học: 2011 - 2012 - Phạm Thị Huế

 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011

TẬP ĐỌC

TIẾT 29: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.

I-Mục tiêu:

-Có giọng đọc phù hợp nội dung câu, bài.

-Hiểu ý nghĩa: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

-GD HS yêu quý và kính trọng thầy cô.

II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi phần luyện đọc, bảng ép ghi nội dung chính.

III-Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học: 2011 - 2012 - Phạm Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 15 	 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC
TIẾT 29: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
I-Mục tiêu: 
-Có giọng đọc phù hợp nội dung câu, bài.
-Hiểu ý nghĩa: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
-GD HS yêu quý và kính trọng thầy cô.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi phần luyện đọc, bảng ép ghi nội dung chính.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: -Cho HS đọc thuộc lòng bài: Hạt gạo làng ta, kết hợp trả lời câu hỏi, nêu nội dung? 
*Nhận xét, ghi điểm. 
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
HĐ1: Luyện đọc
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn .GV sửa lỗi phát âm, cho HS giải nghĩa từ.
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Cho HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài 
-Chia hs thành các nhóm, yêu cầu đọc và thảo luận. 
+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào?
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân ở đây như thế nào?
+Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
-Cho HS nêu nội dung chính của bài ?
-GV chốt và treo bảng ép.
HĐ3: Luyện đọc lại
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn toàn bài.Tìm giọng đọc .
-Treo bảng phụ đoạn 3, 4.
+Đọc mẫu.
+Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
-GV nhận xét, ghi điểm.
- 2HS đọc và trả lời.
-Lắng nghe.
-HS đọc 2 lượt kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ .
-HS đọc.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-HS theo dõi, nắm cách đọc.
-Đọc thầm, thảo luận và trả lời .
-Để dạy học.
-Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất long trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn, mặc quần áo như đi hộitrong buôn.
-Đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc hò reo.
-Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn rang khi viết cho mọi người xem cái chữ.
-Người dân Tây Nguyên rất ham học hỏi, ham hiểu biết,
-3 HS nêu
-HS nhắc lại và ghi vào vở .
-4HS đọc, cả lớp theo dõi nêu giọng đọc.
-HS theo dõi.
-2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
-3HS thi đọc, cả lớp theo dõi nhận xét.
3-Củng cố ,dặn dò:
-Nêu lại nội dung chính ?
-Về học bài .Chuẩn bị : Về ngôi nhà đang xây. 
-Nhận xét tiết học.
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
TOÁN
 TIẾT 67:	 LUYỆN TẬP. 
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
-Biết vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. HS khá, giỏi hết các BT.
-HS cẩn thận, chính xác trong làm bài .
II-Chuẩn bị: Bảng phụ .
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: -Cho HS nêu lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân?
-Cho HS làm:
X x 1,6 = 86,4
-Nhận xét, ghi điểm
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Luyện tập.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài .(a,b,c)
-Chữa bài, ghi điểm.
Bài 2: -Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.(a) HS khá, giỏi làm thêm bài b, c.
-Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Cho HS đọc đề. 
-Cho HS phân tích đề.
-Cho HS làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm
3,952 kg : 5,2 lít
5,32 kg : ? lít. 
Bài 4 : ( Dành cho hs khá, giỏi)
-HS nêu.
-1 HS lên bảng làm bài .
-HS nghe.
*1 HS nêu, cả lớp theo dõi .
-3HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở:
17,5,5 3,9 0,60,3 0,09 0,30,68 0,26
 1 9 5 4,5 6 3 6,7 4 6 1,18
 0 0 2 0 8
 0
*1 HS nêu, cả lớp theo dõi .
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở. 
* 1HS đọc, cả lớp theo dõi .
-1HS cho cả lớp phân tích. 
-1HS làm bảng ép, cả lớp làm vào vở .
Giải:
Số lít dầu hoả có của 5,32 kg dầu:
5,32: ( 3,952: 5,2 ) = 7 (lít)
 Đáp số: 7lít.
* 1HS đọc đề, làm vào vở .
-Kết quả: số dư: 0,033.
3-Củng cố ,dặn dò: 
-Về học bài. 
-Chuẩn bị: Luyện tập chung.
-Nhận xét tiết học .
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TIẾT 29:	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC.
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Hiểu nghĩa từ “hạnh phúc”; tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
 II-Chuẩn bị: Bảng ép, từ điển HS.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Hoïc sinh
1-Bài cũ: 
-Tìm 2 động từ, 2 tính từ và đặt câu?
-Đặt câu có quan hệ từ: thì, còn.
 * Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc.
Bài 1: 
-Cho HS nêu yêu cầu và nội dung.
-Cho HS thảo luận.
-Cho HS trả lời, GV chốt ý đúng.
-Cho HS nhắc lại nghĩa của từ hạnh phúc và đặt câu với từ hạnh phúc. 
Bài 2: 
-Cho HS nêu yêu cầu. 
-Cho HS làm bài.
-Cho các nhóm trình bày ý kiến.
-GV chốt ý đúng và giải nghĩa một số từ HS vừa tìm được.
-Cho HS đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa mà các em vừa tìm.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Cho HS làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm. 
Bài 4: 
-Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV chốt ý đúng.
- HS nêu và đặt câu. 
-HS nghe
*1 HS đọc, cả lớp theo dõi . 
-HS thảo luận theo cặp.
-HS chọn ý b.
-HS nhắc lại và đặt câu, ví dụ: 
Em được sống trong một gia đình hạnh phúc.
*1 HS nêu đọc, cả lớp theo dõi .
-HS làm theo nhóm và ghi vào bảng ép.
-Các nhóm dán bài lên bảng.
+Đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”: sung sướng, may mắn,
+Trái nghĩa với “hạnh phúc”: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,
-HS nghe.
-HS đặt câu.
*1HS nêu, cả lớp theo dõi. 
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở.
-phúc hậu, phúc lợi, có phúc, phúc lộc, phúc phận, phúc thọ,
*1HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận theo cặp.
-HS chọn ý c và giải thích.
-HS nghe.
3-Củng cố ,dặn dò:
-Nêu một số từ thuộc chủ điểm hạnh phúc.
-Về học bài .Chuẩn bị : Tổng kết vốn từ.
-Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
KỂ CHUYỆN
TIẾT 15:	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I-Mục tiêu: 
-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của sgk; biết trao đổivề ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
-HS khá, giỏi kể được một câu chuyện ngoài sgk. 
II-Chuẩn bị: HS chuẩn bị câu chuyện.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: 
-Gọi HS kể nối tiếp câu chuyện Pa- x tơ và em bé.
-Nêu ý nghĩa câu chuyện.
* Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
*Ghi đề bài lên bảng:
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
+Đề bài yêu cầu gì?
+Câu chuyện có nội dung gì?
-Cho HS đọc gợi ý sgk/147.
-Gọi HS giới thiệu câu chuyện mà mình đã chuẩn bị.
*Kể trong nhóm:
-Cho HS kể trong nhóm.
+Giới thiệu chuyện.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ những hoạt động của nhân vật.
+Trao đổi về ý nghĩa của truyện bạn kể.
*Kể trước lớp:
-Cho HS thi kể trước lớp.
-Cho HS đặt câu hỏi cho nhau để nêu ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể.
-Cho HS bình chọn bạn kể hay nhất.
-HS kể vaø neâu.
-HS nghe.
-HS đọc đề bài.
-Kể lại một câu chuyện.
-Nói về những người đã góp sức
-4HS nối tiếp đọc, cả lớp theo dõi.
-HS lần lượt giới thiệu.
-HS kể trong nhóm, trao đổi tìm ý nghĩa câu chuyện.
-5HS kể, cả lớp theo dõi nhận xét.
-Đặt câu hỏi cho bạn.
-HS bình chọn.
3-Củng cố ,dặn dò:
-Về luyện kể . 
-Chuẩn bị : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
-Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
TOÁN
 TIẾT 72:	 LUYỆN TẬP CHUNG. 
I-Mục tiêu: Giúp Hs :
-Biết thực hiện các phép tính với số thập phân.
-So sánh các số thập phân.
-Vận dụng để tìm x .HS khá, giỏi làm thêm BT3.
-HS cẩn thận, chính xác trong làm bài .
II-Chuẩn bị: Bảng phụ .
III-các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: 
-Cho HS tính:
62,92: 5,2 4,2 3,67 
*Nhận xét, ghi điểm
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Luyện tập chung.
Bài 1: 
-Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài (a,b,c)
-Chữa bài, ghi điểm.
+Nhắc HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân rồi tính.
Bài 2: 
-Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.(cột 1)
-Chữa bài, rút ra nhận xét. 
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
-Cho HS đọc yêu cầu và làm bài. 
Bài 4 : 
-Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.(a,c)
-Chữa bài, ghi điểm
-2 HS lên bảng làm bài .
-HS nghe.
*1 HS nêu, cả lớp theo dõi .
-3HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở:
400 + 50 + 0,07 30+0,5+ 0,04
= 450 +0,07 = 30,5 + 0,04
= 450,07 = 30,54
100 + 7 + = 100 + 7+ 0,08
 = 107 +0,08
 = 107,08
*1 HS nêu, cả lớp theo dõi .
-1HS làm vàobảng ép, cả lớp làm vào vở.
4 > 4,35 14,09 < 14
* HS đọc và làm vào vở .
6,251 7 33,14 58 375,23 69
 65 0,89 4 14 0,57 30 2 5,43
 21 8 2 63
 56
Số dư: 0,021 số dư: 0,08 số dư: 0,56
* 1HS nêu, cả lớp theo dõi .
-2HS làm bảng ép, cả lớp làm vào vở .
3-Củng cố ,dặn dò: 
-Về học bài. 
-Chuẩn bị: Luyện tập chung.
-Nhận xét tiết học .
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
 TIẾT15:	 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
I-Mục tiêu : Giúp HS :
-Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
-Làm bài tập 2a, bài 3b.
-HS có ý thức cẩn thận, trình bày đẹp.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng con
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ :
-Đọc cho HS viết: triều, chiều, trong, chong chóng.
 * Nhận xét, ghi điểm. 
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
HĐ1: Viết chính tả
-Đọc bài viết lần 1.
-Cho HS đọc đoạn viết.
+Đoạn văn cho biết điều gì?
-Cho HS nêu từ viết hay sai?
-GV đọc cho HS luyện viết từ khó.
-Cho HS đọc lại từ khó.
-Đọc cho HS viết bài. 
-GV đọc bài viết. 
-Cho HS mở sgk, đổi vở để sửa lỗi.
-Kiểm tra lỗi HS ghi sai.
-Chấm bài, nhận xét.
HĐ2: Bài tập chính tả
Bài 2a: 	
-Cho HS nêu yêu cầu và mẫu.
-Cho HS làm bài. 
-Cho các nhóm dán bài và chữa bài.
Bài 3b: 
-Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài. 
-Chữa bài, ghi điểm.
- HS viết.
-HS nghe.
-HS theo dõi.
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm .
-Tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
-Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực.
 -1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
-HS đọc.
-HS viết bài vào vở .
-HS soát bài.
-HS thực hiện.
-HS nghe.
*1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
-HS làm bài theo nhóm vào bảng ép.
+trà: uống trà ; chà: chà đạp.
+ trả: trả lại ; chả: chả g ... iêu chí đánh giá.
-GV và HS cùng nhận xét, đánh giá.
-Cho HS xem bài vẽ tốt.
-HS nghe.
-HS nghe.
HĐ cả lớp:
-HS quan sát và nhận xét.
-Vẽ về các chú bộ đội.
-Quần áo màu xanh, đội mũ có ngôi sao, có đeo quân hàm
-Bộ đội hành quân, luyện tập ngoài thao trường, lao động sản xuất,
HĐ cả lớp:
-HS nghe. 
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS quan sát và nắm cách vẽ.
HĐ cá nhân :
-HS vẽ vào giấy A4.
HĐ cả lớp:
-HS dán bài theo nhóm.
-HS nghe.
-Nhận xét bài vẽ của bạn.
-HS quan sát. 
3-Dặn dò:
-Về hoàn thành bài vẽ.
-Chuẩn bị : Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu.
-Nhận xét tiết học.
TUAÀN 15 LÔÙP 5
ÂM NHẠC
 TIẾT 15: -ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4.
 -KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
I-Mục tiêu:
-Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
-Biết nội dung câu chuyện và nghe bài Dạ cổ hoài lang.
-Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3, số 4.
-HS yêu thích âm nhạc. 
II-Chuẩn bị: - Thanh phách. 
 -Bài TĐN số 3, số 4.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: -Cho HS hát bài: Những bông hoa những bài ca, Ước mơ.
 *Nhận xét , đánh giá.
2-Bài mới: Giới thiệu bài :Ôn tập TĐN số 3, số 4.Kể chuyện âm nhạc.
* HĐ1: Ôn tập TĐN số 3, số 4.
a) TĐN số 3:
-GV đọc câu nhạc đầu tiên củabài TĐN số 3.
-Cho HS luyện đọc cao độ: đô-rê- mi- rê- đô.
-Cho HS gõ tiết tấu TĐN số 3.
-Cho HS đọc nhạc và gõ tiết tấu.
-Cho HS đọc nhạc và ghép lời kết hợp gõ tiết tấu.
-Cho HS đọc nhạc và ghép lời, kết hợp vỗ tay theo nhạc.
b)TĐN số 4:
Cho HS ôn tập tương tự như bài TĐN số 3.
* HĐ2: Kể chuyện âm nhạc- Nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
-GV kể chuyện có tranh minh hoạ.
-Cho 1HS đọc lại nội dung: Nghệ sĩ: Cao Văn Lầu.
-Cho HS nhắc lại khả năng âm nhạc của Cao Văn Lầu lúc còn nhỏ.
-Bản nhạc hay nhất của nhóm nhạc Huế tên là gì?
-Bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Cách đây khoảng bao nhiêu năm?
-Cho HS tập kể lại chuyện. 
-HS hát và vận động theo nhạc .
-HS nghe.
*HĐ cả lớp: 
-HS nghe và nêu tên bài TĐN.
-HS đọc. 
-HS gõ tiết tấu.
-HS thực hiện cả lớp, nhóm, cá nhân.
-HS thực hiện cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
-HS ôn tập.
*HĐ cả lớp: 
-HS nghe.
-1HS đọc ,cả lớp theo dõi.
-HS trả lời.
-Hành Vân.
-HS trả lời.
-HS kể.
3-Củng cố ,dặn dò:-Cho HS đọc nhạc bài số 3, số 4.
-Về ôn bài : Chuẩn bị :Bài hát tự chọn. 
-Nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
TIẾT 15: LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
-Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương .
-Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
 II-Chuẩn bị: Tranh ảnh, bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: 
*Nhận xét, đánh giá về chương nấu ăn của HS lớp mình.
2-Bài mới: Giới thiệu :Lợi ích của việc nuôi gà.
-Cho HS đọc nội dung ở sgk.
-Nuôi gà có lợi cho con người vì sao?
-Nuôi gà cho ta lợi ích gì ?
-Cho HS quan sát hình a,b,c,d sgk/48.
+Em hãy nêu tiếp các lợi ích của việc nuôi gà?
-Nêu những điều kiện thuận lợi của nước ta để phát triển nuôi gà?
-Nuôi gà bằng những cách nào?
-Ở gia đình em nuôi gà bằng cách nào?
-Em thấy nuôi gà ở gia đình em có những lợi ích gì?
*Rút ra ghi nhớ sgk/49.
-HS nghe.
-HS nghe.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi.
-Vì gà dễ nuôi chóng lớn, có thể tận dụng được nhiều nguồn thức ăn trong thiên nhiên.
-Thịt gà, trứng gà là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
-HS quan saùt.
-Đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều gia đình làm nghề chăn nuôi.
-Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
-Có phân bón cho cây trồng.
-Lông gà còn dùng để làm len, dạ,
-Khí hậu quanh năm ấm áp, nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nuôi gà tương đối đơn giản.
-Thả cho gà đi kiếm ăn tự do hoặc nuôi theo cách nuôi nhốt, nuôi công nghiệp.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc ghi nhớ.
3-Củng cố ,dặn dò:
-Nêu lại ghi nhớ.
-Trả lời 2 câu hỏi sgk/49. 
-Về học bài, chuẩn bị : Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
-Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
 TIẾT 30:	 CAO SU.
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Nhận biết được một số tính chất của cao su. 
-Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 II-Chuẩn bị: Bóng cao su, dây thun.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: Gọi HS trả lời : 
-Nêu tính chất của thuỷ tinh?
-Kể tên các đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh?
*Nhận xét, ghi điểm
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Cao su. 
HĐ1: Một số đồ dùng được làm bằng cao su.
+Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết?
+Theo em cao su có tính chất gì?
-GV kết luận HĐ1 .
HĐ2: Tính chất của cao su.
-Cho các nhóm làm thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng và kết quả quan sát:
+Ném quả boùng cao su xuống nền nhà?
+Kéo căng sợi dây thun hoặc dây cao su rồi thả tay ra?
+Thả một đoạn dây chun vào bát có nước .
-Cho các nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm.
-GV làm thí nghiệm 4 trước lớp.
+Cho 1HS lên cầm 1 đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. Em thấy có nóng tay không? Điều đó chứng tỏ điều gì?
+Qua đó, em thấy cao su có tính chất gì? 
+Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su?
-Gv kết luận HĐ2.
*Rút ra bài học sgk/63.
-2HS lên bảng trả lời.
-HS nghe.
HĐ cả lớp
-ủng, tẩy, đệm, xăm, lốp, găng tay, bóng đá, bóng chuyền,
-Cao su dẻo, bền, cũng bị bào mòn.
-HS nghe . 
HĐ nhóm 
-Các nhóm thực hiện: có một quả boùng cao su, 1 dây chun, 1 bát nước.
-HS thực hiện trong nhóm.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-Đại diện của các nhóm lên trình bày.
-HS quan sát.
-HS quan sát và trả lời: đầu dây kia không bị nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém.
-Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan trong nước, cách nhiệt.
-Không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để nơi có nhiệt độ quá cao, quá thấp. 
-HS nghe.
-HS đọc mục bạn cần biết sgk/63.
3-Củng cố dặn dò: 
-Nêu lại bài học.
-Về học bài .Chuẩn bị : Chất dẻo.
-Nhận xét tiết học 
KHOA HỌC
 TIẾT 29:	 THUỶ TINH.
I-Mục tiêu: Giúp HS: 
-Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
-Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
-Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II-Chuẩn bị: Cốc, chai, lọ bằng thuỷ tinh.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: Gọi HS trả lời : 
-Nêu tính chất và cách bảo quản xi măng?
-Xi măng có những lợi ích gì trong đời sống? 
*Nhận xét, ghi điểm
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Thuỷ tinh.
HĐ1: Những đồ dùng bằng thuỷ tinh
+Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết?
+Thuỷ tinh có tính chất gì?
+Trên tay ta cầm 1 cốc thuỷ tinh nếu ta thả chiếc cốc xuống sàn nhà thì điều gì xẩy ra? Tại sao?
-GV kết luận.
HĐ2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng
-Mỗi nhóm chuẩn bị một số đồ dùng bằng thuỷ tinh.
-Cho các nhóm quan sát vật thật. Đọc thông tin ở sgk, nêu đâu là thuỷ tinh thường, đâu là thuỷ tinh chất lượng cao?
+Thuỷ tinh thường có tính chất gì?
+Thuỷ tinh chất lượng cao có tính chất gì?
-Cho các nhóm trình bày.
-GV chốt.
+Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thường, thuỷ tinh chất lượng cao?
+Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?
+Nêu cách bảo quản các đồ vật bằng thuỷ tinh?
- HS lên bảng trả lời.
-HS nghe.
HĐ cả lớp
-chai, lọ, cốc, cửa kính, màn hình ti vi, mắt kính, boùng đèn,
-Trong suốt, có màu, dễ vỡ, không bị gỉ.
-Chiếc cốc sẽ vỡ thành nhiều mảnh.Vì chiếc cốc làm bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ.
-HS nghe. 
HĐ nhóm 
-Các nhóm có: boùng đèn, lọ hoa,
-Thuỷ tinh thường: bóng điện.
-Thuỷ tinh chất lượng cao: lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm.
-Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn.
-Rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền khó vỡ.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nghe.
-HS kể.
-HS nêu theo hiểu biết của mình.
-HS nêu.
3-Củng cố dặn dò: 
-Nêu các loại thuỷ tinh, tính chất và công dụng của chúng?
-Về học bài .Chuẩn bị : Cao su.
-Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ
TIẾT 15:	 CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950.
I-Mục tiêu: Sau bài học này HS biết:
-Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
-Kể lại được tấm gương anh huøng La Văn Cầu.
-HS tự hào về truyền thống đấu tranh, yêu nước của dân tộc ta.
II-Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 -Lược đồ chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. 
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi 1,2,3/32.
-Nêu bài học ?
*Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài : Chiến thắng Biên giới thu –đông 1950. 
HĐ1:Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950. 
-Treo bản đồ giới thiệu căn cứ địa Việt Bắc.
-Giảng và nêu câu hỏi.
+Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt- Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
+Nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
-GV chốt HĐ1. 
HĐ2:Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu- đông 1950. 
-Cho HS đọc nội dung sgk và quan sát lược đồ.
-Cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
+Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
+Nêu kết quả của chiến dịch biên giới thu- đông 1950 ?
+Nêu ý nghĩa của chiến dịch?
-Cho đại diện các nhóm lên trình bày.
-GV kết luận.
HĐ3: Bác Hồ trong chiến dịch và gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu:
-Cho HS xem H1, nêu suy nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950?
+Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu?
+Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch thu- đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
-GV kết luận.
*Rút ra bài học sgk/35.
-3HS lên bảng trả lời
-HS nêu .
-HS nghe.
Hđ cả lớp
-HS theo dõi.
-Căn cứ Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường biên giới lieân lạc quốc tế.
-HS trả lời.
-HS nghe.
Hđ nhóm
-HS đọc và quan sát.
-HS thảo luận nhóm 4 và cử đại diện nhóm lên trình bày dựa vào sgk và lược đồ.
-Các nhóm trình bày kết hợp chỉ trên lược đồ.
-HS nghe.
Hđ cả lớp
-HS quan sát và trả lời suy nghĩ của mình.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nghe.
-HS đọc bài học.
3-Củng cố ,dặn dò:
-Trả lời các câu hỏi sgk/35 -Nêu lại bài học .
-Về học bài .Chuẩn bị : Ôn tập.-Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2011_2012_pha.doc