Tiết1: CHÀO CỜ.
Tập trung toàn trường.
TẬP ĐỌC
Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (trang 144)
I/ MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn như :Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng,.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc- hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: buôn, nghi thức, gùi,.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Ngày dạy: Tuần 15 Tiết1: Chào cờ. Tập trung toàn trường. Tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (trang 144) I/ Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng. - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn như :Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng,... - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. 2. Đọc- hiểu. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: buôn, nghi thức, gùi,... - Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. II/ Đồ dùng dạy - học -Tranh minh hoạ trang 144, SGK - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Hạt gạo làng ta. + Hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?( những trưa tháng sáu .. cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy) + Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là " Hạt vàng"? (...) + Bài thơ cho em hiểu điều gì?(...) - GV nhận xét- cho điểm. C. Dạy học bài mới: 1 Giới thiệu bài: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá nghèo, lạc hậu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều đó. .2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc: - HS mở SGK trang 144. - Gọi HS khá đọc toàn bài. - Chia đoạn: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1.( Sửa lỗi phát âm và ghi bảng nếu cần) - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - kết hợp giải nghĩa từ trong chú giải . - HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS khá đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc: Giọng kể chuyện, trang nghiêm, ở đoạn đầu dân làng đón nghi thức long trọng. Vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ. Nhấn giọng ở các từ: như đi hội, vừa lùi, vừa trải, thẳng tắp mịn như nhung, trang trọng nhất, xoa tay, vui hẳn, ùa theo, thật to, thật đậm, bao nhiêu,.. b/ Tìm hiểu bài. - HS đọc đọc đoạn 1-Cả lớp theo dõi + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào? **ý thứ nhất của bài tập đọc ? ( Tình cảm yêu quý của người dân Chư Lênh đối với cô giáo ) -Học sinh đọc đoạn còn lại cả lớp theo dõi . -Chi tiết chứng tỏ tình cảm của cô giáo đối với người dân ? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý " cái chữ"? + Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo với " cái chữ" nói lên điều gì? -Học sinh thảo luận nhóm 2 để tìm nội dung của bài . + Bài văn này nói lên điều gì? - GV ghi nội dung chính lên bảng. c/ Luyện đọc diễn cảm: -Một học sinh đọc thật diễn cảm toàn bài . Nhận xét cách đọc của bạn và rút ra cách đọc của bài ? - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3-4. - HS đọc diễn cảm đoạn 3-4 của bài theo nhóm 2 . - Tổ chức thi đọc diễn cảm cho HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất. - - GV nhận xét- cho điểm. - HS đọc theo từng đoạn. - Đoạn 1: từ đầu - dành cho khách quý. - Đoạn 2: Tiếp- chém nhát dao. - Đoạn 3: Tiếp - xem cái chữ nào. - Đoạn 4: Còn lại. - Đọc nối tiếp đoạn lần 1 – 4 học sinh tổ 1 . Đọc nối tiếp lần 2 – 4 học sinh tổ 2 - HS nghe và gạgh chân nhanh những từ cần nhấn giọng. - Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học. - Người dân Chư Lênh đón tiếp cô rất trang trọng và thân tình . Họ đến chật ních cả nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ cầu thang.. bằng những tấm lông thú mịn màng... trao cho cô một con dao để cô chém một nhát vào cột, thực hiện nghi lễ trở thành người của buôn. - Mọi người ùa theo già làng để xem "cái chữ" ...Cô Hoa viết xong bao nhiêu tiếng hò reo. - Cô rất yêu quý mọi người, cô rất xúc động , tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Người Tây nguyên rất ham học, quý người và yêu cái chữ, người Tây nguyên hiểu rằng chữ mang lại ấm no cho mọi người. *Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tình cảm của người dân yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá , mong muốn con em mình học hành , để thoát khỏi nghèo nàn , lạc hậu . - HS theo dõi và dùng bút gạch chân những từ cần nhấn giọng:... - Theo dõi và đọc. - Đọc theo nhóm. - Thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hay nhất. 4. Củng cố- dặn dò. - GV tổng kết tiết học.Liên hệ thực tế ? - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài: Về ngôi nhà đang xây. --------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Toán Tiết 71: Luyện tập. I/ Mục tiêu - HS được củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. iII/ Hoạt động dạy- học 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu lại quy tắc chia số thập phân cho số thập phân và gọi 1-2 HS lên bảng làm bài tập 19,72: 5,8; 12,88: 0,25. - GV nhận xét- cho điểm. 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Giảng bài: * Luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - HS nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài tập vào nháp . - Một HS lên bảng làm - HS chữa bài. **Củng cố cách chia ? Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS nêu yêu cầu của bài tập 2. - HS tự làm bài tập . - HS chữa bài. **Củng cố cách tìm thừa số chưa biết Bài 3: -HS đọc bài tập . -HS thảo luận theo nhóm 2 tìm hiểu đề toán . -HS trình bày -HS làm bài vào vở – Một HS lên bảng . -HS chữa bài . **Em cho biết dạng toán ? Cách giải ? Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài . - HS nêu yêu cầu của bài tập 4 - Yêu cầu HS tự làm bài tập . - YC HS chữa bài. - GV Gọi HS nhận xét. +Đặt tính và tính a) 17,55 3,9 1 95 4,5 00 c) 030,68 026 04 6 1,18 2 0 8 0 0 ý b); 6,7 d)21,2 Tìm X a)x x 1,8 = 72 b)x x 0,34 = 1,19 x 1,02 x = 72 : 1,8 x x 0,34 = 1,2138 x = 40 x = 1,2138 : 0,34 x = 3,57. c) x x 1,36 = 4,76 x 4,08 x x 1,36 = 19,4208 x = 19,4208 : 1,36 x = 14,28 Bài toán cho biết 5,2 lít dầu cân nặng 3,952kg Bài toán hỏi có bao nhiêu lít dầu nếu chúng cân nặng 5,32kg ? Tóm tắt: 3,952 kg: 5,2lít. 5,32 kg:....lít. - HS chữa bài: Bài giải Lít dầu hoả cân nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76( kg) 5,32 kg dầu hoả có số lít là: 5,32 :0,76 = 7 (lít). Đáp số :7 lít dầu hoả. Ta có: 218 : 3,7 = 58,91( Dư 33) Vậy số dư của phép chia trên là 33/1000= 0,033( Lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương). 4. Củng cố - Dặn dò. - G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------- Ngày dạy: Chính tả( nghe- viết) Buôn Chư Lênh đón cô giáo. I/ Mục tiêu Giúp HS: - Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ Y Hoa lấy trong gùi ra ... A chữ, chữ cô giáo trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. - Làm bài tập chính tả phân biệt...và rút ra quy tắc chính tảviết với .. II/ đồ dùng dạy- học - Bài tập 3a, 3b viết sẵn vào bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ. YC HS viết các tiếng có âm đầu tr/ch hoặc có vần ao/au. - Nhận xét và cho điểm. B. Bài mới. .1 Giới thiệu bài: .2 Hướng dẫn nghe- viết. Hoạt động của GV a/ Tìm hiểu nội dung bài . - Gọi HS đọc thành tiếng đoạn bài cần viết. + Đoạn văn cho em biết điều gì? b/ Hướng dẫn viết từ khó. - HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được. Vào bảng con . + Trước khi viết chính tả đoạn này chúng ta cần chú ý điều gì? c/ Viết chính tả. - GV đọc trước đoạn viết một lần. - GV đọc cho HS viết tốc độ vừa phải( 3 lần). d/ soát lỗi và chấm bài. - Đọc lại toàn bộ bài cho HS soát lỗi. - YC HS đổi chéo vở để soát lỗi. - Thu và chấm bài(5-6 bài) - Nhận xét bài viết của HS. 3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả. * Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài tập theo cặp. - HS đọc bài hoàn chỉnh. - HS nhận xét bài làm của bạn và bổ sung .GV nhận xét và kết luận về bài làm đúng. - Gọi HS đọc lại bài vừa làm. - Gv tổ chức cho HS làm phần b) tương tự như làm phần a). - - GV nhận xét- cho điểm. * Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài. _ HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS nhận xét và bổ sung. + Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? + Theo em người ông sẽ nói gì khi nghe lời bào chữa của cháu? + GV chốt lại bài làm đúng và cho điểm. Hoạt động của HS - Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây nguyên đối với cô giáo và cái chữ. - HS nêu trước lớp ví dụ: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực,... - HS viết những từ vừa tìm được. - Viết thụt vào một chữ, viết hoa các chữ tên riêng... - HS nghe - Nghe đọc và viết bài. - HS soát lỗi theo giáo viên đọc, sau đó đổi chéo vở dùng bút chì soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề vở. - HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS thảo luận làm bài tập vào vở( vở bài tập) - HS báo cáo kết quả thảo luận. - Nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn. a) + tra: ( tra lúa)- cha (mẹ) + trà( uống trà)- chà( chà sát) + trả( trả lời)- chả( chả giò) + tráo( đánh tráo)- cháo( bát cháo) + tro( tro bếp)- cho( cho quà. ..... b) + bỏ( bỏ đi)- bỗ( bõ công) + bẻ( bẻ cành)- bẽ( bẽ mặt) ..... - HS nghe. - Đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài tập: a) Nhà phê bình và truyện của vua. các từ: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở. b) Lịch sử bấy giờ ngắn hơn. Từ: tổng , sử, bảo, điểm, tổng, chỉ. - Cậu bé dốt nhưng lại vụng chèo khéo chống. - Nối tiếp nhau nêu ý kiến. + Thằng bé này lém quá. + Cháu đúng là vụng chèo, khéo chống. + Sao các bạn cháu vẫn được điểm cao. - Nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn dò HS về nhàvà chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Đạo đức Bài 7: Tôn trọng phụ nữ.( Tiết 2). I/ Mục tiêu bài học: - Kiến thức: HS biết tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ. - Kỹ năng: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái. - Thái độ: Thực hiện các hành vi quan tâm chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong ... ên để các đồ dùng bằng cao su ở nhiệt độ cao( cao su dễ bị chảy) hoặc để nơi có nhiệt độ quả thấp( cao su sẽ bị giòn, cứng,..) Ngày dạy: Kĩ thuật Bài số 6: Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản.( tiết 2) I/ Mục tiêu - HS biết: Cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. - Cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích và tự hào với sản phẩm của mình làm được. II/ Đồ dùng dạy- Học - Tranh ảnh minh hoạ. - Mẫu đẹp. iII/ Hoạt động dạy- học * Hoạt động 3: HS thực hành. - YC HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật của cắt, khâu, thêu và trang trí túi xách tay đơn giản. ( GV có thể ghi lại quy trình thực hiện lên bảng) - GV nhận xét và hệ thống lại cách thực hiện theo một quy trình nhất định. - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1và nhận xét. - Gọi HS nhắc lại yêu cầu thực hành và thời gian hoàn thành sản phẩm. - Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật. * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân. _ Yêu cầu HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm. - Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu. - GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo 2 mức: Hoàn thành(A) chưa hoàn thành(B). HS thao tác đúng kĩ thuật đẹp có sáng tạo đánh giá HTT(A+). - HS nhắc lại. - HS nghe. - Nhắc lại yêu cầu của GV. -HS tiếp tục thực hành - Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của GV. - Nhắc laị cách đánh giá sản phẩm. - HS tham gia đánh giá sản phẩm. *Nhận xét - Dặn dò. - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Tiết 2: Tập làm văn Luyện tập tả người. ( Tả hoạt động). I/ Mục tiêu Giúp HS: + Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé tập đi, tập nói. + Chuyển một phần của dàn ý viết đoạn văn tả hoạt động của em bé. II/ đồ dùng dạy- học. - HS chuẩn bị tranh ảnh về một em bé. - Giấy khổ to, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1.Kiểm tra bài cũ : Goi 1- 2 HS đọc đoạn văn giờ trước đã làm. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét- cho điểm. 2. Dạy - học bài mới. 2.1 Giới thiệu bài: Các em đã tả hoạt động của một người. Tiết tập làm văn hôm nay sẽ lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoặc một bạn nhỏ em bé đang tuổi tập nói, tập đi, viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé hoặc của bạn nhỏ dựa vào dàn ý đã lập. 2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài tập 1: -HS đọc yêu cầu - cả lớp đọc thầm. -Bố cục của một dàn ý ? -Cách trình bày một dàn ý ? -3 HS nối tiếp đọc phần gợi ý trong bài - HS tự lập dàn ý vào vở . -Mỗi tổ có một học sinh làm bài và bảng nhóm . - HS trình bày dàn ý của mình ? -Chọn ra bạn lập dàn ý tốt nhất ? -Nhận xét và chữa . **Chú ý cách sắp xếp ý trong dàn ý . * Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm. -Nêu yêu cầu của bài tập ? -Bố cục của đoạn văn ? -Cách trình bày đoạn văn ? -Để viết được đoạn văn em cầ làm gì ?? -HS viết bài vào vở – Mỗi tổ có một HS làm vào bảng nhóm . - HS trình bày đoạn văn của mình. - Cùng HS nhận xét, sửa chữa . - GV nhận xét- cho điểm những bài đạt yêu cầu. Chọn ra HS làm đoạn văn hay nhất . GV tuyên dương động viên những HS đó . -Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bế ở tuổi tập nói , tập đi . -HS làm dàn ý và một HS lập dàn ý ra giấy khổ to. Làm theo gợi ý: + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả:... tên em bé, tuổi em bé,.. + Thân bài: Tả bao quát về hình dáng của bé. Thân hình bé... Mái tóc.... Khuôn mặt.... Tay chân:.... Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé.... Hoạt động lúc chơi, lúc đi và tập nói... + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về bé. -Dựa vào dàn ý đã lập , hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc của em bé . -HS nhận xét. -Quan sát các hoạt động của em bé định tả hoặc của bạn nhỏ . 3. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Toán Tiết 75 : Giải toán về tỉ số phần trăm. I/ Mục tiêu - HS biết cách giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. II/ Hoạt động dạy- học A. ổn định lớp: B. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng tìm % của 25: 100 và 30: 300. -Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét- cho điểm.. C. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giảng bài: 2-1 Ví dụ A : -GV nêu ví dụ -HS đọc lại ví dụ -Phân tích đề ? -Cách tìm tỉ số phần trăm ? -Một HS lên bảng – Cả lớp làm bài vào vở . -Tổ chức nhận xét , bổ sung ý kiến ? **Muốn tìm tỉ số phần trăm ta làm thế nào ? -Cho nhiều hS đọc nối tiếp nhau. Ví dụ B: -Gv nêu nội dung của ví dụ B -HS đọc lại ví dụ . -HS nêu cách tính -HS thực hiện vào giấy nháp . -Một S lên bảng làm -Nhận xét – Củng cố cách tính ? *Cho HS nối tiếp nhau đọc cách tính tỉ số % 2-2 Luyện tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - HS nêu yêu cầu của bài tập số 1. - HS làm bài tập vào bảng con . - GV nhận xét – Sửa sai ngay cho HS ** Tại sao em viết được như vậy ? Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS nêu yêu cầu của bài tập 2. - HS làm bài tập vào vở . - HS chữa bài. **Nêu cách tính tỉ số % của hai số ? Bài 3: - HS đọc bài . - HS thảo luận theo nhóm 2 để phân tích đề và tìm hướng giải . -Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm ? Các nhóm # nhận xét , bổ sung - HS lên bảng làm bài tập. - HS làm bài tập vào vở –GV chấm một số bài . - HS chữa bài. **Củng cố cách tính tỉ số % Bài tập cho biết : Cả trường có : 600 HS Nữ có : 315 em Tìm tỉ số % của HS nữ và số HS toàn trường ? Bài giải : Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường là : 315 : 600 = 0,525 = 52,5 % Đáp số : 52,5 % Muốn tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 ta -Tìm thương của 315 và 600 . -Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % và bên phải tích vừa tìm được . Trong 80kg nước biển có :2.8kg muối Tìm tỉ số phần trăm lượng muối trong 80kg nước biển ? Tỉ số phần trăm lượng muối có trong 80kg nước biển sẽ là : 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5 % Đáp số : 3,5 % - Viết thành tỉ số phần trăm theo mẫu : 0,57 = 57% ; 0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4% ; 1,35 = 135% Vì 0,57 = 57/100 = 57 % - Tính tỉ số % của hai số theo mẫu : a) 19 : 30 = 0,6333 =63,33% b) 45 : 61 = 0,7377 = 73,77% c) 1,2 : 26 = 0,0461 = 4,61% - 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3. - HS nêu. - HS chữa bài: Bài giải Tỉ số phần trăm của học sinh nữ và số học sinh cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 =52% Đáp số: 52% - Nhận xét và bổ sung. 4. Củng cố - Dặn dò. - G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Địa lý Bài 15: Thương mại -Du lịch I- Mục tiêu – yêu cầu : Học xong bài này , HS biết : - Sơ lược về các khái niệm : thương mại , nội thương , ngoại thương .Thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất . - Nêu tên được các mặt hàng xuất khẩu , nhập khẩu của nước ta . - Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của nước ta . - Xác đinh trên bản đồ các trung tâm thương mại : Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta . II- Đồ dùng dạy học : - Bản đồ hành chính Việt Nam . - Tranh ảnh về các chợ lớn , trung tâm thương mại , du lịch ( phonh cảng , lễ hội , di sản văn hoá , di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch ) III-Lên lớp : A- Kiểm tra bài cũ : -Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông tương ứng ? -Đặc điểm của giao thông nước ta ? -Vai trò của giao thông trong quá trình phát triển kinh tế ? B - Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Thương mại –du lịch . 2/ Tiến hành : *Hoạt động 1 : Thương mại -HS đọc thông tin ( cá nhân ) -Thương mại gồm có những hoạt động nào ? -Vậy em hiểu thương mại là gì ? -Hoạt động ngoại thương phát triển nhất ở đâu ? -Trao đổi theo nhóm 2 để biết vài trò của ngành ngoại thương ? -Các nhóm báo cáo nối tiếp nhau . **Ngành ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển . -Trao đổi theo nhóm 3 cầu hỏi : Kể tên các mặt hàng nhập khẩu và xuất khẩu chủ yếu của nước ta ? -Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận . **Như vậy nước ta nhập khẩu chủ yếu máy móc , nguyên vật liệu , nhiên liệu. Còn xuất khẩu các sản phẩm của các ngành như khoáng sản , hàng công nghiệp nhẹ , công nghiệp thực phẩm , hàng thủ công nghiệp , nông sản , thuỷ sản . Hoạt động 2 : Ngành du lịch -HS đọc thông tin . -Quan sát tranh ảnh . -Thảo luận theo nhóm 4 cầu hỏi : Vì sao những năm gần đây lượng khách du lịch đến nước ta lại tăng nhanh ? -Học sinh nối tiếp nhau trình bày ý kiến của nhóm mình . -Kể tên các địa danh du lịch nổi tiếng của đất nước ta ? *Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho ngành du lịch phát triển . -Lào Cai chúng ta có những địa danh nào nổi tiếng cho du lịch ? -Hãy nêu tóm tắt nội dung của bài học ? -Thương mại gồm những hoạt động Buôn bán với nước ngoài ,buôn bán ở trong nước . - Là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá . - ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh . - Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng . - Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp , bãi tắm tốt , vườn quốc gia , các công trình kiến trúc , di tích lịch sử , lễ hội truyền thống .. Vịnh Hạ Long (di sản thế giới ), ở Quảng Ninh , vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình ) , Cố đô Huế , phố cổ Hội An , khu di tích Mỹ Sơn ( Quảng Nam ) Thành phố Lào Cai , Sa Pa , -HS nêu - Đọc ghi nhớ . C Củng cố bài – Dặn dò : -Đọc lại ghi nhớ . -Liên hệ thực tế : Phải có ý thức giữ gìn cảnh quan xung quanh ta. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các điạ danh có các cảnh đẹp nổi tiếng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta -Dặn dò chuẩn bị bài sau . Ngày dạy: Sinh hoạt lớp Tuần 15 I / Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 15. - Bình xét thi đua học sinh từng tổ. - Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm. - Văn nghệ. II/ Cách tiến hành: 1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển. - Các tổ trưởng báo cáo. - ý kiến của các thành viên. - Tự xếp loại HS của tổ. - ý kiến của GV chủ nhiệm lớp. 2 . Kế hoạch tuần 16: 3. Văn nghệ lớp
Tài liệu đính kèm: