Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học: 2010 - 2011 - Đậu Thị Thanh Huyền

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học: 2010 - 2011 - Đậu Thị Thanh Huyền

TUẦN 12

Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010

Tập đọc

''Vua tàu thuỷ'' Bạch Thái Bưởi

I MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.( trả lời được các CH1,2,4 trong SGK)

- HS khá, giỏi trả lời được CH3(SGK).

-GDKNS: Qua bài đọc HS tự nhận thức được bản thân.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học: 2010 - 2011 - Đậu Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
''Vua tàu thuỷ'' Bạch Thái Bưởi 
I Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.( trả lời được các CH1,2,4 trong SGK)
- HS khá, giỏi trả lời được CH3(SGK).
-GDKNS: Qua bài đọc HS tự nhận thức được bản thân.
II.Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK.
III.Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5')
HS đọc bài ở vương quốc Tương Lai và nêu nội dung bài. 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ(2') 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (28')
a.Luyện đọc `
-HS nối tiếp nhau đọc 4đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng , sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng .
-HS nối tiếp nhau đọc 4đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
-HS nối tiếp nhau đọc 4đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn .
-HS luyện đọc theo cặp. 
-2 HS đọc cả bài .
-GV đọc diễn cảm cả bài .
b. Tìm hiểu bài 
-Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? (...mồ côi cha, theo mẹ quẩy gánh hàng rong ...)
-Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? (anh làm thư kí ...)
-Những chi tiết nào cho biết anh là một người có chí ? (...có lúc mất trắng tay .....)
-Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? (...những tàu của người hoa độc chiếm ....)
-Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ? 
 ( Ông khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở người Việt,....)
-Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ? 
-Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? (..nhờ ý chí vươn lên ,...)
c.Đọc diễn cảm 
 -4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. 
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1-2 . 
+GV đọc mẫu .
+HS luyện đọc theo cặp. 
+HS thi đọc .
+ HS đọc phân vai GV theo dõi uốn nắn .
3.Củng cố , dặn dò (5')
-Y nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.
-Nhận xét tiết học .
_________________________________________
Toán
Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm.
- Làm BT1,BT2 a) 1 ý;b) 1 ý,BT3
II. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ( 5') 
 HS lên bảng làm: Điền dấu = 
 7845dm2 .....78dm245dm2
 17456cm2......1m27dm256cm2
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ2(7') Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
 - GV viết lên bảng: 4 x (3+5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên 
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
- GV nêu: Vậy ta có: 4 x (3+5) = 4x3+4x5
HĐ3: ( 8') Quy tắc một số nhân với một tổng. 
- GV chỉ vào biểu thức và nêu : 4 là một số, (3+5) là một tổng. Vậy biểu thức 
 4 x (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3+5)
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng : 4 x 3 + 4 x 5. GV nêu và kết luận như SGK 
HĐ4: ( 22') Thực hành.
Bài1(SGK): Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV kẻ ở bảng lớp, gọi HS lên làm- GV hướng dẫn HS yếu, tàn tật
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập trong vở bài tập.
- Gọi HS trình bày cách làm và kết quả bài1.
2, Tính bằng hai cách.
HS làm theo mẫu ở SGK.GV hướng dẫn HS yếu, tàn tật
Đổi vở nhận xét bài của bạn.
3. Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức.
HS làm và rút ra được: ( 3+ 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
HS nêu quy tắc: 
 Nhân một tổng với một số ta lấy lần lượt từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng hai kết quả lại với nhau.
4. ( HS khá, giỏi) áp dụng tính chất nhân một tổng với một số để tính:
HS làm bài và lên chữa bài.
26 x 11 = 26 x ( 10 + 1) 35 x 101 = 35 x ( 100+ 1)
 = 26 x 10 + 26 x 1 	=35 x 100+ 35 x 1 
 = 260 + 26	= 3500 + 35
 = 286 	=3535
GV chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
3)Củng cố,dăn dò: ( 2')
- Nhận xét giờ học. 
 ________________________________________
Chính tả
Nghe- viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực 
I.Mục tiêu 
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Người chiến sĩ giàu nghị lực . 
- Làm đúng BT CT phương ngữ(2) a/ b, 
II.Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra (5')
GV yêu cầu HS đọc thuộc 4 câu thơ ở tiết chính tả trước. 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài(2') 
2.Hướng dẫn HS nghe viết (20')
-GV đọc bài chính tả - HS theo dõi SGK .
-HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý những từ ngữ viết sai: 
 triển lãm, giải thưởng 
-GV nhắc HS cách trình bày bài . 
-HS gấp SGK, GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết .
-GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài .
-GV chấm chữa bài - HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau .
-GV nhận xét chung. 
3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (11')
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập .
-HS đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở. 
 -HS trình bày bài .Cả lớp và GV chốt lời giải đúng. 
 a. Trung Quốc – chín mươi tuổi - hai trái núi - chắn ngang - chê cười – chết
- cháu - chắt - truyền nhau - chẳng thể trời - trái núi.
 4. Củng cố, dặn dò (2')
 -Nhận xét tiết học. 
________________________________________________
 Kỉ thuật 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết3)
(Đã soạn ngày 15/ 11 / 2010.)
_________________________________________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010
Thể dục 
Học động tác thăng bằng
Trò chơi : Mèo đuổi chuột
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được động tác vươn thở, tay, chân, lưng – bụng, toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1.Phần mở đầu
 - GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
 - Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 2. Phần cơ bản: 
 a. Bài thể dục phát triển chung
 - Ôn 5 động tác đã học dưới sự điều khiển của lớp trưởng ( Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp).
 - Học động tác thăng bằng . (Mỗi động tác 4-5 lần) .Các bước thực hiện tương tự tiết trước.
 - Tập phối hợp cả 6 động tác
 b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột ”. 
 - Giáo viên nêu luật chơi , cách chơi . học sinh chơi thử một lần .Yêu cầu học sinh chơi một cách tự giác.
 - Giáo viên cho học sinh chơi chính thức . 
 3. Phần kết thúc:
 - Tập một số động tác thả lỏng
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học
Toán
Nhân một số với một hiệu
I. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Làm BT1, BT3,BT4
II. đồ dùng dạy- học: 
III. Hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ Gọi HS viết công thức và nêu quy tắc Nhân một số với một tổng.
- GV kiểm tra vở bài tập 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ2: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
GV viết lên bảng hai biểu thức :
 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên- HS tính và nêu kết quả.
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
- GV nêu: Ta có 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
HĐ3: Quy tắc một số nhân với một hiệu
- GV chỉ vào biểu thức và nêu như SGK.
- GV hỏi: Vậy khi thực hiện phép nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào?
- GV kết luận và rút ra công thức : Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân lần lượt số đóvới số bị trừ và só trf , rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a x( b - c) = a x b - a x c
- Yêu cầu HS nêu quy tắc 
HĐ4: Thực hành.
GV kẻ BT1 ở bảng- HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét chữa bài.
2, (HS khá, giỏi) áp dụng tính chất nhân một số với mọt hiệu để tính.( theo mẫu)
HS làm bài và đổi bài nhận xét bài của bạn.
3, HS đọc bài và nêu yêu cầu của BT.
GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu, HS khuyết tật làm bài.
1 HS lên chữa bài.
Cửa hàng có tất cả số trứng là:
175 x 40 = 7 000( quả)
Cửa hàng đã bán số trứng là:
175 x 10 = 1 750 ( quả)
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
7 000 - 1 750 = 5 250 ( quả)
Đ/S: 5 250 ( quả)
4, Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
HS làm bài và rút ra nhân một hiệu với một số.
- HS tự làm. Sau đó gọi chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3)Củng cố,dăn dò: ( 4') 
- HS nhắc lại quy tắc.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
___________________________________________
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ :ý chí - nghị lực 
I.Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng chí )theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ(nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
-Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên. 
II.Đồ dùng dạy học
 VBT
III.Hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5')
GV yêu cầu HS tìm ví dụ về tính từ và đặt câu với từ đó .
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2')
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (26') 
Bài 1:
-HS đọc thầm yêu cầu của bài. 
-Từng cặp HS trao đổi , làm bài vào vở .
-HS các nhóm trình bày .Cả lớp chữa bài . 
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức : chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp :ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí 
 Bài 2:
-HS đọc yêu cầu của bài tập . 
-HS suy nghĩ làm bài vào vở.
-HS lên bảng chữa bài .
Cả lớp và GV nhận xét :dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực
Bài 3:
-HS đọc yêu cầu của bài tập ,làm bài vào vở . 
-HS trình bày .GVchữa bài. 
+Thứ tự đúng cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng .
Bài 4:
-HS đọc thầm yêu cầu của bài .
-GV giúp HS hiểu nghĩa của từng câu tục ngữ. 
-Từng cặp HS trao đ ...  kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Phần thưởng”
- Yêu cầu làm việc theo nhóm:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?( thể hiện Hưng là người con hiếu thảo)
+ Bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?( rất vui)
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ ntn? ( cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ)
Yêu cầu HS trả lời và rút ra bài học.
- GV nhận xét, bổ sung 
HĐ2 ( 10') Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- GV cho HS làm việc cặp đôi.
+ Treo bảng phụ ghi 5 tình huống.
+ Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe lần lượt tình huống và bàn bạc cách ứng xử của bạn nhỏ. 
- GV yêu cầu làm việc cả lớp.
+ Phát cho mỗi cặp 3 tờ phiếu: xanh, đỏ, vàng
+ Lần lượt đọc các tình huống, cho HS đánh giá.
- GV nhận xét.
HĐ3: ( 10')Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa?
- Kể cho nhau nghe những việc làm hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Kể một số việc chưa tốt ma em đã mắc phải? 
C. Củng cố dặn dò: ( 3')
- Nhận xét giờ học
- Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
 __________________________________________________________________
Thể dục
Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
I. Mục tiêu:
 - Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và chủ động tập đúng kĩ thuật. 
 - Học động tác nhảy. Yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác.
 - Trò chơi "Mèo đuổi chuột ". Yêu cầu tham gia chơi đúng luật.
 II. Đồ dùng Dạy- học 
 1 còi 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Phần mở đầu:(7')	
 - Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, khởi động các khớp.
- Khởi động các khớp và chơi trò chơi "Làm theo hiệu lệnh".
 2. Phần cơ bản( 20')
 HĐ1: Trò chơi vận động.
“Mèo đuổi chuột ."
- GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên, giải thích cách chơi, luật chơi. 
Sau đó cho chơi thử.
- Cho cả lớp tiến hành chơi.
 -Gv theo dõi nhận xét. Biểu dương tổ thắng .
HĐ2: Bài thể dục phát triển chung
* Ôn 6 động tác của bài thể dục đã học. 
+ GV điều khiển cho HS tập 2 lần, sau đó chia tổ cho HS luyện tập, tổ trưởng điều khiển.
+ GV theo dõi, sửa chữa.
+ GV cho các tổ thi đua tập, GV điều khiển.
* Học động tác nhảy: GV làm mẫu, giải thích HS bắt chước theo.
- GV không làm mẫu mà hô cho HS tập.
- GV theo dõi, nhận xét.
* Cho HS tập 4 động tác đã học. 1-2 lần.
3. Phần kết thúc( 8')
- GV cho HS tập động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học .
___________________________________________________________________
 ________________________________ 
Địa lí
 Đồng bằng Bắc Bộ
 I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
+ ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
+ ĐBBB có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì,cạnh đáy là đường bờ biển.
+ ĐBBB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được ĐBBB trên bản đồ(lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ(lược đồ):sông Hồng sông Thái Bình
- HS khá, giỏi:
+ dựa vào ảnh trong SGK, mô tả ĐBBB: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước
+ Nêu tác dung của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương.
 II. đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lược đồ trỗng Việt Nam . 
 III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
2,Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Vị trí và hình dạng của ĐBBB .
- GV treo bản đồ Việt Nam, chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB.
- GV cho HS lên bảng chỉ.
- GV phát lược đồ câm yêu cầu HS dựa vào kí hiệu xác định và tô màu ĐBBB trên lược đồ đó.
- GV nhận xét kết luận.
* HĐ2: Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB 
- GV nêu câu hỏi:
ĐBBB do sông nào bồi đắp nên, hình thành ntn?( do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên)
ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu?( lớn thứ hai nước ta)
Địa hình ĐBBB như thế nào? ( có hình dạng tam giác có đỉnh là Việt Trì và Cạnh đáy là dọc bờ viển).
- HS đọc câu hỏi thảo luận theo cặp để trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
* HĐ 3 : Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ĐBBB .
- GV treo bản đồ, lược đồ ĐBBB yêu cầu HS quan sát ghi vào vở nháp tên những con sông của ĐBBB mà HS quan sát được. Sau đó tổ chức trò chơi: thi đua kể tên các con sông lớn.
- GV nhận xét, kết luận.
 HĐ 4 : Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB.
-GV cho HS làm việc theo cặp trả lời các câu hỏi giáo viên ghi trên bảng. 
GV chốt ý chính .
III. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
GV cho HS làm BT ở VBT.
__________________________________
 Buổi chiều: Nghỉ dạy
 _________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn
	Khoa học
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
 I. mục tiêu: 
 Sau bài học học sinh biết:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
Mây
Mây
 Hơi nước
	Mưa
Nước
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi ,ngưng tụ của nước trong trong tự nhiên.
 -Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 II. đồ dùng dạy- học: 
- chai , lọ thuỷ tinh, nguồn nhiệt, nước đá
 III. Hoạt động dạy- học:
1) Bài cũ: ( 3') GV nêu câu hỏi: Mây được hình thành như thế nào?Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: Giới thiệu, ghi mục bài.
HĐ 1: ( 15')Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Các nhóm quan sát hình và thảo luận câu hỏi sau:
+ Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?( Nước, mây)
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì? ( vòng tuần hoàn của nước)
+Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Gọi một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Ai có thể viết tên của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước?
- GV nhận xét, kết luận .
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết trang 47
HĐ2: ( 10')Em vẽ”Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
- Thảo luận theo cặp đôi.
- HS quan sát minh hoạ và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, giúp đỡ các cặp
Mây
Mây
 Hơi nước
	Mưa
Nước
GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. 
HĐ3: ( 8')Trò chơi “ Đóng vai”
- GV nêu tình huống: Em nhìn thấy một phụ nữ đang vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác?
- Từng nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng tốt.
3) Củng cố, dặn dò: ( 4')
- GVnhận xét giờ học
 - Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. 
Luyện Tiếng Việt- Luyện chữ
Bài viết: Rùa và Thỏ
I. Mục tiêu: 
Giúp HS viết đúng, đẹp bài Rùa và Thỏ.
Biết cách trình bày bài viết và viết đúng các từ khó trong bài : 
mỉa mai, giễu, chậm chạp, nhởn nhơ, ngẩng đầu, vắt chân,
Rèn thêm chữ viết cho HS..
II. Hoạt động dạy và học:
1 Hoạt động 1 : (10) Hướng dẫn HS viết bài
GV đọc cho HS nghe câu chuyện Rùa và Thỏ.
Tìm chữ khó viết trong bài và chú ý cách trình bày . mỉa mai, giễu, chậm chạp, nhởn nhơ, ngẩng đầu, vắt chân,
GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
2 Hoạt động 2: ( 20') HS viết bài:
GV đọc từng câu cho HS viết.
Lưu ý : Tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, đảm bảo thời gian.
Viết xong GV đọc cho HS khảo lại bài.
GV chấm bài một số em và nhận xét chữ viết của HS .
-Câu chyện muốn nói với em điều gì? 
Gv tuyên dương những HS viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ.( Đưa cho cả lớp cùng xem)
Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm.
III. Củng cố –dặn dò : ( 5”)
GV nhận xét tiết học.
 __________________________________________
Tự học- Luyện Tự nhiên xã hội
Ôn: Khoa học
I. Mục tiêu:
HS ôn lại các kiến thức đã học về chủ điểm Vật chất và năng lượng : tính chất của nước, ba thể của nước, mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
-Giúp HS hoàn thành các BT trong VBT.
II. Hoạt động dạy và học:
1Hoạt động 1: Ôn tập:
1, HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
-Nước có những tính chất gì?
-Nước tồn tại ở những thể nào?
-Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa ba thể của nước?
HS thảo luận trong nhóm sau đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
2 ,Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
	 Nước ở thể lỏng
	Ngưng tụ	đông đặc
Hơi nước	 nước ở thể rắn
	Bay hơi	Nóng chảy
	Nước ở thể lỏng
3, Hãy điền các từ : ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây vào trong câu dưới đây cho phù hợp.
-Nước ở sông, hồ , suối, biển thường xuyên.vào không khí.
--.bay lên cao, gặp lạnhthành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên..
-Các ..có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
4, Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	Mây Mây
 Hơi nước	mưa
	Nước nước
HS đọc thuộc mục ghi nhớ trong SGK. 
GV nhận xét tiết học.
 _______________________________
Thể dục
Động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Con Cóc là cậu ông Trời.
 I. Mục tiêu:
 - Trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời”. Yêu cầu HS nắm được luật chơi. chơi tự giác, tích cực và chủ động.
- Học động tác thăng bằng. HS nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng.
II. đồ dùng dạy- học: 
 Chuẩn bị1còi. 
III. Hoạt động dạy - học:
A. Phần mở đầu( 7')
 Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, chẩn chính đội ngũ.
 - Khởi động các khớp, chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 - Chơi trò chơi tại chỗ (tự chọn).
 - GV nhận xét.
 B. Phần cơ bản: ( 20')
 HĐ1: Bài thể dục phát triển chung.
* Ôn 5 động tác của bài thể dục .
 - GV điều khiển lớp tập 1 - 2 lần
- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét.
* Học động tác thăng bằng: GV làm mẫu, giải thích HS bắt chước theo.
- GV không làm mẫu mà hô cho HS tập.
- GV theo dõi, nhận xét.
HĐ2: Trò chơi vận động
 “Con cóc là cậu ông Trời"
- GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên, giải thích cách chơi, luật chơi. 
Sau đó cho chơi thử.
- Cho cả lớp tiến hành chơi.
 -Gv theo dõi nhận xét. Biểu dương tổ thắng 
C. Phần kết thúc( 8')
- Gv cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Thực hiện động tác thả lỏng
- GV nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV giao bài tập về nhà ôn các động tác đã học.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2010_2011_dau.doc