TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I - MỤC TIÊU:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
II - CHUẨN BỊ:
Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động:
Bài cũ: Nhân với số có một chữ số.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới:
Thứ ngày tháng năm 20 TOÁN TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I - MỤC TIÊU: - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. II - CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Nhân với số có một chữ số. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: - Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng? - Phép nhân cũng giống như phép cộng, cũng có tính chất giao hoán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tính chất giao hoán của phép nhân. Hoạt động1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức. HS tính 5 X 7 và 7 X 5 Nhận xét 5 X 7 = 7 X 5 GV treo bảng phụ ghi như SGK Yêu cầu HS thực hiện bảng con: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b, b x a. Nếu ta thay từng giá trị của của a & b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này. GV ghi bảng: a x b = b x a a & b là thành phần nào của phép nhân? Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào? Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào? Yêu cầu vài HS nhắc lại. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Bài này cần cho HS thấy rõ: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân. Bài tập 2: Vì HS chưa biết cách nhân với số có bốn chữ số nên cần hướng dẫn HS đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân) Ví dụ: 7 X 835 tính bình thường. Bài tập 3: Yêu cầu HS cộng nhẩm rồi so sánh để tìm từng cặp hai biểu thức có giá trị bằng nhau. Bài tập 4: HS nhẩm và điền vào ô trống. HS nêu HS tính. HS nêu so sánh HS nêu Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Vài HS nhắc lại HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài Củng cố Phép nhân & phép cộng có cùng tên gọi tính chất nào? Yêu cầu HS nhắc lại tính chất đó? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000 Chia cho 10, 100, 1000. MÔN:KHOA HỌC NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ I-MỤC TIÊU: -Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, nước chảz từ cao xuống thấp, chảz lan ra khắp mọi phía, thấm mọi vật và hoà tan một số chất. -Quan sát và làm thí nghệm để phát hiện tính chất của nước. -Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nuoc721 trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảz xuống, làm áo mưa mặt để không bị ước, -HS khá giỏi: thực hành một số thí nghiệm đơn giản dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để zêu cuầ HS thí nghiệm. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình vẽ trang 42, 43 SGK. -Chuẩn bị theo nhóm: +2 li thuỷ tinh giống nhau 1 li đựng nước ,1 li đựng sữa. + Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn thấy nước đựng ở trong. +Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khai đựng nước. +Một miếng vải, bông, giấy thấm, bọt biển (mút),túi ni lông +Một ít đường, muối, cát và thìa. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: -Em hãy trình bày những lời khuyên dinh dưỡng. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: -Bài “Nước có những tính chất gì?” Phát triển: Hoạt động 1:Phát hiện màu, mùi, vị của nước -Yêu cầu hs mang cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra quan sát (có thể thay cốc sữa bằng chất khác) theo nhóm. -Cốc nào đựng nước cốc nào đựng sữa? -Vì sao em biết? Hãy dùng các giác quan để phân tích. -Cho hs lên điền vào bảng: Các giác quan cần dùng để quan sát Cốc nước Cốc sữa 1.Mắt-nhin 2.Lưỡi-liếm 3.Mũi-ngửi -Hãy nói về những tính chất của nước. *Kết luận: Qua quan sát ta thấy nước không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước -Yêu cầu các nhóm mang vật đựng nước theo. Yêu cầu mỗi nhóm chứa nước trong 1 vật và thay đổi chiều theo các hướng khác nhau. -Khi ta thay đổi vị trí của vật đựng thì hình dạng chúng có thay đổi không? Ta nói chúng có hình dạng nhất định. -Vậy nước có hình dạng nhất định không? Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. Hoạt động 3:Tìm hiểu xem nước chảy thế nào? -Các em đã chuẩn bị gì cho thí nghiệm này? -Yêu cầu các nhóm tiến hành như SGK. -Ghi nhanh các ý kiến quan sát được. Hoạt động 4:Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số chất -Cho hs làm thí nghiệm: Đổ nước vào các vật như: túi ni-lông, bọt biển, giấy báo, vảivà rút ra nhận xét. -Dựa vào tính thấm của các vật liệu trên người ta ứng dụng để làm gì? -Giảng thêm:người ta dùng các vật liệu không cho nước thấm qua để làm dụng cụ chứa nước, làm áo mưa, lợp nhàDùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục. *Kết luận: Nước thấm qua một số vật. Hoạt động 5:Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà ta một số chất -Cho các nhóm làm thí nghiệm lần lượt bỏ cát, muối, đường vào 3 cất nước khác nhau. -Nhận xét các ý kiến và chốt lại: Nước có thể hoà tan một số chất. -Các nhóm trình bày. -Chỉ ra. -Vì : +Nhìn: cốc nước trong suốt, không màu và có thể nhìn thấy chiếc thìa để trong cốc; cốc sữa trắng đục nên không thấy thìa trong cốc. +Nếm: Cốc nước không có vị; cốc sữa có vị ngọt. +Ngửi: cốc nước không mùi; cốc sữa có mùi sữa. -Một vài hs nói và bổ sung ý bạn. -Thực hiện và quan sát -Không. -Kiểm nghiệm và đưa ra kết luận: nước không có hình dạng nhất định. -Lấy nước đổ lên mặt một tấm kính. Và quan sát đưa ra nhận xét. Cách tiến hành Nhận xét Đổ nước lên mặttấm kính nằm nghiêng trên khay nằm ngang. -Nước chảy xuống. -Khi chảy xuống đáy khay thì nước chảy lan ra -Đổ một ít nước trên tấm kính nằm ngang. -Tiếp tục đổ nước trên mặt kính nằm ngang, hứng dưới đáy khay. -Nước chảy lan ra. -Nước chảy lan và tràn ra ngoài, chảy xuống khay. -Các nhóm thí nghiệm và rút ra nhận xét. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. -Nêu. -Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra nhận xét. -Đại diện các nhóm báo cáo. Củng cố: -Qua các thí nghiệm đã thực hiện em hãy tổng kết lại những tính chất của nước. -Yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: -Nêu một số đặt điểm của thành phố Đà Lạt: +Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên. +Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều rừng thông thác nước, +Thành phố có nhiều công trình phục vụ cho du lịch và nghỉ mát, +Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều hoa, -Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). -HS khá giỏi: +Giải thích được vì sao trồng được nhiều hoa, rau, quả xứ lạnh. +Xác lập được mối quan hệ giữa đại hình và khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất, nằm trên cao nguyên-khí hậu mát mẻ, trong lành-trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch. II.CHUẨN BỊ: SGK Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về Đà Lạt. Phiếu luyện tập Họ và tên: Lớp: Bốn Môn: Địa lí PHIẾU HỌC TẬP Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau: Đà Lạt Khí hậu Thiên nhiên Các công trình quanh năm tươi đẹp phục vụ nghỉ mát mẻ ngơi, du lịch biệt thự, khách sạn Thành phố: nghỉ mát, du lịch, nhiều loại hoa trái III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao? Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên? Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng? GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cá nhân Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu? Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào? Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3. Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV giải thích thêm: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, người ta thường đi nghỉ mát ở vùng núi. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không có gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát? Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh? Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt? Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh? Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi. Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Củng cố , Dặn dò: GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng sơ đồ trong phiếu luyện tập (HS làm phiếu luyện tập) Chuẩn bị bài: Ôn tập. Môn: Tập làm văn Bài: Ôn tập (Tiết 8)
Tài liệu đính kèm: