Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học: 2011-2012

Tiết 1+2: Tập đọc- Kể chuyện

Tiết 97+98: CÓC KIỆN TRỜI

I. Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới (Trả lời được các CH trong SGK).

- KC Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK).

GDMT: GV liên hệ : Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó. Khai thác gián tiếp nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK. Tranh kể chuyện THTV 1063.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

HS: Đọc trước bài.

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn: 14/04/2012
Ngày giảng:T2.16/04/2012
Tiết 1+2: Tập đọc- Kể chuyện
Tiết 97+98: CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới (Trả lời được các CH trong SGK). 
- KC Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK).
GDMT: GV liên hệ : Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó. Khai thác gián tiếp nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK. Tranh kể chuyện THTV 1063.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài "Cuốn sổ tay" và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- GV nhận xét.
	3. Bài mới 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 * Giới thiệu bài : 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hdẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải SGK).
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Mời ba nhóm nối tiếp nhau thi đọc đoạn.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
-Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
- Mời một em đọc đoạn 2.Yêu cầu lớp đọc thầm theo và TLCH:
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi lên đánh trống ?
- Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bê 
 - GV nhận xét, kết luận. 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài và TLCH:
- Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
- Theo em Cóc có điểm gì đáng khen? 
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu đọc thầm cả bài.
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 
GDMT: nhận xét và liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó. 
 Luyện đọc lại:
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 2. 
- HS thi đọc đoạn văn.
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. 
Kể chuyện 
GV nêu nhiệm vụ: 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh .
- Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh.
- Gọi HS tự chọn nhân vật và tập kể trong nhóm theo lời của một nhân vật trong truyện.
- HS luyện kể trong nhóm.
- Gọi từng nhóm kể lại câu chuyện.
- Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nxét tiết học.Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn 2 lần; Lần 1 kết hợp giải nghĩa từ khó (SGK).
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- HS nối tiếp nhau thi đọc đoạn.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
- HS đọc to đoạn 2. Lớp đọc thầm theo.
+ ...Ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua trong chum nước, Ong sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp sau cửa .
+ Cóc bước đến đánh ba hồi trống, Trời nổi giận sai Gà ra trị tội, Cóc ra hiệu Cáo nhảy ra cắn cổ Gà tha đi, Trời sai Chó ra Gấu tiến tới quật chết tươi 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Trời mời Cóc vào thương lượng: Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống. Trời còn dặn lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu....
+ Cóc dũng cảm, dám đi kiện Trời, mưu trí, thông minh khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời...
- Đọc thầm bài.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới 
- HS nối tiếp đọc đoạn.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu đoạn 2.
- HS luyện đọc nhóm đoạn 2.
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2.
 - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại một đoạn câu chuyện.
- HS nêu vắn tắt nd mỗi bức tranh.
- HS nhìn tranh gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện. 
- HS thi kể câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
- Về nhà tập kể lại nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
 Tiết 3: Toán
Tiết 161: KIỂM TRA
	I. Mục tiêu
Tập trung vào việc đánh giá: 
 - Kiến thức, kĩ năng đọc, viết số có năm chữ số.
 - Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
 - Đổi đơn vị đo liên quan đến giờ. Biết giải bài toán có đến hai phép tính.
II. Đề bài:
Phần 1: Hãy khoanh vào các chữ A, B, C, D trước những câu trả lời đúng .
Bài 1: Số liền sau của 68457 là:
 A. 68 467 B. 68447 C. 68456 D. 68 458
Bài 2: Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn .
 A. 48 617; 48 716; 47 861; 47 816 B. 48 716; 48 617; 47 861; 47 816
 C. 47 816; 47 861; 48 617; 48 716 D. 48 617; 48 716; 47 816; 47 861
Bài 3: Kết quả của 36528 + 49347 là:
 A. 75865 B. 85865 C. 75875 D. 85875 
Bài 4: Kết quả của 85371 – 9046 là: 
 A. 76325 B. 86335 C. 76335 D. 86325
Phần 2:
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
 11045 + 986 100000 – 7638 21628 x 3 15250 : 5
Bài 2: Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm:
 196 phút = ... giờ ... phút	6 ngày = ... giờ
Bài 3:
Ngày đầu cửa hàng bán được 230 m vải. Ngày thứ hai bán được 340 m vải. Ngày thứ 3 bán được bằng 1/3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải .
 III. Hướng dẫn đánh giá: 
Phần 1. (4 điểm); Mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm
Phần 2. (6 điểm)
Bài 1: 3 điểm Bài 2: 1 điểm Bài 3: 2 điểm
 IV. Học sinh làm bài, thu bài chấm
Ngày soạn: 15/04/2012
Ngày giảng:T3.17/04/2012
 Tiết 1: Chính tả ( Nghe- viết)
 Tiết 65: CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không sai quá 5 lỗi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (bài tập 2). Làm đúng (BT3) a/b
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài dạy. Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS viết bảng lớp các từ các từ: sông hồ, mỡ màu, trăng soi, nghịch.
- GV nhận xét.
	3. Bài mới 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 - GV nêu mục đích, YC của tiết học.
Hướng dẫn viết chính tả 
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- YC ba em đọc bài cả lớp đọc thầm. 
- Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
- Những từ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: ruộng đồng, quyết lên, khôn khéo, trần gian.
- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở
 GV đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài
GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Mời 1HS đọc cho 2 bạn lên bảng viết, mỗi em một ý, lớp làm vở.
- Gọi HS đọc lại bài.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng mỗi em một ý.
- Nhận xét bài làm HS và chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Về nhà viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi sau đó 3 HS đọc lại.
- HS trả lời.
- Trời hạn hán quá lâu, ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần, chết mòn vì khát. 
- Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, và tên riêng Trời, Cóc, Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo.
- HS nêu từ khó, dễ lẫn khi viết ctả.
- HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng viết.
- Học sinh đọc lại bài.
- Cả lớp nhận xét, 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm
a) cây sào - xào nấu; lịch sử - đối xử. 
Câu b) chín mọng - mơ mộng;
 hoạt động - ứ đọng.
- Học sinh đọc lại bài.
- Cả lớp nhận xét, 
 Tiết 2: Toán
Tiết 162: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100 000. 
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. 
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
- BT cần làm 1, 2, 3 (a; cột 1 câu b), 4. 
II . Đồ dùng dạy học:
GV: nội dung bài dạy. Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
HS: vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên làm bài tập 4 tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.
- Gọi một em lên bảng viết số.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài.
- Lưu ý cách đọc các số có tận cùng là các chữ số 1, 4, 5.
- Mời một em nêu cách đọc và đọc các số.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.
Bài 3:- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài.
a. Viết các số theo mẫu.
b. Viết các tổng theo mẫu.
- Gọi HS lên bảng
- Gọi em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.
HS khá, giỏi làm cả 2 cột của ý b
Bài 4: 
- Mời một em đọc đề bài.
- Hỏi học sinh về đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do viết các số còn thiếu vào  ... hỏi gợi ý .
- Có mấy châu lục và mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?
- Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
B2: Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh.
KL: Trên Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
GDBVMT: Em cần làm gì để giữ gìn môi trường sống của con người? 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và đại dương .
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- Hô “bắt đầu” yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm.
- Nhận xét, bình chọn kết quả từng nhóm. 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nêu lại nội dung bài.
- Xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp quan sát hình 1 sách giáo khoa và chỉ vào hình để nói về những phần vẽ Đất và Nước thông qua màu sắc và chú giải .
- (HS khá, giỏi biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất).
- Lớp quan sát để nhận biết (Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất; Đại dương là khoảng nước rộng mênh mông bao quanh lục địa).
- Lớp phân thành các nhóm thảo luận theo câu hỏi của giáo viên đưa ra.
- Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực. 4 đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. 
- Việt Nam nằm trên châu Á.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện báo cáo. 
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại.
- Làm việc theo nhóm.
- Khi nghe lệnh “bắt đầu” các nhóm trao đổi thảo luận và tiến hành chọn tấm bìa để dán vào lược đồ câm của nhóm mình.
- Cử đại diện lên trưng bày sản phẩm của nhóm.
- Quan sát nhận xét kết quả của nhóm bạn. 
-Về nhà học bài và xem trước bàiấuu. 
Ngày soạn: 17/04/2012
Ngày giảng:T6.19/04/2012
Tiết 1: Chính tả ( Nghe- viết)
Tiết 66: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không sai quá 5 lỗi.
- Làm đúng bài tập 2, 3.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài dạy. Bảng viết sẵn BT 2
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS viết nháp, 2 HS viết bảng lớp: cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử.
- GV nhận xét.
	3. Bài mới 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hướng dẫn viết chính tả 
- GV đọc bài.
- Yêu cầu một em đọc bài viết.
- hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
- Yêu cầu viết vào nháp các tiếng hay viết sai trong bài: giọt sữa trắng thơm, trong sạch, phảng phất
* Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc cho học sinh soát bài.
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
 Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận. 
Bài tập 3: Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận. 
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Em nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- ....phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ...nặng vì chất quý trong sạch của trời.
- Các chữ đầu câu phải viết hoa.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp các từ dễ lẫn.
- Cả lớp gấp SGK - viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài.
Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Hai em đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 2 em làm bài trên bảng.
a. Là nước : bánh chưng.
b. Là : Thung lũng
Bài 3:
a- sao; - xa ; - cây sen
b. cộng ; họp; hộp
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn bạn làm nhanh và làm đúng nhất.
- Một hoặc hai học sinh đọc lại.
 Tiết 3: Toán
Tiết 165: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 
 I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.
- Bài tập cần làm bài 1, 2, 3, 4.
 II. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một em lên bảng sửa bài tập về nhà. 
- Nhận xét, đánh giá phần kiểm tra.
3. Bài mới: 
- Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về 4 phép tính trong phạm vi 100 000.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 
- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm. 
chẳng hạn: 80 000 – (20000 +300000) nhẩm như sau: 8 chục nghìn –(2 chục nghìn + 3 chục nghìn ) = 8 chục nghìn – 5 chục nghìn = 3 chục nghìn .
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính.
- Mời 4 em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số hạng và thừa số chưa biết.
- Mời hai em lên bảng tính.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4:
- Gọi một em đọc đề bài.
? Đây là loại toán gì đã học ?
- Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước.
- Mời một em lên bảng giải bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm vở bài tập.
- Một em nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 em nêu miệng kết quả nhẩm :
a/ 30 000 + 40 000 - 50 000 
 = 70 000 - 50 000 
 = 20 000
b/ 4800 : 8 x 4 = 600 x 4 = 1200
c/ 80 000 - 20 000 - 30 000 
 = 60 000 - 30 000
 = 30 000
d/ 4000 : 5 : 2 = 800 : 2 = 400
- Hai em lên bảng đặt tính và tính:
- Một em nêu.
- Hai em nêu cách tìm thành phần chưa biết và giải bài trên bảng .
a/1999 + x = 2005 b/ x . 2 = 3998
 x = 2005 - 1999 x = 3998 : 2 
 x = 6 x = 1999
- Hai em khác nhận xét bài bạn .
- Một em giải bài trên bảng, lớp làm vào vở. 
Giải: Giá tiền mỗi quyển sách là:
 28 500 : 5 = 5 700 (đồng)
 Số tiền mua 8 quyển sách là:
 5700 x 8 = 45 600 (đồng)
 Đ/S: 45 600 đồng. 
- Em khác nhận xét bài bạn. 
 Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 33: GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục tiêu
- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! - Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Biết ghi sổ tay.
II. Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ ghi nội dung bài báo. 
- Tranh ảnh về một số loại động vật quý hiếm được nêu trong bài 
HS: Chuẩn bị trước bài. - Mỗi em có một cuốn sổ tay nhỏ. 
III. Các hoạt động dạy học
1 . Ổn định tổ chức 1P
	2. Kiểm tra bài cũ 3P: Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về một số việc làm bảo vệ môi trường đã học ở tiết tập làm văn tuần 32.
3. Bài mới 32P
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Bài 1: Gọi học sinh đọc bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây.
- Gọi 1 em đọc bài A lô, Đô-rê-mon 
- Yêu cầu HS đọc theo cách phân vai.
- Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về các loài động vật quý hiếm được nêu trong tờ báo. 
Bài 2:
- Yêu cầu hai em nêu đề bài.
- HS trao đổi nhóm đôi và làm vào vở bài tập.
- Mời hai em lên làm lên bảng 
- Yêu cầu lớp trao đổi theo từng cặp và phát biểu ý kiến trước lớp.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiếm.
- Chốt ý chính, mời học sinh đọc lại.
- Gọi 2 em đọc to đoạn hỏi đáp mục b 
- Yêu cầu trao đổi theo cặp tập tóm tắt ý chính lời của Đô-rê-mon.
- Mời một số em phát biểu trước lớp .
- Nhận xét và chấm điểm một số bài tốt.
 4. Củng cố dặn dò 3p
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Một em đọc yêu cầu đề bài.
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Hai em vai người hỏi là Nguyễn Tùng Nam (Hà Nội) và Trần Ánh Dương (Thái Bình) học sinh 3 là Đô-rê-mon (đáp)
- Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm.
- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2.
- Thực hiện trao đổi và viết lại tên một số động vật quý hiếm và các biện pháp bảo vệ các loài động vật này.
- Ở lớp chia thành các cặp trao đổi và phát biểu trước lớp rồi viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiểm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nối tiếp nhau đọc lại .
- Hai em đọc các câu hỏi -đáp ở mục b
- Ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác Thực vật : Trầm hương, trắc, cơ nia, sâm ngọc linh, tam thất 
- Một số em đọc kết quả trước lớp.
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 33
I. Mục tiêu: Nhằm đánh giá lại quá trình học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần qua.
- Biểu dương, khen ngợi những cá nhân xuất sắc trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những trường hợp thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
II. Nội dung:
1, Đánh giá hoạt động Tuần 33:
* Lớp trưởng lên đánh giá lại tuần33:
* GV chốt lại:a) Về sĩ số: .................................... 
b) Về HT: - Phần lớn đều có ý thức học tập, hăng hái phát biểu bài.
- Có nhiều bạn đã đạt điểm 10 ...........................................................................
- Thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”: .............................
- Có nhiều cố gắng như: ...........................................................................................
c) Hoạt động khác: Công tác tự quản, thực hiện An toàn giao thông ......................
- Công tác vệ sinh: .................................................................................................
2) Kế hoạch tuần 34:
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào học tập. Tích cực học bài và làm bài.
- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số trên lớp học.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. 
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
- Thực hiện an toàn giao thông.
- Tiếp tục rèn chữ viết cho HS trong buổi hai. BDHS giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Tiếp tục duy trì các nền nếp của lớp, khắc phục những tồn tại trong tuần 33.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2011_2012.doc