Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 26 - Năm học: 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 26 - Năm học: 2010-2011

Tập đọc

Tôm càng và cá con

I. Mục tiêu

- Ngắt nghỉ hơi đúng ỏ các dâu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.

- Hiểu ND; Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.(trả lời được các CH 1,2,3,5;HS khá,Giỏi trả lời được CH 4)

- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Bé nhìn biển. Cả lớp theo dõi nhận xét.

+ Em bé nhìn thấy biển như thế nào?

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài : GV dùng tranh để giới thiệu.

2.Luyện đọc.

- GV đọc mẫu, HS theo dõi.

* Đọc từng câu.

- GV yêu cầu HS đọc theo dãy nối tiếp câu .

- Chú ý các từ ngữ: óng ánh, trâm trâm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, xuýt xoa.

Lưu ý: GV cần cho HS đọc và sửa lỗi ngay những từ ngữ HS phát âm sai.

* Đọc từng đoạn trước lớp :

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 26 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Tôm càng và cá con
I. Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi đúng ỏ các dâu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
- Hiểu ND; Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.(trả lời được các CH 1,2,3,5;HS khá,Giỏi trả lời được CH 4)
- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Bé nhìn biển. Cả lớp theo dõi nhận xét.
+ Em bé nhìn thấy biển như thế nào?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV dùng tranh để giới thiệu.
2.Luyện đọc.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
* Đọc từng câu. 
- GV yêu cầu HS đọc theo dãy nối tiếp câu .
- Chú ý các từ ngữ: óng ánh, trâm trâm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, xuýt xoa.
Lưu ý: GV cần cho HS đọc và sửa lỗi ngay những từ ngữ HS phát âm sai. 
* Đọc từng đoạn trước lớp :
- Giáo viên bài thành 4 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc nhấn giọg từ ngữ gợi tả biệt tài của Cá Con trong đoạn văn: Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái Tôm Càng thấy vậy phục lắm
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ: phục lăn, áo giáp
- Luyện đọc đoạn , HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc 1 đoạn.
- HS đọc đoạn trong nhóm, GV theo dõi kiểm tra hướng dẫn thêm.
- Đọc đoạn trước lớp, mỗi nhóm cử đại diện 1 em đọc, các nhóm theo dõi nhận xét.
- Thi đọc : Thi đọc nhóm và thi đọc cá nhân.
3. Tìm hiểu bài.
- GV cho HS đọc bài theo từng đoạn và trả lời các cầu hỏi sau: 
+ Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?
+ Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào? 
+ Đuôi của cá con có ích lợi gì ?
+ Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ?
+ Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con ?
- GV cho HS nối tiếp nhau kể . Khuyến khích HS kể hay.
+ Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ?
- HS thảo luận trả lời 
* Lưu ý: GV cần chú ý gợi mở cho HS khi trả lời các câu hỏi trên.
4. Luyện đọc lại
	GV tổ chức cho HS đọc nhóm. Bài này gồm có nhưng nhân vật nào ?
	HS phân vai và đọc thi truyện.
5. Cũng cố dặn dò
- GV hỏi: Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Đọc lại bài,chuẩn bị tiết kể chuyện.
________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6. 
- Biết thời điểm, koảng thời gian , biết sử dụng thời gian trong cuộc sống hàng ngày. BT 1,2
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng xoay kim đồng hồ theo yêu cầu của GV.
B. Bài mới 
- Giới thiệu bài.
1. Thực hành.
Bài 1. Yêu cầu HS kể về các hoạt động của Nam dựa vào các câu hỏi trong bài.
+ Từ lúc các bạn ở chuồng voi đén lúc các bạn ở chuồng hổ là bao lâu?
- HS tự làm bài và trả lời.
Bài 2. Gọi 1 HS đọc đề bài phần a.
+ Hà đến trường lúc mấy giờ?
- 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ vào 7 giờ.
+ Toàn đến trường lúc mấy giờ?
- Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ vào 7giờ 15 phút.
- Yêu cầu HS quan sát , bạn nào đến trường sớm hơn?
+ Bạn hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút?
- Phần b HS tự giải như phần a.
Bài 3. HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.
+ Em điền giờ hay phút vào câu a vì sao ? .
+ Trong 8 phút em có thể làm được gì ? 
+ Em điền giờ hay phút vào câu b, vì sao ? 
+ Vậy còn câu c em điền giờ hay phút hãy giải thích cách điền của em ?
3. Chấm bài, nhận xét
- GV chấm 1 số bài và nhận xét.
________________________________________
Đạo đức
Lịch sự khi đến nhà người khác
I/ Mục tiêu
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè.
II/ Hoạt động dạy học 
1.HS nhắc lại những điều cần thiết khi đến nhà người khác:
Gõ cửa hoặc bấm chuông.
Chào hỏi mọi người trong gđ.
Không được tùy tiện làm điều gì khi chưa được sự đồng ý của người lớn.
2. GV TC cho HS chơi trò chơi: Lịch sự khi đến nhà người khác.
- GV chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai trong các trường hợp:
Em đến nhà bạn,thấy mẹ bạn bị ốm.Em sẽ..
b.Bố bảo em sang nhà bác hàng xóm mượn cái xẻng. Em sẽ 
c.Em sang nhà bạn thấy bạn có những quyển sách chuyện hay. Em sẽ
- Các nhóm thảo luận, rồi chơi trò chơi.
GV và HS nhận xét, bình luận nhóm tổ chức hay nhất.
3. Nhận xét tiết học
________________________________________
 Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Thể dục
Bài 51
I. Mục tiêu :
- Ôn một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Học trò chơi “nhảy ô” "kết bạn"
II. Địa diểm phương tiện:
 Trên sân trường, VS an toàn nơi tập.
 Kẻ các ô vuông để chơi trò chơi.
II. Hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến ND yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông; 2 lần, 15m
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang: 2 lần, 10 – 15m
- Đi nhanh chuyển sang chạy: 2 – 3 lần, 18 – 20m.
- Chia tổ tập luyện. -GV kiểm tra.
- Trò chơi: "Kết bạn”
+ GV nêu cách chơi, luật chơi.
- HS chơi thử.
- GV tổ chức cho HS chơi 7 – 10p
3. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét tiết học 
________________________________________
Toán
 Tìm số bị chia
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia 
- Biết tìm x trong các BT dạng: x : a = b(với a,b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
 BT 1,2,3
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS làm BT3 tiết trước
B. Bài mới:
1. Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 
a. Thao tác với đồ dùng trực quan.
- GV gắn 6 hình vuông thành 2 hàng như SGK. Bài toán: có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? HS nghe và trả lời viết phép tính lên bảng con. 
+ Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong các phép tính. 
- GV: Giáo viên gắn các thẻ. Gọi tên các thành phần như trong SGK 
 6 : 2 = 3
 Số bị chia số chia thương 
- Nêu bài toán 2 (GV cho HS đọc trong SGK)
- Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông? 
- GV hướng dẫn HS tìm phép tính cả 2 hàng ? 
- GV viết lên bảng phép tính nhân
 2 x 3 = 6.
b. Quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- GV yêu cầu HS đọc lại 2 phép tính vừa lập . 
- Trong phép chia : 6 : 2 = 3 thì 6 là gì?
- Trong phép nhân: 3 x 2 = 6 thì 6 gì?
- 3 và 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? 
Vậy chúng ta thấy trong phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia (hay bằng tích của thương và số bị chia).
2. Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết. GV viết lên bảng x : 2 = 5 .
 x là số bị chia chưa biết trong phép chia x : 2 = 5.
 x là gì trong phép chia x : 2 = 5 ? 
- Muốn tìm số bị chia x trong phép chia này ta làm thế nào ? 
- Vậy x = ? ; x = 10. Như vậy ta tìm được x = 10.
Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
- Gọi 1 số HS nhắc lại ghi nhớ.
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Yêu cầu làm gì ? 
- Khi đã biết 6 : 3 = 2 , có thể nêu ngay kết quả 2 x 3 không ? Vì sao ?
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài . Giải thích cách làm. 
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài .
Mỗi em được mấy chiếc kẹo ? 
Có bao nhiêu em được nhận kẹo ? 
Vậy để tìm xem có bao nhiêu chiếc kẹo ta làm thế nào ? 
- Chữa bài và cho điểm. 
4. Củng cố dặn dò: 
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? 
- HS nhăc lại ghi nhớ.
________________________________________
 Kể chuyện
Tôm càng và cá con
I. Mục tiêu 
- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- HS khá,G biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, 1 số phục trang
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS kể chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. ( Ba học sinh kể phân vai ).
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể từng đoạn theo tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh (ứng với 4 đoạn truyện) Nói vắn tắt nội dung của tranh . 
+ Nội dung bức tranh 1 nói gì ? 
+ Bức tranh 2 và 3, 4 nội dung gì ? 
- HS thảo luận từng đoạn và nội dung từng tranh. Lần lượt mỗi HS kể mỗi lần 1 bức tranh. HS khác nhận xét.
- Cho gọi 4 HS lên bảng kể theo 4 bức tranh. HS bình xét .
- Gọi 2 HS lên kể toàn bộ câu chuyện. 
b. Phân vai dựng lại câu chuyện. 
- GV hướng dẫn các nhóm HS mỗi nhóm 3 em tự phân các vai .
- Câu chuyện này gồm có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào? 
 * Lưu ý: HS thể hiện đúng điệu bộ của từng nhân vật. 
- Các nhóm biẻu diễn. GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
________________________________________
Chính tả
Vì sao cá không biết nói?
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác bài chính tả , trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. 
- Viết đúng BT (2)a/b,
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: chép bài chính tả vào bảng phụ.
- Học sinh: Vở chính tả, vở bài tập
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra.
- GV đọc cho HS viết : Con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp.
- GV theo dõi nhận xét.
B . Bài mới
- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
1. Hướng dẫn viết chính tả.
- GV treo bảng phụ đã viết mẫu truyện, đọc một lần. 3 HS đọc lại. 
- Giúp HS nắm nội dung bài chép.
+ Việt hỏi anh điều gì ? Vì sao cá không biết nói ? 
+ Câu trả lời của Lâm có gì đáng buồn cười ? 
- Hướng dẫn học sinh nhận xét cách trình bày bài chép.
 + Khi viết cần phải viết hoa ở đâu ? 
2. GV đọc bài mỗi câu 3 lần. HS chép bài vào vở. 
- GV đọc bài một lần HS khảo lại.
3. GV chấm, chữa một số bài. 
- GV nhận xét bổ sung. 
4. Hướng dẫn làm bài tập. 
 Bài 2: (a)
- HS đọc yêu cầu đề bài 
+ Bài yêu cầu gì ? 
- GV giúp HS nắm yêu cầu. 
- HS làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng làm bài .
- Cả lớp chấm, chữa và nhận xét. 
 C. Củng cố, dặn dò:
- HS Nhắc lại cách viết, lỗi còn mắc trong bài tập chép. 
________________________________________
Thứ tư, ngày 9 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương v ... 
II. Đồ dùng day học 
- Hình vẽ trong sgk trang 54 ,55 
- Sưu tầm tranh ảnh một số cây sống dưới nước ( sưu tầm thêm hoặc sử dụng lại tranh ảnh đã dùng ở bài 24 ) 
III: Hoạt động dạy - Học 
A. Bài cũ
- HS kể 1 số loài cây sống trên cạn, nêu đặc điểm, ích lợi của nó
B. Bài mới
 Hoạt động 1 : Làm việc với sgk 
* Làm việc theo nhóm
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong sgk 
 - Trong quá trình học sinh làm việc trong nhóm , GV hướng dẫn các em tự tập đặt thêm câu hỏi cho mỗi hình . ví dụ : 
 + Bạn thường nhìn thấy cây này mọc ở đâu ?
 + Cây này có hoa không ? hoa của nó thường có màu gì ?
 + Cây này được dùng để làm gì ? 
* Làm việc cả lớp 
 - GV gọi một số HS lần lượt chỉ và nói tên những cây sống dưới nước được giới thiệu trong sách, mỗi HS chỉ nói tên một cây, nếu em đó nói đúng sẽ được đặt câu hỏi và chỉ định bạn khác trả lời , cứ tiếp tục như vậy .
- Tiếp theo GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng suy nghĩ : Trong số những cây
được giới thiệu trong SGK cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, hồ ? 
- GV kết luận: Trong số những cây đựơc giới thiệu trong SGK thì các cây : lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước, cây sen có thân và rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vởn lên trên mặt nước.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được .
Bước 1:Làm việc theo nhóm nhỏ:
GV yêu cầu học sinh đem các cây thật và tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại các cây dựa vào phiếu hướng dẫn dưới đây:
Phiếu hướng dẫn quan sát.
1.Tên cây?
2. Đó là loại cây sống trôi nổi trên mặt nước hay cây cây có rể bám vào bùn dưới đáy ao hồ?
3. Hãy chỉ rể, thân, lá và hoa?
4.Tìm ra đặc điểm cây này sống trôi nổi (hoặc đặc điểm giúp cây mọc dưới đáy ao, hồ)
Bước 2:Làm việc cả lớp:
-Đại diện các nhóm giới thiệu các cây sống dưới nước nhóm đã sưu tầm và phân loại thành 2 nhóm như đã hướng dẫn ở trên.GV nhận xét 
- Nêu được lợi ích của các loài cây đó.
- GV theo dõi tuyên dương.
________________________________________
Buổi chiều
Luyện toán
Chu vi hình tam giác
Chu vi hình tứ giác
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố cách tính chu vi hình tam giác và hình tứ giác.
II. Hoạt động dạy học
1. Gv tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT
- HS đọc yêu cầu BT, GV lần lượt tổ chức cho HS làm bài và chữa bài trên bảng.
- GV chấm 1 số bài và nhận xét
2. Bài tập luyện thêm
Bài 1: Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài các cạnh lần lượt là:
AB: 3dm, BC: 12 cm, AC: 23 cm
Bài 2: Tính chu vi hình tứ giác ABCD biết độ dài các cạnh lần lượt là:
AB: 12 cm, BC: 2 dm; CD: 1dm 3cm, AD: 18cm
- HS làm bài vào vở, gọi HS lên bảng chữa bài. Nhận xét
3. Chấm và chữa bài
- GV chữa bài tập. Chấm và nhận xét một số bài.
_______________________________________
Luyện kể chuyện
Tôm Càng và Cá Con
I. Mục tiêu
- Giúp HS luyện kể câu chuyện Tôm càng và Cá con theo từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
II. Hoạt động dạy học
1. GV tổ chức hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện Tôm càng và Cá con
- HS quan sát tranh kể lại lần lượt nội dung 4 đoạn
- Gọi nhóm 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét
- Nhận xét nhóm kể tốt nhất
2. GV tổ chức cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Gọi 1 số HS kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Kể chuyện theo cách phân vai
- HS chia theo nhóm 3 tự phân vai và kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm biểu diễn, cả lớp và GV nhận xét
4. Nhận xét
- GV tuyên dương những HS tích cực tham gia kể chuyện và kể tốt.
_______________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: chữ hoa X
I. Mục tiêu
Giúp HS luyện viết chữ hoa X và câu ứng dụng. Yêu cầu HS viết đúng kích cỡ, chữ đẹp.
II. Hoạt động dạy học
1. GV tổ chức hướng dẫn HS viết chữ hoa X
- GV nhắc lại quy trình viết.
- HS viết vào bảng con, GV nhận xét.
- HS viết vào vở 2 hàng chữ hoa X cỡ vừa, 2 hàng chữ hoa X cỡ chữ nhỏ, 2 hàng câu ứng dụng: Xuôi chèo mát mái chữ nhỏ, nét đứng. 
- Với HS khá giỏi, chữ đẹp, yêu cầu HS viết thêm 2 hàng chữ hoa X cỡ chữ nhỏ nét nghiêng; 2 hàng câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ nét nghiêng
2. Chấm bài và nhận xét
- GV tuyên dương HS viết chữ đẹp, có tiến bộ; nhắc nhở HS viết chữ xấu về nhà luyện viết thêm
_______________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc; nhận biết và tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 BT 2,3,4
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ
- Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta làm thế nào?
- GV nhận xét - ghi điểm
B.Bài mới
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học.
1. Luyện tập thực hành .
- HS làm vào vở ô ly
Bài 1: HS đọc y/c bài.
- GV hướng dẫn HS làm
- Có thể nối các điểm có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng.
Ví dụ : ABCD, ABDC, CABD, CDAB.
Bài 2: 
- HS đọc y/c- HS tự làm.
- GV hướng dẫn HS nhớ cách tính chu vi hình tam giác ( tứ giác)
Bài giải
Chu vi hình tam giác là :
2 + 5 + 4 = 11(cm)
 Đáp số: 11cm
Bài 3 : HS đọc y/c bài - HS tự làm:
Bài giải
Chu vi hình tứ giác là:
3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm
Bài 4 : HS đọc y/c bài.
- GV y/c HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc bằng 2 cách:
 a. Cách 1 : Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
 Cách 2 : Có thể thay bằng phép nhân:
 3 x 4 = 12 (cm)
 b. Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm)
 Đáp số : 12 cm. 
 Hoặc 3 x 4 = 12 ( cm).
- Cho HS so sánh độ dài đường gấp khúc ABCDE với tứ giác ABCD (đường gấp khúc ABCDE cho “ khép kín” được tứ giác ABCD.
2. Chấm - chữa bài
- GV chấm một số bài.
________________________________________
Chính tả
Sông Hương
I. Mục tiêu :
- Nghe viết chính xác ,trình bày đúng một đoạn trong bài Sông Hương
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r/ d/gi ; có vần ưt - ưc.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài thơ.
- Bảng qui tắc chính tả.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra 
- HS tìm 4 từ có âm đầu r/ d /g . 3 em tìm 3 từ .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài ( Đoạn viết )
+ Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào ? ( Sông Hương )
+ Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào ? 
+ Đoạn văn có mấy câu ? 
+ Tromg đoạn văn chữ nào được viết hoa ? vì sao ? 
- Hướng dẫn viết từ khó .
- GV đọc từ khó cho HS viết : giải thưởng, rải rác, dải núi,...
- GV theo dõi nhận xét.
- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài cho HS tự soát lỗi, sau đó GV thu bài chấm và nhận xét. 
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Bai 1. Gọi HS đọc đề và làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
a. Giải thưởng, rải rác, dải núi, rành mạch, để dành, tranh giành.
b. Sức khoẻ, sứt mẻ.
 Cắt đứt, đạo đức.
 Nức nở, nứt nẻ.
Bài 2. HS đọc yêu cầu.
- HS đọc từng câu và tìm các tiếng : dở, giấy, mực, bút.
3. Củng cố dặn dò.
- Về nhà tự tìm các tiếng có âm đầu d/ gi/ r.
- GV nhận xét tiết học.
________________________________________
Tập làm văn
Đáp lời đồng ý- quan sát tranh trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu 
 - Tiếp tục biết đáp lại lời đồng ý của người khác trong những tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Viết được những câu trả lời về cảnh biển
 KNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh họa SGK.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
- Gọi 2 HS đóng vai thể hiện lại tình huống ở bài tập 2 tiết trước, cả lớp theo dõi nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ? 
- HS thảo luận nhóm 2 tìm lời đáp thích hợp. Sau đó từng cặp trình bài trước lớp.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT
- GV treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? ( Bức tranh vẽ cảnh biển.)
- HS quan sát tranh và trả lời lại các câu hỏi của tiết trước .
+ Sóng biển như thế nào ? ( Sóng biển cuồn cuộn / Sóng biển nhấp nhô /...)
+ Trên mặt biển có những gì ? ( Thuyền dập dờn trên sóng /...)
+ Trên bầu trời có những gì ? ( Xa xa, từng đàn hải âu bay lượn trên bầu trời.)
- Gọi HS khá giỏi nói về toàn bộ bức tranh. GV nhận xét
- HS dựa vào tranh và các câu trả lời, viết 1 đoạn văn ngắn tả về biên
- HS đọc bài làm, cả lớp và GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học.
________________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- Đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng trường lớp. Có ý thức tự quản.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động1:Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua
- Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp
 + Học tập
 +Thể dục vệ sinh
 + Nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ý thức giữ gìn “Vở sạch chữ đẹp”.
Hoạt động 2 : Thảo luận
- Giáo viên yêu cầu các tổ thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo tổ.
 + Bình xét,đánh giá các thành viên trong tổ.
 + Đại diện các tổ phát biểu ý kiến.
- Lớp trưởng tổng hợp ý kiến.
- Giáo viên chốt lại những ưu, khuyết điểm.
 + Biểu dương những tập thể, cá nhân tiểu biểu.
 + Nhắc nhở những cá nhân chưa thực hiện tốt kế hoạch của lớp.
Hoạt động 3 : Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Thực hiện tốt kế hoạch lớp đề ra : Duy trì và thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ...
- Thi đua học tập chào mừng ngày 26 / 3
- Ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi định kì lần 3 ( 18/3)
_____________________________________
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
Tả ngắn về biển
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng nói và viết đoạn văn ngắn tả về biển.
II. Hoạt động dạy học
1. GV hướng dẫn HS làm VBT.
- GV yêu cầu 1 số HS kể về biển (những em dã từng được đi chơi biển)
- HS có thể kể về biển bằng sự hiểu biết của mình, qua xem tranh ảnh, sách báo, ti vi.
- GV tuyên dương HS kể về biển hay nhất.
- GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh đoạn văn tả ngắn về biển.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi.
2. Nhận xét giờ học.
- GV tuyên dương những HS có ý thức học tập.
______________________________________
VSCN
Bài 6: Phòng bệnh mắt hột

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_thu_26_nam_hoc_2010_2011.doc