Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 7 - Vũ Đình Thùy Miên

Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 7 - Vũ Đình Thùy Miên

BÀI: NGƯỜI THẦY CŨ

Ngày dạy:

I. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật: chú Khánh, thầy giáo.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

- Học sinh đọc bài hay.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh, sách Tiếng Việt.

 Bảng phụ viết sẵn các câu cần hướng dẫn.

2. Học sinh: Sách Tiếng Việt.

 

doc 40 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 7 - Vũ Đình Thùy Miên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập đọc
TUẦN 7
BÀI: NGƯỜI THẦY CŨ
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.
Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật: chú Khánh, thầy giáo.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
Học sinh đọc bài hay.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh, sách Tiếng Việt.
	 Bảng phụ viết sẵn các câu cần hướng dẫn.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): Mua kính
3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Cậu bé mua kính để làm gì?
+ Cậu bé thử kính như thế nào?
Và câu trả lời bác bán kính như thế nào? Thái độ của cậu ra sao?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới (1’): 
Phát triển các hoạt động (28’):
TG
 Hoạt động 1: Luyện đọc
ĐDDH
+ Mục tiêu: Học sinh đọc đúng toàn bài và hiểu nghĩa từ khó.
+ Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với lời kể chuyện từ tốn.
- Học sinh lắng nghe.
SGK
+ Lời thấy giáo vui vẻ, trìu mến.
Bảng phụ
+ Lời chú Khánh: lễ phép, cảm động.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài (có thể đọc liền 2, 3 câu cho trọn vẹn lời nói các nhân vật).
- Giáo viên cho học sinh nêu từ khó đọc.
- Học sinh nêu: xuất hiện, mắc lỗi, mắc lại
- Giáo viên rèn cho học sinh đọc đúng từ khó.
- Học sinh đọc lại cho chính xác.
- Lớp đồng thanh 1 lần.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 1 số câu khó.
- Học sinh rèn đọc và chú ý nhấn giọng cho đúng các từ gạch dưới.
+ Nhưng // hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//
+ Lúc ấy,/ thầy bảo:// “Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩa chứ!/ Thôi,/ em về đi/ thầy không phạt em đâu.//
- Giáo viên cho học sinh nêu từ khó hiểu.
- Học sinh nêu: xúc động, hình phạt.
+ Lễ phép: có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người lớn hơn mình.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc trong nhóm (học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn phân vai).
- Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Một số nhóm thi đọc phân vai.
- Giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn cuối.
- Học sinh đọc đoạn 3.
-> Giáo viên nhận xét.
 (Tiết 2)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung bài.
+ Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
+ Đồ dùng: Sách Tiếng Việt, tranh.
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn kết hợp trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Bố Dũng đến trường làm gì?
- Tìm gặp thầy giáo cũ.
+ Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
- Vì bố vừa về nghỉ phép, muốn đến chào thầy ngay.
Câu 2: Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy.
Câu 3: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
- Kỉ niệmthời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt.
Câu 4: Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về/
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.
- Giáo viên giáo dục học sinh: yêu kính và tôn trọng Thầy cô giáo.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
+ Mục tiêu: Học sinh đọc bài đúng, hay.
+ Phương pháp: Thi đua thực hành.
- Giáo viên cho các nhóm học sinh còn lại thi đọc phân vai.
- Học sinh tự phân vai và thi đọc (người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo và Dũng).
SGK
-> Nhận xét.
-> Nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò (3’): 
Về nhà rèn đoc hay hơn.
Chuẩn bị bài: Cho tiết kể chuyện “Người thầy cũ”.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Các ghi nhận, lưu ý: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Toán
TUẦN 7
BÀI: LUYỆN TẬP
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn. Củng cố hình chữ nhật, tam giác.
Rèn kỹ năng giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn. Kỹ năng nhận biết hình.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, tranh hình bài tập 1.
Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): Bài toán về ít hơn
Giáo viên cho học sinh lên bảng sửa bài 2, 3.
Giáo viên chấm 1 số vở.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu (1’): Luyện tập
4. Phát triển các hoạt động (28’):
* Hoạt động 1: Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau
+ Mục tiêu: Học sinh nhận biết về ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau.
+ Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành.
TG
- Giáo viên treo tranh bài 1.
- Học sinh theo dõi.
ĐDDH
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc nội dung 
bài 1.
- 1 học sinh đọc.
+ Học sinh làm vở bài tập.
Tranh minh hoạ
- Giáo viên cho học sinh sửa bài.
+ Học sinh trả lời miệng theo câu hỏi trong vở bài tập.
VBT
- Giáo viên nhận xét.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: Củng cố về ít hơn
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu và làm đúng dạng toán về ít hơn.
+ Phương pháp: Thi đua thực hành.
- Giáo viên cho học sinh dựa vào tóm tắt đọc đề bài 2.
- 2 học sinh đọc đề.
VBT, bảng xoay
+ Bài toán cho biết gì?
- Học sinh trả lời.
+ Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng xoay.
-> Giáo viên nhận xét và chốt ý: Khi gặp dạng toán về tìm dạng ít hơn. Ta làm thế nào?
-> Nhận xét.
- Lấy số lớn trừ cho số ít hơn.
* Hoạt động 3: Luyện tập về bài toán nhiều hơn
+ Mục tiêu: Củng cố và rèn kĩ năng giải toán về dạng nhiều hơn.
+ Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh làm bài 3.
VBT
+ 1 học sinh làm bảng lớp
-> Nhận xét.
-> Nhận xét, chốt ý.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Giáo viên cho học sinh 2 dãy thi đua làm bài 4 (tìm hình).
Học sinh: Có 1 hình chữ nhật.
	 8 hình tam giác.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại bài, làm bài 2,3/SGK.
Chuẩn bị bài: Kilôgam.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Kể chuyện
TUẦN 7
BÀI: NGƯỜI THẦY CŨ
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nói:
+ Xác định được 3 nhân vật trong truyện: chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.
+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến.
+ Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo các vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
Rèn kỹ năng nghe: tập trung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời của bạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Dụng cụ sắm vai, tranh minh họa.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động: 
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): Mẩu giấy vụn
Giáo viên cho 4 học sinh dựng lại câu chuyện: Mẩu giấy vụn theo vai.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài (1’): Người thầy cũ
4. Phát triển các hoạt động (27’):
TG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện
+ Mục tiêu: Học sinh biết dựa vào tranh, vào câu hỏi trong SGK kể lại đúng nội dung câu chuyện.
ĐDDH
- Giáo viên treo tranh.
Tranh,SGK
- Giáo viên: Cậu truyện Người thầy cũ có những nhân vật nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo các bước sau:
+ Kể truyện trong nhóm.
- Học sinh kể trong nhóm (từng đoạn).
+ Kể truyện trước lớp.
- Học sinh tập kể từng đoạn nối tiếp.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Kể chuyện theo vai
+ Mục tiêu: Học sinh kể lại câu chuyện theo vai.
+ Phương pháp: Kể chuyện.
- Lần 1: Giáo viên làm người dẫn chuyện.
- 1 học sinh vai chú Khánh.
- 1 học sinh vai thầy giáo.
- 1 học sinh vai Dùng.
SGK
 (Học sinh có thể nhìn SGK để nói lại lời các nhân vật).
- Lần 2: Giáo viên cho 3 học sinh xung phong dựng lại chuyện theo vai.
- 3 học sinh thực hiện.
-> Lớp nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh tập dựng lại chuyện theo nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh).
- Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Một số nhóm thi dựng lại câu chuyện.
* Hoạt động 3: Củng cố
+ Mục tiêu: Học sinh biết dựng lại câu chuyện.
+ Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho 4 học sinh đại diện 4 nhóm lên dựng lại câu truyện bằng tiểu phẩm.
- Học sinh thực hiện.
Sắm vai
-> Nhận xét, tuyên dương.
-> Nhận xét.
5. Tổng kết: (2’)
Về tập kể lại cho người thân nghe.
Chuẩn bị tiết tập đọc: Thời khóa biểu.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN:Tự nhiên xã hội
TUẦN 7
BÀI:ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
Hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính và ăn thèm hoa quả.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ bài 16, 17/SGK, phiếu giao việc.
Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): 
Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì?
Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu (1’): Aên uống đầy đủ
 ... øo cửa lớp xem các bạn học bài.
Câu 3: Tìm những từ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?
- Aám, yêu thương, ngắm mãi.
Câu 4: Tìm những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ 3.
- nhài – bài.
 tho - cho
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh học thuộc lòng bài ngay tại lớp
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Bài thơ cho các em thấy điều gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
..
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Toán
TUẦN 7
BÀI: 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về: 
Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5 (từ đó lập và thuộc các công thức 6 cộng với một số).
Rèn kỹ năng tính nhẩm (thuộc bảng 6 cộng với một số).
Học sinh thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Que tính, bảng gài, bảng phụ.
HS: Que tính, số, bảng Đ, S.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): Luyện tập
Học sinh lên bảng sửa bài 5.
Giáo viên chấm một số vở.
Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới (1’): 6 cộng với một số: 6 + 5
4. Phát triển các hoạt động (28’):
TG
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 6 + 5
+ Biết thực hiện phép cộng dạng 6 + 5.
+ PP: Trực quan.
ĐDDH
- Giáo viên nêu bài toán. Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
Que tính, số, bảng gài
- Sau đó, giáo viên dẫn tới phép tính: 6 + 5 = 11
	hay 6
 	 + 5
	 11
- Học sinh tự tìm các kết quả của phép tính còn lại.
	6 + 6 = 12	6 + 8 = 14
	6 + 7 = 13	6 + 9 = 15
- Giáo viên cho học sinh học thuộc bảng cộng trên.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Rèn kỹ năng tính nhẩm.
+ PP: Thực hành.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh: tính nhẩm.
+ Học sinh nêu miệng kết quả.
-> Nhận xét.
VBT
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Đặt tính rồi tính.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh sửa bài tiếp sức.
-> Nhận xét.
-> Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc lại bảng cộng 6 để tìm kết quả.
- Học sinh làm bài.
	6 + 5 = 11
	6 + 6 = 12
	6 + 7 = 13
-> Nhận xét.
-> Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Về học thuộc bảng cộng 6.
Làm bài 4, 5.
Chuẩn bị bài: 26 + 5.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Chính tả
TUẦN 7
Bài: CÔ GIÁO LỚP EM
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Nghe – viết đúng khổ thơ 2,3 của bài Cô giáo lớp em; trình bày đúng khổ thơ 5 chữ.
Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/uy; âm đầu ch/tr (hoặc vần iên/iêng).
Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ.
Học sinh: Bảng con, vở chính tả, vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ (4’):
2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy phép: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.
Giáo viên nhận xét bài chính tả trước – nêu thống kê.
3. Giới thiệu bài (1’): Cô giáo lớp em
4. Phát triển các hoạt động (27’):
TG
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe, viết chính tả
+ Nghe viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài Cô giáo lớp em.
+ PP: Thực hành.
ĐDDH
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
Bảng phụ, vở
- Giáo viên đọc bài: 2 khổ thơ cuối; 2 học sinh đọc lại.
+ Giúp học sinh nắm nội dung bài.
+ Khi cô giáo dạy viết, gió và nắng thế nào?
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp em, các bạn học bài.
+ Câu thơ nào cho thấy bạn học sinh rất thích điểm 10 cô cho?
- Yêu thương em ngắm mãi.
- Giáo viên cho học sinh luyện viết từ khó vào bảng con.
- Học sinh viết lớp, lời dạy, giảng, trang.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm, chữa bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
+ PP: Thực hành.
Bài 2: Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập.
+ Giáo viên ghi bảng: thủy ngân, thủy chiến, thủy chung.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
+ Núi non, núi đá, sông núi, ngọn núi, miền núi.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
VBT
+ Học sinh làm bài vào vở.
+ Học sinh sửa bài.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết (2’):
Về nhà xem lại bài.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Chuẩn bị tiết kế tiếp.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN:Toán
TUẦN 7
BÀI: 26 + 5
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
Biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.
Học sinh thích học toán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Que tính, bảng gài, bảng phụ, bộ số.
Học sinh: Que tính, vở bài tập toán, số.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ (4’): 6 cộng với một số: 6 + 5
Học sinh lên bảng sửa bài 4, 5.
Giáo viên chấm một số vở.
Giáo viên nhận xét chung.
3. Giới thiệu bài mới (1’): 26 + 5
4. Phát triển các hoạt động (27’):
TG
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 26 + 5
+ Biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5.
+ PP: Trực quan, thực hành.
ĐDDH
- Giáo viên nêu thành bài toán “Có 26 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?”
Que tính
- Dẫn ra phép tính: 26 = 5
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả: 
 26 + 5 = 31
- Giáo viên viết lên bảng:
	26 + 5 = 31
	hay	 26
	 + 5
	 31
- Cho học sinh nêu lại cách thực hiện phép tính dọc.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.
+ PP: Thực hành.
VBT
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh đổi chéo vở để sửa bài.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh: cộng nhẩm rồi ghi kết quả vào ô trống.
	10 + 6 = 16	22 + 6 = 28
	16 + 6 = 22	28 + 6 = 34
-> Giáo viên nhận xét.
-> Sửa bài -> Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc đề.
+ Học sinh làm bài.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải bài.
Số điểm 10 trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm mười)
Đáp số: 21 điểm mười
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết (2’):
Về làm bài 4.
Chuẩn bị bài: 36 + 5.
GV nhận xét tiết học.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TẬP LÀM VĂN
TUẦN 7
I. Mục tiêu:
Rèn học sinh kĩ năng nghe và nói:
+ Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoan, kể được 1 câu chuyện đơn giản có tên Bút của cô giáo.
+ Trả lời được một số câu hỏi về thời khóa biểu của lớp.
Rèn kỹ năng viết: Biết viết thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập 1.
 Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm viết thời khóa biểu.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ (4’): 
1 học sinh làm lại bài tập 2.
2, 3 học sinh đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục một tập truyện thiếu nhi.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới (1’): Tiết 7
4. Phát triển các hoạt động (27’):
TG
* Hoạt động 1: Làm miệng
+ Kể được câu chuyện đơn giản có tên Bút của cô giáo.
+ PP: Thực hành.
ĐDDH
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: Đầu tiên, các em quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó, dừng lại ở từng tranh, kể nội dung từng tranh. Có thể đặt tên cho hai bạn học sinh trong tranh để tiện gọi.
tranh
- Học sinh kể theo mẫu.
+ Tranh 1: Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.
+ Tranh 2: Cô giáo đến và đưa bút cho bạn trai.
+ Tranh 3: Hai bạn đang chăm chú viết bài.
+ Tranh 4: Bạn học sinh nhận được điểm 10 bài viết.
 Bạn về nhà khoe với mẹ. Bạn nói: “Nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được 10 điểm.
-> Giáo viên nhận xét.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài viết
+ Trả lời được một số câu hỏi về thời khóa biểu.
+ PP: Thực hành.
Bài 2: Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp mở trước mặt thời khóa biểu của lớp.
VBT
- Một học sinh đọc thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp.
- Học sinh viết lại TKB vào vở
-> Giáo viên nhận xét.
-> Học sinh nhận xét.
- Cả lớp sửa bài.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh dựa vào thời khóa biểu đã viết, trả lời lần lượt từng câu hỏi trong sách.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu hỏi và trả lời.
- Học sinh:
+ Ngày mai có mấy tiết?
+ Đó là những tiết gì?
+ Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết (2’):
Về nhà tập kể lại chuyện: Bút của cô giáo.
Chuẩn bị bài: Tuần 8.
GV nhận xét tiết học.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
TLV
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh nói lại, kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo.
Rèn kỹ năng kể hay; viết lại đúng, đẹp nội dung câu chuyện mình vừa kể.
Giáo dục học sinh thích học tập làm văn.
II. Nội dung:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện: “Bút của cô giáo” treo tranh.
(Thi nhóm, cá nhân).
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lại câu chuyện trên.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docVUI-7.doc