Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 5 (chi tiết)

Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 5 (chi tiết)

TẬP ĐỌC

CHIẾC BÚT MỰC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc đúng , rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.(Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh, bảng phụ

- HS: SGK.

 

doc 27 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 990Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 5 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 05
Thứ hai ngày 21 tháng 09 năm 2009
TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc đúng , rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.(Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh, bảng phụ
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Trên chiếc bè 
 Hỏi: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?
 Hai bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?
 GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài
v Hoạt động 1: Luyện đọc
GV đọc mẫu toàn bài
GV chia đoạn: 4 đoạn.
Cho HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài
Luyện đọc từ khó
+ Đọc từng đoạn kết họp giải nghĩa từ
Ngắt câu dài
Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì// 
Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi./
+Đọc theo nhóm 4
GV gọi đại diện các nhóm đọc bài
Tổ chức cho HS thi đọc
Đọc đồng thanh đoạn 2
- Hát
- HS nêu.
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- HS đọc
-HS đọc và giải nghĩa từ khó SGK
HS đọc theo nhóm
HS đọc bài
- HS đại diện lên thi đọc.
HS đọc đồng thanh
TIẾT2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu bài
 -GV cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi SGK
Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Câu 3: Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút ?
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Câu 4: Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
Câu 5: Vì sao cô giáo khen Mai?
- GV nhận xét , chốt lại ý chính từng câu.
v Luyện đọc lại
- Cho vài HS đọc toàn bài
Cho HS thi đọc
4. Củng cố – Dặn dò:
-Trong câu chuyện này em thấy Mai là người như thế nào?
 -Chuẩn bị bài: Mục lục sách.
- Nhận xét tiết học:
- HS đọc và phát biểu
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút.
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- Lấy bút cho Lan mượn.
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói:” Cứ để bạn Lan viết trước”
- Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
-2 HS đọc
- HS nêu.
==============================
Đạo đức
GỌN GÀNG , NGĂN NẮP
I.MỤC TIÊU:
Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
Nêu được ích lợi của gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Phiếu thảo luận
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ: 
-Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
- GV nhận xét 
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
-Treo tranh minh họa.
-Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”
 1.Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
 2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì? 
Làm nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp khi sinh hoạt.( GDMT)
v Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
-GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
 -Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
4. Củng cố – Dặn dò
Chuẩn bị: Chăm làm việc nhà.
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- Giúp ta không vi phạm những lỗi đã mắc phải
 1. Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
 2. Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
Hs trả lời
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
 ==========================
TOÁN
38 +25
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25
 -Biết giải bài toán bằng một phép cộng với các số đo có đơn vị dm
 -Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.( Làm được BT 1(cột 1,2,3), 3, 4)
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 5 bó que tính và 13 que tính
HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠY ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 28 + 5
HS đọc bảng cộng công thức 8 cộng với 1 số.
GVnhận xét.
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
Học dạng toán 38 + 25
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép 38 + 25.
-GV nêu đề toán có 28 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
-GV nhận xét hướng dẫn.
-Gộp 8 que tính với 2 que tính rời thành 1 bó que tính, 3 bó với 2 bó lại là 5 bó, 5 bó thêm 1 bó là 6 bó, 6 bó với 3 que tính rời là 63 que tính. 
-Vậy 38 + 25 = 63
-GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
-Nêu yêu cầu đề bài?
-GV đọc cho HS tính dọc.
-GV hướng dẫn uốn nắn sửa chữa. Phân biệt phép cộng có nhớ và không nhớ.
Bài 3: 
-Cho 1 HS đọc bài toán.
-Cho cả lớp tự làm bài vào vở.
Bài 4: 
-HS tự làm vào vở
-Gọi 1 em lên bảng chữa bài, HS cả lớp và GV nhận xét
4.Củng cố – Dặn dò :
Chuẩn bị: Luyện tập.
Đọc lại bảng 8 cộng với một số
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- HS đọc
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả 63.
- 1 HS trình bày
 38
+25	 
 63 
- Lớp nhận xét.
- HS làm bảng con(cột 1, 2, 3)
- Tính
-HS đọc đề
 -HS làm vào vở
-HS tự làm rồi chữa bài lên bảng.
====================================
Thứ ba ngày 22 tháng 09 năm 2009
CHÍNH TẢ
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
	- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả.
	- Làm được BT 2, 3b.
II. Đồ dùng dạy học:
 -GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả..
 -HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Trên chiếc bè
 HS viết bảng con: 
 say ngắm, trong vắt, hòn cuội.
 GV nhận xét 
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
-Viết bài “Chiếc bút mực”
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
-GV đọc đoạn chép trên bảng
-Trong lớp ai còn phải viết bút chì?
-Cô giáo cho Lan viết bút mực rồi, tại sao Lan lại oà khóc?
-Ai đã cho Lan mượn bút?
 Những chữ nào phải viết hoa?
-Đoạn văn có những dấu câu nào?
-Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
-Cho HS viết bài 
 GV chấm vở. Nhận xét
v Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống ia hay ya ?
 GV nhận xét
Bài 3:
b) Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng ?
 - Chỉ đồ dùng để xúc đất
 - Chỉ vật dùng để chiếu sáng
 - Trái nghĩa với chê
 - Cùng nghĩa với xấu hổ
4. Củng cố – Dặn dò:
-GV nhận xét, khen ngợi những HS chép bài sạch, đẹp
-Chuẩn bị: “Cái trống trường em”
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- HS viết bảng con
- Mai, Lan
- Lan quên bút ở nhà
- Bạn Mai
- Những chữ đầu bài, đầu dòng, đầu câu, tên người
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- HS viết bảng con: viết, bút mực, oà khóc, hóa ra, mượn.
- HS viết bài vào vở.
HS làm bảng lớp, sửa vào vở
tia nắng, đêm khuya, cây mía
-HS tìm hiểu, làm bài.
 xẻng
 đèn
 khen
 thẹn
=======================================
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Thuộc bảng 8 cộng với một số
Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25.
Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.( Làm được bài tập :1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ thực hành Toán, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ: 38 + 25
Gọi HS đọc bảng 8 cọng với 1 số
- GV nhận xét
3. Bài mới :
Giới thiệu: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm:
 -Nêu yêu cầu đề bài.
 -GV cho HS sử dụng bảng “8 cộng với 1 số” để làm tính nhẩm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
38 + 15 ; 48 + 24; 68 + 13; 
78 + 9; 58 + 2
Bài 3: -Cho 1 HS đọc bài toán.
-GV giúp HS tóm tắt bài toán.
Gói kẹo chanh	 : 28 cái
Gói kẹo dừa	 : 26 cái
Cả 2 gói 	 :  cái ?
-Cho 1 HS lên bảng giải bài.
-HS cả lớp và GV nhận xét.
4.Củng cố – Dặn dò:
Chuẩn bị: Hình tứ giác, hình chữ nhật.
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- HS thực hiện
HS viết kết quả vào SGK và choi trò chơi đố bạn.
HS làm vào bảng con	
- HS đọc đề.
 -HS tìm hiểi , làm bài. 
 Giải
 Cả 2 gói kẹo có.
	28 + 26 = 54 (cái)
	 Đáp số: 54 cái
======================= 
 THỦ CÔNG
 GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
 - Biết cách gấp máy bay đuôi rời 
 - Gấp được máy bay đuôi rời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Qui trình thực hiện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Gấp máy bay phản lực
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài: Gấp máy bay đuôi rời
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
 - GV giới thiệu mẫu
 - GV mở dần sản phẩm ra, giới thiệu có 2 phần: đầu, cánh và thân, đuôi.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
 Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành mộ ...  bức tranh 
2 hs kể toàn bộ câu chuyện 
HS nhận xét 
Đ ọc yêu cầu bài 
HS tự đặt tên 
Đ ọc yêu cầu 
Đ ọc thầm 
3 hs đọc tên 
Trả lời 
===========================
Tập viết
Chữ hoa : D
I. MỤCĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa D, chữ và câu ứng dụng.
-Rèn luyện tính can thận trong viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Mẫu chữ hoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ :
Yêu cầu viết: C
Viết : Chia
GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới :
Giới thiệu: chữ D
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ D
Chữ D cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ D và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. 
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét D và ân
HS viết bảng con
* Viết: Dân
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò
Nhắc HS hoàn thành bài viết.
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 1 nét
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- D, g, h: 2,5 li
- a, n, i, u, ư, ơ, c, m :1 li
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- HS viết vở
===============================
TN_XH
Cơ quan tiêu hoá
I.MUC TI£U:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên hình vẽ.
-HS khá giỏi nêu được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống thế nào?
Nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
GV nhận xét.
3. Bài mới :
Giới thiệu: Cơ quan tiêu hóa.
Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Bước 1:
Quan sát sơ đồ ống tiêu hóa.
Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hóa.
Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? (Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa)
Bước 2:
GV treo tranh vẽ ống tiêu hóa.
GV mời 1 số HS lên bảng.
GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa trên sơ đồ.
v Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa.
Bước 1:
GV chia HS thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh phóng to (hình 2)
GV yêu cầu: Quan sát hình vẽ, nối tên các cơ quan tiêu hóa vào hình vẽ cho phù hợp.
GV theo dõi và giúp đỡ HS.
GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa.
 Kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
4. Củng cố – Dặn dò:
Chuẩn bị: Tiêu hóa thức ăn.
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- Chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin. Các thức ăn tốt cho xương và cơ: thịt, trứng, cơm, rau
- Thảo luận theo nhóm
- HS quan sát.
- Các nhóm làm việc.
- HS lên bảng:
Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa.
Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Các nhóm làm việc.
- Hết thời gian, đại diện nhóm lên dán tranh của nhóm vào vị trí được quy định trên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
=====================================
Thể dục
ĐỘNG TÁC BỤNG - CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI
 I/ MỤC TIÊU :
 -Ôn 4 động tác :vươn thở , tay , chân , lườn .
 -Học động tác bụng và cách chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại. 
II/ ĐỊA ĐIỂM –PHƯƠNG TIỆN :
-Sân trường , còi , 
III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
1.Phần mở đầu :
GV phổ biến nội dung .
2.Phần cơ bản:
-Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại
Học động tác bụng
-GV theo dõi sửa sai 
GV –HS nhận xét
 Ôân 5 động tác đã học .
 Trò chơi :” Qua đường lội”
3.Phần kết thúc 
Trò chơi chạy ngược chiều tín hiệu 
Hệ thống bài , giao bài tập về nhà 
Nhận xét giờ học.
HS tập hợp .
Đứng tại chỗ ,vỗ tay và hát .
Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay .
- Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại .HS đứng quay mặt vào tâm .
-2 lần 8 nhịp 
-2 lần 8 nhịp 
-HS chơi trong 5 phút .
- Hs nghe tiếng còi chạy ngược chiều 
-Cúi người , thả lỏng.
 -Nhảy thả lỏng.
==========================
Thứ sáu ngày 25 tháng 09 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- BT 1,2,4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Bài toán về nhiều hơn
 HS lên giải toán, lớp làm bảng con phép tính.
Nam	: 8 quyển vở
Hà hơn Nam	: 2 quyển vở
Hà	:quyển vở?
 GV nhận xét
3. Bài mới :
Giới thiệu: Luyện tập
Bài 1: 
Tóm tắt
Cốc 	: 6 bút
Hộp nhiều hơn: 2 bút
Hộp	:. bút?
 Bài 2: Giaỉ bài toán theo tóm tắt sau:
 An có : 11 bưu ảnh
 Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh
 Bình có : . Bưu ảnh ?
 GV nhận xét , sửa bài
Bài 4:
Bài toán hỏi gì? 
Muốn tìm đoạn CD ta làm thế nào?
 GV nhận xét
Củng cố – Dặn dò:
Chuẩn bị: 7 cộng với 1số.
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- HS thực hiện.
Cho HS làm vào tập
 Giaỉ
 Số bút chì trong hộp có là:
 6 + 2 = 8 ( bút chì )
 Đáp số: 8 bút chì
- HS lên trình bày nội dung bài toán dựa vào tóm tắt.
- An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn Anh 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có mấy bưu ảnh?
	- HS làm bài sửa bài
 Giải
 Số bưu ảnh Bình có là:
 11 + 3 = 14 ( bưu ảnh )
 Đáp số: 14 bưu ảnh
à Tìm chiều dài đoạn CD
- Dựa vào đoạn AB
- Lấy chiều dài đoạn AB cộng phần dài hơn của đoạn CD.
- HS làm bài, sửa bài.
 Giaỉ
 Độ dài đoạn thẳng CD là:
 10 + 2 = 12 ( cm )
 Đáp số: 12 cm
 HS vẽ đoạn thẳng CD
================================
CHÍNH TẢ
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em.
- Làm được BT 2b, 3b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, bảng phụ
HS:Vở, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ :Chiếc bút mực
 HS viết bảng con: oà lên khóc, hoá ra, 
	GV nhận xét
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
Hôm nay viết chính tả bài: Cái trống trường em.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài
-Bạn HS nói với cái trống trường ntn?
-Bạn HS nói về cái trống trường ntn?
-Có bao nhiêu chữ hoa? Vì sao phải viết hoa
- GV hướng dẫn, quan sát
-GV đọc cho HS viết bảng con
-GV theo dõi, uốn nắn
-GV chấm vở
v Hoạt động 2: Luyện tậ
Bài 2 Điền vào chỗ trống :
-Cho 1 HS đọc yyêu cầu bài tập.
-GV chọn BT 2b cho HS tự làm vào vở.
-Cho vài HS lên bảng chữa bài.
Bài 3 : Thi tìm nhanh:
Cho1HS nêu yêu cầu.
-GV chọn BT 2b và tổ chức cho HS thi tìm nhanh các từ.
-GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Sủa lại những lỗi sai
-Chuẩn bị cho bài sau.
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
HS viết 
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc
- Như nói với người bạn thân thiết.
- Như nói về 1 con người biết nghĩ, biết buồn, biết vui mừng.
- 8 chữ đầu câu.
- HS nêu những từ khó, viết bảng con: Nghiêng, ngẫm nghĩ, suốt
- HS viết bài.
- HS sửa bài.
- Hoạt động cá nhân
-1 HS đọc yêucầu.
-HS tự làm và chữa bài lên bảng.
-HS thi tìm nhanh các từ.
-HS sửa các lỗi trong bài.
=============================
KỂ CHUYỆN
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực( BT 1)
( HS Khá giỏi làm được bài 2) 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh + Nội dung câu hỏi, Vật dụng sắm vai.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Bím tóc đuôi sam
HS kể lại chuyện.
GV nhận xét
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
Kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”
Bài 1: Gọi HS đọc câu hỏi
Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện ( HSG )
Nêu yêu cầu
GV cho HS nhận vai
GV lưu ý: Sự phối hợp giữa các nhân vật.
GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò :
Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì?
5. Nhận xét tiết học:
- Hát
- HS thực hiện.
- Hoạt động theo nhóm 4. Mỗi bạn kể một đoạn.
- HS thảo luận trình bày
- Lớp nhận xét.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS thi đua kể chuyện
- Lớp nhận xét.
- Phân vai, dựng lại câu chuyện
- Người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan.
-Phải giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn.
	HẾT TUẦN 05
	 BGH
	 (Duyệt)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L2 T5.doc