Thứ hai ngày 23 tháng 04 năm 2012
TẬP ĐỌC
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiu:- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn.
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.
- Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc ngắt nghỉ đúng ở một số dấu câu.
II.Chuẩn bị:-Tranh minh hoạ bài tập.
III.Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : “ Lượm”
- Mỗi em đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi
2. Bài mới : Giới thiệu bài –ghi đề.
GV : Nguyễn Tiến Lý. Dạy lớp 2A. Trường TH Hồng Thanh. Thứ hai ngày 23 tháng 04 năm 2012 TẬP ĐỌC NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu:- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn. - Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. - Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. * Hỗ trợ cho học sinh cách đọc ngắt nghỉ đúng ở một số dấu câu. II.Chuẩn bị:-Tranh minh hoạ bài tập. III.Các hoạt động dạy và học : 1. Bài cũ : “ Lượm” - Mỗi em đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi 2. Bài mới : Giới thiệu bài –ghi đề. TIẾT 1 Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Luyện đọc. 30’ - HS đọc đúng, lưu loát được toàn bài. -Theo dõi. 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS đọc tiếp nối nhau từng câu. -Đọc từng đoạn và luyện ngắt nghỉ - Một số em nối tiếp nhau đọc. - HS đọc từng đoạn theo nhóm. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc. -Giáo viên đọc mẫu lần -Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu -Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn. -Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp. -Yêu cầu HS đọc theo nhóm -Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân . TIẾT 2 Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt độan2 : Tìm hiểu bài. 12’ - HS trả lời được các câu hỏi sau bài, hiểu nội dung bài. *Hoạt động 3 :Luyện đọc lại. 18’ - HS đọc ngắt nghỉ đúng ở một số câu dài. -HS trả lời. -Một số học sinh đọc -HS đọc +Bác Nhân làm nghề gì? +Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào? +Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác? +Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? +Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê? +Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? +Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào? +Qua câu chuyện em hiểu điều gì? +Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng? => Chốt lại nội dung bài - Gọi học sinh đọc lại bài. Nhận xét. 3.Củng cố , dặn dò .2’ - Nhận xét giờ học. - Về học lại bài và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------- TOÁN ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (tiếp theo) I.Mục tiêu::-Thực hành tính các bảng nhân, bảng chia đã học. -Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh họa. Giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép nhân. -Rèn học sinh làm bài chính xác và trình bày khoa học. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán. * Hỗ trợ cho học sinh cách xác định một phần tư của hình đã cho. * Điều chỉnh: Bài 5/ 173 II. Chuẩn bị: Vẽ bài tập 4 lên bảng phụ. III.Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Gọi học sinh đọc bảng nhân và bảng chia. 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi điểm. Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1 : Tính, tính nhẩm. 15’ - Thực hành tính các bảng nhân, bảng chia đã học. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. *Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.15’ - HS giải được bài toán bằng 1 phép tính chia -HS nêu yêu cầu đề bài. -HS tự làm bài. -1 em đọc đề bài. -HS nhận xét và phát biểu ý kiến. -HS đọc và phân tích đề toán. -Cả lớp làm bài, 1 em lên sửa bài. -1 HS nêu yêu cầu bài. -1 HS lên bảng. Lớp làm vào sgk, nhận xét. Bài 1 :Tính nhẩm - Yêu cầu HS làm vào sgk. - Nhận xét đưa ra đáp án đúng và cho điểm học sinh. Bài 2 : Tính -Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện và tự làm bài. - Nhận xét đưa ra đáp án đúng. Bài 3 : -Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. - Nhận xét, cho điểm học sinh. Hoạt động 3: Phân số MT: Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh họa. Bài 4 - Đính hình vẽ lên bảng. Yêu cầu học sinh tự làm bài. Sau đó giải thích cách làm. - Nhận xét đưa ra đáp án đúng. 3.Củng cố, dặn dò.2’ -Nhận xét tiết học -Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: - Giúp HS có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích. - Học sinh chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích đúng cách. - Giáo dục HS biết yêu các con vật có ích. II. Chuẩn bị: HS: Xem lại các bài đạo đức về bảo vệ các con vật nuôi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học ở tiết trước. 2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề. Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên * Hoạt động 1:Hướng dẫn thực hành. 30’ - Giúp HS có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích -Chia lớp theo nhóm tổ. -Các nhóm làm việc theo yêu cầu. -HS trả lời theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. - Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời và ghi ý kiến vào giấy, trình bày trước lớp. + Kể tên các con vật có ích? + Đối với các con vật có ích em phải biết làm gì? + Nêu cách em đã chăm sóc các con vật có ích? + Vì sao em phải biết cách chăm sóc các con vật có ích? -Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. + Đối với các con vật có ích em phải biết làm gì? + Nêu cách em đã chăm sóc các con vật có ích? + Vì sao em phải biết cách chăm sóc các con vật có ích? -Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. - Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến tốt. 3. Củng cố- Dặn dò.2’ - Cho HS hát một vài bài hát về các con vật. - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn các bài đạo đức đã học từ học kỳ 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012 THỂ DỤC THI CHUYỀN CẦU I. MỤC TIÊU :-Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người.Yêu cầu từng nhóm cố gắng đạt thành tích cao. - Học sinh chuyền cầu nhanh nhẹn và chính xác. - Giáo dục học sinh tinh thần tập thể và đoàn kết II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:-Một số quả cầu và vợt, kẻ sân chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phần Nội dung Đ.lượng Phương pháp tổ chức Mở đầu Cơ bản Kết thúc -Nhận lớp phổ biến nội dung học tập của tiết học. -Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc 90-100m sau đó đi thường vung tay và hít thở sâu. -Xoay các khớp: cổ chân, tay, gối, hông vai. -Ôn các động tác tay, chân, lườn bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung. * Tâng cầu *Chuyền cầu theo nhóm 2-3 người *Thi chuyền cầu theo nhóm hai người : -Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát -Nhảy thả lỏng, cúi thả lỏng. Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. - GV cùng HS hệ thống bài học.Giao bài tập về nhà. 1-2 phút 1-2 phút 1-2phút 1lần 2x 8 nhịp 3-5phút 4-5 phút 8-10phút 2 phút 2 Phút 1 phút. 1 phút Lớp trưởng tập hợp lớp, các tổ trưởng điểm số báo cáo. & ªªªªªªªª ªªªªªªªª ªªªªªªªª ªªªªªªªª Giáo viên cho từng tổ giãn cách hàng, làm quen 2-3 lần sau đó cho thi 3 lần để chọn tổ vô địch . & ªªªªªªªª ªªªªªªªª ªªªªªªªª ªªªªªªªª -------------------------------------------------------------- TOÁN ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I.Mục tiêu: -Củng cố biểu tượng về đo độ dài đoạn thẳng. Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng (tiền Việt Nam) - Rèn học sinh làm bài nhanh, chính xác, trình bày bài làm khoa học. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán. * Hỗ trợ cho học sinh cách điền đơn vị vào chỗ chấm. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 4/174 III.Các hoạt động dạy và học : 1. Bài cũ : Ôn tập về phép nhân và phép chia ( TT) - Gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 1 và 2. 2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề. Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1:Hướng dẫn ôn tập. 30’ -Củng cố biểu tượng về đo độ dài đoạn thẳng. Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng. - HS đọc và phân tích đề bài. - Lớp làm vào nháp. 1 HS lên sửa bài. - HS đọc và phân tích đề bài. - Lớp làm vào vở. 1 HS lên sửa bài. - 1 HS nêu yêu cầu đề. - HS làm vào sgk. 1HS làm bảng phụ. Bài 2 : - Hướng dẫn tóm tắt, yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét và đưa ra đáp án đúng Bài 3 : - Hướng dẫn HS tương tự bài 2. ( làm vào vở) Bài 4: Viết mm, cm, dm hoặc km vào chỗ chấm - Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò. 2’ - Nhận xét tiết học - Về nhà ôn luyện và làm bài tập. -------------------------------------------------------------------- CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT) NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu:- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung bài Người làm đồ chơi. Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã. - Rèn học sinh viết bài chính xác, sạch , đẹp. - Giáo dục học sinh trình bày bài cẩn thận. * Hỗ trợ cho học sinh cách trình bày bài viết. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả. III.Các hoạt động dạy và học : 1. Bài cũ: 2 HS lên viết các từ đã viết sai ở bài viết trước 2. Bài mới :Giới thiệu bài-ghi đ ... Hồ Giáo như vậy? +Vì sao anh lại dành những tình cảm đặc biệt cho đàn bê? +Anh Hồ Giáo đã nhận được danh hiệu cao quý nào? - Cho học sinh luyện đọc lại bài. - Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò. 2’ + Qua bài tập đọc giúp em hiểu điều gì? -Nhận xét giờ học -Về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau -------------------------------------------------------------------------- TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I.Mục tiêu : -Ôn luyện biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật. -Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu. -Học sinh làm bài tập chính xác và trình bày rõ ràng. * Hỗ trợ cho học sinh cách nhận biết các hình đã học. II. Chuẩn bị: Các hình vẽ trong bài tập 1. III. Các hoạt động dạy và học : 1. Bài cũ: Ôn tập về đại lương ( tiếp theo) 2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề. Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1:Hướng dẫn ôn tập. 30’ -HS nhớ lại biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS theo dõi. -HS lên bảng nối tiếp sức. - 1 đọc đề bài trong SGK. -Lựa chọn cách vẽ. Lớp vẽ vào sgk. - 1 HS lên bảng vẽ. - 1 HS đọc đề sgk. - HS theo dõi. HS thảo luận nhóm 2, trả lời -Lớp nhận xét, bổ sung Bài 1: Mỗi hình sau ứng với tên gọi nào? - Đính bảng phụ ghi nội dung bài 1. - Yêu cầu HS làm bài vào sgk theo nhóm 4. - Chữa bài và đưa ra đáp án đúng. Bài 2 : Vẽ hình theo mẫu -Cho học sinh phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu HS vẽ hình vào sgk. Bài 4 : Quan sát hình trả lời câu hỏi. -Vẽ hình của bài tập lên bảng , có đánh số các phần hình. + Hình bên có mấy tam giác, là những hình tam giác nào? + Có bao nhiêu hình tứ giác, là những hình nào? + Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào? - Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. 3. Củng cố, dặn dò . 2’ -Nhận xét tiết học - Về nhà ôn luyện bài chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------ CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT) ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO I. Mục tiêu:- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như ....đòi bế trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. - Làm đúng các bài tập chính tả có dấu hỏi/ dấu ngã. - Học sinh có thói quen viết bài sạch, chữ viết nắn nót cẩn thận. * Hỗ trợ cho học sinh cách trình bày bài viết. II. Chuẩn bị: Bài tập 3 viết sẵn lên 2 tờ giấy. III.Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: 2 lên viết lại các từ ngữ đã viết sai ở bài viết trước. 2. Bøài mới: Giới thiệu bài-ghi đề Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính ta. 20’û -HS hiểu và viết đúng nội dung đoạn viết. *Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính ta. 10’û -HS làm đúng các bài tập chính tả có dấu hỏi/ dấu ngã. - 1 học sinh đọc lại bài viết. -HS trả lời. -1 hs lên bảng, lớp viết bảng con. -HS trả lời -Nghe viết. -Dùng bút chì soát lỗi và sửa lỗi. -1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. -Một số cặp HS thực hành hỏi đáp. -Tiến hành tương tự với các phần còn lại. -Hoạt động trong nhóm 4 em. - Cử đại diện lên trình bày - Giáo viên đọc đoạn văn. + Đoạn văn nói về điều gì ? - Đọc cho học sinh viết các từ khó. + Tìm tên riêng trong đoạn văn? + Những chữ nào thường phải viết hoa? - Đọc cho HS viết chính tả. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. -Thu và chấm một số bài. Nhận xét về bài viết. Bài 2b: - Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp. - Gọi học sinh nhận xét bạn thực hành. - Giáo viên nhận xét và đưa ra lời giải đúng. Bài 3 b: Thi tìm từ. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhiều từ đúng và đưa ra đáp án. 3. Củng cố, dặn dò. 2’ -Nhận xét tiết học. -Về nhà học bài, làm bài tập 3, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 27 tháng 04 năm 2012 TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo) I. Mục tiêu: -Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. -Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. * Hỗ trợ cho học sinh cách đặt lời giải cho bài toán có lời văn. II. Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học: 2. Bài mới: Giới thiệu bài –ghi đề. 1. Bài cũ: Ôn tập về hình học ( Thảo, Brôn, Trang) Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác.20’ - HS nhớ lại cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác. *Hoạt động 2: Xếp hình. 10’ - HS biết cách xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. -1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. -1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. -1 học sinh đọc đề - HS làm bài vào vở và nêu cách tính. -HS thực hành theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thi đua. Bài 1 : Tính độ dài các đường gấp khúc. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và báo cáo kết quả. - Nhận xét đưa ra kết quả đúng. => Chốt lại cách tính độ dài đường gấp khúc. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. -Nhận xét và đưa ra đáp án đúng. Bài 3 : -Yêu cầu học sinh thực hành tính sau đó cách tính chu vi của hình tứ giác. -Chữa bài cho điểm học sinh. Bài 5 : Xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên. -Trong thời gian 2 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc. - Theo dõi, nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò . 2’ - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn luyện bài và làm các bài trong vở bài tập. -------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu:-Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý. -Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân. Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu. - Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý người thân. * Hỗ trợ cho học sinh cách dùng từ đặt câu và trình bày đoạn văn. II. Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ của tiết luyện từ và câu tuần 33. -Tranh một số nghề nghiệp khác. -Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: 3 HS lên đọc đoạn văn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em. 2. Bài mới: Giới thiệu bài –ghi đề Tên H Đ& TG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Kể về người thân. 8’ -HS kể (miệng) về người thân của mình. *Hoạt động 2: Viết về người thân. 20’ - HS biết viết một đoạn văn ngắn nói về người thân của mình. -1 học sinh đọc yêu cầu -Học sinh quan sát và trả lời. -HS trình bày lại theo ý bạn nói -Tìm ra các bạn nói hay nhất. - 1 HS nêu yêu cầu bài. -HS viết vào vở. -Một số HS đọc bài trước lớp. Bài 1 :- Treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc. -Gọi HS tập nói. Nhắc nhở học sinh phải nói rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp, công việc và ích lợi của công việc đó. -Sau mỗi học sinh nói giáo viên gọi 1 học sinh khác và hỏi: Em biết gì về bố ( mẹ, chú, anh, chị...) của bạn? Bài 2:-Nêu lại yêu cầu và để học sinh tự viết. - Gọi HS đọc bài của mình. Nhận xét ghi điểm 3. Củng cố, dặn dò. 2’ - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài kiểm tra. ---------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 34 I. Mục tiêu:-Giúp học sinh thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 34. Nắm được kế hoạch tuần 35. - Học sinh tự sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Có ý thức tự giác trong học tập. - Mạnh dạn trong phê bình và tự phê. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Nội dung : 1/ Hướng dẫn học sinh sinh hoạt : + Các tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ viên. +Lớp trưởng tổng kết lại ý kiến của lớp. * Giáo viên nhận xét chung: -Hạnh kiểm: Ngoan, lễ phép, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường. -Học tập : Các em đã có cố gắng vươn lên trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ. * Tuyên dương một số em tích cực học tập tốt. 2/ Kế hoạch tuần 35: -Đi học chuyên cần, đầy đủ, đúng giờ. - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp dạy và học - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Tổng kết năm học. * Hoạt động ngoài giờ: - Tìm hiểu về cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Thực hiện tốt An toàn giao thông (đi bên phía tay phải) - Nghiêm túc thực hiện vệï sinh an toàn thực phẩm (không ăn quà vặt; ăn chín, uống sôi) ------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: