: Tập đọc :
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I/ Mục đích yêu cầu :
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mội người, mọi vật. ( TL được câu hỏi 1, 2, 3, 4)
- Giáo dục HS học tập Bác : Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến những người xung quanh.
* HS yếu ủoùc ủuựng caõu trong ủoaùn vaờn; HS khá- giỏi TL được câu hỏi 5.
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Giúp HS hiểu được tình thương bao la của Bác đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây Bác, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
TUẦN 31: Từ ngày 04 /4/2011 đến ngày 08/4 /2011. Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài dạy Đồ dùng dạy học. Hai Sáng 1 2 3 4 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Chiếc rễ đa tròn ( Tiết 1) Chiếc rễ đa tròn (Tiết 2) Luyện tập. Tranh, bảng phụ. Bảng phụ. Bảng phụ. Ba Sáng 4 Toán P. trừ ( không nhớ ) trong p. vi 1000. Thẻ ô vuông; B. phụ. Chiều 5 6 7 TC Toán TCTV TCTV P. trừ ( không nhớ ) trong p. vi 1000. L. đọc : Cây và hoa bên lăng Bác. Luyện viết : Thăm nhà Bác. B. phụ. Bảng phụ. Bảng phụ. Tư Sáng 2 3 4 Tập đọc Toán Tập viết Cây và hoa bên lăng Bác. Luyện tập Chữ hoa N ( kiểu 2) Tranh; bảng phụ B. phụ. Chữ mẫu; Bảng phụ Chiều 5 HĐNGLL Ôn các bài múa hát đã học từ tuần 24. 6 Năm Sáng 3 4 Toán LT và câu Luyện tập chung TN về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy B. phụ. Bảng phụ Chiều 5 6 7 TC Toán TCTV TCTV Luyện tập chung. Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, .. Luyện viết : Chữ hoa N ( kiểu 2). B. phụ. Bảng phụ. Bảng phụ. Sáu Sáng 2 3 4 Toán TLV Sinh hoạt Tiền Việt Nam. Đáp lời khen ngợi-Tả ngắn về Bác. Sinh hoạt cuối tuần 31. Tiền; Bảng phụ. Bảng phụ. Chiều 5 6 7 TC Toán TCTV TCTV Tiền Việt Nam. Tập tả ngắn về Bác Hồ. Luyện tả ngắn về Bác Hồ. Tiền; Bảng phụ. Bảng phụ. Bảng phụ. Kí duyệt : Bờ Y, ngày 03 tháng 4 năm 2011 Người lập : Bùi Thị Tuyên. Ngày soạn : Chủ nhật, ngày 03 tháng 4 năm 2011 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 04 tháng 4 năm 2011. Tiết 1 : Chào cờ. Tiết 2 + 3 : Tập đọc : chiếc rễ đa tròn I/ Mục đích yêu cầu : - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; Đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mội người, mọi vật. ( TL được câu hỏi 1, 2, 3, 4) - Giáo dục HS học tập Bác : Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến những người xung quanh. * HS yếu ủoùc ủuựng caõu trong ủoaùn vaờn; HS khá- giỏi TL được câu hỏi 5. * Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Giúp HS hiểu được tình thương bao la của Bác đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây Bác, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. * GDBVMT : GD : Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của MT thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK/ 107. - Bảng phụ viết câu văn khó. III/ Các hoạt động dạy học : Tiết 1 : ( 40’) 1. Kiểm tra bài cũ : (5’) 3 HS đọc thuộc lòng bài “ Cháu nhớ Bác Hồ ” và trả lời câu hỏi SGK. 2/ Dạy bài mới : ( 35’) a/ Giới thiệu bài : (1’) GV dùng tranh SGK / 107 giới thiệu và ghi đề lên bảng - HS nhắc lại. b/ Luyện đọc : (34’) * GV đọc mẫu toàn bài. * Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài ( Chủ yếu là HS TB- yếu); GVtheo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai về cách phát âm cho HS. Đọc từng đoạn trước lớp: - GV chia bài văn thành 3 đoạn. - Hướng dẫn HS đọc một số câu cần ngắt nghỉ và nhấn giọng một số từ : + Đến gần cây đa, / Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất. // + Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất .// HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài ( Dành chủ yếu cho HS khá - giỏi ); GV theo dõi- Sửa sai cách ngắt nghỉ, nhấn giọng cho HS. Đọc từng đoạn trong nhóm: HS lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm, các bạn khác nhận xét, góp ý; GV theo dõi- rèn đọc cho HS yếu. * Thi đọc giữa các nhóm : - Các nhóm thi đọc đồng thanh : 3 nhóm đọc 3 đoạn. - Đại diện các nhóm thi đọc (3 em của 3 nhóm thi đọc). Tiết 2 : ( 40’) c / Hướng dẫn tìm hiểu bài : (12’) - 2HS giỏi đọc to đoạn 1- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 SGK/ 107. - Giải nghĩa từ : tần ngần, thường lệ. - HS đọc thầm đoạn 2 - 1 HS khá-giỏi đọc to và trả lời câu hỏi 2 SGK/ 107 - Giảng từ : cần vụ, thắc mắc. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3- 2 HS đọc to và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK/ 107. - HS đọc thầm cả bài và HS khá- giỏi trả lời câu hỏi 5 SGK. VD : + Câu nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi : Bác Hồ luôn yêu quý các cháu thiéu nhi... + Thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh: Bác thương chiếc rễ đa, muốn trồng cho nó sống lại... * GV chốt lại nội dung về tình thương của Bác đối với mọi vật xung quanh và luôn nghĩ đến việc có ích các em thiếu nhi. *Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài : - 1em giỏi đọc lại cả bài. H : Câu chuyện này nói lên điều gì ? Nội dung :( Đã nêu ở phần mục tiêu ) d/Luyện đọc lại : (23’) - GV HD cách đọc theo hình thức phân vai. - 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em tự phân vai và thi đọc truyện trước lớp (người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ ). 3/ Củng cố- dặn dò : (5’) H: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện ? - GV giáo dục HS phải biết thương yêu mọi vật xung quanh. - Cho HS giỏi đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác; GVHD cách đọc và dặn HS về nhà đọc bài và tìm hiểu nội dung bài. * Nhận xét giờ học. Tiết 4 : Toán : Luyện tập I/ Mục tiêu : - Biết cách làm tính cộng ( Không nhớ ) các số trong phạm vi 1000; Cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải toán về nhiều hơn. - Biết tính chu vi hình tam giác. - HS áp dụng vào làm các bài tập : Bài tập 1, 2( cột 1, 3), 4, 5) - Ham thớch moõn hoùc. * HS giỏi tính thành thạo và chính xác các phép tính. II/ Đồ dùng : Tranh bài 3 SGK và phiếu bài tập bài tập 5 SGk/ 157. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( 40’) 1. Kiểm tra bài cũ : (5’) 2HS làm bài 2SGK/ 156 - Cả lớp làm bảng con. 2. Bài mới : ( 32’) a/ Giới thiệu bài : (1’) GV giới thiệu bài ghi bảng đầu bài. b/Hướng dẫn luuyện tập : ( 31’) (SGK/157) Bài 1: Tính (cộng ( Không nhớ ) các số trong phạm vi 1000) H: Các số trong mỗi phép cộng là những số như thế nào ? H :Thực hiện tính như thế nào ? - HS làm bảng con. - GV nhận xét và chữa bài . Bài 2: Đặt tính rồi tính : ( Cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000; Cộng có nhớ trong phạm vi 100. H : Bài này yêu cầu mấy bước ? H : Bước đầu tiên làm gì ? H : Bước thứ hai làm gì ? - HS làm cả bài vào vở; GV theo dõi- KT bài của HS yếu hơn trong lớp. - 3 HS đại diện cho 3 tổ chữa bài trên bảng. H : Câu b là phép cộng các số có mấy chữ số? H: Câu a là phép cộng các số có mấy chữ số ? Bài 4 : Giải toán. - HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài toán. - Một số nhóm lên trình bày về nội dung của đề toán. H : Đây là bài toán giải về dạng gì đã học ?( nhiều hơn một số đơn vị ) - Cả lớp giải bài toán vào vở; GV giúp đỡ học sinh yếu hơn trong lớp. -1 HS giỏi lên bảng tóm tắt và giải bài toán. - Một số em đọc bài giải - GV chữa bài trên bảng. Bài 5: Tính chu vi hình tam giác. H : Muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm như thế nào ? - HS thảo luận nhóm 4 em và giải trên phiếu bài tập. - Đại diện dán kết quả trên bảng và trình bày . Bài giải : Chu vi của hình tam giác là : 300 + 200 + 400 = 900 ( cm) Đáp số: 900 cm 3. Củng cố- dặn dò : ( 3’) - GV hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập. - Dặn HS về nhà tìm hiểu bài Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000. * Nhận xét giờ học. Ngày soạn : Chủ nhật, ngày 03 tháng 4 năm 2011 Ngày dạy : Thứ ba, ngày 05 tháng 4 năm 2011. Tiết 4: Toán : phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 I/ Mục tiêu : - Biết cách làm tính trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cách trừ nhẩm các số tròn trăm. - Biết giải bài toán về ít hơn. - áp dụng làm được các bài tập : Bài 1 ( cột 1, 2), bài 2 phép tính đầu và phép tính cuối, bài 3, bài 4) - Rèn cho tính HS cẩn thận và tính chính xác. * HS giỏi tính thành thạo và chính xác các phép tính. II /Đồ dùng: Các hình vuông to, các ô vuông nhỏ các hình chữ nhật trong bộ đồ dùng. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( 40’) 1. Kiểm tra bài cũ : ( 5’) 2HS TB làm bài 2SGk/ 157- 1 HS khá làm bài 4 SGk/ 157. 2. Bài mới: (32’) a/Dạy ví dụ : ( 12’) - GV gắn 6 hình vuông to lên bảng và gợi ý HS trả lời : H : Có bao nhiêu ô vuông nhỏ ? ( 600) - GV gắn tiếp 3 hình chữ nhật và hỏi : Có mấy chục ô vuông ?( 3 chục ) - Gv gắn tiếp 5 ô vuông nhỏ lên bảng và hỏi: Có mấy ô vuông nhỏ ? H: 5 ô vuông nhỏ tức là gì ? H: Vậy ai có thể đọc số theo đồ dùng trên bảng. - HS đọc số - GV kết hợp ghi bảng : 635 - GV lấy đi 2 hình vuông to và hỏi : Đã lấy đi mấy hình vuông to? H: 2 hình vừa lấy là bao nhiêu ô vuông ? ( 200) - GV lấy tiếp 1 hình chữ nhật và hỏi : Đã lấy tiếp mấy hình chữ nhật ? H: 1 hình chữ nhật này là mấy ô vuông ? ( 1 chục ) - GV lấy tiếp 4 ô vuông nhỏ và hỏi : Đã lấy tiếp mấy ô vuông nhỏ nữa ? H : Vậy lấy tất cả bao nhiêu ô vuông ? ( 214 ) H : Lấy đi ta làm phép tính gì ? - GV ghi lên bảng : 635 - 214 = ? - GV hướng dẫn cách đặt tính theo cột dọc : vừa viết vừa nêu. - Gv hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ? H : Thực hiện bắt đầu từ chữ số ở hàng nào ? -1HS lên bảng thực hiện tính kết quả- Cả lớp thực hiện vào bảng con. - GV nhận xét trước lớp. - HS nêu cách thực hiện - GV kết hợp ghi bảng như phần bài học SGK. H : Vừa rồi ta vừa học phép tính gì ? Các số trong phép trừ là những số như thế nào ? Phép trừ có nhớ lần nào không ? Vậy đây là phép trừ như thế nào ? * GV giới thiệu bài mới - ghi bảng đầu bài. b/Hướng dẫn thực hành : (20’) (SGK/158) Bài 1: Tính .( trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000). - HS làm vào bảng con theo tổ, mỗi tổ làm 2 phép tính. - GV HD HS nhận xét. Bài 2 : đặt tính rồi tính.( trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000) - HS làm bài vào vở .GV giúp đỡ học sinh yếu hơn trong lớp làm bài. - 4 HS lên bảng chữa bài tập. - GV HD HS nhận xét. Bài 3 : Tính nhẩm ( theo mẫu ) ( Trừ nhẩm các số tròn trăm). -Tổ chức cho học sinh chơi xì điện : + GV nêu 1 phép tính và chỉ một học sinh nêu kết quả. Sau đó em đó nêu tiếp một phép tính và chỉ một bạn khác nêu kết quả. + Tương tự như vậy cho đến hết bài. Bài 4: Giải toán : - HS thảo luận nhóm đôi, để tìm hiểu đề toán. - Một số cặp hỏi - đáp trước lớp về đề toán. H: Đây là bài toán giải thuộc dạng toán gì đã học ?( ít hơn một số đơn vị ) - Cả lớp giải bài toán vào vở; GV giú ... vở; GV theo dõi- KT HS làm bài. 3/ Củng cố - Dặn dò : ( 3’) - Gọi một số HS đọc lại BT chính tả đã hoàn thành. - GV yêu cầu HS làm bài tập 3b vào buổi chiều. * Nhận xét giờ học. Tiết 5: Hát nhạc : Ôn bài hát: Bắc kim thang, tập hát lời mới. I/ Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản. - Bồi đưỡng tình yêu dân ca cho HS. II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Nhạc cụ gõ. - Vài động tác phụ hoạ theo bài hát. - Chép lời ca mới vào bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( 30’) * Hoạt động 1: Ôn bài hát bắc kim thang. ( 12’) HS hát ôn bài hát.( Đồng thanh cả lớp, tổ) GV nghe và sửa sai cho HS. * Hoạt động 2 : Học lời mới : ( 16’) Cho HS tập đọc lời mới của bài Bắc Kim thang. HS hát lời mới theo giai điệu của bài Bắc kim thang đã học. GV HD HS hát kết hợp vận động phụ hoạ: + GV tập các động tác phụ hoạ cho HS. + HS luyện hát- múa phụ hoạ (Cả lớp, tổ) - Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp thi giữa các tổ; Cả lớp nhận xét. * Củng cố-Dặn dò : (2’) - GV nói về cái hay của các làm điệu dân ca nói chung và bài dân ca Bắc kim thang nói riêng. - Dặn HS về hát lại bài cho thuộc. - GV nhận xét giờ học. Tiết 3: Mỹ thuật : vẽ trang trí : Trang trí hình vuông. I/Mục tiêu : - Hiểu cách trang trí hình vuông. - Biết cách trang trí hình vuông đơn giản. - Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. * HS giỏi vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều- phù hợp. II/Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - GV: Một số hoạ tiết sắp xếp hình vuông : viên gạch hoa , khăn và một số bài vẽ trang trí hình vuông. HS : Vở tập vẽ 2, màu, bút chì. III. Các hoạt động dạy học : ( 35’) 1/Kiểm tra bài cũ : (2’) GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS . 2/Bài mới (30’) a/Giới thiệu bài : (1’) - GVgiới thiệu trực tiếp - ghi đề bài. b/Hướng dẫn từng hoạt động ( 2’) Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét. - HS tìm một số đồ vật có dạng hình vuông. - GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và gợi ý HS nhận xét : H: Hình vuông được trang trí bằng hoạ tiết gì ?( hoa, lá, con vật. Hình học...) H: Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ? H: Hoạ tiết chính ( to ) thường nằm ở đâu ? Hoạ tiết nhỏ nằm ở đâu ? H: Màu sắc các bài trang trí như thế nào ? Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông. - GV gợi ý: H: Khi trang trí hình vuông, em chọn hoạ tiết gì ? H: Khi đã có hoạ tiết, cần phảI sắp xếp vào hình vuông như thế nào ? - GV đưa hình hướng dẫn minh hoạ trong bộ đồ dùng lên bảng – HS xem. - GV có thể vẽ lên bảng. - GV nêu tóm tắt cách trang trí hình vuông. - GV nhắc nhở cách vẽ màu. Hoạt động 3 : Thực hành. - HS vẽ trang trí hình vuông vào vở tập vẽ và tô màu theo ý thích. - GV giúp đỡ HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV thu một số bàiTốt, TB, chưa đạt cho cả lớp nhận xét 3 Dặn dò : (3’) - Dặn học sinh tìm hiểu về tượng. Hoàn thành bài vẽ vào buổi chiều ( nếu chưa xong ) * Nhận xét giờ học Tiết 1: Thể dục : Chuyền cầu- trò chơI “ ném bóng trúng đích ” I/ Mục tiêu : - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II / Địa điểm phương tiện : Sân trường, còi, dọn vệ sinh nơi tập. III / Nội dung và phơng pháp lên lớp : 1. Phần mở đầu: ( 5’) - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, cánh tay, khớp vai. - Chạy nhẹ nhàng trên sân trường. - Đi thường và hít thở sâu. - Ôn một số động tác ủa bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản : ( 20’) * Chuyền cầu theo nhóm 2 người : - HS quay mặt vào với nhau theo từng đôi cách nhau 2 – 3 m và luyện tập chuyền cầu. - GV theo dõi, HD các nhóm luyện tập. * Trò chơi " Ném bóng trúng đích ": - GV nêu tên trò chơi, làm mẫu và giải thích cách chơi. - GV chia theo tổ cho các em chơi. - HS tập luyện theo tổ; GV theo dõi hướng dẫn thêm và nhắc các em tuân thủ luật chơi. 3. Phần kết thúc : ( 5’) - Đi đều theo 2 hàng dọc và hát. - Cúi người thả lỏng : 3 lần . - Cúi lắc người thả lỏng: 3 lần. - Nhảy thả lỏng : 3 lần. -GV cùng HS hệ thống bài. * GV nhận xét giờ học và giao việc về nhà . Tiết 3 : Tự nhiên xã hội : Mặt trời I/ Mục tiêu : - Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Mặt đất. - Hình dung được điều gì xảy ra nếu nếu trái đất không có mặt trời (HS khá - giỏi) - HS có ý thức: Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt trời. II / Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ SGK / 64, 65 . III / Các hoạt động dạy học : ( 35’) 1.Kiểm tra bài cũ : ( 3’) H :Kể tên một số loài vật sống dưới nước ? Một số loài vật sống trên cạn? H: Kể tên một số cây cối sống dưới nước ? Một số loaì cây sống cạn ? 2.Bài mới: ( 30’) a/ Giới thiệu bài : ( 1’) - HS đọc bài thơ : “ Cháu vẽ ông mặt trời “ - Từ bài thơ, GV đẫn dắt, giới thiệu bài - Ghi đề bài lên bảng. b/Hướng dẫn từng hoạt động :( 29’) Hoạt động 1 : Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về Mặt trời. Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dáng, đặc điểm của Mặt trời. Tiến hành: Bước 1 : Làm việc cá nhân: HS vẽ và tô màu Mặt trời. Bước 2: HS giới thiệu tranh vẽ về Mặt trời của mình. H : Tại sao em lại vẽ Mặt trời như vậy ? H : Theo các em Mặt trời có hình gì ? H : Tại sao em lại dùng màu đỏ hay màu vàng để tô màu của Mặt trời ? - HS quan sát tranh SGK và đọc các thông tin về mặt trời dưới tranh . H : Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô ? H :Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát m ặt trời trực tiếp bằng mắt? - GV: Muốn quan sát mặt trời người ta phải dùng loại kính đặc biệt hoặc chúng ta dùng một chậu nước để Mặt trời chiếu vào và nhìn Mặt trời qua chậu nước cho khỏi hỏng mắt . * GV Kết luận như phần chú thích ở SGK/ 64. * GV liên hệ giáo dục HS khi đi dưới trời nắng. Hoạt động 2: Thảo luận “Tại sao chúng ta cần Mặt trời” Mục tiêu : HS biết một cách khái quát về vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái đất . Cách tiến hành : H : Hãy nói về vai trò của Mặt trời đối với mọi vật trên Trái đất. - HS thảo luận theo nhóm 4, sau đó đại diện nhóm trình bài kết quả thảo luận. – GV nhận xét, chốt nội dung. H : Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và toả nhiệt, Trái đất của chúng ta sẽ ra sao ?( chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống : người, vật, cây cỏ sẽ chết ) 3. Củng cố- Dặn dò: ( 2’) - HS hệ thống lại kiến thức vừa học. -Dặn HS tìm hiểu nội dung bài sau: Tìm hiểu cách xác định phương hướng thông qua mặt trời. * Nhận xét tiết học. Tiết 1: Chính tả : (Nghe viết ) Cây và hoa bên lăng bác I/ Mục đích yêu cầu : - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập 2a. - Giáo dục hs cẩn thận , sạch sẽ ... II/Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ viết bài tập. HS : vở chính tả , VBT , bảng con. III/ Các hoạt động dạy học : (40’) 1/ Kiểm tra bài cũ : ( 5’) - HS viết vào bảng con - 2 em lên bảng viết 3 từ bắt đầu bằng r và 3 tiếng bắt đầu bằng d và 3 tiếng bắt đầu bằng gi. - HS yếu viết mối yêu cầu là 1 từ . 2/Bài mới : ( 32’) a/ Giới thiệu bài : ( 1’) GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài lên bảng. b/ Hướng dẫn viết chính tả : ( 25’) - GVđọc bài viết SGK/ 111 – 2 HS đọc lại. H: Đoạn văn tả gì ? ở đâu ? *Viết bảng con : H: Những chữ nào các em thấy khó viết ? - HS nghe viết các chữ khó vào bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. * Hướng dẫn viết chính tả vào v H: Đối với văn xuôi khi xuống dòng phải lùi vào như thế nào ? H: Chữ cái đầu câu phải viết như thế nào? - GVhướng dẫn cách trình bày bài viết và tư thế ngồi viết . - GV đọc mỗi câu hoặc một cụm từ 3 lần - HS nghe viết vào vở . - HS yếu mở SGK nhìn chép . *Chấm , chữa bài : GV đọc lại toàn bài chậm rãi cho HS dò bài. GV đọc lần 2 đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho hs soát lỗi. HS đổi vở chéo kiểm tra lỗi . GV kết hợp thu chấm 5-7 bài - Nhận xét. c/Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả : ( 6) Bài 2a): Điền r, d hay gi . - HS thảo luận nhóm 4em để giải nghĩa từ của 3 câu theo yêu cầu, hai nhóm 1 câu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả: + Chất lỏng dùng để thắp đèn, chạy máy : dầu + Cất giữ kín không cho ai biết hoặc thấy : giấu. + Quả ( lá ) rơi xuống đất : rụng 3 Củng cố - Dặn dò : (3’) - HS nhắc lại bài viết và dặn HS hoàn thành BT2b buổi chiều. * GV nhận xét giờ học. Thủ công : Làm con bướm ( tiết 1) I/ Mục tiêu : - Biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối, các nếp gấp tương đối đều phẳng. - GD cho HS tính cẩn thận, kiên trì và yêu thích sản phẩm lao động của mình. II/Đồ dùng dạy học : - GV : Con bướm mẫu bằng giấy thủ công bằng giấy. - HS : Giấy thủ công, giấy trắng, kéo, hồ. III/ Các hoạt động dạy học : (35’) 1.Kiểm tra bài cũ : ( 2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới : ( 30’) a/ Giới thiệu bài : (1’) GV dùng lời giới thiệu - ghi đầu bài lên bảng. b /Hướng dẫn từng hoạt động ( 29’) Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát nhận xét. GV giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng giấy. GV gợi ý cho HS nhận xét và tìm hiểu về các bộ phận và cách gấp con bướm. Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu : Bước 1: Cắt giấy. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô. - Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật khác màu dài 12ô, rộng gần nữa ô để làm râu bướm . Bước 2: Gấp cánh bướm . -Tạo các đường nếp gấp : + Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo . + Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ( các nếp gấp cách đều ) + Mở ra đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy , sau đó gấp đôi lậiit được cánh bướm thứ nhất. + Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô tương tự như hình 14 ô, ta được cánh bướm thứ hai. Bước 3: Buộc thân bướm . - Dùng chỉ buộc chặt ở giữa hai đôi cánh bướm. Bước 4: Làm râu bướm . - Gấp đôi nan giấylàm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài và dùng bút chì vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu râu bướm. Sau đó dán râu vào thân bướm . - HS cắt giấy và tập gấp cánh bướm . 3. Nhận xét - Dặn dò : ( 3’) - HS nêu lại các bước làm con bướm bằng giấy. - Dặn HS về nhà tập làm con bướm bằng giấy. * Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: