TẬP ĐỌC
Tôm Càng và Cá Con
I- Mục tiêu :
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi nhịp hợp lý. Biết phân biệt được lời của các nhân vật.
- Hiểu nghĩa từ mới : búng càng, trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo
- Hiểu nội dung của truyện : Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm càng và Cá Con.
II- Đồ dùng :
- Tranh vẽ SGK.
III- Các hoạt động dạy học :
Tuần 26: Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2012 Tiết Chào cờ Tiết Tập đọc Tôm Càng và Cá Con I- Mục tiêu : - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi nhịp hợp lý. Biết phân biệt được lời của các nhân vật. - Hiểu nghĩa từ mới : búng càng, trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo - Hiểu nội dung của truyện : Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm càng và Cá Con. II- Đồ dùng : - Tranh vẽ SGK. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1 A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài: Bé nhìn biển. GV nhận xét cho điểm. 3 HS đọc thuộc lòng Lớp nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - Hướng dẫn HS quan sát tranh. - HS quan sát tranh vẽ. 2- Luyện đọc : + GV hướng dẫn và đọc mẫu: - HS lắng nghe. + GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : + Đọc từng câu : - GV uốn nắn cho HS. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Đọc từ khó : + Đọc từng đoạn trước lớp : - Đọc câu khó : trân trân , nắc nỏm , ngoắt , quẹo , phục lăn xuýt xoa . Cá Con lao về phía trước,/ đuôi ngoắt sang trái.// Vút cái,/ nó đã quẹo phải .// Bơi một lát,/ Cá Con lại uốn đuôi sang phải.// Thoắt cái,/ nó lại quẹo trái.// Tôm Càng thấy vậy phục lăn .// - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. + Đọc từng đoạn trong nhóm : + Thi đọc giữa các nhóm : + Đọc đồng thanh: GV giải nghĩa thêm : phục lăn , áo giáp - GV quan sát HS đọc bài. - GV ghi điểm - HS nêu cách đọc. Tiết 2 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: -Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông? - Tôm Càng đang tập búng càng. Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào? - Thấy một con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, người phủ một lớp bạc óng ánh. Câu 2: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào? - Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình : “Chào bạn...” Câu 3: Nêu ích lợi của đuôi của Cá Con. - Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái. Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con. - Tôm càng búng càng, vọt tới... Câu 4: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? - Tôm Càng rất dũng cảm./ Tôm Càng lo lắng cho bạn. / Tôm Càng rất thông minh. 4- Đọc phân vai: GV hướng dẫn GV nhận xét chọn người đọc hay nhất 3 HS 1 nhóm phân vai (người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con). Nhận xét nhóm bạn C- Củng cố- dặn dò: GV ghi nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn ngày càng khăng khít. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 2 HS đọc. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Thể dục (Đồng chí Hằng soạn và dạy) Tiết Toán Luyện tập I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. - Biết thời điểm, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong cuộc sống hàng ngày. II- Đồ dùng : - Bảng phụ chép nội dung bài tập. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: - Quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ15 phút, 21 giờ 30 giờ. - GV nhận xét, ghi điểm - 2 HS. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. 2- Luyện tập : Bài 1 : ( SGK tr 127) - Hướng dẫn : Bài tập yêu cầu các em nêu giờ xảy ra của một số hành động. Để làm đúng bài tập này, trước hết, các em cần đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh hoạ, sau đó, xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chỉ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến. - Yêu cầu HS kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài theo cặp. 1 HS đọc câu hỏi, 1 hS đọc giờ ghi trên đồng hồ. - Một số cặp HS lên trình bày trước lớp. - Từ khi các bạn ở chuồng voi đến lúc các bạn ở chuồng hổ là bao lâu? - Là 15 phút. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2 : ( SGK tr 127) a. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Hà đến trường lúc mấy giờ? - Hà đến trường lúc 7 giờ. - Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ đến 7 giờ rồi gắn đồng hồ này lên bảng. - 1 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Toàn đến trường lúc mấy giờ? - Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. - Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ này lên bảng. - 1 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát 2 đồng hồ và trả lời câu hỏi : Bạn nào đến sớm hơn? - Bạn Hà đến sớm hơn. - Bạn Hà đến sớm hơn bạn toàn bao nhiêu phút? - Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút. - Tiến hành tương tự với phần b. C- Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Đạo Đức Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 1) I- Mục tiêu : - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. - Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. II- Đồ dùng : - Tranh vẽ SGK. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra: H: khi nhận và gọi điện thoại em thể hiện điều gì? GV nhận xét cho điểm. Trả lời: chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, mạch lạc. Lớp nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Bài giảng: Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện. Cho HS quan sát tranh vẽ. GV kể chuyện kết hợp sử dụng tranh minh hoạ. - Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì? HS quan sát thảo luận nhóm Lịch sự khi đến nhà người khác. GV nêu kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác : gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà ... 2 HS đọc lại Hoạt động 2 : Cho HS đọc bài tập 2 GV nhận xét 1 HS nêu yêu cầu, HS giơ thẻ ý kiến ý đúng (a, b, c, d, e) Hoạt động 3 : Cho HS liên hệ thực tế Cho HS trình bày những việc mà em đã làm hàng ngày khi đến nhà người khác có lịch sự HS trình bày Kết luận: Ai cũng phải cư xử lịch lịch sự khi đến nhà người khác. 2 HS đọc lại C- Củng cố- dặn dò: GV nhận xét đánh giá. Biểu dương HS học tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2012 Tiết chính tả (tập chép) Vì sao cá không biết nói? I- Mục tiêu : - Chép lại chính xác đoạn truyện vui : Vì sao cá không biết nói? - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r / d, ưt / ưc. - Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ. II- Đồ dùng : - Bảng phụ chép nội dung bài chính tả. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết chữ dễ lẫn: sóng, rung. GV nhận xét chữa bài. 1 HS viết chữ sóng Lớp viết chữ rung Lớp nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn viết chính tả : a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc toàn bài chính tả một lượt. - GV hướng dẫn HS nắm nội dung của bài. - 2 HS nhìn bảng đọc lại bài chính tả. - Cả lớp đọc thầm. - Câu chuyện kể về ai? - Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt. - Việt hỏi anh điều gì? - Việt hỏi anh : “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?” - Lân trả lời em như thế nào? - Lân trả lời em : “Em hỏi thật ngớ ngẩn nhưng thực ra Lân cũng ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?” - Câu trả lời ấy có gì đáng buồn cười? - Lân chê Việt ngớ ngẩn nhưng thực ra cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng nó ngậm đầy nước. - Hướng dẫn HS nhận xét : - Câu chuyện có mấy câu? - Có 5 câu. - Hãy đọc câu nói của Lân và Việt? - 2 HS đọc. - Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào? - Dấu hai chấm và dấu gạch ngang. - Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao? - Chữ đầu câu : Anh, Em, Nếu và tên riêng : Việt, Lân. Tập viết bảng con những chữ khó : say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng - HS viết và nêu cách viết. b) Viết bài vào vở: - HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày. - GV uốn nắn tư thế ngồi cho HS. - HS chép bài vào vở. - Đọc soát lỗi. - HS tự chữa lỗi. c) Chấm và chữa bài: GV chấm bài, chữa bài, nhận xét 3 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống r hay d? ưc hay uc. GV nhận xét cho điểm. 1 HS nêu yêu cầu, 1 HS chữa: da diết, rạo rực, rực vàng, thức dậy. Lớp nhận xét C- Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Toán Tìm số bị chia I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết cách tìm x trong các bài toán dạng: x : a = b ( với a,b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học ) - Biết giải bài toán có một phép nhân. II- Đồ dùng : - Các t ... BC, CA. - Cạnh của hình tam giác (của một hình) chính là các đoạn thẳng tạo thành hình. - Quan sát hình và cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA. - HS quan sát hình trả lời : AB dài 3 cm, BC dài 5 cm, CA dài 4 cm. - Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. - 1 số HS trả lời. - Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA. - HS thực hiện tính tổng : 3 cm + 5 cm + 4 cm = 12 cm - Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu? - Là 12 cm. - Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu? - Chu vi của hình tam giác ABC là 12 cm. 3- Luyện tập : * Giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tứ giác. Giới thiệu tương tự như giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tứ giác. Bài 1 : ( SGK tr 130) Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là : a) 7 cm, 10 cm và 13 cm. b) 20 dm, 30 dm và 40 dm. c) 8 cm, 12 cm và 7 cm. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc bài mẫu. - Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài theo mẫu. - Ta tính tổng độ dài các cạnh. - HS làm bài và chữa bài. Bài 2 : ( SGK tr 130) Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là : a) 3 dm, 4 dm, 5 dm và 6 dm. b) 10 cm, 20 cm, 10 cm và 20 cm. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Muốn tính chu vi hình tứ giác, ta làm thế nào? - Ta tính tổng độ dài các cạnh. - HS làm bài và chữa bài. C- Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Luyện từ và câu Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy I- Mục tiêu : - Mở rộng vốn từ về sông biển (các loài cá, các con vật sống dưới nước). - Luyện tập về dấu phẩy. - Giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học. II- Đồ dùng : - Bảng phụ chép nội dung bài tập III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết các chữ có tiếng biển GV nhận xét cho điểm. 2 HS lên bảng viết Biển cả, biển lớn, Tàu biển, cá biển, Lớp nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : (miệng) Ghi tên các loài cá theo 2 nhóm : Cá nước mặn, cá nước ngọt. ( cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục, cá mè, cá chép, cá trê, cá quả ). - Giải thích cho HS : cá nước mặn là loài cá sống ở biển, cá nước ngọt là loài cá sống ở ao, hồ, sông, ngòi ... GV treo tranh và gọi HS đọc tên của từng loài cá trong tranh. - 1 HS nêu yêu cầu của bài. HS oạt động nhóm 4. - 2 nhóm chữa bài bằng cách gắn thẻ từ ( mỗi nhóm 8 em ) Các nước mặn Cá nước ngọt (cá biển) (cá ở sông, hồ, ao) cá thu cá mè cá chim cá chép cá chuồn cá trê cá nục cá quả (cá chuối) - Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung : Các nước mặn; Cá nước ngọt. - 2 HS đọc nối tiếp các loài cá. - Tìm thêm một số loài cá nữa sống ở nước mặn và nước ngọt mà em biết. - 1 số hS nêu. Bài 2 : (miệng) Gọi HS đọc yêu cầu GV nhận xét chữa bài Củng cố cho HS những con vật sống dưới nước. 1 HS nêu yêu cầu, HS làm vở, trình bày trên bảng Tôm, sứa, ba ba, cá mực, trùng trục, cá voi, trạch, cá mập, cá sấu, Lớp nhận xét Bài 3 : (viết) Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau: Đáp án : Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm lại. - Lớp làm bài vào vở ô li. - 1 HS làm bài trên bảng quay. - Lớp nhận xét, chữa bài. - Cho HS giải thích cách làm và đọc lại đoạn văn trên, chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng. - 2, 3 HS đọc lại bài. C- Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. GV biểu dương HS học tốt Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Thể dục (Đồng chí Hằng soạn và dạy) Tiết tiếng anh (Đồng chí Nhường soạn và dạy) Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2012 Tiết âm nhạc (Đồng chí Lý soạn và dạy) Tiết Tập làm văn Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển I- Mục tiêu : - Biết đáp lại lời nói của mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý. - Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển. - Biết đánh giá, nhận xét lời của bạn. II- Đồ dùng : - Tranh vẽ mẫu III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra gọi HS lên đóng vai. Nhờ bạn đi xe đến trường. GV nhận xét cho điểm. 2 HS lên thực hiện HS 1: nói hôm nay bạn cho mình đi nhờ xe với nhé. HS 2: nói được rồi mình sẽ giúp. HS 1: nói tớ cảm ơn bạn Nhận xét nhóm bạn B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: ( miệng) Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau. 1 HS nêu yêu cầu, HS làm miệng a. HS 2 đáp: Cháu cảm ơn bác ạ. Cháu xin lỗi vì làm phiền bác. Cháu sẽ ra ngay ạ. b. HS 2 đáp: Cháu cảm ơn cô ạ. Cô sang ngay nhé, cháu về trước ạ. c. HS 3: Nhanh lên nhé, tớ chờ đấy. GV nhận xét chữa bài Lớp nhận xét Bài tập 2 : ( miệng) Viết lại những câu trả lời của em thành 1 đoạn văn : Tranh vẽ cảnh gì ? Sóng biển như thế nào ? Trên mặt biển có những gì ? Trên bầu trời có những gì ? - HS nêu yêu cầu của bài. - GV đưa tranh và nêu nội dung tranh HS thực hành hỏi đáp theo cặp. HS trả lời tiếp nối. HS làm vở ô li - Một số HS đọc bài làm của mình. - Cho HS nhận xét về cách dùng từ, viết câu văn, cách sử dụng dấu câu. Tìm câu văn hay. GV nhận xét cho điểm những bài văn hay. Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi. C- Củng cố- dặn dò: GV củng cố bài Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Toán Luyện tập I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : - Biết tính độ dài đường gấp khúc. - Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế. II- Đồ dùng : - Bảng phụ chép nội dung bài tập III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chữa bài tập (3a) GV nhận xét cho điểm. 1 HS chữa Giải Chu vi hình tam giác là: 3 + 4 + 5 + 6 = 18(cm) ĐS: 18 cm B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. 2- Luyện tập : Bài 2 : ( SGK tr 131) Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài các cạnh là : AB = 2 cm, BC = 5 cm , AC = 4 cm. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc bài mẫu. - Củng cố về tính chu vi của hình tam giác. - Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Ta tính tổng độ dài các cạnh. - HS làm bài và chữa bài. Bài 3 : ( SGK tr 131) - Củng cố về tính chu vi của hình tứ giác. Tính chu vi hình tứ giác DEGH có độ dài các cạnh là : DE = 3 cm, EG = 5 cm, GH = 6 cm, DH = 4 cm. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Muốn tính chu vi hình tứ giác, ta làm thế nào? - Ta tính tổng độ dài các cạnh. - HS làm bài và chữa bài. Bài 4 : ( SGK tr 131) - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi đường gấp khúc và chu vi hình tứ giác. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS nêu. - HS làm bài và chữa bài. - Củng cố về tính chuvi đường gấp khúc và chu vi của hình tứ giác. - Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCDE và chu vi hình tứ giác ABCD. - Độ dài đường gấp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD. - Vì sao? - Vì các độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc bằng độ dài các cạnh của hình tứ giác. - Có bạn nói hình tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD, theo em bạn đó nói có đúng hay sai? - Bạn đó nói đúng. C- Củng cố- dặn dò: GV củng cố nội dung bài GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - HS thấy được những hoạt động của mình và của bạn làm được và chưa được. - Có ý thức phấn đấu trong tuần tới. II. Nội dung: - ổn định lớp. III. Hoạt động dạy và học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn sinh hoạt - Kiểm điểm lại công tác cũ trong tuần qua. - Các tổ trưởng báo cáo lại các hoạt động trong tuần. - Học tập: tổng số điểm 9, 10 và điểm dưới 5 của tổ mình, nêu tên các bạn. - Bạn nào chăm học? Bạn nào chưa chăm? Tổ khác theo dõi, nhận xét bổ sung - Vệ sinh: vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. - Thực hiện mọi nội quy của trường và của lớp? - Phương hướng tuần sau; tiếp tục thi đua học tốt, vệ sinh sạch sẽ và thực hiện mọi nội quy tốt hơn. - Các tổ thảo luận ăng kí, tổ trưởng lên đăng kí cho tổ mình. - Tổ chức vui văn nghệ. - Cả lớp tham gia Tiết tiếng anh (Đồng chí Nhường soạn và dạy)
Tài liệu đính kèm: