Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Tập đọc:

 BÁC SĨ SÓI

 I/ Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy từng đoạn - toàn bài, nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.( TL được câu hỏi 1, 2, 3 trong bài)

- Giáo dục HS phải thông minh và mưu trí để chống lại kẻ gian.

* HS yếu đọc đúng một số câu trong đoạn văn ; HS khá- giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá và TL được câu hỏi 4 trong bài.

* GDKN sống : - Ra quyết định.

 - Ứng phó với căng thẳng.

 

doc 30 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
Từ ngày 07/02/2011 đến ngày 11/02 /2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
TL
Đồ dùng dạy học.
 Hai
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Bác sĩ Sói ( Tiết 1)
Bác sĩ Sói ( Tiết 2)
Số bị chia- Số chia - Thương 
Tranh MH
SGK.
SGK/bảng phụ
Chiều
5
6
7
TC Toán
Thể dục
Thể dục.
 Số bị chia- Số chia - Thương.
VBT ; bảng phụ.
 Ba
Sáng
1
2
3
4
Toán
K. chuyện
Đạo đức
Chính tả
Bảng chia 3 
Bác sĩ Sói.
Lịch sự khi nhận và gọi đ. thoại (Tiết1)
Bác sĩ Sói ( Tập chép) 
Bảng phụ.
SGK/Bảng phụ
VBT/ tranh
Bảng phụ.
Chiều
5
6
7
TCTV
TC Toán
TCTV
Luyện đọc : Nội quy Đảo Khỉ. 
 Bảng chia 3 
Luyện viết : Bác sí Sói. 
SGK 
VBT
Vở
 Tư
Sáng
1
2
3
4
Tập đọc Toán
Mĩ thuật
Âm nhạc
Nội quy Đảo Khỉ. 
Một phần ba. 
Vẽ tranh : Đề tài mẹ hoặc cô giáo. 
Tranh trong SGK
SGK, giấybìa 
Tranh 
Chiều
SHNK : Múa hát tập thể ; Trò chơi dân gian.
Năm
Sáng
1
2
3
4
LT& câu
Toán
TNXH
Tập viết
TN về muông thú. Đặt và TLCH nào? Luyện tập. 
Ôn tập: Xã hội. 
Chữ hoa T
SGK; Bảng phụ.
 SGK; Giấy bìa.
Tranh SGK.
Bộ chữ mẫu.
Chiều
5
6
7
TCTV
TC Toán
TCTV
TN về muông thú. Đặt và TLCH nào? 
Luyện tập. 
Luyện viết : Chữ hoa T
Vở; Bảng phụ.
VBT
Vở.
Sáu
Sáng
1
2
3
4
TLV
Toán
Thủ công
Chính tả
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy. 
Tìm một thừa số của phép nhân 
 Ôn tập chương II- Phối hợp gấp, cắt, 
 Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên (N-V) 
SGK; Bảng phụ.
Giấy bìa
Giấy màu, kéo
SGK; Bảng phụ.
Chiều
5
6
7
TC Toán
TCTV
Sinh hoạt
Ôn: Tìm một thừa số của phép nhân. 
Luyện tả ngắn về loài chim.
Sinh hoạt cuối tuần 23	 
VBT.
Vở KT
Kí duyệt : Bờ Y, ngày 06 tháng 02 năm 2011
 Người lập :
 Buứi Thũ Tuyeõn. 
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 6 tháng 2 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 7 tháng 2 năm 2011.
Tiết 1 : Chào cờ.
Tiết 2+ 3: Tập đọc:
 bác sĩ sói
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy từng đoạn - toàn bài, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.( TL được câu hỏi 1, 2, 3 trong bài)
- Giáo dục HS phải thông minh và mưu trí để chống lại kẻ gian. 
* HS yếu đọc đúng một số câu trong đoạn văn ; HS khá- giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá và TL được câu hỏi 4 trong bài.
* GDKN sống : - Ra quyết định.
 - ứng phó với căng thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK/ 41.
- Bảng phụ viết câu văn khó.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1: ( 45’)
1.Kiểm tra bài cũ:( 5’)
 3HS đọc bài "Cò và Cuốc "và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2/ Dạy bài mới : (40’)
a/ Giới thiệu bài: 
 GV dùng tranh SGK / 41 giới thiệu và ghi đề lên bảng - HS nhắc lại.
b/ Luyện đọc: 
* GVđọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc một số câu cần ngắt nghỉ và nhấn giọng một số từ,VD:
+Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, / một ống nghe cặp vào cổ, / một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu .//
+Sói mừng rơn, / mon men lại phía sau, /định lựa miếng / đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy. // 
* Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài . GVtheo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai lỗi phát âm cho HS.
 Đọc từng đoạn trước lớp : ( Tập trung cho HS TB trở lên)
- HS đọc cá nhân nỗi tiếp theo đoạn, mỗi đoạn 2- 3 lượt.
- GV theo dõi, sửa sai về cách ngắt nghỉ và nhấn giọng cho HS.
*Đọc từng đoạn trong nhóm:
 HS lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm, các bạn khác nhận xét, góp ý.
*Thi đọc giữa các nhóm: 
- Các nhóm thi đọc đồng thanh : 3 nhóm đọc 3 đoạn. 
-Đại diện các nhóm thi đọc, mỗi em đọc 1 đoạn. 
Tiết 2: (35’)
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: (12’)
- 1 HS khá- giỏi đọc to đoạn 1- Cả lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/ 42
- GV hướng dẫn hs giải nghĩa từ : thèm rỏ dãi, khoan thai.
- HS đọc thầm đoạn 2- 1 em khá- giỏi đọc to và trả lời câu hỏi 3 SGK/ 42.
- Giải nghĩa từ : phát hiện,bình tĩnh.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3- 1 hs đọc to và gọi HS khá- giỏi trả lời câu hỏi 4 SGK/ 42
+ GV hướng dẫn giải nghĩa từ : đá một cú trời giáng.
*Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
-1 em đọc lại cả bài .
H: Câu chuyện nói lên điều gì ?
 Nội dung :( Đã nêu ở phần mục tiêu )
d/Luyện đọc lại: (20’)
- GV HD HS cách đọc theo hình thức phân vai.
- HS thi đọc chuyện phân vai theo nhóm 3 em( người kể chuyện, Ngựa, Sói )
3/ Củng cố- dặn dò: (3’) 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV giáo dục HS phải thông minh, mưu trí trước kẻ thù. 
- 1 HS đọc bài Nội qui Đảo Khỉ, GVHD cách đọc, dặn HS về nhà đọc và tìm hiểu nội dung bài.
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 4 : Toán:
Số bị chia - số chia - thương
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được số bị chia – Số chia- Thương. 
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- Ham mê toán học, rèn tính cẩn thận.
( Bài tập cần làm : Bài 1, 2)
II /Đồ dùng: Các thẻ từ ghi tên gọi từng thành phần của phép chia như SGK/ 112.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (45’)
1. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
 3HS TB làm bài 2SGK/ 111;1 HS khá làm bài 4 SGK/ 111.
2. Bài mới: ( 38’)
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Hình thành kiến thức:
- GV viết bảng 6 : 2 
- HS đọc phép chia trên ( HS TB )
- HS tìm kết quả của phép chia: 6 : 2 = 3
- Nhiều HS yếu và TB đọc :" Sáu chia hai bằng ba "
- GV chỉ vào từng thành phần và nêu tên gọi của mỗi thành phần đó, kết hợp gắn các thẻ từ tương ứng như phần bài học SGK.
- HS nêu lại tên gọi của từng thành phần trong phép chia trên .
- HS nêu một số ví dụ khác về phép chia và gọi tên từng thành phần trong phép chia đó ( HS khá)
c/ Thực hành :( SGK / 112 ) 
Bài 1:Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu )
- GV giải thích mẫu; Cả lớp theo dõi.
- GV kẻ bảng như SGK lên bảng lớp.
- HS thảo luận theo nhóm 2em. 
- Lần lượt các nhóm lên thi đua điền số đúng vào ô trống, mỗi em điền một số.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm làm đúng. 
Bài 2: Tính nhẩm.
- HS nêu miệng kết quả theo từng cặp, một em nêu kết quả phép nhân, em kia nêu kết quả phép chia.
 - 4 cặp lần lượt nêu .
H: Kết quả phép nhân gọi là gì? 
H: Kết quả phép chia gọi là gì ?
3. Củng cố- Dặn dò:( 2’)
- HS nhắc lại tên bài. 
- 2 HS đọc bảng chia 3; GV YC HS về nhà tìm hiểu trước nội dung bài bảng chia 3
* Nhận xét giờ học. 
 Tiết 5: Tăng cường Toán :
Số bị chia - số chia - thương
I/ Mục tiêu:
- Củng cố về tên gọi các thành phần trong phép tính chia. 
- Rèn kĩ năng tìm kết quả của phép chia.
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
* HS yếu làm bài 1, 2.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: (40’)
1. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
 - HS nêu lại tên gọi của từng thành phần trong phép chia trên .
 - HS nêu một số ví dụ khác về phép chia và gọi tên từng thành phần trong phép chia đó ( HS khá)
2. Bài mới: (33’)
a/ Giới thiệu bài: GV nêu MT giờ học.
b.Luyện tập: ( VBT/25 ) 
Bài 1:Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu )
- GV giải thích mẫu; Cả lớp theo dõi.
- GV kẻ bảng như SGK lên bảng lớp.
- HS lần lượt lên thi đua điền số đúng vào ô trống, mỗi em điền một số.
- GV và cả lớp nhận xét. 
Bài 2: Số.( KQ của các phép nhân và chia trong các bảng nhân- chia đã học)
- HS nêu miệng kết quả theo từng cặp, một em nêu kết quả phép nhân, em kia nêu kết quả phép chia, - 4 cặp lần lượt nêu.
H: Kết quả phép nhân gọi là gì? 
H: Kết quả phép chia gọi là gì ?
Bài 3: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu)
- HS TB trở lên làm việc cá nhân vào vở - 1 em làm bài trên bảng phụ.
 H: Ai có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ?
- Một số hs nêu tên gọi từng thành phần của các phép chia ( HS TB )
3. Củng cố- Dặn dò:( 2’)
- HS nhắc lại tên bài. 
- 2 HS đọc bảng chia 3; GV YC HS về nhà tìm hiểu trước nội dung bài bảng chia 3
* Nhận xét giờ học. 
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 6tháng 2năm 2011
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Toán: 
 bảng chia 3
I/ Mục tiêu Giúp HS:
- Lập và nhớ được bảng chia 3. 
- Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 3.
( Bài tập cần làm : Bài 1, 2)
- Bồi dưỡng khr năng tư duy cho HS.
* HS khá- giỏi có thể làm thêm bài tập 3.
II /Đồ dùng: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (45’)
1. Kiểm tra bài cũ:( 5’) 2HS TB làm bài 3SGK/ 113. 
2.Bài mới : (37’)
a/ HD HS lập bảng chia 3:
* Ôn tập phép nhân 3:
- GV gắn lần lượt 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa vẽ 3 chấm tròn.
H: Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn ?
H: Có mấy tấm bìa như vậy? 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?
- HS viết phép nhân : 3 x 4 = 12
* Hình thành phép chia 3.
H: Trên các tấm bìa có mấy chấm tròn ? 
H: 12 chấm tròn được chia đều cho mỗi tấm là mấy chấm tròn ?
H : Vậy có mấy tấm bìa ? 
- HS viết phép chia trên bảng con - 1 em lên bảng viết : 12 : 3 = 4
H: Dựa vào đâu để viết được phép chia 12 chia 3 bằng 4 ?
*Nhận xét: 
H: Ngoài ra, từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta còn lập được phép chia nào khác ?
H: Dựa vào một phép nhân 3 x 4 = 12 ta lập được mấy phép chia tương ứng ?
*Lập bảng chia 3: 
- Hướng dẫn hs lập một vài phép chia 3 như trên ( bằng các tấm bìa) 
H:Ai có nhận xét gì về bảng chia trên ? 
- GV giới thiệu bài và ghi bảng .
* Hướng dẫn HS đọc thuộc bảng chia 3. 
- HS đọc theo cá nhân thứ tự và không thứ tự.
- HS đọc đồng thanh. 
- HS thi học thuộc bảng chia 3 trước lớp.
b/ Thực hành:(SGK / 113) 
Bài 1:Tính nhẩm ( Kết quả các phép chia trong bảng chia 3) 
HS nêu miệng theo cá nhân (chú ý đến hs TB)
H: Dựa vào đâu để tính được kết quả của các phép chia?
Bài 2: Giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 3.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài toán .
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS trình bày phương án giải.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải .
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng hiểu cách giải bài toán bằng phép chia.
Bài 3: Số.
- HS làm bài tập theo nhóm 4 em trên phiếu bài tập.
- Các nhóm thi đua tìm thương nhanh và dán kết quả lên bảng.
3 Củng cố dặn dò:( 3’)
- 3 HS đọc thuộc bảng chia 3.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bút màu và thước kẻ để tiết sau học bài Một phần ba. 
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 2 : Kể chuyện: 
 Bác sĩ sói
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu ch ... 
H: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- GV kết hợp trình bày câu mẫu.
- HS làm vào bảng con 2 câu còn lại ; GV chú ý giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV HD HS nhận xét.
Bài 3: Tìm y.( Dành cho HS khá- giỏi luyện tập thêm)
H: Bài này yêu cầu tìm gì ? y được gọi là gì ?
-HS tự làm bài vào vở theo cá nhân, mỗi tổ làm một câu.
- 2 HS lên bảng làm bài; GV HD HS chữa bài.
Bài 4: Giải toán.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu đề toán.
- GV đặt câu hỏi- HD HS trình bày miệng phương án giải.
H: Đây là bài toán giải thuộc dạng nào ?
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng giải bằng phép chia 2.
3. Củng cố- Dặn dò: ( 2’)
- HS nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết. 
* GV nhận xét giờ học.
Tiết 6: Tăng cường Tiếng Việt :
Luyện Tả ngắn về loài chim
I/ Mục đích yêu cầu: 
 Tiếp tục luyện tập viết đoạn văn ngắn tả về đặc điểm một loài chim.
 HS yếu tập đặt 2- 3 câu nói về loài chim.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ một số loài chim..
III/ Các hoạt động dạy học: (40’)
1. Bài cũ: ( 4’)
 GV kiểm tra 2 cặp nói và đáp lại lời cảm ơn.
2.Bài mới: (34’)
a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài.
b/ Hướng dẫn làm bài tập : Viết một đoạn văn ngắn tả về đặc điểm một loài chim mà em thích.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.( GV đã viết sẵn trên bảng phụ.)
- GV gợi ý để HS nêu miệng bài làm ; GV chỉnh sửa câu- từ và cách diễn đạt cho HS trước khi các em viết vào vở.
- HS làm bài viết vào vở; GV theo dõi- gợi ý cho HS yếu đặt câu và viết vào vở.
- HS đọc bài viết của mình ( một số em khá - giỏi).
3/Củng cố - dặn dò: ( 2’)
- Đọc cho HS tham khảo một số bài văn hay của lớp.
- Dặn HS tiếp tục hoàn chỉnh bài viết của mình. 
* GV nhận xét giờ học. 
Tiết 7: Sinh hoạt cuối tuần 23.
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá kế hoạch hoạt động trong tuần qua.
- Giúp HS nhận thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần qua để sửa chữa và phát huy những ưu điểm đã đạt được .
-Đề ra kế hoạch tuần tới.
II/ Nội dung:
1/ Nhận xét đánh giá kế hoạch tuần 23:
*Ưu điểm:
- Các em đã có ý thức tự giác hơn trong học tập, về nhà có học bài và làm bài tập. 
- Trong giờ học đã chú ý hơn vào sự hướng dẫn của GV; Một số em tiếp thu nhanh và năng nổ trong học tập.
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo sĩ số,trang phục đúng tác phong.
-Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân tương đối sạch.
* Tồn tại:
- Một số em thực hiện chưa tốt nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Một số em còn chưa chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, VBT khi đến lớp; Một số em chưa ghi chép bài đầy đủ.
- Một số em đọc, làm toán còn quá yếu.
2/ Kế hoạch tuần 24:
- Duy trì tốt các mặt hoạt động đã đạt được trong tuần.
- Chấn chỉnh tình trạng chưa thực hiện tốt nề nếp học tập - sinh hoạt của lớp, tình trạng chưa chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa- VBT khi đến lớp và tình trạng ghi chép bài chưa nghiêm túc.
- Đi học đầy đủ, chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Kiểm tra đồ dùng dạy học, việc ghi chép bài theo tổ.
- Thi đua học tập giữa các tổ. 
- Rèn chữ viết qua việc ghi bài các môn họcvà qua tiết luyện viết.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
Tiết 7:
kiểm tra cuối tuần
I.Mục tiêu:
A.Toán: Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm phép tính nhân- chia trong các bảng nhân- chia đã học; Kĩ năng tìm thừa số chưa biết và giải toán có một phép tính chia.( trong bảng chia cho 2)
B.Tiếng Việt: Kiểm tra kĩ năng phân biệt l/n; kĩ năng đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào? và chép kại nội quy của trường.
II. Đề bài:
A. Toán:
Câu 1: Tính.
2 x 4 =	3 x 4 =	3 x 1 =
8 : 2 =	12 : 3 =	3 : 3 =
8 : 4 =	12 : 4 =	3 : 1 =
Câu 2: Tìm x.
x x 2 = 10	x x 3 = 12	3 x x = 21
Câu 3: Có 20 học sinh ngồi học, mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi tất cả có bao nhiêu bàn học?
B.Tiếng Việt:
Câu 1: Điền vào chỗ trống l hay n. 
 ..ăm gian...ều cỏ thấp ...e te
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập ...òe
 ...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
 ...àn ao lóng ...ánh bóng trăng ..oe
Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây:
Trâu cày rất khỏe.
Ngựa phi nhanh như bay.
Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi.
Đọc xong nội qui, Khỉ Nâu cười khành khạch.
Câu 3: Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em .
Tiết 6: Luyện đọc:
BAÙC Sể SOÙI 
I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy từng đoạn – toàn bài, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu rõ nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
- Giáo dục HS phải thông minh và mưu trí để chống lại kẻ gian. 
* HS yếu đaựnh vaàn, ủoùc ủuựng moọt soỏ tieỏng, tửứ trong ủoaùn vaờn; HS khá- giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá; HS khá- giỏi đọc được bài với giọng tương đối diễn cảm - biểu lộ được ND bài.
II. Hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ:( 5-6’) 
- Yêu cầu 1 học sinh giỏi đọc toàn bài Bác sĩ Sói.
- GV nhận xét , điều chỉnh giọng đọc để làm mẫu cho cả lớp .
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: ( 2-3’) GV nêu MT bài học.
b/ HD HS ôn bài : (20-25’)
* Luyện đọc:
- Học sinh đọc theo cặp từng đoạn trong nhóm; GV theo dõi ,kèm HS yếu đọc tiếng- từ -câu. 
- Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn( HS TB) ; thi đọc cả bài ( HS khá- giỏi) 1 lượt. 
- HS thi đọc chuyện phân vai theo nhóm 3 em( người kể chuyện, Ngựa, Sói ) đọc đúng lời của nhân vật. (( HS khá- giỏi)
* Tìm hiểu bài:
- GV HD HS trao đổi với nhau về ND bài theo các câu hỏi trong SGK hoặc những thắc mắc khác về ND bài ; GV quán xuyến chung và giúp HS kết luận vấn đề .
- 2- 3 HS khá- giỏi tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
3/ Củng cố- dặn dò: (5-7’)
- HS nhắc lại nội dung bài .
- GV giáo dục HS phải thông minh, mưu trí trước kẻ thù. 
- 1 HS đọc bài Nội qui Đảo Khỉ, GVHD cách đọc, dặn HS về nhà đọc và tìm hiểu nội dung bài.
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 5: Âm nhạc: 
Học hát bài : Chú chim nhỏ dễ thương
i/ Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
* HS khá- giỏi biết hát kết hợp vận động theo lời bài hát.
II/ Chuẩn bị:
 GV hát thuộc bài hát và giọng hát chuẩn xác .
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:(3 - 4’)
 2 HS hát bài hát:" Hoa lá mùa xuân "
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài - Ghi bảng.( 1-2’)
b. Hướng dẫn từng hoạt động :( 25-27’)
 Hoạt động 1: Dạy bài hát .
- GV hát mẫu cho hs nghe.
- GV cho hs đọc theo lời ca nhiều lần .
- GV dạy hát từng câu cho cả lớp .
 Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động.
- GVlàm mẫu một lần trước lớp .
- GV cho HS đứng lên hát kết hợp vận động tại chỗ theo GV.
- Từng dãy bàn tự làm lại .
- Lần lượt từng nhóm 5- 6 em lên biểu diễn trước lớp .
3/Củng cố dặn dò:( 2-3’)
- 2 HS hát lại cả bài một lần ( HS khá )
- Dăn hs về nhà học thuộc bài hát.
Tiết 7: Luyện từ và câu: 
ôn: từ ngữ về loài chim. dấu chấm, dấu phẩy
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố vốn hiểu biết của HS tên gọi một số loài chim ( BT1).
- Rèn kĩ năng đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn cho sẵn( BT2)
*HS yếu bước đầu biết được một từ ngữ về Chim chóc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh về một số loại chim. Bảng phụ ghi bài tập 2.
III Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: ( 4-5’)
 2 HS hỏi - đáp câu với cụm từ ở đâu.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: ( 2-3’) GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS vào bài. 
b/Hớng dẫn làm bài tập: ( 28- 30’)
Bài tập 1: Nói tên các loại chim mà em biết:
- HS thảo luận theo nhóm đôi nói tên các loài chim mà em biết.
- Gọi HS lên bảng nói về tên các loài chim mà em biết.
- HS khá- giỏi nói thêm đặc điểm của một số loài chim.
- GV giới thiệu cho HS thêm về một số loài chim.( Có tranh ảnh minh hoạ)
Bài 2: Chép lại đoạn văn cho đúng chính tả cách dùng dấu câu ( dấu .; ,)
- GV hướng dẫn cách điền dấu thích hợp vào đoạn văn đã chép sẵn trên bảng phụ.
- HS làm bài viết vào vở - 1 em làm trên bảng phụ.
- GV lu ý hs cách ghi dấu chấm hay dấu phẩy cho đúng.
3/ Củng cố- Dặn dò:( 4-5’) 
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- Dặn HS về nhà tìm hiểu đặc điểm của các con vật và xếp vào 2 nhóm: Thú dữ nguy hiểm và thú dữ không nguy hiểm 
Tiết 1: Thể dục: 
đi nhanh chuyển sang chạy.
 trò chơi:"Kết bạn "
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách đi nhanh chuyển sang chạy.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi :" Kết bạn ". 
 II / Địa điểm phương tiện: 
 Sân trường , còi , kẻ vạch thẳng. 
III / Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Phần mở đầu( 5-7’) 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 
* Ôn một số động tác của bài thể dục.
2. Phần cơ bản: ( 20- 22’) 
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông : 2 lần. 
- Đi nhanh chuyển sang chạy: 3 lần ( 15 - 20 m ): 
 GV làm mẫu từ xuất phát cho đến cách dừng lại đi sang hai bên và tập hợp cuối hàng .
*Trò chơi " Kết bạn":
- GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.
- HS đi thường theo vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ ), sau đó vừa chạy chậm vừa hô " Kết bạn"...
- GV hô kết 3 hoặc kết 5 - HS đứng theo từng nhóm 3 hoặc 5.
3. Phần kết thúc: ( 5-7’) 
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng: 5 lần. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
 Tiết 5: Luyện viết: 
Nội quy đảo khỉ.
I/ Mục tiờu: 
- Luyện viết ủoaùn nội quy trong bài Nội quy Đảo Khỉ.
- Rốn kỹ năng viết đỳng, đẹp.
 * HS yếu ủaựnh vaàn vieỏt ủửụùc 1 caõu trong baứi luyeọn vieỏt.
II / Các HĐ dạy -học : 
1/ KTBC: ( 2- 4’)
 KT vở luyện viết và phần luyện viết ở nhà của HS.
2/ Dạy bài mới :
a/ GTB : GV nêu MT giờ học. ( 2-3’)
b/ HD HS luyện viết :( 7-8’)
- GV đọc bài luyện viết một lần ; gọi 2 HS đọc lại . Cả lớp theo dõi .
- Gọi HS nêu lại 4 điểu trong bản nội quy.
-YC HS tìm các chữ hoa có trong bài; Luyện viết chữ hoa ra bảng con, một số HS lên bảng viết . 
- GV chỉnh sửa nét chữ cho HS .
-GV lưu ý cách trình bày bài cho HS và nhắc HS chú ý luyện kiểu chữ nghiêng.
c/ HS luyện viết trong vở.( 17-20’)
 HS yếu đánh vần từng chữ và viết vào vở
 GV theo dõi , uốn nắn nét chữ cho HS .
d / Chấm -chữa bài :( 5-6’) 
 -Thu vở 5 -7 em chấm .
 -NX ,HD HS sửa sai .
e/ Củng cố -dặn dò :( 2-3’)
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS viết cha đạt về nhà viết lại .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2010_2011_bui.doc