Tập đọc
Tiết 21, 22
Mẩu giấy vụn
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, im lặng, xì xào, nổi lên.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú, .
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
- Học sinh: SGK.
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2003 Tập đọc Tiết 21, 22 Mẩu giấy vụn I. Mục đích – yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, im lặng, xì xào, nổi lên. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú, ... Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh, bảng phụ. Học sinh: SGK. III. Các hoạt động: 1. Ổn định: 1’ Hát 2. Bài cũ (5’): Cái trống trường em Giáo viên kiểm tra 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH cuối bài. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 3. Giới thiệu (1’): Hôm nay, các em tập đọc câu chuyện: Mẩu giấy vụn. 4. Phát triển các hoạt động: Tiết 1 * Hoạt động 1: Luyện đọc 30’ + Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng và hiểu nghĩa các từ khó. + Phương pháp: thựchành, hỏi đáp. + ĐDDH: Bảng phụ, SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài và lưu ý học sinh đọc: - Học sinh theo dõi. + Giọng cô giáo nhẹ nhàng, dí dỏm. + Lời bạn trai: hồn nhiên. + Lời bạn gái vui, nhí nhảnh. - Giáo viên cho học sinh đọc từng câu. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. + Giáo viên cho học sinh nêu từ khó. - rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, sọt rác. + Giáo viên luyện đọc từ khó cho học sinh. - Học sinh luyện đọc từ khó. - Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn. + Giáo viên cho học sinh nêu và giải thích từ ngữ khó hiểu (giáo viên cần bổ sung thêm cho học sinh rõ). - Học sinh đọc từng đoạn và nêu các từ có ở phần CT rồi đọc cho cả lớp nghe (xì xào, đánh bạo, hưởng ứng). + Giáo viên lưu ý rèn cho học sinh các câu khó: - Học sinh luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. + Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá!// Thật đáng khen!// (giọng vui) + Các em hãy lắng nghe và cho cô biết/ mẩu giấy đang nói gì nhè!// (Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm) + Các bạn ơi!// Hãy bỏ tôi vào sọt rác!// (Giọng vui đùa, dí dỏm) - Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Học sinh các nhóm thi đọc với nhau. - Giáo viên cho lớp ĐT đoạn 3. - Lớp đọc ĐT. - Giáo viên nhận xét. Tiết 2 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (15’) + Mục tiêu: Học sinh nắm nội dung và ý nghĩa câu chuyện. + Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. + ĐDDH: Bảng phụ, SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm một câu hỏi. - Các nhóm nhận phiếu giao việc và thảo luận. Câu 1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không? + Nằm ngay giữa lối ra vào, rất dễ nhìn thấy. Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? + Hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì? Câu 3: Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? - Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác. - Có thật đó là tiếng nói của mẩu giấy không? Vì sao? - Giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái và bạn gái đã nói hộ cho mẩu giấy. Câu 4: Em hiểu ý của cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? - Ý cô muốn nhắc nhở học sinh: Phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp. -> Giáo viên kết luận và giáo dục học sinh: Muốn trường, lớp sạch đẹp thì mọi người phải giữ gìn trường, lớp. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại (17’) + Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, hay, toàn bài. + Phương pháp: Thực hành. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên cho các nhóm lên thi đọc theo lời nhân vật. - Học sinh các nhóm lần lượt thi đọc theo lời nhân vật. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh nhận xét. 5. Tổng kết (3’): - Tại sao cả lớp lại cười rộ lên thích thú khi nghe bạn gái nói? - Học sinh nêu. - Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao? - Học sinh nêu. - VN: Rèn đọc lại. - CBB - Giáo viên nhận xét tiết học. Toán Tiết 26 7 cộng với một số: 7 + 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5. Từ đó lập và thuộc các công thức 7 cộng với một số. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh làm đúng, nhanh. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: Giáo viên: 20 que tính, bảng gài, bảng phụ. Học sinh: VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) Hát 2. Bài cũ (5’): Luyện tập 3 học sinh sửa bài 2, 4. Giáo viên chấm một số vở. Giáo viên nhận xét chung. 3. Giới thiệu (1’): Hôm nay, các em học toán bài: 7 cộng với một số 7 + 5. 4. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng có dạng 7 + 5 + Mục tiêu: Học sinh nắm được dạng toán 7 + 5 và thực hiện đúng dạng toán này. + Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành. + ĐDDH: Que tính, bảng gài, bảng phụ. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên nêu đề toán (bảng phụ). - Học sinh đọc đề. Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trên que tính. - Học sinh thực hiện trên que tính để ra kết quả là: 7 + 5 = 12 - Giáo viên ghi: 7 + 5 = 12. - Giáo viên cho học sinh nêu cách đặt tính và tính. - Học sinh nêu. 7 + 5 12 - Giáo viên cho học sinh làm các phép tính còn lại để thành lập bảng cộng 7. - Các nhóm nhận phiếu giao việc, làm xong dán lên bảng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bảng cộng 7. - Học sinh học thuộc lòng theo hướng dẫn của giáo viên. * Hoạt động 2: Luyện tập + Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức vừa học. + Phương pháp: Luyện tập, thi đua, kiểm tra. + ĐDDH: VBT. + Tiến trình HĐ: Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm. - Học sinh nêu yêu cầu và làm vở. - Học sinh thi đua sửa bài trên bảng. - Giáo viên nhận xét, kiểm tra. - Học sinh nhận xét. Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nêu. - Giáo viên lưu ý học sinh cách đặt tính và tính. - Học sinh làm bài vào vở. - 2 học sinh thi đua sửa bảng. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 3: Yêu cầu học sinh tính nhẩm, rồi ghi ngay kết quả. - Học sinh làm vở. - Học sinh đọc kết quả nối tiếp nhau. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và cho học sinh so sánh: 7 + 5 và 7 + 3 + 2. Bài 4: Giáo viên cho học sinh đọc đề. - 2 học sinh đọc đề. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt. - 1 học sinh nhìn tóm tắt đọc đề. - Lớp làm vở. - 1 học sinh làm bảng phụ. - Giáo viên nhận xét, kiểm tra. - Học sinh nhận xét. 5. Tổng kết (3’): Học sinh thi đua tiếp sức giải bài 5. VN: Làm bài 3, 4. CBB: 47 + 5. Giáo viên nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2003 Kể chuyện Tiết 6 Mẩu giấy vụn I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết dựng lại câu chuyện theo vai. 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: SGK. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): hát 2. Bài cũ (5’): “Chiếc bút mực” 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện và TLCH về nội dung chuyện. Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 3. Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em sẽ tập kể lại câu chuyện: Mẩu giấy vụn. 4. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Kể chuyện + Mục tiêu: Học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện. + Phương pháp: Kể chuyện. + ĐDDH: Tranh minh họa. + Tiến trình HĐ: - Dựa theo tranh kể chuyện. - Kể chuyện trong nhóm, lần lượt học sinh kể lại câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. * Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện + Mục tiêu: Học sinh biết dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện, cô giáo, học sinh nam, học sinh nữ). + Phương pháp: Đóng vai. + ĐDDH: Aùo dài (học sinh đóng vai cô giáo). + Tiến trình HĐ: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài: hướng dẫn học sinh thực hiện. - 4 học sinh đóng 4 vai, mỗi em nói lời của mỗi nhân vật được phân vai, riêng người dẫn chuyện nói thêm lời của “cả lớp”. - Cách dựng lại chuyện. + Lần đầu, giáo viên làm người dẫn chuyện, 3 học sinh nói lời 3 nhân vật. Sau đó, từng nhóm 4 học sinh dựng lại chuyện theo vai. + Tiếp theo, 4 học sinh kể chuyện theo 4 vai. Sau đó từng cặp học sinh kể chuyện kèm động tác, điệu bộ, như là đóng một vở kịch nhỏ. - Cuối giờ, cả lớp bình chọn những học sinh, nhóm học sinh kê hay nhất. 5. Tổng kết (3’): VN: Tập kể lại. CBB: Người thầy cũ. Nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội Tiết 6 Tiêu hóa thức ăn I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: Nói sơ lược về sự biến đổi thức ănở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng. Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa. Học sinh có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan ... ûa một hình) chính là các đoạn thẳng tạo thành hình. - Quan sát hình và cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA. - Học sinh quan sát và trả lời: AB dài 3cm, BC dài 5cm, CA dài 4cm. - Đây chính là độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. - Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. - Một số học sinh trả lời. - Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA. - Học sinh thực hiện tính tổng: 3cm + 5cm + 4cm = 12cm. - Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu? - Là 12cm. - Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu? - Chu vi của hình tam giác ABC là 12cm. * Giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tam giác - Giáo viên giới thiệu nội dung này tương tự như giới thiệu cạnh và chu vi của hình tam giác. 4. Phát triển các hoạt động 28’: * Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính chu vi của hình tam giác khi biết độ dài các cạnh. - Khi biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào? - Ta tính tổng độ dài các cạnh vì chu vi chính là tổng độ dài các cạnh của hình. - Yêu cầu học sinh làm bài theo mẫu. - 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Chữ bài và cho điểm học sinh. Bài 2: - Tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như bài tập 1. Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước, sau đó yêu cầu các em tự làm bài. - Hình tam giác ABC có độ dài các cạnh đều bằng 3cm. Chu vi hình tam giác ABC là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm - Chữa bài và cho điểm học sinh. * Hoạt động 2: Củng cố - Yêu cầu học sinh nêu tên cạnh của một số hình tam giác, hình tứ giác, cách tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác. 5. Tổng kết (2’): - Tổng kết giờ học và dặn dò học sinh về nhà xem bài kế tiếp. * Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 12 tháng 03 năm 2004 Chính tả Tiết Sông Hương I. Mục tiêu: Nghe viết đúng, đẹp đoạn từ Mỗi mùa hè ... dát vàng trong bài Sông Hương. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: - Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu. - 3 học sinh lên bảng. Học sinh dưới lớp viết vào nháp. + MB: một học sinh tìm 4 từ có âm đầu r/d/gi. + MN: một học sinh tìm 4 từ chứa tiếng có vần ưc/ưt. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Giới thiệu bài (1’): Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi; ưc/ưt. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Giáo viên đọc bài lần 1 đoạn viết. - Theo dõi. - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? - Sông Hương. - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? - Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - 3 câu. - Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao? - Các từ đầu câu: Mỗi, Những. - Tên riêng: Hương Giang. c) Hướng dẫn viết từ khó - Giáo viên đọc từ khó cho học sinh viết. - Học sinh viêt các từ: phượng vĩ, đọ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh. d) Viết chính tả e) Soát lỗi. g) Chấm bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc đề bài. - Gọi 4 học sinh lên bảng làm. - 4 học sinh lên bảng làm. Học sinh dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. - Gọi học sinh nhận xét, chữa bài. a) giải thưởng, rải rác, dải núi. rành mạch, để dành, tranh giành. b) sức khỏe, sứt mẻ cắt đứt, đạo đức nức nở, nứt nẻ. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - 2 học sinh đọc nối tiếp. - Đọc từng câu hỏi cho học sinh trả lời. - Học sinh tìm tiếng: dở, giấy, mực, bút. 5. Củng cố, dặn dò: (4’) Gọi học sinh tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt. Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại. Toán Tiết Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc, nhận biết và tình chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. II. Chuẩn bị: Vở bài tập. Thước có vạch chia cm. Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 3’: 2 học sinh sửa bài 2, 3 lên bảng. Chấm một số vở. Nhận xét. 3. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Oân luyện về đường gấp khúc - Giáo viên phát phiếu có chấm sẵn các điểm A, B, C, D nằm bất kỳ. B · · A · C · D - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi: a) Nối các điểm A, B, C, D tạo thành đường gấp khúc có 3 đoạn thẳng. - Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả. b) Đo và tính độ dài đường gấp khúc đó. - Nhận xét. - Nhận xét. Lưu ý học sinh: chỉ cần nối các điểm để có 1 trong các đường gấp khúc. VẼ HÌNH * Hoạt động 2: Thực hành Bài 2: Giáo viên cho học sinh làm vở. - Học sinh đọc đề. Chu vi hình tam giác ABC là: - Tìm hiểu đề. 2 + 4 + 5 = 11 (cm) Đáp số: 11cm - 1 học sinh làm bảng. Lớp làm vở. Bài 3: - Giáo viên hướng dẫn tương tự. - 1 học sinh làm bảng. Lớp làm vở. Chu vi hình tứ giác DEGH: 4 + 3 + 5 + 6 = 18 (cm) Đáp số: 18cm - Nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố - Cho học sinh đặt đề toán có dạng tìm chu vi. - Học sinh đặt đề. - Học sinh khác giải. - Nhận xét. Lưu ý học sinh: Bài 4: Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 cm - Học sinh có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 4. Tổng kết: (3’) Nhận xét tiết học. Làm bài 2, 3. Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân chia. Tập làm văn Tiết I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: Tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp. 2. Rèn kỹ năng viết: Trả lời câu hỏi về biển. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa cảnh biển. VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 4’: 2 cặp học sinh thực hành đóng vai (nói lời đồng ý đáp lời đồng ý) theo 2 tình huống sau: TH1: HS1 hỏi mượn HS2 một bộ đồ dùng học tập. HS2 nói lời đồng ý, HS1 đáp lời đồng ý của bạn. TH2: HS1 đề nghị HS2 giúp mình một việc, HS2 nói đồng ý, HS1 đáp lại lời đồng ý của bạn. Lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét chấm điểm. 3. Giới thiệu bài mới 1’: Giới thiệu mục tiêu bài. 4. Phát triển các hoạt động 28’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (miệng) - Một học sinh đọc yêu cầu và các tình huồng trong bài. - Lớp đọc thầm. - Làm việc theo cặp. - Nhiều cặp học sinh thực hành đóng vai. - Nhận xét về ý kiến và thái độ khi nói lời đáp (biết ơn khi được bác bảo vệ mời vào, khi được cô y tá nhận lời sang ngay nhà để tiêm thuốc cho mẹ, vui vẻ khi bạn nhận lời đến nhà chơi). - VD: a) Cháu cám ơn bác./ - Cám ơn bác. Cháu sẽ ra ngay ạ!... b) Cháu cám ơn cô ạ!/ - May quá! Cháu cám ơn cô nhiều./... c) Nhanh lên nhé! Tớ chờ đấy!/ * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (viết) Hướng dẫn: - Bài tập yêu cầu các em viết lại những câu trả lời của em ở BT3 (TLV tuần 25). Các câu hỏi a, b, c, d trong BT2 hôm nay cũng là các câu hỏi của BT3 tuần trước. - Học sinh mở SGK trang 67 xem lại BT3. - Một số em nói lại câu trả lời của mình. * Lưu ý học sinh: - Có thể trả lời từng câu hỏi nhưng không chép lại câu hỏi hoặc có thể dựa vào 4 câu hỏi gợi ý, viết liền mạch các câu trả lời để tạo thành một đoạn văn tự nhiên. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết. - Nhận xét - bình chọn những người viết hay. - Nhận xét. - Chấm một số bài. * Hoạt động 3: Củng cố - Đọc một đoạn văn hay tả về biển cho học sinh tham khảo. - Nhắc học sinh đáp lời đồng ý thể hiện mình là người có văn hóa. 5. Tổng kết: Nhắc học sinh thực hành đáp lời đồng ý thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa. Nhận xét tiết. Chuẩn bị ôn tập giữa kỳ 2. Tập làm văn Ôn tập I. Mục tiêu: Tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp. Rèn kĩ năng viết: trả lời câu hỏi về biển. Giáo dục học sinh tính lịch sự trong giao tiếp và kỹ năng viết văn. II. Nội dung: Bài tập 12: Giáo viên treo tranh vẽ cảnh biển (khác tranh của tiết tập làm văn 26). Học sinh quan sát và tập trả lời theo các câu hỏi gợi ý. * Câu hỏi gợi ý: Bức tranh vẽ cảnh gì? Trên mặt biển có những gì? Trên bầu trời có những gì? Em sẽ làm gì nếu được đi chơi và ngắm cảnh biển trên. Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: a) Cậu cùng mình ở lại trực lớp nhé! - Ừ, đợi mình cất cặp đã. - ... b) Em xin phép cho bé An, con bác hàng xóm sang nhà mình chơi. - Bác hàng xóm: “Ừ, cháu nhớ coi em cho cẩn thận nhé!” Bài tập 3: Giáo viên cho học sinh viết một đoạn văn ngắn tả về biển mà học sinh vừa làm miệng. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: