Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trần Thị Thanh Thủy - Tuần 34

Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trần Thị Thanh Thủy - Tuần 34

Tập đọc

Tiết

Người làm đồ chơi

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Đọc:

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.

2. Hiểu:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tìm cảm quý trọng người lao động.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa trong bài tập đọc.

- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- Một số các con vật nặn bằng bột.

 

doc 31 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trần Thị Thanh Thủy - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 05 năm 2004
Tập đọc
Tiết
Người làm đồ chơi
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Đọc:
Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
2. Hiểu:
Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tìm cảm quý trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa trong bài tập đọc.
Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
Một số các con vật nặn bằng bột.
III. Các hoạt động:	
Tiết 1
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (5’):
Gọi học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Lượm.
Nhận xét, cho điểm học sinh. 
3. Giới thiệu (1’):
Cho học sinh xem một số con vật được nặn bằng bột và giới thiệu: Đây là món đồ chơi rất phổ biến trong dân gian xưa kia. Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, các nghệ nhân nặn bột đã mang đến cho trẻ con những đồ chơi hết sức lí thú như hình Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới những co hổ, con nai, bông hoa, cái kèn,... Nhưng đến ngày nay, chúng ta rất ít khi được gặp những nghệ nhân nặn bột đồ chơi vì các con đã có thêm nhiều loại đồ chơi hiện đại khác. Trong bài tập đọc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống của một nghệ nhân nặn đồ chơi thời xưa để thêm hiểu về công việc của họ.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
+ Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác.
+ Giọng bác bán hàng: trầm buồn khi than phiền độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác; vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác.
b. Luyện phát âm:
- Tổ chức cho học sinh luyện phát âm các từ sau:
- MB: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn,...
- 7 đến 10 học sinh đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.
- MN: bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,...
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
- Mỗi học sinh đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
c. Luyện đọc theo đoạn
- Yêu cầu học sinh tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau:
- Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.//
- Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
- Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
- Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng).
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
d. Thi đọc
e. Cả lớp đọc đồng thanh
Tiết 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài, 1 học sinh đọc phần chú giải.
- 2 học sinh đọc theo hình thức nối tiếp.
- 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà,... sắc màu sặc sỡ.
- Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê?
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê? 
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bác rất cảm động.
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
- Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết ách an ủi bác./
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Qua câu chuyện con hiểu điều gì?
- Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
- Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./...
- Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
5. Củng cố - dặn dò (3’):
- Gọi 6 học sinh lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
- Con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
- Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tt)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Ôn luyện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 (tính nhẩm và tính viết).
Ôn luyện phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (tính nhẩm và tính viết).
Ôn luyện về bài toán tìm số hạng, tìm số bị trừ.
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng hoặc trừ.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ (4’): 
3. Giới thiệu (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Bài 1, 2, 3
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm bài.
- Làm bài vào vở bài tập. 9 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc 1 con tính.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài tập và cho học sinh tự làm bài.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
- Nhận xét bài của học sinh và cho điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Anh cao 165cm, em thấp hơn anh 33cm. Hỏi em cao bao nhiêu xăngtimet?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Em cao là:
165 - 33 = 132 (cm)
Đáp số: 132cm
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
 * Hoạt động 2: Bài 4, 5
Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Đội Một trồng được 530 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 140 cay. Hỏi đội hai trồng được bao nhiêu cây?
- Đội Một trồng được bao nhiêu cây?
- Đội Một trồng được 530 cây.
- Số cây đội Hai trồng được như thế nào so với số cây của đội Mộtq? 
- Số cây đội Hai nhiều hơn đội Một là 140 cây.
- Muốn tính số cây của đội Hai ta làm như thế nào?
- Thực hiện phép cộng 530 + 140.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài giải
Số cây đội Hai trồng được là:
530 + 140 = 670 (cây)
Đáp số: 670 cây.
- Nhận xét và chữa bài cho học sinh. 
Bài 5:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì:
- Tìm x.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và nêu cách làm của mình.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 04 tháng 05 năm 2004
Kể chuyện
Tiết
Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu:
Dựa vào nội dung tóm tắt lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối lợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa của bài tập đọc.
Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): hát
2. Bài cũ (5’): “Bóp nát quả cam”
Gọi học sinh kể lại chuyện Bóp nát quả cam. 
Nhận xét, cho điểm học sinh. 
3. Giới thiệu bài (1’): 
Giờ Kể chuyện hôm nay lớp mình cùng kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi.
4. Phát triển các hoạt động (32’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm.
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
- Học sinh kể chuyện trong nhóm. Khi 1 học sinh kể thì học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Mỗi nhóm cử 1 học sinh lên trình bày, 1 học sinh kể 1 đoạn của câu chuyện.
- Truyện được kể 3 đến 4 lần.
- Sau mỗi lượt học sinh kể, gọi học sinh nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét.
- Chú ý: Trong khi học sinh kể nếu còn ...  đồng hồ ở phần b.
- Yêu cầu học sinh đọc giờ trên mặt đồng hồ a.
- 2 giờ.
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Là 14 giờ.
- Vậy đồng hồ A và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ?
- Đồng hồ A và đồng hồ E chỉ cùng một giờ.
- Làm tương tự với các đồng hồ còn lại.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Can bé đựng 10l nước mắm, can to đựng nhiều hơn can bé 5l nước mắm. Hỏi can to đựng được bao nhiêu nước mắm?
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Bài giải
Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 (l)
Đáp số: 15l
- Nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm.
* Hoạt động 2: Bài 3, 4
Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bạn Bình có 1000 đồng. Bạn mua một con tem để gửi thư hết 800 đồng. Hỏi bạn Bình còn mấy trăm đồng?
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Bài giải
Bạn Bình còn lại số tiền là:
1000 - 800 = 200 (đồng)
Đáp số: 200 đồng
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài 4
- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà,...
- Đọc câu a: Chiếc bút bi dài khoảng 15... và yêu cầu học sinh suy nghĩ để điền tên đơn vị đúng vào chỗ trống trên.
- Trả lời: Chiếc bút bi dài khoảng 15cm.
- Nói chiếc bút bi dài 15mm có được không? Vì sao?
- Vì 15mm quá ngắn, không có chiếc bút bi bình thường nào lại ngắn như thế.
- Nói chiếc bút bi dài 15dm có được không? Vì sao?
- Không được vì như thế là quá dài.
- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh. 
5. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu ngày 07 tháng 05 năm 2004
Chính tả
Tiết 
Đàn bê của anh Hồ Giáo
I. Mục tiêu:
Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như ... đòi bế.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu học sinh dưới lớp viết vào nháp.
Yêu cầu học sinh đọc các từ mà các bạn tìm được.
Nhận xét, cho điểm. 
3. Giới thiệu bài (1’): 
Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả.
4. Phát triển các hoạt động 32’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Giáo viên đọc đoạn văn cần viết.
- Theo dõi bài trong SGK.
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu?
- Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
- Những con bê cái thì ra sao?
- Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Tìm tên riêng trong đoạn văn?
- Hồ Giáo.
- Những chữ nào thường phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi học sinh đọc các từ khó: quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
- Học sinh đọc cá nhân.
- 3 học sinh lên bảng viết các từ này.
- Nhận xét và chữa lỗi cho học sinh, nếu có.
- Học sinh dưới lớp viết vào nháp.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh tìm từ. 
- Nhiều cặp học sinh được thực hành. Ví dụ: 
HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
HS 2: Chợ.
Tiến hành tương tự với các phần còn lại:
a) chợ - chò - tròn
b) bảo - hổ - rỗi (rảnh)
- Khen những cặp học sinh nói tốt, tìm từ đúng, nhanh.
Bài 3
Trò chơi: Thi tìm tiếng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng.
- Học sinh hoạt động trong nhóm.
- Một số đáp án:
a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,...
b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,...
- Yêu cầu học sinh đọc các từ tìm được.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5. Củng cố, dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về nhà làm tiếp bài tập 2 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Toán
Tiết 
Ôn tập về đại lương (tt)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố:
Kĩ năng so sáh đơn vị thời gian.
Biểu tượng về thời điểm và khoảng thời gian.
Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là kilôgam, kilômet, giờ.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’:
3. Giới thiệu bài mới (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1:Bài 1, 2
Bài 1
- Gọi 1 học sinh đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho việc học.
- Thời gian Hà dành cho việc học là bao lâu?
- Thời gian Hà dành cho việc học là 4 giờ.
Bài 2
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Bình ân nặng 27 kg, Hải nặng hơn Bình 5 kg. Hỏi Hải cân nặng bao nhiêu kilôgam?
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Bài giải
Bạn Bình cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Đáp số: 32kg
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
* Hoạt động 2: Bài 3, 4
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc bài toán.
- Đọc đề bài và quan sát hình biểu diễn.
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Bài giải
Quãng đường từ nhà bạn Phương đến xã Đinh Xá là:
20 - 11 = 9 (km)
Đáp số: 9km
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Một trạm bơm phải bơm nước trong 6 giờ, bắt đầu bơm lúc 9 giờ. Hỏi đến mấy giờ thì bơm xong?
- Trạm bơm bắt đầu bơm nước từ lúc nào?
- Trạm bơm bắt đầu bơm nước từ 9 giờ.
- Trạm bơm phải bơm nước trong bao lâu?
- Trạm bơm phải bơm nước trong 6 giờ.
- Bắt đầu bơm từ 9 giờ, phải bơm trong 6 giờ, như vậy sau 6 giờ trạm mới bơm xong. Muốn biết sau 6 giờ nữa là mấy giờ, ta làm phép tính gì? 
- Ta làm phép tính cộng 9 giờ + 6 giờ = 15 giờ.
- Yêu cầu học sinh viết bài giải.
Bài giải
Bơm xong lúc:
9 + 6 = 15 (giờ)
Đáp số: 15 giờ.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. 
Tập làm văn
Tiết 34
I. Mục tiêu:
Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân.
Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
II. Chuẩn bị:
Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33.
Tranh một số nghề nghiệp khác.
Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. 
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’: 
Gọi 5 học sinh đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Ở lớp mình, bố mẹ của các con có những công việc khác nhau. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của những người thân trong gia đình từng bạn.
4. Phát triển các hoạt động 28’:
* Hoạt động 1: Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cho học sinh tự suy nghĩ trong 5 phút.
- Suy nghĩ.
- Giáo viên treo tranh đã sưu tầm để để học sinh định hình nghề nghiệp, công việc.
- Gọi học sinh tập nói. Nhắc lại học sinh nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp, công việc và ích lợi của công việc đó.
- Nhiều học sinh được kể.
- Sau mỗi học sinh nói, giáo viên gọi 1 học sinh khác và hỏi: Con biết gì về bố (mẹ, anh, chú...) của bạn?
- Học sinh trình bảy lại theo ý bạn nói.
- Tìm ra các bạn nói hay nhất.
- Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
- Ví dụ:
+ Bố con là bộ đội. Hằng ngày, bố con đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất yêu công việc của mình vì bố con đã dạy rất nhiều chú bộ đội khỏe mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
+ Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ cònsoạn bài, chấm diểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
* Hoạt động 2: Bài 2
- Giáo viên nêu yêu cầu và để học sinh tự viết.
- Học sinh viết vào vở.
- Gọi học sinh đọc bài của mình.
- Một số học sinh đọc bài trước lớp.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét bài bạn.
- Cho điểm những bài viết tốt.
5. Củng cố, dặn dò (1’):
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-34.doc