Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học: 2011-2012 - Phạm Thị Ngọc Bích

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học: 2011-2012 - Phạm Thị Ngọc Bích

Tuần 22

 Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012

Thể dục

 BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

 ( Giáo viên bộ môn dạy )

Học vần

 BÀI 90: ÔN TẬP ( 2 TIẾT )

I.Mục đích - yêu cầu:

- HS đọc, viết một cách chắc chắn 12 vần vừa học.

- Đọc đúng các từ ngữ , câu và đoạn thơ ứng dụng .

- Nghe, hiểu và kể theo tranh truyện kể Ngỗng và Tép .Hiểu được tình cảm vợ chồng của đôi Ngỗng, biết được vì sao Ngỗng không ăn Tép.

II. Đồ dùng:

-GV: Tranh minh hoạ câu chuyện: Ngỗng và Tép.

- HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học: 2011-2012 - Phạm Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012
Thể dục
 Bài thể dục - trò chơi vận động
 	( Giáo viên bộ môn dạy )
Học vần
 Bài 90: Ôn tập ( 2 tiết )
I.Mục đích - yêu cầu:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn 12 vần vừa học.
- Đọc đúng các từ ngữ , câu và đoạn thơ ứng dụng .
- Nghe, hiểu và kể theo tranh truyện kể Ngỗng và Tép .Hiểu được tình cảm vợ chồng của đôi Ngỗng, biết được vì sao Ngỗng không ăn Tép.
II. Đồ dùng:
-GV: Tranh minh hoạ câu chuyện: Ngỗng và Tép.
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: iêp, ươp.
- Đọc SGK.
- Viết: tấm liếp, giàn mướp
 GV nhận xét cho điểm
- Viết bảng con.
2’
2. Bài mới: * Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
16’
1.Ôn tập 
 a. Các vần đã học 
- Trong tuần các em học những vần nào?
- Vần: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up
- Ghi bảng.
- Theo dõi.
- So sánh các vần đó ?
- Đều kết thúc bằng âm p , khác nhau âm đứng đầu vần
- Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép vần.
- Ghép vần và đọc.
5’
b. Đọc từ ứng dụng
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định tiếng có vần đang ôn, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới .
- Cá nhân, nhóm, lớp : đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
- Giải thích từ: đầy ắp, đón tiếp.
- Thi ghép vần nhanh trong bảng cài
7’
c. Viết bảng 
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- QS để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Tập viết bảng.
 Tiết 2
5’
2. Luyện tập.
a. Luyện đọc
- HS luyện đọc SGK
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
5’
b. Đọc câu
- HSQS và nhận xét bức tranh số 2 vẽ gì?
- Ghi câu ứng dụng – Luyện đọc câu ƯD 
- Ao cá
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần đang ôn, đọc tiếng, từ khó.
- HS đọc thầm , tìm tiếng có chứa vần vừa ôn tập : chép, tép, đẹp.
- HS đọc trơn các câu ứng dụng
- Cá nhân, nhóm, lớp .
7’
c. Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
GV nghe, sửa lỗi, nhận xét , cho điểm.
- Cá nhân, lớp , nhóm .
8’
d. Viết vở : đón tiếp , ấp trứng 
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm và nhận xét bài viết.
- Nghe theo dõi – Viết vở tập viết
- Theo dõi
10’
e. Kể chuyện : Ngỗng và Tép
- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh.
- Theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Gọi HS nêu lại nội dung từng tranh vẽ.
- Tập kể chuyện theo tranh.
5’
- Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện.
- ý nghĩa câu chuyện?
3. Củng cố - dặn dò .
- Nêu lại các vần vừa ôn.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài:
oa,oe.
- Theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn
- Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.
Toán
 Giải toán có lời văn 
I- Mục tiêu:
- HS nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có văn: Đọc và tìm hiểu đề bài, sau đó giải toán.
- HS biết tìm hiểu bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì để từ đó lựa chọn phép tính cho phù hợp. Sau đó biết thực hiện phép tính và trình bày bài giải. Tự giải bài toán.
- Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ bài toán như SGK phóng to.
III- Hoạt động dạy học chính:
5’
10’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Bài toán có lời văn thường có mấy phần? Là những phần nào?
 GV cùng HS nhận xét cho điểm
Bài mới : a. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải 
- Treo tranh, gọi HS đọc đề toán
- Cá nhân, cả lớp
- Bài toán đã cho biết những gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà 
 - Hỏi tất cả có mấy con gà?
- GV tóm tắt bài toán, gọi HS đọc lại 
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? Cho HS nhắc lại.
- Hướng dẫn HS viết bài giải bài toán 
( Chú ý cách trình bày cho đẹp).
- Nêu lại các bước khi giải bài toán?
- Cá nhân
- ...lấy 5 + 4 = 9, vài em nêu lại
- Viết : Bài giải , câu lời giải , phép tính, đáp số .
- Vài em đọc lại bài giải.
 Bài giải
 Nhà An có tất cả số gà là :
 5 + 4 = 9 ( con gà )
 Đáp số : 9 con gà
- Viết : Bài giải; câu lời giải; phép tính; đáp số.
18’
b. Thực hành 
Bài 1: Gọi HS đọc đề toán, cho HS tự hỏi về bài toán.
 Bài toán cho biết gì ? 
 Bài toán hỏi gì ? 
- Sau đó gọi HS nêu phép tính và viết vào sách.
- Nêu lại các bước khi giải toán?
- Tự đọc đề và tóm tắt, dựa vào đó hỏi và đáp về những điều bài toán cho biết và bắt tìm.
- HS giải bài toán 
 Bài giải 
 Cả hai bạn có số bóng là :
 4 + 3 = 7 ( quả )
 Đáp số : 7 quả bóng 
- HS tự nêu 
Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập 1, nhưng chú ý HS phải tự nêu lời giải.
- Cho HS làm vảo vở, gọi một số em lên bảng trình bày, em khác nhận xét và nêu các câu lời giải khác nhau
- Tự đọc đề hoàn thành tóm tắt sau đó hỏi đáp để tìm hiều bài toán.
- Trình bày bài giải vào vở.
 Bài giải 
 Tổ em có tất cả số bạn là :
 6 + 3 = 9 ( bạn )
 Đáp số : 9 bạn 
5’
Bài 3: Tiến hành tương tự bài tập 2 nhưng chú ý HS trình bày vào vở cho đẹp hơn.
 GV chấm bài , chữa bài .
3. Củng cố- dặn dò 
- Nêu các bước khi giải bài toán?
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Xăng-ti- mét. 
Đo độ dài.
- HS tự làm vào vở 
 Bài giải
 Đàn vịt có số con là :
 5 + 4 = 9 ( con)
 Đáp số : 9 con vịt 
 Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2012
Học vần
 Bài 91: oa- oe ( 2 tiết )
 I.Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm được cách đọc và viết được : oa, oe, họa sĩ , múa xòe.
- HS đọc đúng các từ, đoạn thơ ứng dụng có chứa vần mới.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Sức khỏe là vốn qúy nhất .
II. Đồ dùng:
-GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
5’
1. Bài cũ:
- Đọc bài : ôn tập .
- Viết : đón tiếp, ấp trứng .
- Đọc SGK
- Viết bảng con.
 GV cùng HS nhận xét, cho điểm
2’
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
15’
B . Dạy vần mới * Vần oa
- Ghi vần oa và nêu tên vần.
- Theo dõi- Đọc theo GV
- Nhận diện vần mới học.
* Đánh vần
- Cài bảng cài, phân tích vần mới.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Cá nhân, nhóm , lớp : o- a- oa
- Đọc trơn : oa
- Muốn có tiếng “ họa ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “họa” trong bảng cài.
-Thêm âm h trước vần oa ,thanh nặng dưới vần oa
- Ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần.
Cánhân,nhóm,lớp
 hờ- oa-hoa-nặng-họa
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ khóa
- Từ khóa: họa sĩ . 
- Đọc từ khóa.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
- Đánh vần và đọc trơn từ khóa
- GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp.
- Cho HS đọc trơn 
- Cá nhân,nhóm,lớp : o-a- oa
 hờ- oa-hoa-nặng- họa
 họa sĩ
- Cá nhân, nhóm, lớp : 
 oa , họa, họa sĩ 
*Vần “ oe”dạy tương tự.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng, từ khóa
- Cho HS đọc trơn 
- GV đọc mẫu chỉnh sửa phát âm cho HS
- Cá nhân ,nhóm, lớp : 
 o-e-oe
 xờ- oe-xoe- huyền-xòe 
 múa xòe
- Cá nhân, nhóm, lớp: 
 oe, xòe, múa xòe.
11’
*Viết bảng 
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- QS để nhận xét về các nét, độ cao
- Tập viết bảng vần, tiếng, từ khóa
5’
*Đọc từ ứng dụng 
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định tiếng có vần mới học , sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới học. 
 - Từ ứng dụng : sách giáo khoa, hòa bình, chích chòe, mạnh khỏe .
-Từ có vần mới học:
khoa,hòa,chòe, khỏe
- Giải thích từ ứng dụng. Đọc mẫu- HD đọc,Sửa lỗi phát âm cho HS
- HS nghe.
- Đọc cá nhân , lớp đồng thanh.
 Tiết 2
*Luyện đọc
- Hôm nay học vần gì? Có trong tiếng,từ gì?.
-HS nêu: oa, họa, họa sĩ
 oe , xòe, múa xòe
5’
* Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
- Cá nhân, nhóm, cả lớp
5’
* Đọc câu ứng dụng 
- Treo tranh, tranh vẽ gì?
- HS quan sát tự trả lời .
- Đọc đoạn thơ ƯD : cá nhân, nhóm, lớp 
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- GV đọc mẫu chỉnh sửa cho HS
-Luyện đọc các tiếng khó, từ khó : xòe, khoe
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
6’
* Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, nhóm ,lớp.
12’
* Viết vở : Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
 GV chấm bài, nhận xét
- HS viết : oa, họa sĩ . 
 oe , múa xòe .
5’
* Luyện nói
- Treo tranh, vẽ gì?
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
-Nêu: Sức khỏe là vốn quý nhất
4’
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét giờ học. Về nhà đọc lại bài, xem trước bài giờ sau: oai, oay
 Luyện nói về chủ đề, câu hỏi gợi ý SGV
Toán
 Xăng –ti - mét. Đo độ dài 
I. Mục tiêu:	
- Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng – ti -mét.
- Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị xăng –ti -mét trong các trường hợp đơn giản.
- Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia xăng –ti - mét.
III- Hoạt động dạy học chính:
4’
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Giải bài toán có lời văn thường có mấy bước? Là những bước nào?
2. Bài mới : a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng – ti - mét và dụng cụ đo độ dài thước thẳng 
- Giới thiệu đơn vị đo xăng–ti-mét trên thước thẳng.
- Theo dõi
- Hướng dẫn HS xác định 1 cm trên thước thẳng
- Giới thiệu xăng-ti-mét viết tắt là cm
- Lấy bút chì vạch trên giấy 1cm theo thước 
 - Đọc, viết cm
10’
b. Giới thiệu thao tác đo độ dài
- Hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước: Đặt thước; đọc số ghi vạch của thước; viết số đo độ dài vào chỗ thích hợp.
- Theo dõi và thực hành đo độ dài đoạn thẳng ở vở nháp
15’
c. Thực hành 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và viết cm
Bài 2: HS nêu yêu cầu rồi làm .
- Gọi một số em lên bảng chữa bài, em khác nhận xét
Bài 3: HS nêu yêu cầu rồi làm .
- Gọi HS giải thích bằng lời vì sao em điền như vậy?
- Viết vào vở và đọc
- Dựa vào thước trong sách đã vẽ điền số vào sách
- Nhận xét sửa bài cho bạn
- Chữa bài và nhận xét bài bạn
5’
Bài 4: HS nêu yêu cầu
- Gọi HS chữa bài
3. Củng cố- dặn dò 
- Thi đo độ dài đoạn thẳng nhanh. 
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Luyện tập.
- Tự đo độ dài đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu trên
Mĩ thuật
 Vẽ vật nuôi trong nhà 
 ( GV bộ môn soạn giảng)
 Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2012
 Học vần
 Bài 92: oai- oay ( 2 tiết )
 I.Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm được cách đọc và vi ... ừ ứng dụng. Đọc mẫu- HD đọc,Sửa lỗi phát âm cho HS
- HS nghe.
- Đọc cá nhân , lớp đồng thanh.
 Tiết 2
*Luyện đọc
- Hôm nay học vần gì? Có trong tiếng,từ gì?.
-HS nêu: oan, khoạn, giàn khoan 
 oăn, xoăn, tóc xoăn 
5’
* Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
- Cá nhân, nhóm, cả lớp
5’
* Đọc câu ứng dụng 
- Treo tranh, tranh vẽ gì?
- HS quan sát tự trả lời .
- Đọc đoạn thơ ƯD : cá nhân, nhóm, lớp 
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- GV đọc mẫu chỉnh sửa cho HS
-Luyện đọc các tiếng khó, từ khó : ngoan
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
6’
* Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, nhóm ,lớp.
8’
* Viết vở : HD HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
 GV chấm bài, nhận xét
- HS viết : 
 oan, giàn khoan 
 oăn, tóc xoăn 
5’
* Luyện nói 
- Treo tranh, vẽ gì?
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Nêu: Con ngoan ,trò giỏi.
5’
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét giờ học. Về nhà đọc lại bài, xem trước bài giờ sau: oang, oăng.
 Luyện nói về chủ đề, câu hỏi gợi ý SGV
Âm nhạc
 Ôn tập bài hát : Tập tầm vông.
 (GV bộ môn soạn giảng )
Toán
 Luyện tập 
I- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về giải toán có lời văn. 
- Củng cố kĩ năng về giải toán có lời văn, trình bày bài giải. Thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài với các đơn vị đo xăng- ti- met.
- Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
HS: Vở BT Toán
III- Hoạt động dạy học chính:
5’
25’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu các bước khi giải bài toán có lời văn? Viết và đọc 4cm; 7cm; 16cm.
2. Bài mới: a. Luyện tập 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1, sau đó đọc đề để hoàn thành tóm tắt bài toán
 Tóm tắt
Có : 4 bóng xanh 
Có : 5 bóng đỏ 
Có tất cả quả bóng?
 Bài giải
- Gọi HS đọc lại tóm tắt, sau đó nêu lời giải ( chú ý dựa vào câu hỏi để viết câu lời giải).
 An có tất cả số quả bóng là:
 4 + 5 = 9 ( quả bóng )
 Đáp số : 9 quả bóng
- Gọi HS trình bày trên bảng.
- 1 HS lên bảng – Lớp nhận xét
Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập 1
- Bài tập này HS phải tự nêu tóm tắt.
- Cho HS giải vào vở, sau đó GV chấm một số bài, gọi HS lên chữa
- HS đọc đề.Tự tóm tắt và giải bài vào vở :
 Tóm tắt
 Có : 5 bạn nam
 Có : 5 bạn nữ 
 Có tất cả : ...bạn ?
 Bài giải
 Số bạn của tổ em có tất cả là :
 5 + 5 = 10 ( bạn )
 Đáp số : 10 bạn
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
-HS tự làm bài – Chữa bài trên bảng
5’
Bài 4: HS nêu yêu cầu
- Gọi HS đọc mẫu: 2cm + 3cm = 5 cm
- Làm thế nào để em viết tiếp kết quả phép tính sau?
- Cho HS làm vào vở và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò 
- Giải bài toán thường có mấy phần ? Là những phần nào?
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Cá nhân
- Cộng các số lại, sau đó viết kết quả có kèm theo đơn vị đo
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2012
 Học vần
 Bài 94: oang - oăng ( 2 tiết )
 I.Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm được cách đọc và viết được : oang, oăng , vỡ hoang , con hoẵng .
- HS đọc đúng các từ, đoạn thơ ứng dụng có chứa vần mới.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : áo choàng, áo len , áo sơ mi .
II. Đồ dùng:
-GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
-HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
5’
1. Bài cũ: 
- Đọc bài : oan , oăn .
- Viết : trò ngoan, tóc xoăn .
- Đọc SGK
- Viết bảng con.
 GV cùng HS nhận xét, cho điểm
2’
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
15’
B . Dạy vần mới * Vần oang
- Ghi vần oang và nêu tên vần.
- Theo dõi- Đọc theo GV
- Nhận diện vần mới học.
* Đánh vần
- Cài bảng cài, phân tích vần mới.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Cá nhân, nhóm , lớp :
 o-a-ng-oang
- Đọc trơn : oang
- Muốn có tiếng “ hoang ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “hoang” trong bảng cài.
-Thêm âm h trước vần oang 
- Ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần.
Cá nhân,nhóm,lớp : 
 hờ- oang-hoang
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ khóa
- Từ khóa: vỡ hoang 
- Đọc từ khóa.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
- Đánh vần và đọc trơn từ khóa
- GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp.
- Cho HS đọc trơn 
- Cá nhân,nhóm,lớp : 
 o-a-ng-oang
 hờ- oang-hoang
 vỡ hoang
-Cá nhân, nhóm, lớp:
 oang, hoang, vỡ hoang 
*Vần “ oăng”dạy tương tự.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng, từ khóa
- Cho HS đọc trơn 
- GV đọc mẫu chỉnh sửa phát âm cho HS
- Cá nhân ,nhóm, lớp :
 o- ă- ng- oăng
 hờ- oăng- hoăng- ngã- hoẵng 
 con hoẵng
Cá nhân,nhóm,lớp: 
 oăng, hoẵng, con hoẵng
3’
8’
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
*Viết bảng
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- QS để nhận xét về các nét, độ cao
- Tập viết bảng vần, tiếng, từ khóa
5’
*Đọc từ ứng dụng 
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định tiếng có vần mới học , sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới học. 
 - Từ ứng dụng :áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng .
Từ có vần mới học: choàng, oang, thoắng, ngoẵngoa . 
- Giải thích từ ứng dụng. Đọc mẫu- HD đọc,Sửa lỗi phát âm cho HS
- HS nghe.
- Đọc cá nhân , lớp đồng thanh.
 Tiết 2
*Luyện đọc
- Hôm nay học vần gì? Có trong tiếng,từ gì?.
-HS nêu: 
 oang, hoang , vỡ hoang
 oăng, hoẵng, con hoẵng
5’
* Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
- Cá nhân, nhóm, cả lớp
5’
* Đọc câu ứng dụng
- Treo tranh, tranh vẽ gì?
- HS quan sát tự trả lời .
- Đọc đoạn thơ ƯD : cá nhân, nhóm, lớp 
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- GV đọc mẫu chỉnh sửa cho HS
-Luyện đọc các tiếng khó, từ khó 
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
7’
* Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, nhóm ,lớp.
2’
10’
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
* Viết vở : HD HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
 GV chấm bài, nhận xét
- HS viết : oang, vỡ hoang 
 oăng, con hoẵng
5’
* Luyện nói 
- Treo tranh, vẽ gì?
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
-Nêu: áo choàng, áo len, áo sơ mi .
5’
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét giờ học. Về nhà đọc lại bài, xem trước bài giờ sau: oanh, oach
 Luyện nói về chủ đề, câu hỏi gợi ý SGV
Tự nhiên - Xã hội
 Cây rau 
I. Mục tiêu
- HS kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng, nói được ích lợi của việc trồng rau. 
- Phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau. 
- Yêu thích và chăm sóc, bảo vệ cây. 
II. Đồ dùng 
- HS: Một số cây rau ăn lá, củ, thân thật hoặc tranh ảnh
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
5’
2’
10’
10’
6’
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kể về gia đình em, lớp học của em.
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
b.Quan sát cây rau 
- Yêu cầu các nhóm quan sát cây rau của nhóm và cho biết đó là cây rau gì ? Sống ở câu, cây đó có bộ phận chính gì? So sánh với cây rau của nhóm bạn ? 
 KL: Các cây rau đều có rễ, thân, lá, mỗi loại có thể ăn thân, lá hoặc củ khác nhau.
c. Tìm hiểu ích lợi của rau 
- Yêu cầu HS hỏi nhau theo câu hỏi SGK. 
- Kể tên các loài rau có trong bài 22, các loài rau khác mà em biết ?
 KL: Rau có ích, ăn rau sẽ tốt cho cở thể: tránh táo bón, chảy máu chân răng... chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ rau, em sẽ làm gì để bảo vệ cây rau ?
d. Chơi trò "Đố bạn rau gì" 
- Yêu cầu HS bịt mắt, chỉ ngửi, sờ và nêu đúng tên rau. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu tên bộ phận chính của cây rau và ích lợi của rau ?
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Cây hoa.
- HS đọc đầu bài
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận sau đó báo cáo kết quả. 
- Theo dõi – Nhận xét
- Hoạt động theo cặp.
- Từng cặp hỏi đáp trước lớp.
- Các em nhận xét bổ sung
- tưới rau, trồng rau, ăn nhiều rau
- Chơi vui vẻ.
Đạo đức
 Em và các bạn 
I- Mục tiêu:
- Hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học cùng chơi.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi chọc, chơi với bạn. Có hành vi cư xử đáng với bạn khi học, khi chơi.
- Tự giác đoàn kết, thân ái với bạn bè.
II Đồ dùng:
 GV: Một số tình huống.
 HS : Giấy vẽ và bút màu.
III- Hoạt động dạy học chính:	
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Chơi và học một mình vui hay có bạn vui hơn?
- HS tự nêu
- Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em cư sử với bạn thế nào?
2’
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
- HS đọc đầu bài.
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
3’
b. Hát bài “ Lớp chúng ta kết đoàn” 
- Hoạt động cá nhân
- Quản ca bắt nhịp cho các bạn hát.
- HS hát
13’
c. Đóng vai
- Hoạt động nhóm
- GV đưa ra một số tình huống cho các nhóm thảo luận: Thấy bạn đang học mà chưa hiểu bài để làm. Thấy bạn bị ngã. Các bạn đang chơi vui và mời mình cùng chơi
- Em cảm thấy thế nào khi em được bạn cư xử tốt? Khi em cư xử tốt với bạn?
- Thảo luận theo nhóm
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn
- Thấy vui, tự hào
KL: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình, em sẽ được các bạn yêu quý
- Theo dõi
10’
d. Vẽ tranh về bạn em 
- Hoạt động cá nhân
- GV nêu yêu cầu vẽ tranh
- Theo dõi
- Cho HS vẽ tranh sau đó trưng bày.
- Nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các bạn.
- Trưng bày tranh lên tường
5’
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu lại quyền học tập, kết bạn của trẻ em
 - Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện theo điều đã học
Sinh hoạt
 Kiểm điểm trong tuần
 I.Mục tiêu
 - Thấy được ưu nhược điểm trong tuần
 - Nắm được phương hướng tuần sau. 
II.Nội dung sinh hoạt
 1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần
 - Nề nếp : Thực hiện tốt nội quy của trường của lớp
 - Học tập : Chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
 Học bài và làm bài trước khi đến lớp .
 - Thể dục vệ sinh : Giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh lớp học sạch sẽ .
 2. GV nhận xét chung :
 - Ưu điểm : Có nhiều tiến bộ trong học tập . Thể dục vệ sinh sạch sẽ , có ý thức trong mọi hoạt động .
 - Nhược điểm : Giữ gìn sách vở chưa sạch sẽ .
 3 . Phương hướng tuần sau:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được , khắc phục nhược điểm còn tồn tại trong tuần 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2011_2012_pha.doc