TUẦN 33 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: H ĐTT Chào cờ
Tiết 2,3. TẬP ĐỌC Bóp nát quả cam
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5) – HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TUẦN 33 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: H ĐTT Chào cờ Tiết 2,3. TẬP ĐỌC Bóp nát quả cam I.MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5) – HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :- Tranh minh hoạ bài tập đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 35’ 15’ 18’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy- học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài - Bức tranh vẽ ai ? Đang làm gì ? - Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm người anh hùng nhỏ tuổi này 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1 b) Luyện phát âm - Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ - Yêu cầu HS đọc từng câu c) Luyện đọc theo đoạn - Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc - Tổ chức cho các nhóm đọc đồng thanh, đọc cá nhân. e) Cả lớp đọc đồng thanh - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 Tiết 2 2.3. Tìm hiểu bài: GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc lại phần chú giải - Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? - Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào - Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì ? - Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp vua? - Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện đều gì ? - Trần Quốc Toản đã làm đều gì trái với phép nước? - Vì sao sau khi tâu vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy ? - Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốùc Toản cam quý ? - Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì ? - Con biết gì về Trần Quốc Toản ? 2.4. Luyện đọc lại: - Gọi 3 HS đọc chuyện theo hình thức theo vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản). 3.Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà để chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp nghe và nhận xét. - Vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam. - Theo dõi và đọc thầm theo - 7 đến 10 HS đọc cá nhân các từ này, cả lớp đọc đồng thanh - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài - Chia bài thành 4 đoạn - Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV. Chú ý ngắt giọng các câu dài: - Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4 (đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trứơc nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sữa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, - Đọc đồng thanh một đoạn trong bài - Theo dõi bài đọc của GV. Nghe và tìm hiểu nghĩa các từ mới. - Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. - Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. - Trần Quốc Toản gặp vua để nói hai tiếng Xin đánh. - Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. - Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc. - Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền - Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước. - Vì vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước - Vì bị vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến cho Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam. - Trần Quốc Toản là một thiếu nhi yêu nước./ Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi những trí lớn./ TQT còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước.// Thực hiện ............................................................................................................ Tiết 4. TOÁN Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 I.MỤC TIÊU: - Biết đọc, viết các số có ba chữ số. Biết đếm thêm moat số đơn vị trong trường hợp đơn giản. - Biết so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:- Viết trước lên bảng nội dung BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 32’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng chữa bài 2. Dạy- học bài mới : HD HS làm bài tập Bài 1:- Gọi HS nêu y/c của bài tập. Sau đó cho HS tự làm bài, sửa bài. - Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng. Bài 2: - Viết số: 842 lên bảng và hỏi: số: 842 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Hãy viết số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 842 = 800 + 40 + 2 - HS làm bài tương tự với các bài còn lại. Bài 3: - HS tự làm bài sau đó sửa bài. Bài 4: GV viết lên bảng dẫy số: 462, 464, 466 và hỏi: - 462 và 464 hơn kém nhau mấy đơn vị? - 464 và 466 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Vậy 2 số đứng liền nhau hơn kém nhau mấy đơn vị? - Đây là số đếm thêm 2. Muốn tìm số đứng sau ta lấy số đứng trước thêm 2 - HS tự làm các bài còn lại. Sau đó sửa bài. 3.Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - 1 HS đọc số. - 1 HS viết số. - Số 842 gồm 8 trăm, 4 chục và 2 đơn vị. - 2 HS lên bảng viết số. Cả lớp làm vào vở. - HS tự làm bài vào bảng con. - 462 và 464 hơn kém nhau 2 đơn vị. - 464 và 466 hơn kém nhau 2 đơn vị. - 2 đơn vị. - HS lên bảng điền số .248, 250 ............................................................................................................................................................ Chiều: Tiết 1, 2,3,4: LUYỆN - PHỤ ĐẠO HSY – BDHS NĂNG KHIẾU TOÁN I.MỤC TIÊU; Luyện tập nâng cao kiến thức toán cho HS qua các dạng toán đã học. Giải toán có lời văn liên quan đến toán tuổi, các phép tính đơn giản đã học. Tính độ dài đường gấp khúc, ghi tên các đường gấp khúc. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra:Cho HS chữa bài tập nâng cao. 2.Luyện tập: HD học sinh làm bài tập: Bài1:Viết tiếp số vào chỗ chấm trong dãy số sau: 0; 1; 2; 3;...;...;...;....;.....;....;.....;....;.....;.....;....;15 10; 12; 14 ; ....;.....;.....;.....;.....;.....;.....;.....;.....;....;....;.....; 40. 41; 44; 47;....;.....;.....;......;......;.....;.....;.....;.....;.....;....;....;87. HD học sinh làm miệng, 3 em lên bảng điền kết quả. Bài2: ( Bảng con)Tính: 5 x 8 –11= 18 – 3 x 2 = 4 x 7 + 2 x 4 = 2 x 2 x 7 = 48 + 3 x 5 = 3 x 9 – 2 x 8 = Bài 3 a. Từ ba số: 4;7 ;28 1em hãy lập các phép tính đúng. b. Từ ba số : 2; 9; 18 em hãy lập các phép tính đúng. HS làm bài nháp sau đó 2 em lên bảng làm bài. Nhận xét, chữa bài. Bài 4:( Vở)Hiện tại anh hơn em 5 tuổi. Hỏi sau vài năm nữa khi em 10 tuổi thì anh bao nhiêu tuổi? HD:? Bài toán cho biết gì? ( anh hơn em 5 tuổi) ? Số tuổi anh hơn em là 5 tuổi có thay đổi theo thời gian không? Vì sao? ( Không thay đổi vì nếu anh tăng bao nhiêu tuổi thì em cũng tăng bấy nhiêu tuổi cho nên anh luôn nhiều hơn em 5 tuổi) ? Khi anh 10 tuổi thì em bao nhiêu tuổi? ( ...15 tuổi) Bài 5: Đoạn đường từ xã A đến xã B dài 14 km,đoạn đường từ xã B đến xã C dài hơn đoạn đường từ xã A đến xã B là 7 km.Hỏi đoạn đường từ xã B đến xã C dài bao nhiêu km? Bài 6: Từ 3 chữ số 0,2,5. a) Hãy lập các số có hai chữ số từ 3 chữ số trên. b) Hãy lập các số có ba chữ số từ 3 chữ số trên. HS giải vào vở. chấm, chữa bài. Bài 7: Em hãy điền số thích hợp vào ô trống của hình vuông để khi cộng các số theo hàng ngang, theo cột dọc, theo đường chéo, các kết quả đều như nhau. 14 35 23 32 GV phát phiếu cho HS hoạt động nhóm 4. Đại diện một số nhóm lên dán kết quả. GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 8: Năm nay con 8 tuổi, mẹ 32 tuổi. Hỏi trước đây 2 năm tuổi mẹ cộng với tuổi con là bao nhiêu? HD học sinh làm.GV thu chấm, chữa bài. Bài 9: a.Tính độ dài đường gấp khúc sau theo 2 cách khác nhau: AB = 4dm , BC = 4 dm , CD = 4dm. Tính độ dài đường gấp khúc biết: MN = 12 cm ; NP = 14 cm; PQ= 2 dm. ( Lưu ý HS đưa về cùng đơn vị đo) GV chấm, chữa bài 2,3. Bài 10: a.Với 3 chữ số 2,5,7 .Hãy lập các số có 3 chữ số , sao cho mỗi số có ba chữ số khác nhau. b.Với 3 chữ số 1,2,3 .Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số. Bài 11: Một người đi bộ trong 1 giờ được 5 km .Hỏi trong 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km? Bài 12: Một sợi dây dài 18m,người ta cắt ra làm 3 khúc bằng nhau.Hỏi mỗi khúc dây dài bao nhiêu m? Bài 13: Hai xe khách đi ngược chiều nhau từ tỉnh A và tỉnh B ,gặp nhau tại điểm C.Chỗ hai xe gặp nhau cách tỉnh A 36 km và cách tỉnh B 45 km.Hỏi 2 tỉnh A và B cách nhau bao nhiêu km? 3.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò BT về nhà. ....................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011 Tiết 1. TOÁN Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 về phép cộng và phép trừ I.MỤC TIÊU: - Biết đọc, viết các số có ba chữ số. - Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục các đơn vị và ngược lại. - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 32’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS chữa BTVN 2. Dạy- học bài mới : a. Giới thiệu: b.Hướng dẫn HS ôn tập: Bài 1: GV nêu y/c của bài tập. Sau đó hướng dẫn HS tự giải, sau đó sửa bài. Bài 2: GV gọi HS đọc y/c rồi tự giải. 34 _ 68 425 _ 968 + 62 25 + 361 503 96 43 786 465 64 _ 72 37 _ 90 + 18 36 + 37 38 82 36 74 52 Bài 3:HS đọc đề bài rồi tự giải. Tóm tắt: Có: 265 HS gái; 234 HS trai. Có tất cả:HS? Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV hỏi: Bể thứ nhất chứa được bao nhiêu lít nước? - Số lít ở bể thứ 2 như thế nào? So với bể thứ nhất? - Muốn tính số lít nước ở bể thứ 2 ta làm như thế nào? - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. 3.Củng cố – dặn dò: - Về nhà làm bài vào vở BT. - GV nhận xét tiết học. 2 HS lên bảng chữa bài - HS làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả. - 4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. - 1 HS đọc đề bài. Cả lớp làm vào vở. 2 HS lên bảng làm. Đáp số: 499 HS - HS đọc đề bài. - Bể thứ nhất chứa: 865lít. - Bể thứ 2 ít hơn số lít nước ở bể thứ là 200lít. - Thực hiện phép tính trừ. - HS làm bài vào vở. ... TIÊU: - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. Làm BT 3b II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Giấy A4 to và bút dạ. Bài tập 2 viết sẵn lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 32’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc: lao xao, làm sao, - Nhận xét HS viết. 2. Dạy- học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài: Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe đọc và viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên. 2.2. Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn thơ. - Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. - Đoạn thơ nói về ai ? - Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh ? b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ thơ ? - Giữa các khổ thơ viết như thế nào ? - Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? - Nếu bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp ? c) Hướng dẫn viết từ khó - GV đọc cho HS viết các từ : loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - GV kết luận về lời giảng đúng. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy, bút cho từng nhóm để HS thảo luận nhóm và làm. - Gọi các nhóm lên trình bài kết quả thảo luận. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. 3.Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm tiếp bài tập 3 và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng viết. - HS dưới lớp viết vào nháp. - Theo dõi. - 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài. - Chú bé liên lạc là Lượm. - Chú bé loắt choắt, đeo chiếc sắc xinh xinh,chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo - Đoạn thơ có 2 khổ. - Viết để cách 1 dòng. - 4 chữ. - Viết lùi vào 3 ô. - 3 HS lên bảng viết. - HS dưới lớp viết bảng con. HS chép bài vào vở Soát lỗi - Đọc yêu cầu của bài tập. - Mỗi phần 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. - Thi tìm tiếng theo yêu cầu. - Hoạt động trong nhóm. ................................................................................................................ Tiết 4: LUYỆN VIẾT: BÀI 33 I. MỤC TIÊU: - Luyện viết đúng, viết đẹp bài “ Ôn tập” theo mẫu ở vở THVĐVĐ. II. CHUẨN BỊ: HS: Vở luyện viết` III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2’ 1’ 30’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS Nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu tiết học: Luyện tập. b. HD luyện tập: * Luyện viết: HD, tổ chức cho Hs viết bài vào vở GV theo dõi, giúp đõ những em viết chưa thành thạo. * Chấm một số bài. Nhận xét chung 3. Củng cố - Dặn dò: Cho HS xung phong đọc đoạn mà các em yêu thích. Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà. HS mở vở THVĐVĐ trên bàn. Lắng nghe Viết bài vào vở. 3-4 em xung phong đọc ......................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011 Tiết 3. TOÁN Ôn tập về phép nhân và phép chia I.MỤC TIÊU: - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có moat dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).Biết tìm số bị chia, tích. - Biết giải bài toán có một phép nhân.Bài tập cần làm: Bài 1 (a). Bài 2 ( dòng 1 ). Bài 3, 5. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :Bảng nhóm ghi bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1’ 25’ 4’ 1.Kiểm tra bài cũ: * Gọi học sinh lên đọc bảng nhân 2,3,4,5 -Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu, ghi đầu bài b.Hd H s làm BT Bài 1:( a) gọi Hs nêu yêu cầu bài -Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các bạn trong nhóm nối tiếp nhau viết kết quả -Hd chữa bài Bài 2: Gọi Hs nêu yêu cầu -Cho Hs làm bài -Hd chữa bài: Cho từng em nêu cách thực hiện , mời Hs dưới lớp nhận xét Bài 3: Gọi Hs nêu yêu cầu Làm vào vở Bài 4: Gọi Hs nêu yêu cầu -Cho học sinh làm bài vào vở -Theo dõi, giúp đỡ Hs yếu -Chấm, chữa bài Bài 5: Gọi Hs nêu yêu cầu - Gọi Hs nhắc lại cách tìm số bị chia và thừa số - Cho Hs làm bài vào bảng con 3. Củng cố - Dặn dò: - Gọi Hs đọc bảng chia 4, chia 5 -Dặn dò. Nhận xét tiết học -4 em lên bảng -Lớp theo dõi, nhận xét -Nhắc lại đầu bài -2 em nêu yêu cầu -Các nhóm tham gia làm bài. Bạn làm bài cuối cùng dán kết quả lên bảng. -Nhận xét nhóm bạn -1 em -3 em lên bảng làm, lớp làm vào bảng con -Nhận xét bài bạn -2 em - 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở -1 em - học sinh làm bài vào vở -2 em -Làm bài vào bảng con -4 em -Chú ý ...................................................................................................................... Tiết 2. LUYỆN TOÁN Luyện tập I.MỤC TIÊU: Củng cố các kiến thức đã học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: a. 74 + 18 63 – 36 635 + 342 987 – 46 b. 56 + 25 92 – 57 217 + 122 768 – 2 3 Bài 2. Tính: a. 30 x 2 = ........ ; 30 x 3 = ..............; 80 : 4 =..............; 60 : 3 =........ b.5 x 1 =.........; 0 : 3 =.............; 0 x 9 = ......... ; 0 : 2 = ...... Bài 3.Điền dấu 9 , = ) vào chỗ chấm: 823 cm – 211 cm ..............6 m ; 1 km ...........321 m + 654 m 532 mm + 465 mm .....1 m ; 12 dm ..........10 dm + 2 dm Bài 4: Có 384 kg đậu xanh và 215 kg đậu đen. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam đậu ? Bài 5*: a.Tính hiệu của số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau và số bé nhất có ba chữ số? b. Tính tổng của số lớn nhất có ba chữ số khác nhau và số bế nhất có hai chữ số? HS làm bài. Gv chấm, chữa bài * Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, ra BTVN .............................................................................................. Tiết 3: TẬP LÀM VĂN Đáp lời an ủi . Kể chuyện được chứng kiến (viết) I.MỤC TIÊU: - Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp. - Biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3) II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :- Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 32’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ:Gọi HS lên thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132. - Nhận xét, cho điểm HS nói tốt. 2. Dạy- học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài :Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp chuyện vui. Nếu người khác gặp chuyện buồn, điều không hay, chúng ta phải biết nói lời an ủi, động viên và khi chúng ta buồn có người an ủi, động viên ta phải biết đáp lại. Đó là một việc tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đáp lại lời an ủi, động viên của người khác. 2.2. Hướng dẫn làm bài : Bài 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo tranh minh hoạ và hỏi : Tranh vẽ nhưng ai ? Họ đang làm gì ? - Khi bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì? . Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào ? - Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm. - Khen những HS nói tốt. Bài 2; Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài. - Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a. - Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào ? - Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đấp lại cho từng tình huống. - Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp. - Nhận xét các em nói tốt. Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: + Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì ? - Việc đó diễn ra lúc nào ? + Em (bạn em) đã làm việc ấy như thế nào ? (kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc đó) + Kết quả của việc làn đó ? + Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi mà việc đó. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, cho điểm HS. 3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. - Dặn dò - 3 cặp HS thực hành trước lớp. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. Chú ý - Đọc yêu cầu của bài. - Vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm. - Bạn nói : Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi. - Bạn nói : Cảm ơn bạn. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : Bạn tốt quá. / Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình. / Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn. / - Bài y/c chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài - HS nhắc lại tình huống a. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến : Con xin cảm ơn cô. / Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn. / Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng. / b) Cảm ơn bạn. / Có bạn chia xẻ mình cảm thấy cũng đỡ tiếc rồi. / Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà. / Nó khôn lăm, mình rất nhớ nó c) Cảm ơn bà, cháu mong là ngày mai nó sẽ về. / Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ. / Cảm ơn bà ạ. / - Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. - HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể. - 5 HS kể lại việc tốt của mình. ........................................................................................ Tiết 4. SINH HOẠT LỚP 1. Đánh giá, nhận xét tuần qua: Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo chung của tổ về ưu, khuyết điểm Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua GV nhận xét chung. Tuyên dương tổ, cá nhân tốt: Tổ 2 Nhắc nhở những tổ, cá nhân thưc hiện chưa tốt 2. Kế hoạch tuần tới: Thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5 và ngày thành lập Đội 15/5 Học chương trình tuần thứ 34 Duy trì nề nếp tốt, tham gia các cuộc thi do Đội tổ chức Chuẩn bị tốt bài học để thi định kỳ lần cuối đạt kết quả cao và HSG. Tận thu các loại quỹ theo qui định. .............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: