Thứ hai , ngày 02 tháng 01 năm 2012.
Tập đọc (Tiết 55)
CHUYỆN BỐN MÙA(Tiết 1)
(GDMT: Gin tiếp)
I.Mục tiêu:
-Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
-Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được CH 1,2,4).
-HS ham thích học môn Tiếng Việt.
*HS hiểu được vẻ đẹp riêng của từng mùa và luôn gắn bó với con người. Có thói quen bảo vệ MTTN.
KẾ HOẠCH TUẦN 19 Thứ hai Môn Tên bài dạy Tích hợp HD TT Tậpđđọc Chuyện bốn mùa GDMT Tậpđđọc Chuyện bốn mùa Toán Tổng của nhiều số đ Đạo đức Trả lại của rơi Thứ ba Ch ính tả Chuyện bốn mùa Toán Phép nhân Tập viết Chữ hoa P Th ủ công Gấp, cắt ,dán trang trí thiếp chúc mừng Thứ tư Tập đọc Thư trung thu toán Thừa số - Tích TNXH Đường giao thông GDKNS Thứ năm Ch ính tả Thư trung thu Toán Bảng nhân 2 LTVC Từ ngữ về bốn mùa GDMT NGLL Thứ sáu TLV Đáp lời chào, lời tự giới thiệu Kể chuyện Chuyện bốn mùa GDMT Toan Luyện tập SHL Ngày soạn: 31/12/2011 Thứ hai , ngày 02 tháng 01 năm 2012. Tập đọc (Tiết 55) CHUYỆN BỐN MÙA(Tiết 1) (GDMT: Gin tiếp) I.Mục tiêu: -Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. -Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được CH 1,2,4). -HS ham thích học mơn Tiếng Việt. *HS hiểu được vẻ đẹp riêng của từng mùa và luôn gắn bó với con người. Có thói quen bảo vệ MTTN. Có ý thức giữ gìn v yu quí MTTN. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. II. Chuẩn bị: -GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. -HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : 2. Bài cũ : -Ôn tập học kì I. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Luyện đọc -GV đọc mẫu toàn bài.Chú ý phát âm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu và rút ra các từ có vần khó: Vườn bưởi, tựu trường. -Luyện đọc từ khó -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. -GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau: +Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.// +Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.// -GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. - Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài) - Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn) 4. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Tiết 2. Hát -Chú ý lắng nghe. - HS đọc từng câu. Nêu từ khó -3 HS đọc lại . - HS đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. -Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc . - Thi đua đọc giữa các nhóm. Tập đọc (Tiết 56) CHUYỆN BỐN MÙA (Tiết 2) I.Mục tiêu: Đ soạn ở tiết 1. II. Chuẩn bị: -GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. -HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : 2. Bài cũ Chuyện bốn mùa (Tiết 1) -GV yêu cầu HS đọc lại bài. -Nhận xét. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài : * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài -GV hướng dẫn HS đọclại bài . -GV chốt lại từng câu hoặc ghi nhận ý kiến đúng của HS. Câu hỏi 1: -Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? -GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. -Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? -GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? -Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? -GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? -Em thích nhất mùa nào? Vì sao? -Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? (HS khá giỏi trả lời ). Mùa hạ Mùa thu Mùa đông - Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm. - Có những ngày nghỉ hè của học trò - Có vườn bưởi tím vàng. - Có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ. - Trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường. - Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn. - Ap ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. -GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn. GDMT:GVnhấn mạnh: Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sóng con người ngày càng thêm rực rỡ. * Hoạt động 2: Luyện đọc. -GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS -Thi đọc truyện theo vai. -GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 4. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau . - Hát - 2 HS đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. - HS quan sát tranh - Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét. - Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. - Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. - Xuân làm cho cây lá tươi tốt. - Không khác nhau, vì cả đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. - Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết. - Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp. - Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sóng con người - Mỗi nhóm 6 em phân các vai. - Các nhóm thi đua. -Chú ý lắng nghe. Toán(Tiết 91) TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. Mục tiêu: -Nhận biết tổng của nhiều số. -Biết cách tính tổng của nhiều số. II. Chuẩn bị: -GV: Bộ thực hành toán. -HS: SGK, Vở , bảng con. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : 2. Bài cu: -Ôn tập học kì I. -GV nhận xét. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính - GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. -GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính - GV giới thiệu cách viết theo hàng ngang của tổng 12+34+40 rồi cho HS đặt tính nêu cách tính và tính. - GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính. * Hoạt động 2: Thực hành tính tổng của nhiều số. Bài 1: -GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính. -Nhận xét. Bài 2: -Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở (Tương tự bài 1) -GV nhận xét. Bài 3: -Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở). -Nhận xét. *Còn lại bài 5b HS khá giỏi thực hiện. -Nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Phép nhân. - Hát - 2 + 3 + 4 = 9 - HS đặt tính và thực hiện phép tính vào bảng con . -Chú ý lắng nghe. - HS làm bài trong vở. HS tính nhẩm. HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau. - HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15+15+15+15. - HS đọc từng tổng. -Cả lớp làm nháp. -Chú ý lắng nghe. Đạo đức(Tiết 19) TRẢ LẠI CỦA RƠI(Tiết 1) (GDKNS) I. Mục tiêu: -Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất. -Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.GDKNS: KN xác định giá trị bản thân, KN giải quyết vấn đề. -Quí trọng những người thật thà, không tham của rơi. II. Chuẩn bị: -GV: Nội dung tiểu phẩm cho Hoạt động 1 – Tiết 1. Phiếu học tập ( Hoạt động 2 – Tiết 1). Các mảnh bìa cho Trò chơi “Nếu thì”. Phần thưởng. -HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : 2. Bài cũ : Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. -Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? -Mọi người cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? -GV nhận xét. 3.Bài mới: A Khm ph: Khi nhặt được của rơi em cần phải làm gì? b/ Kết nối: *Hoạt động 1: Diễn tiểu phẩm. -GV yêu cầu một nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp. -Nêu câu hỏi: Hai bạn HS phải làm gì bây giờ? -Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm. * Kết luận: -Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất. * Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động. -Phát phiếu cho các nhóm HS. -GV nhận xét các ý kiến của HS. * Kết luận: -Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình. * Hoạt động 3: Trò chơi “Nếu Thì” -GV phổ biến luật chơi: + Hai dãy chia làm 2 đội. + GV phát cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp tương ứng để ghép thành các câu đúng. -Nhận xét ,tuyên dương . - Hát - HS trả lời câu hỏi . Cần phải trả người đánh mất. - Một nhóm HS trình bày tiểu phẩm. -Nội dung: Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả. - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai. - Một vài nhóm HS lên sắm vai. - Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung. -Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu. PHIẾU HỌC TẬP - Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm giải thích. - Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung -Chú ý lắng nghe . -Chú ý lắng nghe và thực hiện. Đạo đức(Tiết 20) TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hoạt động 1: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. -GV đọc (kể) câu chuyện. -Phát phiếu thảo luận cho các nhóm. PHIẾU THẢO LUẬN Nội dung câu chuyện là gì? Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao? Nếu em là bạn HS trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao? - GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS. * Hoạt động 2: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. - Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. -GV nhận xét, đưara ý kiến đúng cần giải đáp. -Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. -Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi. c/ Thực hnh: *Hoạt động 3: Thi “Ứng xử nhanh” -GV phổ biến luật thi: + Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, + Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc. -Đại diện từng tổ lên diễn, HS các nhóm trả lời. -GV nhận xét HS chơi. -Nhận xét ,tuyên dương . d/ vận dụng: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị : Biết nói lời yêu cầu , đề nghị . -Cả lớp HS nghe. -Nhận phiếu, đọc phi ... ữ, tục ngữ cho HS hiểu: + Vì sao người ta lại nói “Đen như quạ”? + Con hiểu “Hôi như cú” nghĩa là thế nào? + Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi, vì thế ta có câu “Nhanh như cắt”. + Vẹt có đặc điểm gì? + Vậy “Nói như vẹt” có nghĩa là gì? + Vì sao người ta lại ví “Hót như khướu”. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài Bài 3: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đoạn văn. -Gọi 1 HS lên bảng làm. -Gọi HS nhận xét, chữa bài. -Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn. -Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm chữ cái đầu câu được viết ntn? -Tại sao ở ô trống thứ 2, con điền dấu phẩy? -Vì sao ở ô trống thứ 4 con điền dấu chấm? 4. Củng cố – Dặn do: -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -Hát -Từng cặp HS thực hành hỏi nhau theo mẫu câu “ở đâu?”. Ví dụ: HS 1: Hôm qua tớ đi chơi. HS 2: Hôm qua cậu đi chơi ở đâu? -Quan sát hình minh hoạ. -3 HS lên bảng gắn từ. 1- chào mào; 2- chim sẻ; 3- cò; 4- đại bàng ; 5- vẹt; 6- sáo sậu ; 7- cú mèo. -Đọc lại tên các loài chim. -Cả lớp nói tên loài chim theo tay GV chỉ. -Chú ý lắng nghe. -Chia nhóm 4 HS thảo luận trong 5 phút -Gọi các nhóm có ý kiến trước lên gắn từ. a) quạ b) cú e) cắt c) vẹt d) khướu -HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh. -Vì con quạ có màu đen. -Cú có mùi hôi. Nói “Hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu. -Vẹt luôn nói bắt chước người khác. -Là nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì. -Vì con khướu hót suốt ngày, luôn mồm mà không biết mệt và nói những điều khoác lác. -Điều dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp, sau đó chép lại đoạn văn. -1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. -Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. -Nhận xét, chữa bài. -HS đọc lại bài. -Hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. -Vì chữ cái đứng sau không viết hoa. -Vì chữ cái đứng sau được viết hoa. -Chú ý lắng nghe. Kể chuyện(Tiết 22) MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I. Mục tiêu: -Biết đặt tên cho từng đoạn truyện (BT1). -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT2). -HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3). Thái độ: Giáo dục HS tính khiêm nhường , không kiêu căng . II. Chuẩn bị: GV: Mũ Chồn, Gà và quần áo, súng, gậy của người thợ săn (nếu có). HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Bài cũ : Chim sơn ca và bông cúc trắng -Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng (2 HS kể 1 lượt). -Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới : Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện * Đặt tên cho từng đoạn chuyện -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. -Bài cho ta mẫu ntn? -Bạn nào có thể cho biết, vì sao tác giả sgk lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo? -Vậy theo em, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì? -Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện này. -Yêu cầu HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm 4 HS, cùng đọc lại truyện và thảo luận với nhau để đặt tên cho các đoạn tiếp theo của truyện. -Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần HS phát biểu ý kiến, GV cho cả lớp nhận xét và đánh giá xem tên gọi đó đã phù hợp chưa. * Hoạt động 3: HS kể từng đoạn Bước 1: Kể trong nhóm -GV chia nhóm 4 HS và yêu cầu HS kể lại nội dung từng đoạn truyện trong nhóm. Bước 2: Kể trước lớp -Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung nếu thấy nhóm bạn kể thiếu. -Chú ý khi HS kể, GV có thể gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng. * Hoạt động 3: HS kể chuyện *Kể lại toàn bộ câu chuyện -Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau. -Gọi HS nhận xét. -Gọi 4 HS mặc trang phục và kể lại truyện theo hình thức phân vai. *Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét . 4. Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. -Hát -4 HS lên bảng kể chuyện. -HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. -Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Mẫu: + Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo + Đoạn 2: Trí khôn của Chồn -Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có một trăm trí khôn, -Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó. -HS suy nghĩ và trả lời. Ví dụ: Chú Chồn hợm hĩnh/ Gà Rừng khiên tốn gặp Chồn kiêu ngạo/ -Chồn có bao nhiêu trí khôn?/ Một trí khôn gặp một trăm trí khôn. -HS làm việc theo nhóm nhỏ. -HS nêu tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ: + Đoạn 2: Trí khôn của Chồn/ Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm/ + Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng/ Gà Rừng thể hiện trí khôn/ Sự thông minh dũng cảm của Gà Rừng/ + Đoạn 4: Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng/ -Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện. Khi 1 HS kể các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung cho bạn. -Kể lại trong nhóm. -Các nhóm trình bày, nhận xét. -4 HS kể nối tiếp 1 lần. -Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. -HS kể theo 4 vai: người dẫn chuyện Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn. -1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét. -Chú ý lắng nghe. Ngày soạn: 7/2/2012 Thứ sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2012. Tập làm văn(Tiết 22) ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM I. Mục tiêu: -Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). -Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3). Thái độ: Giáo dục HS phải biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành . II. Chuẩn bị: GV: Các tình huống viết ra băng giấy. Bài tập 3 chép sẵn ra bảng phụ. HS: Vở III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim. -Gọi HS đọc bài tập 3. -Nhận xét bài làm của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Nói và đáp lời xin lỗi Bài 1 -Treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi: -Bức tranh minh hoạ điều gì? -Khi đánh rơi sách, bạn HS đã nói gì? -Lúc đó, bạn có sách bị rơi nói thế nào. -Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. -Theo em, bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình? *GV chốt : Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ. Bài 2 -GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy. Gọi 1 cặp HS lên thực hành: 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy và 1 HS thực hiện yêu cầu. -Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác. -Động viên HS tích cực nói. -1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành hoặc GV có thể tìm thêm các tình huống khác. -Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Treo bảng phụ. -Đoạn văn tả về loài chim gì? -Yêu cầu HS tự làm và đọc phần bài làm của mình. -Nhận xét bài làm của HS . 4. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời xin lỗi của người khác trong cuộc sống hằng ngày và chuẩn bị bài : Đáp lời khẳng định – Viết nội quy . -Hát -2 HS đọc đoạn văn viết về một loài chim mà con yêu thích. -Quan sát tranh. -Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh. -Bạn nói: Xin lỗi. Tớ vô ý quá! -Bạn nói: Không sao. -2 HS đóng vai. -Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn. Tình huống a: -HS 1: Một bạn vội, nói với bạn trên cầu thang “Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút”. Bạn sẽ đáp lại thế nào? -HS 2: Mời bạn./ Không sao bạn cứ đi trước đi./ Mời bạn lên trước./ Ồ, có gì đâu, bạn lên trước đi./ Tình huống b: -Không sao./ Có sao đâu./ Không có gì/ Tình huống c: - Không sao. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé./ Tình huống d: - Mai cậu mang đi nhé/ -Đọc yêu cầu của bài. -HS đọc thầm trên bảng phụ. -Chim gáy. -HS tự làm. -3 đến 5 HS đọc phần bài làm. -Sắp xếp theo thứ tự: b-d-a-c: -Chú ý lắng nghe. Toán(Tiết 110) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Thuộc bảng chia 2. Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 2). -Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau. Thái độ: Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài . II. Chuẩn bị: GV: Tranh . SGK. HS: Vở III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Bài cũ : Một phần hai. -Hình nào đãkhoanh vào 1/2 số con cá? -GV nhận xét 3. Bài mới : Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Giúp HS học thuộc bảng chia 2. Bài 1: Dựa vào bảng chia 2, HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia. -GV nhận xét. Bài 2: HS thực hiện mỗi lần một cặp hai phép tính, nhân 2 và chia 2. 2 x 6 = 12 12 : 2 = - GV nhận xét. Bài 3: -HS tính nhẩm 18 chia 2 bằng 9 -HS trình bày bài giải. -GV nhận xét * Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng. Bài 5: -HS quan sát tranh vẽ, nhận xét, trả lời. -Hình a) có 4 con chim đang bay và 4 con chim đang đậu. Có 1/2 số con chim đang bay. -Hình c) có 3 con chim đang bay và 3 con chim đang đậu. Có 1/2 số con chim đang bay. -GV nhận xét – Tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Số bị chia – Số chia – Thương. -Hát -HS thực hiện: Hình b) đa khoanh vào ½ số con cá. -Bạn nhận xét. -Nêu miệng -HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.Sửa bài. 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 12 : 2 = 6 16 : 2 = 8 2 x 2 = 4 2 x 1 = 2 4 : 2 = 2 2 : 2 = 1 -2 HS lên bảng giải. HS dưới lớp giải vào vở. Bài giải Số lá cờ của mỗi tổ là: 18 : 2 = 9 (lá cờ) Đáp số: 9 lá cờ -HS quan sát tranh vẽ -2 dãy HS thi đua trả lời.Bạn nhận xét. -Chú ý lắng nghe. SINH HOẠT LỚP(Tuần 22) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : On định sĩ số, rèn nề nếp học tập . Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu . Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng và ATGT. II.NỘI DUNG: 1- Nhân xét tuần 22: Các tổ báo cáo về Học tập, lao động, đạo đức của tổ . Giáo viên nhận xét từng tổ, khen tổ làm tốt, nhắc nhở tổ cá nhân thực hiên chưa tốt nhiệm vụ của lớp , của tổ giao. 2- Kế tuần tháng 23: Tiếp tục duy trì nề nếp học tập. Rèn học sinh có ý thức tôn trọng mọi người . Giáo dục cho học sinh biết giữ vệ sinh thân thể , áo quần, răng miệng sạch sẽ. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường , gữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp .
Tài liệu đính kèm: