Giáo án Tổng hợp các môn khối 2 - Trường tiểu học A Mỹ Phú - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp các môn khối 2 - Trường tiểu học A Mỹ Phú - Tuần 5

I/ Mục tiêu: ( CKTKN: 55 SGK: 21)

- Biết thực hiện php cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 38+25.

- Biết giải bi giải bi tốn bằng 1 php cộng cc số với số đo cĩ đơn vị dm.

- Biết thực hiện php tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so snh 2 số.

- BT cần lm: Bi1(cột1,2,3);3;4(cột1).

II/ Đồ dùng dạy học:

- Que tính – Bảng gài – Nội dung BT2.

III/ Các hoạt động dạy học:

 1/ Kiểm: 28 + 5.

- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính.

- Nhận xét và cho điểm. 48 + 5 = 53 29 + 8 = 37

38 + 4 = 42 59 + 6 = 65

 

doc 41 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 2 - Trường tiểu học A Mỹ Phú - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 17 tháng 9 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Toán (T21)
38 + 25 
I/ Mục tiêu: ( CKTKN: 55 SGK: 21)
Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 38+25.
Biết giải bài giải bài tốn bằng 1 phép cộng các số với số đo cĩ đơn vị dm.
Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so sánh 2 số.
BT cần làm: Bài1(cột1,2,3);3;4(cột1).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Que tính – Bảng gài – Nội dung BT2. 
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Kiểm: 28 + 5. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính. 
- Nhận xét và cho điểm.
48 + 5 = 53 29 + 8 = 37
38 + 4 = 42 59 + 6 = 65
	3/ Bài mới: 
Phép cộng 38 + 25 
+ Nêu bài toán: Có 38 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
+ Để có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? 
+ Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. 
+ Có tất cả bao nhiêu que tính ? 
+ Vậy 38 + 25 = ? 
+ Yêu cầu HS lên thực hiện đặt tính và nói lại cách tính (Từ phải sang trái)
+ HS lắng nghe và phân tích đề toán. 
+ Thực hiện phép cộng: 38 + 25. 
+ HS thao tác trên que tính. 
+  33 que tính. 
+ 38 + 25 = 63 
+ Chú ý: Thẳng cột với nhau. 38 
 + 
 25 
 63 
	4/ Luyện tập thực hành. 
Bài 1/8: Bảng lớp (hoặc vở bài tập) 
28 
+ 
45 
73
48 
+ 
36 
84
68 
+ 
13 
71
18 
+ 
59 
77
58 
+ 
27 
85
38 
+ 
38 
76
28 
+ 
 7 
35
68 
+ 
 4 
72
78 
+ 
12 
90
68 
+ 
11 
79
44 
+ 
 8 
52
48 
+ 
33 
81
 Gọi 3HS lên bảng sửa bài. 
Bài 3/8: Bảng gài (hoặc vở nháp) 
- Gọi HS đọc đề bài toán. 
- GV vẽ hình lên bảng và hỏi. 
 + Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm thế nào ?
+ Thực hiện phép cộng 
28 + 34 
+ HS lên giải.
 28dm 34dm
 ?dm
Bài giải 
Con kiến đi hết đoạn đường: 
28 + 34 = 62(dm) 
Đáp số: 62dm
Bài 4: Miệng (bảng lớp) 
 + Bài toán yêu cầu ta làm gì ? 
 + Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên ? 
8 + 4 < 8 + 5 
 12 13
9 + 8 = 8 + 9 
 17 17
9 + 7 > 9 + 6 
 16 15
 + Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6, ngoài cách tính tổng rồi so sánh, ta cần cách tính nào khác nữa. 
 + Bài toán 9 + 8 và 8 + 9 không cần thực hiện phép tính, hãy gải thích tại sao ?
+ Điền dấu = vào chỗ thích hợp. 
+ Tính tổng trước rồi so sánh sau. 
+ Ngoài cách tính tổng, ta cần cách tính so sánh các thành phần với nhau: 9 = 9, 7 > 6. Nên 9 + 7 > 9 + 6 
+ Vì 9 + 8 = 8 + 9 thay đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. (giao hoán)
	4/ Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện cách tính (Thẳng cột với nhau – Phải sang trái). 
- Nhận xét tiết học. 
_______________________________ 
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Đạo đức (T5)
Tiết 1: Gọn gàng, ngăn nắp
I/ Mục tiêu: ( CKTKN: 81 SGK: )
Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
HS khá , giỏi:Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
*KNS: Kỹ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. Kỹ năng quản lý thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
II/ Chuẩn bị:
- Phiếu thảo luận cho hoạt động 1, 3. 
- Một số đồ dùng, sách vở của HS. 
II/ Các hoạt động dạy học: 
Bài kiểm: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
- GV nêu tình huống, HS thực hiện (nhóm đôi)
 + Mãi chơi với bạn, quên quét nhà thì mẹ về.
 + Lỡ tay làm gãy thước của bạn. 
 + Mượn vở của bạn và sơ ý làm rách.
+ Xin lỗi mẹ và lấy chỗi quét nhà.
+ Xin lỗi bạn, ngày mai mua trả lại cho bạn. 
 + Xin lỗi bạn và dán lại cho bạn. 
- Nhận xét.	
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: QS tranh và trả lời câu hỏi (Nhóm). 
 + Tranh 3:Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? 
 + Bạn đã làm như thế nào và nhằm mục đích gì ?
+ Bạn nhỏ đang cất sách vở đã học xong lên giá sách. 
+ Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luon phẳng. 
+ Bạn làm như thế nhằm mục đích giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện nhóm lên trình bày. 
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
GVKL: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh 
hoạt. 
Hoạt động 2: Thảo luận và nhận xét nội dung tranh.(Nhóm) 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: “Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng ngăn nắp chưa ? Vì sao ? 
- HS thảo luận nhóm. 
Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. 
Tranh 1: Đến giờ ngủ trưa, trong lớp bán trú, các bạn đang xếp dép thành đôi trước khi lên giường. Tiến đang treo mũ lên giá. 
Tranh 2: Nga đang ngồi trước bàn học, cạnh Nga, xung quanh bàn và sàn nhà, nhiều sách vở, đồ chơi, giày dép vứt lung tung. 
Tranh 4: Trong lớp học, bàn ghế để lệch. Nhiều giấy vụn trên sàn nhà, hộp phấn để trên ghế ngồi của GV. 
GVKL: Nơi học tập và sinh hoạt của các bạn ở tranh 1 là gọn gàng, ngăn nắp. (tranh 2, 4 là chưa) Vì đồ dùng, sách vở lộn xộn, không đúng nơi qui định.
 + Nên sắp đồ dùng, sách vở như thế nào là gọn gàng ?.
+ Sắp xếp đúng qui định, để khi cần khỏi mất công tìm kiếm. 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến 
- Phân tích “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” (Lớp) 
 + Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng ? 
 + Nếu không gọn gàng, ngăn nắp thì gây ra hậu quả gì ?
+ Vì khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian. 
+ Ngoài ra ngăn nắp, gọn gàng giúo ta giữ được đồ dùng bền, đẹp. 
+ Các thứ sẽ để lộn xộn, mất thời gian, khi cần tìm không thấy. 
+ không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bãi, bẩn thỉu.
 GVKL:chúng ta nên bày tỏ ý kiến của mình, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi đúng chỗ. 
- Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, khi cần mất nhiều thời gian tìm kiếm. 
- Do đó, các em nên tập thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sịnh hoạt. 
	3. Củng cố – Dặn dò: 
 + Qua tiết học này cho các em hiểu biết thêm điều gì ?
+ Gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt và học tập được mọi người đồng tính và yêu mến. 
- Về nhà thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện tốt những điều đã học. 
________________________________
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
BUỔI CHIỀU
---------------------------------------------
Luyện tốn
38+29
Học sinh yếu thực hiện bài tập 1.( SGK / 21).
Học sinh yếu đọc được cách tính.
Luyện chính tả
Chiếc bút mực
-Học sinh yếu đọc lại đoạn viết chính tả.( phân tích lại tiếng các em viết sai)
-Học sinh sửa bài sai mỗi lỗi viết lại 2 dịng.
-Cả lớp thực hiện vở bài tập.
 --------------------------------------------
Luyện đọc
Học sinh yếu đọc đoạn 1 bài Chiếc bút mực. 
Học sinh trung bình đọc đoạn 1,2.
Học sinh khá giỏi đọc cả bài.
 ---------------------------------------------
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Thứ hai 17 tháng 9 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Tập đọc (T17 + T18) 
Tiết 1: Chiếc bút mực
I/ Mục tiêu: ( CKTKN: 11 SGK: 40)
 	-Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vât trong bài.
-Hiểu nội dung: Cơ giáo khen ngợi bạn Mai là cơ bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.(trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5).
- HS khá ,giỏi trả lời được câu hỏi 1.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: Mít làm thơ 
 + Nghe xong thơ viết về mình Biết Tuốt phản ứng như thế nào ? 
 + Theo em, Mít có chế giễu các bạn không ? 
 + Để các bạn không giận, Mít giải thích thế nào ? 
 + Em thấy Mít thế nào ?
+  Biết Tuốt giận dữ cho rằng Mít nói sai sự thật. 
+  Mít không chế giễu các bạn, Mít chỉ muốn làm thơ có vần. 
+  Tớ xin lỗi, tớ không có ý đó đâu, Tớ chỉ muốn làm thơ tặng các bạn. 
+  Mít ngộ nghĩnh, đáng yêu, hồn nhiên và ngây thơ.
- Nhận xét.
	2. Bài mới: 
Giáo viên đọc mẫu: chú ý giọng tểnõ ràng, phân biệt lời giữa các nhân vật. 
HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài. Chú ý các từ khó. 
Từ khó: bút mực, lớp, nức nở, loay hoay, ngạc nhiên. 
Từ mới: (SGK)
Hồi hộp: không yên lòng, chờ đợi 1 điều gì đó. 
Loay hoay: xoay trở mãi, không biết nên làm thế nào. 
Ngạc nhiên: lấy làm lạ.
Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc từng đoạn trước lớp. (chú ý luyện đọc câu dài) 
HD ngắt nhịp:
Ở lớp 1A, / học sinh / bắt đầu được viết bút mực, / chỉ còn / Mai và Lan / vẫn phải viết bút chì. // 
Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì. // 
Bỗng / Lan gục đầu xuống bàn / khóc nức nở. // 
Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi. // 
HS đọc trong nhóm: nối tiếp nhau. 
Thi đọc: giữa các nhóm. 
HS đồng thanh: toàn bài.
Tiết 2
	3/ Tìm hiểu bài: 
+ Câu 1: Trong lớp, bạn nào vẫn phải viết bút chì?
+ Câu 2: Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực? 
+ Câu 3: Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì ? 
+ Câu 4: Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan ? 
+ Câu 5: Lúc này, bạn Mai loay hoay với hộp bút như thế nào ? 
+ Câu 6: Vì sao bạn Mai lại loay hoay như vậy ? 
+ Câu 7: Cuối cùng Mai đã làm gì ? 
+ Câu 8: Thái độ của Mai thế nào khi biết được mình cũng viết bút bút mực ? 
+ Câu 9: Mai đã nói với cô thế nào ? 
+ Câu 10: Theo em, bạn Mai có đáng khen không ? Vì sao ? 
+ Câu 11: Vì sao cô giáo khen Mai ? 
Vì Mai ngoan biết giúp bạn. 
Vì Mai cho bạn mượn vi ... n xét tiết học. 
- Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong học tập. 
- Yêu cầu HS về nhà sửa lỗi chính tả và làm bài tập chính tả. 
__________________________________________________________________ 
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Thứ sáu 21 tháng 9 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Tập làm văn (T5) 
Trả lời câu hỏi 
Đặt tên cho bài luyện tập về mục lục sách 
I/ Mục tiêu: ( CKTKN: 12 SGK: 47)
Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý(BT1); bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài(BT2).
Biết đọc mục lục một tuần học,ghi (hoặc nĩi) được tên các bài tập đọc trong tuần đĩ(BT3).
*KNS: giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo: độc lập suy nghĩ, tìm kiếm thơng tin.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Viết lại nội dung tranh 3 và 4. 
II/ Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. 
- Gọi 2 HS lần lượt đóng vai Tuấn và Hà trong truyện “Bím tóc đuôi sam” để nói lời xin lỗi của Tuấn đối với Hà. 
- 2 HS đóng vai Mai và Lan để nói lời cảm ơn trong truyện “ Chiếc bút mực”. 
- Nhận xét và cho điểm. 
	2. Bài mới: 
+ GT: Treo 4 bức tranh lên bảng và nói: Đây là một câu chuyện rất hay. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung truyện nhé. 
Bài tập 1: Miệng 
Tranh 1: Bạn trai đang vẽ ở đâu ? 
Tranh 2: Bạn trai nói gì với bạn gái ? 
Tranh 3: Bạn gái nhận xét như thế nào ? 
Tranh 4: Hai bạn đang làm gì ? 
- Vì sao không nên vẽ bậy ?
Bạn trai đang vẽ 1 con ngựa lên bức tường ở trường học. 
Mình vẽ có đẹp không ? 
Bạn vẽ đẹp đấy. Nhưng bạn bạn vẽ lên tường là làm bẩn, xấu, trường, lớp. 
Hai bạn tìm chổi và vôi quét lại bức tường cho sạch. 
Vì vẽ bậy là bẩn, xấu môi trường xung quanh. 
Bây giờ các em hãy ghép nội dung các bức tranh thành 1 câu chuyện (Kể trong nhóm) 
Gọi HS trình bày trước lớp (4 HS nối tiếp nhau theo từng bức tranh) nhận xét. 
 + Nam đang vẽ hình một con ngựalên bức tranh của nhà trường. Lan đi ngang qua, Nam liền hỏi: “Mình vẽ có đép không” Lan dừng lại ngắm nghía bức tranh một lát rồi trả lời Nam: Bạn vẽ đẹp lắm, nhưng bạn vẽ như vậy làm bẩn bức tường của nhà trường. Nghe Lan nói vậy, bạn Nam hiểu ra và hai bạn rủ nhau lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch. 
- Gọi 2HS kể lại toàn bộ câu chuyện: cho điểm. 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu (Đặt tên cho câu chuyện). 
- Gọi từng HS nói tên câu chuyện của mình. 
- Bảo vệ của công - Đẹp mà không đẹp. 
 v Bài tập 3: Viết vào vở bài tập. 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
Đọc mục lục sách ở tuần 6. 
GV yêu cầu HS mở mục lục sách TV (tập 1). 
2 HS đọc (chỉ đọc các bài Tập đọc của tuần 6). 
TUẦN/ CHỦ ĐIỂM
PHÂN MÔN
NỘI DUNG
TRANG
 6. Trường học
Tập đọc
1/ Mẩu giấy vụn 
2/ Ngôi trường mới
3/ Mua kính
48
50 
53
 Củng cố – Dặn dò: 
- Câu chuyện khuyên ta điều gì ? (không nên vẽ bậy lên tường)- Giữ vệ sinh chung. 
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe. 
- GV nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
_________________________________ 
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Toán (T25)
Luyện tập 
I. Mục tiêu: ( CKTKN: 55 SGK: 25)
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
BT cần làm:bài 1;2;4.
II. Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: Bài toán về nhiều hơn. 
	2. Bài mới: 
- Luyện tập về cách giải bài toán “nhiều hơn”
	Bài 1/25: Miệng + bảng gài số 
 + GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
 + Để biết trong hợp có bao nhiêu bút chì, ta phải làm gì ? 
 + Vì sao ? 
 + HS tóm tắt bài toán và 1 HS lên bảng giải. 
Cốc có : 6 bút chì 
Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì 
Hộp có :? Bút chì
+ HS đọc đề bài 
+ ... thực hiện phép tính cộng: 6 + 2 
+ Vì trong hộp có nhiều hơn trong cốc 2 bút chì. 
Bài giải
Số bút chì trong hộp có:
6 + 2 = 8(bút)
Đáp số: 8 bút.
Bài 2/25: Bảng lớp + Bảng gài . 
+ Yêu HS dựa vào tóm tắt và đọc đề toán. 
+ GV có thể chia nhỏ thành từng câu hỏi về số bưu ảnh của An và của Bình hơn An. 
Tóm tắt:
An có : 11 bưu ảnh 
Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh 
Bình có : ? bưu ảnh 
+ HS đọc đề bài: An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh ? 
Bài giải
Số bưu ảnh Bình có là:
11 + 3 = 14(bưu ảnh)
Đáp số: 14 bưu ảnh
 Ÿ Bài 4/25: 
- Gọi HS đề bài câu a. 
- Yêu cầu HS tóm tắt. 
Tóm tắt
AB dài : 10cm 
CD dài hơn AB : 2cm 
CD dài : ?cm
Bài giải
Đoạn thẳng CD dài là:
10 + 2 = 12(cm)
Đáp số: 12cm
Củng cố – Dặn dò: 
- Trò chơi: Thi sáng tác đề toán. 
+ GV đưa 2 số chẳng hạn 7 và 5. Yêu cầu HS đặt đè toán có sử dụng hai số đó. 
=> Lan có 7 nhãn vở. Mai có nhiều hơn Lan 5 nhãn vở. Hỏi Mai có bao nhiêu nhãn vở ?
- Tuyên dương – Nhận xét tiết học. 
_______________________________ 
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thủ công 
Tiết 1: Gấp máy bay đuôi rời 
I/ Mục tiêu:( CKTKN: 106 SGK: ) 
Gấp được máy bay đuơi rời hoặc một đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Với học sinh khéo tay:Gấp được máy bay đuơi rời hoặc một đồ chơi tự chọn. Các nếp gấp thẳng, phẳng.Sản phẩm sử dụng được.
II/ GV chuẩn bị: 
- Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công hoặc bằng giấy A4. 
- Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp. 
- Kéo bút chì thước kẻ. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	1. GVHDHS quan sát và nhận xét: 
- GV giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời và gợi ý cho HS nhận xét về hình dáng đầu cánh, thân, đuôi của máy bay. 
- GV mở dần phần đầu, cánh máy bay mẫu cho đễn khi trở lại dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông để HS quan sát. 
- Sau đó đặt câu hỏi để HS nêu hình dạng tờ giấy dùng để gấp đầu và cánh máy bay (hình vuông). 
- GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy gấp đầu, cánh máy bay lên bàn (A4) yêu cầu HS nhận xét. Từ đó rút ra kết luận. 
 v GVKL: Để gấp máy bay đuôi rời phải chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật, sau đó gấp và cắt thành hai phần: Phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay, Phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay. 
	2. GVHD mẫu: 
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành hình 1vuông và hình chữ nhật: 
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở hình 1a, sao chocạnh ngắn trùng với cạnh dài, được hình 1b. 
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b (chú ý miết mạnh để tạo nếp gấp). Sao đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để có 1 hình vuông và hình chữ nhật. 
 H1 H2 
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. 
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác (H3a). Gấp đôi theo đườngdấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b. 
- Gấp theo đường dấu gấp như mặt trước, sao cho đỉnh C trùng A (H5). 
- Lồng hai ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp, kéo sang hai bên được H6. 
- Gấp hai nữa cạnh đáy hình 6 vào đường dấu gấp được hình 7. 
- Gấp theo đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa như hình H8a và H8b. 
- Dùng ngón tay trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp (H9a) được mũi máy bay (H9b). 
² Bước này tương đối khéo, GV cần HD chậm, rõ ràng từng thao tác để HS hiểu cách làm và làm được. 
- Gấp theo đường dấu gấpở H9b về phía sauđược đầu và cánh máy bay như H10. (đường gấp trùng với chân mũi máy bay). 
	H3	H4	H5
 H6 H7 H8
 H9 H10 
é Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay 
 H11
	é Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. 
- Mở đầu và cánh máy bay ra như hình 9b, cho thân máy bay vào trong (H13) gấp trở lại như cũ, được máy bay hoàn chỉnh (H14). 
- Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp được H15. Bẻ đuôi máy bay sang hai bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay như H15 và phóng chếch lên không trung. 
 + Chú ý: Gấp phần đầu và cánh máy bay tương đối khó, vì vậy, GV nên HD kĩ để HS nắm cách làm. 
	3. Củng cố – Dặn dò: 
- Gọi 2 hoặc 2 HS thao tác lại các bước gấp máy bay đuôi rời. 
- Tổ chức cho HS tập gấp thử bằng giấy nháp (giấy màu). 
- Nhắc nhở HS thu dọn vệ sinh và giữ trật tự trong khi thực hành. 
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Sinh hoạt lớp 
Tuần 5
I/ Kiểm điểm: 
1/ Đi học đều: HS đi học đúng giờ, đầy đủ. 
2/ Học tập: Chưa tích cực hoạt động nhóm, còn thụ động. 
3/ Đạo đức: Biết chào hỏi, gọi bạn xưng tên. 
4/ Thể dục: 
 + Chính khoá: tích cực tham gia các hoạt động, có trật tự. 
5/ Trật tự ra vào lớp: tốt
II/ Hướng khắc phục:
 Thường xuyên theo dõi nhắc nhở.
III/ Tuyên dương – Phê bình: 
- Phê bình: 
- Tuyên dương: +
IV/ Công việc tuần 6: 
- Đi học đều đúng giờ. 
- Tích cực tham gia giữ vệ sinh trong và ngoài lớp. 
 PHÊ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG	PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
BUỔI CHIỀU
Luyện đọc
Chiếc bút mực
Học sinh yếu đọc bài viết Chiếc bút mực.
Viết chữ sai vào bảng con, phân tích lại tiếng sai.
Sửa sai mỗi lỗi 2 dịng.
 ----------------------------------------
 Luyện tập tốn
Học sinh yếu thực hiện bài tập biết giải bài tốn về nhiều hơn.
Giải được bài tốn cĩ lời văn.
-----------------------------------------------------------------------------
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI SOẠN TUẦN 5.doc